intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Hữu Quang

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

31
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu nhằm phục vụ cho các em học sinh đang ôn luyện kì thi THPT Quốc gia. Hi vọng với Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Hữu Quang này các em sẽ ôn tập thật tốt và tự tin bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Hữu Quang

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU QUANG                             ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018                             Môn: SINH HỌC                     Thời gian: 50 phút. Câu 1: Chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ   A. rễ lên lá theo mạch gỗ.  B. lá xuống rễ theo mạch gỗ.    C. rễ lên lá theo mạch rây.  D. lá xuống rễ theo mạch rây Câu 2: Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố dịnh nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim:   A. nitrôgenaza.  B. perôxiđaza.  C. đêaminaza.   D. đêcacboxilaza  Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt ?   A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn.   C. Thức ăn được  tiêu hoá cơ học, hoá học ở ruột non         D. Manh tràng phát triển Câu 4: Cho cac đăc điêm sau: ́ ̣ ̉   I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân).   II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.    III. Kích thước thức ăn nhỏ dần.   IV. Thức ăn đi qua  ống tiêu hóa được biến đổi cơ  học, hóa học trở  thành những chất dinh   dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.   Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:   A. I, II, IV B. II, III, IV. C. I, II, III. D. I, III, IV. Câu 5: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: A. Tổng hợp ADN.   B. Tổng hợp lipit. C. Tổng hợp cacbohiđrat.   D. Tổng hợp prôtêin. Câu 6: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?   A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.   B. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế.    C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong   D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách  Câu 7: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình crep  Đường phân  Chuôi chuy ̃ ền êlectron hô hấp. B. Đường phân  Chuôi chuỹ ền êlectron hô hấp  Chu trình crep. C. Đường phân  Chu trình crep  Chuôi chuy ̃ ền êlectron hô hấp. D. Chuôi chuy ̃ ền êlectron hô hấp  Chu trình crep  Đường phân. Câu 8: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch ?   A. Vì mao mạch thường ở xa tim. B. Vì áp lực co bóp của tim giảm   C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn Câu 9: Khi nói về quá trình dịch mã nhận định nào sau đây là không đúng? A. Ribôxôm bám vào mARN vào đầu 5’ P – 3’ OH. B. Sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nu trừ bộ ba kết thúc. C. Tiểu thể bé của ribôxôm bám vào mARN trước tiểu thể lớn. D. Axitamin bị cắt bỏ trước khi ribôxôm rời khỏi mARN. Câu 10: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: 1. Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. 2. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hòan chỉnh. 3. Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. 4. Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin gắn  liền sau axit amin mở đầu). 5. Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’   3’. 6. Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
  2.          Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit   là: A. (1)  (3)  (2)  (4)  (6)  (5). B. (5)  (2)  (1)  (4)  (6)  (3). C. (2)  (1)  (3)  (4)  (6)  (5). D. (3)  (1)  (2)  (4)  (6)  (5). Câu 11: Cho cac d ́ ữ kiên sau: ̣ 1. gen 2. mARN 3. axit amin 4. tARN 5. riboxom 6. enzim.  Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 5, 6. Câu 12: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo thứ tự ABCDEF.GHI đã bị đột biến.   Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDEDEF.GHI. Dạng đột biến này thường A. gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. B. làm thay đổi nhóm gen liên kết của loài. C. làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. D. làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. Câu 13: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự  gen trên, người ta  thu được kết quả sau: Dòng 1: ABFEDCGHIK            Dòng 2: ABCDEFGHIK            Dòng 3: ABFEHGIDCK        Dòng 4: ABFEHGCDIK Nếu dòng 3 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự  là: A. 3 → 2 → 4 → 1           B. 3 → 2 → 1 → 4           C. 3 → 4 → 1 → 2          D. 3 → 1 → 2 → 4 Câu 14: Ở cà chua, bộ nhiễm sắc  thể 2n = 24. Có thể dự  đoán  số lượng nhiễm sắc thể đơn trong  một tế bào của thể một nhiễm kép đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là A. 44.                           B. 26.                             C. 48.                            D. 22. Câu 15: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng   các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai  giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là  A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.   B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.  C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.   D. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 16: Hóa chất gây đột biến 5BU (5­brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A­ T thành cặp G­X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ A. A­T   A­5BU   G­5BU   G­X. B. A­T   U­5BU   G­5BU   G­X. C. A­T   X­5BU   G­5BU   G­X. D. A­T   G­5BU   X­5BU   G­X. Câu 17: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEeFf thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân   hoàn toàn bình thường không trao đổi chéo, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều  nhất có thể là: A. 6 và 16  B. 2 và 6  C. 1 và 8  D. 2 và 8 Câu 18: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào   này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn   ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là  A. Abb và B hoặc ABB và b     B. ABb và A hoặc aBb và a     C. ABB và abb hoặc AAB và aab        D. ABb và a hoặc aBb và A Câu 19: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.  Ab Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen    là: aB A.  AB = ab = 10% và Ab = aB = 40%. B.  AB = ab = 20% và Ab = aB = 30%. C.  AB = ab = 30% và Ab = aB = 20%.  D.  AB = ab = 40% và Ab = aB = 10%.
  3. Câu 20: Ở 1 loài A: thân cao; a: thân thấp; B: quả đỏ; b: quả vàng. Khi cho cây thân cao quả đỏ dị hợp   về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được số cá thể có kiểu hình thân cao, quả vàng chiếm 9%. Xác định tỉ lệ  AB cây thân cao, quả  đỏ  có kiểu gen  ? (Biết rằng mọi diễn biến trong giảm phân  ở  tế  bào sinh hạt  ab phấn và sinh noãn là như nhau). A.  4% B.  32% C. 16% D.  66% Câu 21: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng  rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbddEe x AaBbddEE cho đời con có tối đa: A. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. B. 18 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. C.  9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. D. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. Câu 22: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb x Aabb cho  đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ A.  25%. B.  12,5%. C.  50%. D.  6,25%. Câu 23 Ở một loài thực vật, khi lai:  PA: ♀cây hoa đỏ x ♂cây hoa trắng thu được F1A có 100% là cây hoa đỏ;   PB: ♀cây hoa trắng x ♂cây hoa đỏ  thu được F1B có 100% là cây hoa trắng.   Lấy hạt phấn của cây F1A thụ phấn cho cây F1B thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có tỉ lệ kiểu hình là A. 100% cây hoa đỏ.  B. 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. C. 100% cây hoa trắng.  D. 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.  Câu 24: Hình dạng quả của một loài thực vật do một gen có 2 alen (B và b) quy định. Có các phép lai   sau:  P1: Cây1 x cây2 ­> F1: 100% cây quả dài;  P2: Cây1 x cây3 ­> F1: 25% cây quả tròn: 75% cây quả dài;  P3: Cây1 x cây4 ­> F1: 1/2 cây quả tròn : 1/2 cây quả dài.    Kiểu gen của cây 1, 2, 3, 4 lần lượt là A. Bb, BB, Bb, bb.  B. BB, BB, Bb, bb. C. Bb, BB, bb, Bb.  D. bb, BB, Bb, bb.  Câu 25: Tiến hành lấy tế bào của 20 con gà không bị đột biến (mỗi con lấy 1 tế bào) đem phân tích thì   đếm được tổng cộng có 28 nhiễm sắc thể X. Trong 20 con gà trên có số gà trống là A. 12 con.  B. 16 con. C. 8 con.  D. 7 con.  Câu 26: Cây thân hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây  hoa trắng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì ở đời con,  kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ : 4 8 7 A.   . B.   . C.   . D.  100%, 9 49 16 Câu 27: Cho các quần thể ngâu phôi có thành ph ̃ ́ ần kiểu gen:  1. 100%Aa  2. 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa 3. 0,5AA : 0,5Aa 4. 100%AA  5. 0,49AA : 0, 42Aa : 0,09aa  6. 100%aa 7. 0,04AA : 0,8Aa : 0,16aa Số quần thể đã đạt cân bằng di truyền trong các quần thể đã cho là   A. 5.  B. 4.  C. 6.  D. 3. Câu 28: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.   Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả  năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ  lệ các kiểu gen  thu được ở F1 là: A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.  B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.  D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. 
  4. Câu 29: Cho sơ đồ phả hệ sau: 1 2 3 4 1 2 34 5 6 1 2   Bệnh P được quy định bởi gen trội (P) nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định  bởi gen lặn (q) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương  ứng trên Y. Biết rằng không  có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong  sơ đồ  phả hệ trên sinh con  đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là A. 12,5%. B. 3,125%. C. 25%. D. 6,25%. Câu 30: Cho các trường hợp:    1. Cánh dơi và vây trước của cá voi  2. Đuôi cá voi và đuôi cá mập   3. Cánh dơi và cánh côn trùng  4. Gai hoa hồng và gai xương rồng Các trường hợp là cơ quan tương đồng gồm: A. 1. B. 1, 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3, 4. Câu 31: Mối quan hệ giữa đột biến và giao phối đối với tiến hoá là A. đột biến phát sinh thành nhiều alen, giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một gen nào   đó. B. đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số của các alen, giao phối sẽ tăng   cường áp lực cho sự thay đổi đó. C. đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.  D. đa số đột biến là có hại, giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.  Câu 32: Nhận xét không đúng về hình thành loài bằng cách li địa lí A. cách li địa lí trực tiếp tạo quần thể cách li. B. là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật. C. là phương thức hình thành loài thường gắn liền hình thành quần thể thích nghi. D. cách li địa li trực tiếp gây biến đổi trên cơ thể sinh vật. Câu 33: Cách li trước hợp tử gồm:     1: cách li không gian 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính   4: cách li khoảng cách 5: cách li sinh cảnh 6: cách li thời gian. Phát biểu đúng là:   A. 1,2,3,6 B. 2,3,4,5 C. 2,3,5,6 D. 1,2,4,6 Câu 34: Cho các tập hợp sinh vật: 1. Các con cá sống trong Hồ Tây  2. Các con chuột trên một cánh đồng 3. Các cá thể vi khuẩn lactic trong 1 lọ sữa chua  4. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. 5. Các con gà nhốt trong 1 cái giỏ  6. Các cá heo ở vùng biển Trường Sa 7. Cac con cá Cóc s ́ ống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo   Trong các tập hợp sinh vật trên, có bao nhiêu tập hợp là quần thể sinh vật? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 35: Khi các yếu tố môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập   tính sống bầy đàn thì các cá thể trong quần thể  A. phân bố đồng đều. B. phân bố theo nhóm.  C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố không theo kiểu xác định nào.  Câu 36: Ong tò vò đốt cho nhện bị tê liệt, tha bỏ vào tổ rồi đẻ trứng và bịt kín tổ. Ấu trùng tò vò nở ra   sẽ tiêu thụ chất dinh dưỡng từ con nhện đó. Tò vò và nhện có mối quan hệ
  5. A. vật ăn thịt ­ con mồi.  B. ức chế ­ cảm nhiễm.  C. hội sinh.  D. kí sinh. Câu 37: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào  sau đây? (1). Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải. (2). Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. (3). Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. (4). Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. (5). Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. A. (1), (3), (5).  B. (2), (3), (5).  C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4). Câu 38: Cho lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau:                   Các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 là A. thằn lằn, diều hâu, gõ kiến.  B. trăn, diều hâu. C. trăn.  D. diều hâu, thăn lăn.  ̀ ̀ Câu 39: Đất, nước, sinh vật thuộc dạng tài nguyên A. tái sinh.  B. không tái sinh.  C. vĩnh cửu. D. hỗn hợp. Câu 40: Một hệ sinh thái có hiệu suất trung bình qua mỗi bậc dinh dưỡng là 8%, năng lượng tích luỹ  được ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là 13 kcal. Năng lượng (kcal) tích luỹ ở bậc dinh dưỡng cấp 1 và 2 lần   lượt là A. 8,32 và 10,4.  B. 201,33 và 16,25.  C. 2012,5 và 1625. D. 2031,25 và 162,5.  HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A   Chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ. Câu 2: Đáp án A   Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố dịnh nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim:   A. nitrôgenaza.  B. perôxiđaza.  C. đêaminaza.   D. đêcacboxilaza  Câu 3: Đáp án D    Đặc điểm không có ở thú ăn thịt la: ̀ Manh tràng phát triển Câu 4: Đáp án A  Câu 5: Đáp án C    Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình tổng hợp cacbohiđrat. Câu 6: Đáp án D    Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu la: D ̀ ạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách  Câu 7: Đáp án C    Các giai đoạn của hô hấp tế  bào diễn ra theo trật tự: Đường phân   Chu trình crep  Chuôĩ  chuyền êlectron hô hấp. Câu 8: Đáp án D    Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn Câu 9: Đáp án D Khi nói về quá trình dịch mã nhận định không đúng là: Axitamin bị cắt bỏ trước khi ribôxôm rời khỏi  mARN vì ribôxôm rời khỏi mARN rồi enzim mới cắt bỏ axitamin. Câu 10: Đáp án D   Sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
  6. 3. Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. 1. Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. 2. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hòan chỉnh. 4. Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin gắn  liền sau axit amin mở đầu). 6. Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. 5. Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’   3’. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi  pôlipeptit là: (3)  (1)  (2)  (4)  (6)  (5). Câu 11: Đáp án D   Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit:   2. mARN 3. axit amin 4. tARN 5. riboxom 6. enzim.  Câu 12: Đáp án C Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo thứ tự ABCDEF.GHI đã bị đột biến. Nhiễm  sắc thể đột biến có trình tự ABCDEDEF.GHI. Dạng đột biến này là lặp đoạn DE vì vậy làm tăng hoặc  giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Câu 13: Đáp án C Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên, người ta thu được   kết quả sau: Dòng 1: ABFEDCGHIK            Dòng 2: ABCDEFGHIK            Dòng 3: ABFEHGIDCK        Dòng 4: ABFEHGCDIK Nếu dòng 3 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự  là: 3 → 4 (đảo đoạn GIDC) 4 → 1 (đảo đoạn HGCD) 1 → 2 (đảo đoạn FEDC). Câu 14: Đáp án A Ở  cà chua,  bộ  nhiễm  sắc  thể  2n  =  24.  Có  thể  dự  đoán  số  lượng  nhiễm  sắc  thể  đơn  trong  một  tế  bào của thể một nhiễm kép đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là Thể 1 nhiễm kép: 2n – 1 – 1 = 24 – 1 – 1 = 22 đang ở kỳ sau: 22 x 2 = 44 Câu 15: Đáp án D Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ  bội giảm phân cho giao tử 2n có khả  năng thụ  tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai   cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là  Cây Aaaa cho giao tử có tỉ lệ: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa Cây aaaa cho giao tử có tỉ lệ: 100% aa Tích lại ta được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 16: Đáp án A Hóa chất gây đột biến 5BU (5­brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A­T thành  cặp G­X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A­T   A­5BU   G­5BU   G­X.
  7. Câu 17: Đáp án B Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEeFf thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân  hoàn toàn bình thường không trao đổi chéo, không có đột biến xảy ra. Vì mỗi tế bào trên khi giảm phân   chỉ cho tối đa 2 loại giao tử nên Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể là: 2 và 6 Câu 18: Đáp án D Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm   phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình   thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:   AaBb nhân đôi AAaaBBbb giảm phân I  AABBbb và aa hoặc aaBBbb và AA            giảm phân II  tạo giao tử ABb và a hoặc aBb và A Câu 19: Đáp án B Ta có: f = 40% nên 2 loại giao tử mang gen hoán vị mỗi loại có tỉ  lệ là 20%, còn 2 loại giao tử  mang gen liên kết mỗi loại có tỉ lệ là: 30%. Ab Vì vậy cơ thể có kiểu gen    cho các loại giao tử là: AB = ab = 20% và Ab = aB = 30%. aB Câu 20: Đáp án B Cây thân cao quả đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn. ab F1 Cao, vàng = 9%  è thấp, vàng  =   =  0,25 – 0,09 = 0,16 è ab =  0,16  = 0,4 = AB ab AB Vậy tỉ lệ cây thân cao, quả đỏ có kiểu gen   là: ab F1 = ♂ AB x ♀ ab + ♂ ab  x ♀ AB = 0,4 x 0,4 + 0,4 x 0,4 = 0,32 = 32% Câu 21: Đáp án A Xét riêng từng cặp tính trạng: Aa x Aa  1AA : 2Aa : 1aa  3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình Bb x Bb  1 BB : 2Bb : 1bb  3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình Dd x dd  100% dd  1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình Ee x EE  1EE : 1Ee  2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình   Tích lại ta được kết quả: 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Câu 22: Đáp án B Cơ thể AaBb cho giao tử ab có tỉ lệ là 25% Cơ thể aabb cho giao tử ab có tỉ lệ là 50% Vậy kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ là: ab x ab = 25% x 50%  = 12,5% Câu 23: Đáp án C Ở một loài thực vật, khi lai:  PA: ♀cây hoa đỏ x ♂cây hoa trắng thu được F1A có 100% là cây hoa đỏ;   PB: ♀cây hoa trắng x ♂cây hoa đỏ  thu được F1B có 100% là cây hoa trắng.   Lấy hạt phấn của cây F1A  thụ  phấn cho cây F1B thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có tỉ  lệ  kiểu hình là: 
  8. 100% cây hoa trắng. (vì đây là hiện tượng di truyền qua tế bào chất) Câu 24: Đáp án A Ta có: P2: Cây1 x cây3 ­> F1: 25% cây quả tròn: 75% cây quả dài  tỉ 1:3  4 tổ hợp  Kiểu gen cây  1 và cây 3 là Bb và B quy định quả dài là tính trạng trội và b quy định quả tròn là tính trạng lặn. P1: Cây1 x cây2 ­> F1: 100% cây quả dài  cây 2 có kiểu gen là BB P3: Cây1 x cây4 ­> F1: 1/2 cây quả tròn : 1/2 cây quả dài  cây 4 có kiểu gen là bb   Kiểu gen của cây 1, 2, 3, 4 lần lượt là: Bb, BB, Bb, bb. Câu 25: Đáp án C 20 con gà số NST giới tính là 40 (cả X và Y) NST Y là 40 – 28 = 12  vậy có 12 con gà mái (gà mái cặp NST giới tính là XY) Số gà trống là: 20 – 12 = 8 8 Câu 26: Đap an  ́ ́ B.   . 49 +  Giả thiết P: Đỏ  x  Đỏ → F1 co ti lê 9 đ ́ ̉ ̣ ỏ : 7 trắng  → Tính trạng màu hoa di truyền tương tác gen kiểu bổ trợ  hình thành hai kiểu hình tỉ lệ 9:7     Cụ thể :  A­ B­ (hoa đỏ);  A­bb; aaB­ ; aabb (hoa trắng) + Từ đó ta có P:  AaBb  x  AaBb F1 có 9 kiểu gen trong đó kiểu gen hoa trắng gồm: 1/7AAbb; 2/7 Aabb; 1/7aaBB; 2/7 aaBb;  1/7aabb +Trắng F1 gồm:   1/7AAbb  +   2/7 Aabb   +   1/7aaBB +  2/7 aaBb +1/7aabb  =  1      Giao tử    ( 2/7 Ab  :  2/7aB : 3/7 ab)    Cho ngẫu phối trắng F1 → F2 kiểu hình hoa đỏ ( A­ B­ )  = 2 x  2/7 x 2/7 = 8 /49      Câu 27: Đáp án B Các quần thể đã đạt cân bằng di truyền là   2. 0,5625AA : 0,375Aa : 0,0625aa 4. 100%AA   5. 0,49AA : 0, 42Aa : 0,09aa  6. 100%aa Câu 28: Đáp án D Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.  Các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản.  tỉ lệ kiểu gen sẽ là: 0,6AA : 0,4Aa Quần thể tự thụ phấn, tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.  Câu 29: Đáp án D  1 2 3 4 1 2 34 5 6 1 2 Theo sơ đồ phả hệ ta có: Người nam III(1) mắc bệnh P có kiểu gen: Pp    xác suất người nam III(1) truyền gen gây  bệnh P cho con là 1/2 Người nữ II(5) có kiểu gen bệnh Q là: XQXq  xác suất người nữ III(2) mang alen gây bệnh Q 
  9. là 1/2  xác suất người nữ III(2) truyền alen gây bệnh Q cho con là 1/2 x 1/2 = 1/4 Vậy xác suất để  cặp vợ chồng  ở thế hệ thứ III trong  sơ  đồ  phả  hệ trên sinh con đầu lòng là  1 1 1 1 con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là:  x x = = 0, 0625 = 6, 25% 2 2 4 16 Câu 30: Đáp án A Các trường hợp là cơ quan tương đồng: Cánh dơi và vây trước của cá voi vì có cùng nguồn gốc Câu 31: Đáp án C Mối quan hệ giữa đột biến và giao phối đối với tiến hoá là: Đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.  Câu 32: Đáp án D Nhận xét không đúng về hình thành loài bằng cách li địa lí là: Cách li địa li trực tiếp gây biến đổi trên cơ thể sinh vật. Câu 33: Đáp án C   Cách li trước hợp tử gồm: cách li cơ học, cách li tập tính, cách li sinh cảnh, cách li thời gian. Câu 34: Đáp án A   Các tập hợp sinh vật là quần thể sinh vật: 1. Các cá thể vi khuẩn lactic trong 1 lọ sữa chua  2. Các cá heo ở vùng biển Trường Sa 3. Cac con cá Cóc s ́ ống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo Câu 35: Đáp án B   Khi các yếu tố môi trường sống phân bố  không đồng đều và các cá thể  trong quần thể có tập  tính sống bầy đàn thì các cá thể trong quần thể: phân bố theo nhóm. Câu 36: Đáp án A   Ong tò vò đốt cho nhện bị tê liệt, tha bỏ vào tổ rồi đẻ  trứng và bịt kín tổ. Ấu trùng tò vò nở  ra   sẽ tiêu thụ chất dinh dưỡng từ con nhện đó. Tò vò và nhện có mối quan hệ: vật ăn thịt ­ con mồi. Câu 37: Đáp án D Câu 38: Đáp án B Cho lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau:                   Các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 là: trăn, diều hâu.  Câu 39: Đáp án A   Đất, nước, sinh vật thuộc dạng tài nguyên tái sinh. Câu 40: Đáp án D Năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng cấp (n)   Ta có: H% =                x 100
  10. Năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng cấp (n – 1)                13   Vậy năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng cấp 2 là: = 162,5kcal 8% 162,5   Vậy năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng cấp 1 là: = 2031, 25kcal 8%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2