intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 1 Nghĩa Hành

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

10
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 1 Nghĩa Hành tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 1 Nghĩa Hành

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 1 NGHĨA HÀNH                    THI THỬ MÔN SINH HỌC       ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 – ĐỀ SỐ 01  Câu 1. Khi ánh sáng rọi vào các phân tử diệp lục, diệp lục sẽ mất các electron, và được  thay thế bởi các  electron từ quá trình:        A. Phân giải ATP. B. Chuyển electron từ NADP tới.                                   C. Cố định cacbon D. Phân ly nước. Câu 2: Khoảng chống chịu là     A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật đều tồn tại và phát  triển theo thời gian.     B. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.     C. khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ngoài khoảng đó sinh vật không thể tồn tại và phát triển.      D. khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sinh vật thực hiện  các chức năng sống tốt nhất. Câu 3: Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự  các axit amin của một protein armadillo đã   được xác định một phần. Các phân tử tARN được sử dụng trong quá trình tổng hợp lần lượt có anticodon sau  đây: 3'UAX5',  3'XGA5',  3'GGA5,'  3'GXU5',  3'UUU 5', 3'GGA5'. Trình tự  nucleotit ADN của chuỗi bổ sung  cho chuỗi ADN mã hóa cho protein armadillo là           A. 5 ­ATG­GGT­XXT­XGA­AAA­XGT­3’. B. 5 '­ATG­GXT­GGT­XGA­AAA­XXT­3'.           C. 5 '­ATG­GXT­GXT­XGA­AAA­GXT­3’. D. 5 '­ATG­GXT­XXT­XGA­AAA­XXT­3’. Câu 4: Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất diễn ra theo trình tự    (1). Hình thành các phân tử prôtêin, axit nuclêic, lipit.   (2). Có khả năng phân đôi, trao đổi chất với môi trường, duy trì cấu trúc tương đối ổn định.   (3). Xuất hiện cơ thể đơn bào.                         (4). Hình thành một số lipôxôm, côaxecva.    (5). Tổng hợp các phân tử hữu cơ như axit amin, nuclêôtit. A. (5), (1), (4), (2), (3)          B. (5), (1), (2), (4), (3). C. (5), (1), (2), (3), (4).    D. (1), (4), (5), (3), (2). Câu 5: Cho các phương pháp tạo giống sau:  (1) Cấy truyền phôi;      (2) Nhân bản vô tính;   (3) Công nghệ gen;      (4)  Nuôi cấy mô tế bào thực vật trong  ống nghiệm;  (5) Dung hợp tế bào trần.  Những phương pháp có thể tạo ra thế hệ con đồng loạt có kiểu gen giống nhau ở động vật là A. 1, 2, 4. B. 1, 2. C. 2, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5. Câu 6: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. APG (axit phốtphoglixêric).       B. ALPG (anđêhit photphoglixêric).          C. AM (axitmalic). D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA). Câu 7: Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kết quả  của diễn thế  nguyên sinh là hình thà nh quần xã có thành phần loài đa dạng nhất, số  lượng cá thể của mỗi loài cân bằng với sức chứa môi trường. B. Một trong những nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế  sinh thái là sự hoạt động quá mạnh của   loài ưu thế. C. Diễn thế nguyên sinh thường khởi đầu bằng những quần xã sinh vật dị dưỡng như nấm, địa y. D. Kết thúc diễn thế thứ sinh thường hình thành nên quần xã tương đối ổn định. Câu 8: Để giải thích trong tự nhiên các thể song nhị bội thường trở thành loài mới, điều nào sau đây là hợp  lí nhất? A. Thể song nhị bội là các cá thể có bộ NST bao gồm hai bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau. B. Thể song nhị bội có thể nhân lên theo con đường sinh sản vô tính, vì vậy có thể hình thành loài mới. C. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài khá phổ biến ở thực vật. D. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể khác với bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ nên khi giao  phối trở lại các dạng bố mẹ thì cho con lai bất thụ. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật ? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu Câu 10: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
  2. B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền cho thế hệ con.                  D. Là hình thức sinh sản phổ biến xảy ra trong tự nhiên. Câu 11: Yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về  tần số alen của quần thể với các đặc điểm nào dưới   đây? (1) tần số alen thay đổi theo hướng giảm dần alen có lợi và tăng dần tần số alen có hại. (2) có thể làm giảm tần số alen có lợi vì có thêm các alen mới. (3) một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. (4) thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi không theo một hướng nhất định. A. (1), (2), (3). B. (1), (4.) C. (2), ( 3), (4). D. (3), (4) Câu 12: Cho một số bệnh, tật  ở người (1)Bạch tạng (2)Ung thư máu (3)Mù màu (4)AIDS (5)Máu khó đông (6)Hội chứng Đao (7)Hội chứng Tơcnơ             (8)Hồng cầu hình liềm Số những bệnh, tật di truyền là       A. 7 B. 6 C. 4     D. 5 Câu 13: Cho các nhận định sau: (1) Kiểu hình xuất hiện nhiều hơn ở giới đực  (2) Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau. (3) Số kiểu hình giống nhau ở hai giới.            (4) Có hiện tượng di truyền chéo. Nhận định nào là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên vùng không tương   đồng của NST giới tính X ở loài chim ? A. 1,2,3. B. 2,3, 4. C. 1,2,4 D. 1,4. Câu 14: Trong hệ sinh thái, nhận định đúng: A. vật chất được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn  năng lượng được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. B. năng lượng và vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường,  còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. Câu 15: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.     C. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.    B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.                     D. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức  ăn. Câu 16: Trong một quần thể giao phối, nếu các cá thể có kiểu hình trội có sức sống và khả năng sinh sản   cao hơn các cá thể có kiểu hình lặn thì dưới tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho A. tần số alen trội và tần số alen lặn đều giảm dần qua các thế hệ. B. tần số alen trội và tần số alen lặn đều được duy trì ổn định qua các thế hệ. C. tần số alen trội ngày càng tăng, tần số alen lặn ngày càng giảm. D. tần số alen trội ngày càng giảm, tần số alen lặn ngày càng tăng. Câu 17: Cho các thông tin sau đây:  (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.     (2) Khi ribosom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.    (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptit vừa tổng hợp. (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã  chỉ có ở tế bào nhân thực là A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (2) và (4). D. (4). Câu 18: Người bị bệnh (hội chứng) nào sau đây có số NST trong tế bào khác các trường hợp còn lại ? A.  Đao. B. Siêu nữ. C. Tơcnơ. D. Claifentơ Câu 19: Đặc điểm nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên? A. Tự vệ tốt hơn. B. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh. C. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn. D. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. Câu 20: Những đột biến NST nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trong một tế bào (1)  Chuyển đoạn giữa 2  NST        (2) Lặp đoạn       (3) Lệch bội     (4) Đa bội     (5) Mất đoạn   Số nội dung đúng:         A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  3. Câu 21: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế  gen bệnh bằng gen lành gọi   là A. liệu pháp gen. B. phục hồi chức năng của gen. C. thêm chức năng cho tế bào. D. khắc phục sai hỏng di truyền Câu 22: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây? A. Sinh trưởng phát triển tốt.        B. Khả năng sinh sản cao.     C. Năng suất cao.     D. Sức chống  chịu tốt. Câu 23: Ở  một loài thực vật, gen quy định màu sắc quả  nằm trên nhiễm sắc thể  thường. Kiểu gen BB   quy định quả  màu đỏ, kiểu gen Bb quy định quả  màu tím, kiểu gen bb quy định quả  màu vàng. Có bao nhiêu   quần thể trong số những quần thể sau đây không ở trạng thái cân bằng di truyền?   (1) Quần thể 100% quả màu tím.    (2) Quần thể có 64% quả màu đỏ: 32% quả màu tím: 4% quả màu vàng.   (3) Quần thể 100% quả màu vàng.   (4) Quần thể có 42% quả màu đỏ: 49% quả màu tím: 9% quả màu vàng.   (5) Quần thể 100% quả màu đỏ.      (6) Quần thể có 25% quả màu đỏ: 50% quả màu tím: 25% quả màu vàng. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1 Câu 24: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài I; II; III; IV lần lượt là: 10­38,50C ; 10,6­320C ; 5­440C;  8­ 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. III và I B. II và I C. III và II D. III và IV Câu 25: Các gen phân li độc lập, các gen tác động riêng rẽ  và mỗi gen qui định một tính trạng. Phép lai   AaBbDd x AAbbDd cho đời sau tỉ lệ cây đồng hợp: A. 3/16 B. 1/4 C. 5/32 D. 1/8 Câu 26: Trong  trường  hợp  giảm phân  và  thụ tinh bình thường,  một  gen  quy  định  một  tính trạng  và gen  trội (A, B, D) là trội  hoàn  toàn. Cho các phép lai: (1)AaBbDD  x AaBbdd   (2) AaBbdd  x  aaBbD D (3)A A BbD d x A abbD d (4)aaBbD d x A aBbdd              (5)A abbD d x A aBBD d (6)A aBbD d x AA BbD d Số phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là          A. 4                B. 5                 C. 2                 D. 3 Câu 27: Một cơ thể thực vật dị hợp tử 3 cặp gen Aa, Bb, Dd khi giảm phân đã tạo ra 8 loại giao tử với số  lượng như sau: ABD = 20, aBD = 180, ABd = 20, aBd = 180,AbD= 180,  abD = 20, Abd = 180, abd = 20. Biết  rằng các gen đều nằm trên thường. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể thực vật trên là: BD Ab AB Ad  A.  Aa, f = 25% B.  Dd, f = 10% C.  Bb, f = 20% D.  Bb, f = 25% bd aB ab aD Câu 28: Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần mang lại. A. Hiện tượng thoái hóa giống B. Tạo ra dòng thuần chủng C. Tạo ưu thế lai D. Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một lưới thức ăn trong quần xã? A. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất. B. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp. C. Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thông thường thì quần xã có   khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. D. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Câu 30: Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ  rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây? (1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. (2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công  nghiệp. (3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội. (4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (5)Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4) Câu 46:  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không có hoán vị gen xảy ra.  Trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?  (1) x (2) x (3) x (4) x (5) x (6) x A: 5. B: 4. C: 2. D: 3.
  4. Câu 32: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể  trong quần thể sinh vật? (1)Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.  (2)Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi  trường       không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3)Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại  và      phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của  quần thể. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 33: Ở một loài 2n = 24. Một thế đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 25 NST, một số tế bào có 23     NST, các tế bào còn lại có 24 NST. Đây là dạng đột biến. A. Đa bội chẵn được phát sinh trong phân bào nguyên phân. B. Lệch bội, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ C. Đa bội lẻ, được phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ  D. Lệch bội, được phát sinh trong phân bào nguyên phân. Câu 34. Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả màu  đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Cho cây lưỡng bội thuần chủng đỏ lai với lưỡng bội  vàng F1 toàn đỏ. Dùng cônsixin tứ bội hóa F1 rồi cho F1 lai nhau, F2 thu được tỉ lệ : (1) 3 đỏ  :1trắng     (2) 5 đỏ :1 trắng. (3) 11 đỏ :1 trắng (4) 35đỏ :1trắng Có bao nhiêu câu trả lời đúng? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 35:  Ở  người bị  bệnh Phenylkêto niệu (PKU) do thiếu hụt enzym  ở  bước A còn bệnh Alkaptonuria  (AKU) là do thiếu hụt enzym ở bước B trong chuỗi phản ứng tóm tắt dưới đây: Phênynalanin A Tyrôzin B CO2 + H2O                                                                                        Một người mắc bệnh PKU lấy một người mắc bệnh AKU thì kiểu hình của những đứa con của họ  có  thể: (1) Tất cả đều mang bệnh. (2) Tất cả đều bình thường. (3) Một nửa số con của họ sẽ mắc bệnh PKU, số còn lại đều bình thường. (4) Một nửa số con của họ sẽ mắc bệnh AKU, số còn lại đều bình thường. Có bao nhiêu câu trả lời đúng?             A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 36. Trong các cây đậu ngọt, gen quy định hình dạng hạt, màu sắc hoa liên kết với nhau, màu tím trội  hoàn toàn so với màu đỏ, hạt dài trội hoàn toàn so với hạt tròn. Nếu cây dị hợp tử về 2 cặp gen trên thụ phấn   với cây đồng hợp lặn về màu sắc hoa và đồng hợp trội về hình dạng hạt, kiểu hình F1 thu được?     A.Có 4 loại kiểu hình.              B. Một nửa số cây hoa màu đỏ  và  tất cả đều hạt  dài     C.Tất cả đều có hoa màu tím và 1 nửa có hạt tròn.        D.Kết quả phụ thuộc liên kết gen hay hoán vị  gen. Câu 37: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật, người ta phát hiện gen thứ nhất có 2  alen , gen thứ hai có 3 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 30 kiểu gen về hai gen này. Cho  biết không phát sinh đột biến mới. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?       (1) Có 6 kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp alen trên.    (2) Gen thứ hai có 3 kiểu gen dị hợp.      (3) Gen thứ nhất nằm trên NST giới tính, gen thứ 2 nằm trên NST thường.       (4) Gen thứ hai nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y.  A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 38: Ở thực vật, xét một locut gen có 4 alen, alen a1 qui định hoa đỏ, alen a2 qui định hoa vàng, alen a3  qui định hoa hồng và alen a4 qui định hoa trắng. Biết các gen trội hoàn toàn theo thứ tự a1 > a2 > a3 > a4. Theo lí  thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?  (1) Cho cây lưỡng bội hoa hồng dị hợp tử giao phấn với cây hoa vàng dị hợp tử, kiểu hình của đời  con có  thể là 50% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng : 25% cây hoa hồng.
  5. (2) Thực hiện phép lai hai thể tứ bội (P): a1a2a3a4 x a2a3a4a4, các biết cây tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng  thụ tinh, thu được F1 có cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 5/12  (3) Những cây tứ bội có tối đa 36 loại kiểu gen.   (4)  Có tối đa 6 loại kiểu gen của cây lưỡng bội.       A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 39: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 0,612 μm và có 4650 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có  số  nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số  nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số  nuclêôtit của mạch. Gen   này phiên mã 1 lần cần môi trường nội bào cung cấp 540 ađênin, tính theo lí thuyết, môi trường nội bào cung  cấp số nuclêôtit loại uraxin, guanin, xitozin lần lượt là A. 210, 180, 870. B. 540, 870, 180. C. 870, 180, 210. D. 180, 870, 540. Câu 40: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người: Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả  những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Có 25  người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. (2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. (3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử (4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.              A. 3 B. 1 C. 2 D.4 GV RA ĐỀ: HỒ TRUNG HUỆ (0962254731)
  6. ĐỀ  THI THỬ THPT QUỐC GIA ­                                             MÔN SINH HỌC ­                                     NĂM HỌC 2017­2018 ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN SINH HỌC Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành­ Năm học: 2017­ 2018 1 D 11 D 21 A 31 D 2 B 12 A 22 B 32 C 3 D 13 B 23 C 33 D 4 A 14 D 24 C 34 C 5 B 15 C 25 D 35 B 6 D 16 C 26 D 36 B 7 D 17 D 27 B 37 A 8 D 18 C 28 C 38 D 9 C 19 B 29 A 39 A 10 C 20 D 30 D 40 C ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  GV Hồ Trung Huệ ­ Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành  ­ ĐT: 0962254731 ­ Email: huenghiahanh@gmail.com   ­   Trang: 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2