intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Hồng Đạo

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

35
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Hồng Đạo giúp cho các bạn củng cố được các kiến thức của môn học thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Tài liệu phục vụ cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Hồng Đạo

  1. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018  TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC (Thời gian làm bài: 50 phút) Câu 1: (biết) Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở tế bào thực vật là A. ti thể. B. bộ máy Gôngi. C. không bào D. lục lạp. Câu 2: (Hiểu) Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng.    A. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.    B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.    C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.    D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.  Câu 3: (Biết) Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn, phát biểu nào sau đây sai? A. Cây hấp thụ khoáng ở dạng các ion. B. Hấp thụ nước luôn đi kèm vái hấp thụ khoáng. C. Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng. D. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu. Câu 4: (Biết) Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp ở thực vật    A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.                                    B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.    C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.                      D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Câu 5. (vận dụng cao) Người ta đã tiến hành thí nghiệm để  phát hiện hô hấp tạo ra khí CO 2 qua các thao tác  sau :      (1)  Cho 50g các hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh.       (2)  Vì không khí đó chứa nhiều CO2 nên làm nước vôi trong bị vẩn đục.      (3)  Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh.       (4)  Cho đầu ngoài của ống thủy tinh hình chữ U đặt vào ống nghiệm có chưa nước vôi trong.       (5) Nước sẽ đẩy không khí trong bình thủy tinh vào ống nghiệm.       (6)  Sau 1,5 đến 2 giờ ta rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt.      Các thao tác thí nghiệm được tiến hành theo trình tự đúng là   A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6).                                B. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).   C. (1) → (3) → (4) → (6) → (5) → (2).                                D. (2) → (3) → (4) → (1) → (5) → (6). Câu 6. (Biết)Keát thuùc quaù trình ñöôøng phaân, töø 1phaân töû glucose taïo ra: A. 1 acid pyruvic + 1ATP B. 2 acid pyruvic + 2ATP C. 3 acid pyruvic + 3ATP D. 4 acid pyruvic + 4ATP Câu 7. (hiểu) Để trẻ em hấp thụ tốt vitamin A, trong khẩu phần ăn ngoài các loại thực phẩm có màu đỏ, cam,   vàng còn có thêm một lượng vừa phải của chất nào sau đây?   A. Dầu ăn.                            B. Cồn 900.                             C. Nước.                       D. Benzen hoặc aceton. Câu 8: (vận dụng thấp) Khi nói về các hoocmôn ở người, những phát biểu nào sau đây đúng? I. Nếu thiếu tirôxin thì trẻ em chậm lớn. II. Hoocmôn FSH do tuyến yên tiết ra có tác dụng tăng phân bào. III. Prôgestêrôn chỉ được tiết ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai. IV. Testostêrôn kích thích phân hóa tế bào để hình thành các dặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của nam giới. A. II và III. B. I và IV. C. III và IV. D. I và II. Câu 9(Biết): Trong mô hình cấu trúc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động  A. mang thông tin qui định cấu trúc enzim ADN polimeraza. B. là nơi protein ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã. C. là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã . D. mang thông tin qui định cấu trúc protein ức chế .
  2. Câu 10 (vận dụng thấp): Một gen có chiều dài 510nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nucleotit. Số  nucleotit mỗi loại của gen trên là: A. A = T = 300; G = X =1200              B. A = T = 1200; G = X =300 C. A = T = 900; G = X =600                   D    .  A = T = 600; G = X =900 (gợi ý :Ta có : L = 510nm = 5100A0            ­N= 2L/ 3,4= 2x 5100/3,4= 3000(nucleotit)            Số nucleotit từng loại của ADN là :            A= T= A1+ T1= 600 (nucleotit)            G=X= (N/2) –A= (3000/2) – 600 = 900(nucleotit) Câu 11(vận dụng thấp). Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ .Nếu chuyển  những vi khuẩn E.coli sang môi trường có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này nhân đôi 5 lần sẽ tạo ra bao  nhiêu chuỗi polinucleotit  hoàn toàn chứa N14 ở vùng nhân ? A.30                        B.32                          C.  62                          D.64 (Gợi ý : số chuỗi  polinucleotit  hoàn toàn chứa N  ở vùng nhân :  14         Tổng số mạch của các ADN con – số mạch cũ = 25 x 2 – 2= 62 (mạch )  Câu    12(vận dụng thấp):  Một gen ở sinh vật nhân thực  dài 408 nm và 3200 liên kết hidro .Gen này bị đột biến  thay thế một cặp A­ T bằng một cặp G­X . Số nucleotit loại timin(T) và guanin (G) của gen sau đột biến là : A.   T = 801, G  = 399.   B.   T = 399, G  = 801.   C.  T = 799, G = 401.   D.   T = 401, G  = 799.   (gợi ý : vì gen ban đầu đột biến thành gen đột biến theo dạng thay thế một cặp A­ T bằng một cặp G­X nên gen  đột biến có chiều dài bằng gen ban đầu, số liên kết hidro nhiều hơn số liên kết hidro của gen ban đầu là 1 liên   kết.  ­Ở gen đột biến :    + L= 408nm = 4080A0         Suy ra : 2A +2G = 2L/ 3,4 = 2x 4080/ 3,4=  2400 (1)                    2A + 3G = 3200 + 1= 3201 (2)     Lấy (2) trừ (1) ta được :                 G = X= 801                 A= T = 399 Bài 13(hiểu) : Ở 4 dòng ruồi giấm có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số 2 là: Dòng 1: A B F . E H G I D C K.                  Dòng 2: A B F . E D C G HI K.  Dòng 3: A B C D E . F G H I K.                    Dòng 4: A B F . E H G C D I K. Giả thiết dòng 1 là dòng gốc và mỗi lần đột biến xảy ra chỉ có một dạng, ở một vị trí thì các dòng mới đã tạo   được ra theo trình tự nào sau đây là đúng?  A. Dòng 1  → Dòng 3  → Dòng 4  → Dòng 2.               B. Dòng 1   → Dòng 2  →  Dòng 4   →Dòng 3. C. Dòng 1 →  Dòng 4 →  Dòng 3 →  Dòng 2.                D. Dòng 1  → Dòng 4  → Dòng 2  → Dòng 3. Câu 14(vận dụng cao): Một loài thực vật có bộ NST 2n = 8. Trên mỗi cặp NST, xét một gen có 2 alen. Do đột  biến, trong mỗi loài đã xuất hiện 4 dạng thể  ba  ứng với cặp NST. Theo lí thuyết , các thể  ba này tối đa bao   nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét? A. 432 B.564 C. 108                      D. 258 (gợi ý:  số kiểu gen thể ba ở một cặp gen x số kiểu gen lưỡng bội của ba cặp gen x 4= 4x 3x3x3x4=432 (kiểu) Câu 15 (hiểu): Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả  vàng.Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thành các cây. Sau đó, chọn  ngẫu nhiên hai cây  cho giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 7175 cây quả đỏ và 206 cây quả vàng. Cho biết  quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n cókhả năng thụ tinh. Tính theo lí  thuyết, tỉ lệ kiểu gen  của F1 là A.8 AAAA : 18AAAa: 8 AAaa : 1 Aaaa : 1 aaaa. B. 1 AAAA : 1AAAa: 8 AAaa : 18 Aaaa : 8 aaaa. C. 1 AAAA : 8 AAAa: 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.   D. 1AAAA : 18AAAa: 1 AAaa : 8 Aaaa : 8 aaaa.
  3. (gợi ý: F1 có TLKH là 35 đỏ: 1 vàng thì có 36 tổ hợp , nên mỗi cơ thể P giảm phân cho 6 giao tử nên 2 cơ thể ở  P có kiểu gen AAaa .     P: AAaa x Aaaa     F1: 1 AAAA : 8 AAAa: 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.  ) Câu 16(vận dụng cao): Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả  vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột  biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có  kiểu gen AaaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A.33:11:1:1 B. 9:3:3:1 C. 105:35:9:1    D. 105:35:3:1 (Gợi ý:  ­ Xét sự di truyền của từng tính trạng : + Tính trạng màu sắc quả :  P : Aaaa   x  Aaaa G : ½ Aa : ½ aa  x       ½ Aa : ½ aa F1 :  1/4 AAaa : 2/4Aaaa : 1/4 aaaa.   TLKH : 3quả đỏ : 1 quả vàng + Tính trạng vị quả :  P : Bbbb   x  Bbbb G : ½ Bb : ½ bb  x       ½ Bb : ½ bb F1 :  1/4 BBbb : 2/4Bbbb : 1/4 bbbb.   TLKH : 3quả ngọt : 1 quả chua ­Xét sự di truyền chung : Tỉ lệ kiểu hình chung ở F1 : (3quả đỏ : 1 quả vàng) x (3quả ngọt : 1 quả chua)= 9 :3 :3 :1 Câu 17(vận dụng thấp) : Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AaBbdd sẽ cho thế hệ sau A. 8 kiểu hình; 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình; 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình; 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình; 27 kiểu gen Gợi ý: Số KG = 3.3.2 = 18; Số KH = 2.2.2 = 8 Đáp án: A Câu 18(hiểu) : Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu  gen A­B­: hoa đỏ, A­bb và aaB­: hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình   ở F1 là bao nhiêu? A. 2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng. B.1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng. C.3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng D. 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng. Gợi ý: theo đề bài thì phép lai P: Aabb x aaBb sẽ cho tỉ lệ KG là  1AaBb : 1Aabb : 1 aaBb : 1aabb => kiểu hình là 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng.  Đáp án: D Câu 19(biết) : Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là ?
  4. A. sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit không chị em của cặp NST tương đồng ở kỳ đầu I của giảm phân B. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp NST đồng dạng C. sự tiếp hợp theo chiều dọc của 2 cromatit của cặp NST tương đồng ở thể kép khi giảm phân D. sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit của 1 NST kép xảy ra vào kỳ trước I của giảm phân Câu 20(vận dụng thấp) : Ở  ruồi giấm, cho F1 : (Aa, Bb) x (Aa, Bb) đều có kiểu hình thân xám, cánh dài. Đời F2 xuất hiện 4 kiểu hình   trong đó có 16% ruồi thân đen, cánh cụt. Kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen là A. AB//ab; 36% B. Ab//aB; 36% C. Ab//aB; 20% D. AB//ab; 20% Gợi ý: thân đen, cánh cụt  ở F2 có KG ab//ab = 16% => giao tử   ab của con cái = 16%.2=32% đây là giao tử liên kết =>  giao tử hoán vị là 18% =>f = 36%; kiểu gen AB//ab Đáp án: A Câu 21(vận dụng thấp) : Ở người xét các bệnh và hội chứng sau đây: (1) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm  (5) Bệnh máu khó đông (2) Bệnh pheninketo niệu  (6) Bệnh bạch tạng (3) Hội chứng Đao  (7) Hội chứng Claiphento (4) Bệnh mù màu đỏ và màu lục  (8) Hội chứng tiếng mèo kêu Có mấy bệnh, hội chứng liên quan đến đột biến gen? A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Gợi ý : các bệnh 1,2,4,5,6 => đáp án C Câu 22 (vận dụng cao) : Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu  tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có 1 alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. khi trưởng thành, cây  thấp nhất có chiều cao 150cm. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170 cm  chiếm tỷ lệ bao nhiêu ? A. 5/16 B. 1/64 C. 3/32 D. 15/64 Gợi ý : Cây cao 170 cm phải có 4 alen trội => tỉ lệ cây cao 170cm là : C46/43 = 15/64 Đáp án : D Câu 23 (vận dụng cao) : Ở một loài thực vật, A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với a quy định quả chua; alen B quy định chín sớm  là trội hoàn toàn so với b quy định chín muộn. Hai cặp gen quy định tính trạng liên kết không hoàn toàn trên cặp  AB Ab NST thường. Cho P: ♂  x ♀  . Biết rằng có 60% số tế bào sinh tinh và 20% số tế bào sinh trứng gia  ab aB giảm phân có xảy ra hoán vị gen, không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết thì kiểu hình quả ngọt, chín muộn ở F1  chiếm tỉ lệ: A. 15,75% B. 9,25% C. 23,25%. D. 21,5% Gợi ý: f bên cơ thế mẹ = 60%: 2 = 30%; f bên cơ thể bố = 10% cây ngọt, chín muộn ở F1 có KG (A­bb) = 25% ­ 35% x 5% = 23,25% Đáp án: C
  5. Câu 24 (vận dụng thấp): Ở một loại côn trùng nhỏ: A: đuôi dài, a: đuôi ngắn. Gen nằm trên nhiễm sắc thể  thường. 1 quần thể lúc ở trạng thái cân bằng có 15000 cá thể, trong đó có 14136 con đuôi dài. Tần số tương đối  của các alen A và a của quần thể là: A. A:a = 5:1 B. A:a=19:25 C. A:a = 19:16 D. A:a = 6:25 Giải: Số cá thể đuôi ngắn = 864 con Gọi p, q lần lượt là tần số tương đối của hai alen A và a. q2(aa) = 864:15000 = 0,0567 = 0,242 => q = 0,24 => A:a = 0,76:0,24 = 19:6 Câu 25 (biết): Theo Dacuyn, nguyên nhân tiến hóa là gì? A. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không  ngừng thay đổi. B. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi. C. Ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối D. Ngoại cảnh luôn thay đổi và là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên Câu 26 (hiểu): Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính  qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể B. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàn lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích  nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. C. Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số  alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn. D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với  các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới qui định kiểu hình thích nghi với môi  trường. Câu 27 (biết): Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỷ Cacbon của  đại Cổ sinh có đặc điểm: A. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt phát triển, lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát. B. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng. C. Cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn Câu 28 (hiểu): Ở người bệnh mù màu đỏ ­ xanh lục do một alen lặn ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc  thể giới tính X qui định. Alen trội tương ứng nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường sinh một  người con gái XO và bị bệnh mù màu. Hiện tượng này được giải thích: A. Do rối loạn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở mẹ  B. Do rối loạn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở bố C. Do rối loạn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở cả bố lẫn mẹ. D. Không có căn cứ xác định Câu 29 (vận dụng cao):  Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể  thường: alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Khi quần thể này ở trạng thái cân 
  6. bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 16%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn  ngẫu nhiên với nhau, theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là: A. 35 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng B. 45 cây hoa đỏ: 4 cây hoa trắng C. 24 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng Giải:  Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 16% => aa = 16%  => tần số alen a = 0,4. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể: 0,36AA:0,48Aa:0,16aa Cho toàn bộ hoa đỏ của quần thể giao phấn ngẫu nhiên với nhau: 5 2 25 20 4  0,36AA:0,48Aa =>  A : a  => tỉ lệ kiểu gen:  AA : Aa : aa 7 7 49 49 49 Tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là: 45 cây hoa đỏ:4 cây hoa trắng  Câu 30 (hiểu): Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau: F1: 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa F2: 0,18AA;0,44Aa;0,38aa F3: 0,24AA;0,32Aa;0,44aa F4: 0,28AA;0,24Aa;0,48aa Cho biết kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác  động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên B. Đột biến gen C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối ngẫu nhiên Giải: Muốn biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào thì phải dựa vào sự biến đổi tầng số alen qua  mỗi thế hệ: ­ Ơ F1 tần số A = 0,12 + 0,56:2 = 0,4.  a = 0,6  ­ Ở F2 tần số A = 0,18 + 0,44:2 = 0,4 a = 0,6 ­ Ở F3 tần số A = 0,24 + 0,32:2 = 0,4 a = 0,6  ­ Ở F4 tần số A = 0,28 + 0,24:2 = 0,4 a = 0,6 Như vậy, tần số alen không thay đổi qua các thế hệ. Tuy nhiên, nhìn vào cấu trúc di truyền của quần thể thì ta  thấy thành phần kiểu gen của quần thể là thay đổi theo hướng giảm dần tần số kiểu gen dị hợp => quần thể  đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa: giao phối không ngẫu nhiên. Câu 31 (vận dụng cao): Cho phả hệ dưới đây,  Biết: : Bệnh mù màu          ,  không bị bệnh                                                                1                                       2                                                                                                                       3              4             5              6               7                                              
  7.                                                                                                                          8           9           10               11           12         13 Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu suy  luận sau đây đúng? (1) Bệnh do alen trội nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tích X quy định. (2) Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 12 người trong phả hệ. (3) Người số (8) lấy chồng không bị bệnh thì xác suất sinh đứa con đầu không bị bệnh là 75%. (4) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen giống nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Giải ­ Phát biểu (1) sai. Dựa vào phả hệ ta thấy cặp bố mẹ số (6) và số (7) có kiểu hình bình thường nhưng sinh con  số (11) bị bệnh chứng tỏ bệnh do gen lặn qui định. Ngoài ra trong phả hệ bệnh chỉ xuất hiện ở nam mà không  thấy ở nữ, bệnh biểu hiện gián đoạn qua các thế hệ nên gen mang bệnh là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới  tính X (không có alen trên Y) ­ Phát biểu (2) đúng vì: + Người Nam số (1), (3), (9), (10), (11) bị bệnh có kiểu gen là XaY. + Người nam số (5), (6), (12) không bị bệnh có kiểu gen là XAY. + Người con gái số (2), số (4), số (7) không bị bệnh nhưng con trai của họ bị bệnh nên có kiểu gen là  X X. A a + Người số (8) không bị bệnh nhưng bố của cô ta bị bệnh nên kiểu gen là XAXa. + Người số 13 không bị bệnh bố mẹ của cô ta cũng không bị bệnh nên chưa xác định được kiểu gen. ­ Phát biểu số (3) đúng vì người số (8) có kiểu gen là XAXa nên luôn cho giao tử Xa với tỉ lệ 50%. Chồng cô ta  không bị bệnh nên luôn cho 50% giao tử Y. Qua thụ tinh thì xác suất để đứa con đầu lòng bị bệnh là 50%.50% =  25%. Vậy xác suất để con không bị bệnh là 75% ­ Phát biểu (4) đúng vì tất cả những người bị bệnh đều là nam và có kiểu gen là XaY. Câu 32 (biết). Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ ức chế ­ cảm nhiễm? A. một số loài tảo biển nở hoa làm chết các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường B. cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ lớn trong rừng C. VSV sống trong dạ cỏ của trâu, bò D. dây tơ hồng sống bám trên tán các cây trong rừng Câu 33 (hiểu). Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào nào có chu trình vật chất khép kín? A. cánh đồng lúa B. ao nuôi cá C. rừng nguyên sinh D. đầm nuôi tôm Câu 34 (biết). Ví dụ nào sau đây thuộc quan hệ vật ký sinh ­ vật chủ? A. cú và chồn  cùng bắt chuột trong rừng B. cây tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ C. tảo giáp nở hoa gây chết cá, tôm D. bò ăn cỏ Câu 35 (hiểu). Loài giun dẹp sống trong cát vùng ngập triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có tảo lục đơn   bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun   dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp là A. cộng sinh B. vật ăn thịt ­ con mồi C. vật ký sinh ­ vật chủ D. hội sinh Câu 36 (hiểu). Điều gì sẽ xảy ra nếu hai loài cùng sử  dụng một nguồn thức ăn lại sống trong cùng một sinh   cảnh?
  8. A. chúng cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn nên chắc chắn một loài phải chuyển sang ăn loại thức ăn khác B. chúng cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn nên chắc chắn một loài sẽ bị tiêu diệt C. bằng cách phân li ổ sinh thái, chúng vẫn có thể chung sống hòa bình với nhau D. cả hai loài đều bị tiêu diệt do chúng cạnh tranh loại trừ Câu 37 (hiểu). Chuỗi thức ăn trên cạn không thể kéo dài mãi được là vì: A. số loài sinh vật tiêu thụ bao giờ cũng lớn hơn số loài sinh vật sản xuất B. số lượng sinh vật tiêu thụ bao giờ cũng lớn hơn số lượng sinh vật sản xuất C. năng lượng bị mất đi qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn Câu 38 (biết). Trong không gian của quần xã, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng A. làm giảm bớt mức độ  cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả  sử  dụng nguồn sống của môi  trường B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và giảm bớt hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường C. làm tăng cường độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường D. làm tăng cường độ cạnh tranh giữa các loài và giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường Câu 39 (biết). Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá  nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu sâu tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh đi. Hiện tượng  này gọi là A. hợp tác B. cộng sinh C. cạnh tranh loại trừ D. khống chế sinh học Câu 40 (hiểu). Khi nói về các đặc trưng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. sự phân tầng giúp giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng sử dụng nguồn nguồn sống của các sinh vật B. Quần xã càng đa dạng về loài thì số lượng cá thể mỗi loài càng nhiều C. loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nhất định nào đó D. loài ưu thế gồm các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất trong quần xã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1