intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 1 Tư Nghĩa

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 1 Tư Nghĩa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 1 Tư Nghĩa

  1.     SỞ GDĐT QUẢNG NGÃI  KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Trường THPT số 1 Tư Nghĩa ĐỀ ÔN THI MÔN : SINH VẬT Câu 1. Trong số các động vật ăn cỏ sau đây, loài có dạ dày đựoc chia thành 4 ngăn   là: A.Trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu       B.Hươu, nai, bò, thỏ, ngựa  C.Dê, cừu, ngựa, hổ      D.Thỏ, ngựa, chuột, người Câu 2. Trong lịch sử phát sinh loài người, loài nào trong các loài dưới đây xuất hiện   sớm nhất trong chi Homo?      A. Homo neanderthalensis.  B. Homo erectus.  C. Homo sapiens.             D. Homo habilis.  Câu 3. Cơ quan hấp thụ nước và các ion khoáng chủ yếu của cây trên cạn là : A.Cành B.Lá C.Thân D. Rễ Câu 4. Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3: A. Axit photpho glixêric (APG). B. Axit Oxalo axêtic (AOA). C. Alđêhyl photpho glixêric (AlPG). D. Ribulôzơ 1,5 ­ điphotphat. Câu 5. Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của quá trình quang hợp? A.Tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho các hoạt động của sinh vật dị dưỡng. B. Biến đổi quang năng thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. C. Biến đổi hợp chất hữu cơ  thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt  động của sinh giới. D.Làm trong sạch bầu khí quyển. Câu 6. Di tích của sinh vật đã để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất được gọi  là A. Hóa thạch    B. Biến dị        C. Cơ quan thoái hóa    D. Cơ quan tương đồng Câu 7. Trên một đồng ruộng, quan hệ giữa lúa và cỏ dại là mối quan hệ  A. động vật ăn thịt và con mồi B. cạnh tranh khác loài C. ức chế­ cảm nhiễm    D. hội sinh Câu 8. Để bổ sung nguồn nitơ cho đất, con người không sử dụng biện pháp: A. Bón phân chuồng, phân xanh, xác động vật, thực vật. B.Trồng   cây  họ đậu. C. Bón supe lân, Apatit. D. Bón phân urê, đạm sunfat. Câu 9. Úp chuông thủy tinh lên các chậu cây (ngô, lúa, bầu, bí,...), sau 1 đêm xuất   hiện các giọt nước ở mép của các phiến lá. Hiện tượng trên được gọi là: A. Trào nước. B. Ứ giọt. C. Rỉ nhựa. D. Ứ giọt hoặc rỉ nhựa Câu 10.  Ở thực vật  ưa sáng, hiện tượng ngọn cây cong về phía nguồn sáng thuộc  kiểu  A.hướng trọng lực dương B.hướng tiếp xúc
  2. C.hướng sáng dương D.hướng hóa Câu 11. Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. Cơ chế của sự  vận động  cảm ứng này là dựa vào sự thay đổi  A. Sức trương nước của tế bào B.tác nhân vật lí C.tác nhân sinh học D.thời gian chiếu sáng Câu 12. Ở trùng đế giày, xảy ra tiêu hóa thức ăn là  A.tiêu hóa ngoại bào B.tiêu hoá nội bào C.tiêu hóa ngoại bào hoặc tiêu hoá nội bào D.một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào Câu 13. Một "không gian sinh thái" mà  ở  đó tất cả  các nhân tố  sinh thái của môi   trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là   A. ổ sinh thái.  B. sinh cảnh.  C. nơi ở.  D. giới hạn sinh thái.  Câu 14. Trong hệ  sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn   nhất thuộc bậc dinh dưỡng    A. cấp 1          B. cấp 2 C. cấp 3                    D. cấp 4 Câu 15. Khi nói về bằng chứng tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?   A. Các loài có bảng mã di truyền giống nhau B. Các loài đều có vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là axit nuclêic  C. Những loài có quan hệ  họ hàng càng gần thì trình tự  các axit amin hay trình tự  các nuclêôtit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại.  D. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.  Câu 16. Sự điều hoà của cả hai operon Lac liên quan đến cơ chế điều hoà các gen  kiểu  A.âm tính B.dương tính C.trung hòa D.trung tính Câu 17. Cho bảng số liệu của các quần thể sinh vật: Quần thể m   (số   lượng   cá   thể   trung  S2 (phương sai) bình) A 10 101475 B 5 15,69 C 3,43 8,73 D 7,8 0,05 Quần thể nào có kiểu phân bố đều? A. Quần thể D    B. Quần thể C    C. Quần thể B    D.   Quần   thể  A Câu 18. Trong quần xã sinh vật, loài chủ chốt là  A.  loài có tần suất xuất hiện và độ  phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định   chiều hướng phát triển của quần xã và phá vỡ sự ổn định của quần xã.  B. một hoặc vài loài nào đó (thường là động vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm   soát và khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. 
  3. C. loài chỉ  có  ở  một quần xã nào đó hoặc là loài có số  lượng nhiều hơn hẳn các   loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.  D. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự xuất hiện của nó   làm tăng mức đa dạng của quần xã.  Câu 19. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ  liên tiếp thu được kết quả: Thành   phần   kiểu  Thế   hệ  Thế   hệ  Thế hệ F3 Thế   hệ  Thế   hệ  gen F1 F2 F4 F5 AA 0,49 0,49 0,6 0,5 0,49 Aa 0,42 0,42 0,2 0,4 0,42 aa 0,09 0,09 0,2 0,1 0,09 Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là A. đột biến.                              B. giao phối không ngẫu nhiên. C. giao phối ngẫu nhiên.       D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 20. Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:  (1)  Ở  miền Bắc Việt Nam, số  lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa   đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.  (2)  Ở  Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu  ấm áp, sâu hại xuất hiện   nhiều.  (3) Số  lượng cây tràm  ở  rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự  cố  cháy rừng   tháng 3 năm 2002.  (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.  (5) Cá cơm ở biển Peerru cứ 7 năm biến động một lần Có bao nhiêu ví dụ đúng về  dạng biến động số  lượng cá thể  của quần thể  sinh vật theo chu kì? A. 1  B. 2 C. 3  D. 4 Câu 21. Cho các nhân tố sau:  (1) Đột biến.        (2)   Giao   phối   không   ngẫu  nhiên.  (3) Chọn lọc tự nhiên.   (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.        (5) các yếu tố ngẫu nhiên  Theo quan điểm hiện đại, có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần   số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:  A. 4  B. 3 C. 2  D. 1 Câu 22. Cho các ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sinh sản: (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Giữa cây trồng và cây dại tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài cá khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. (5) Cà chua lưỡng bội giao phấn với cà chua tứ  bội tạo ra cây tam bội không hạt   nên không sinh sản hữu tính được
  4. Có bao nhiêu ví dụ đúng về cách li sau hợp tử? A. 4  B. 3 C. 2  D. 1 Câu 23. Theo quan điểm hiện đại, cách li tập tính là: A. Hợp tử  được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non,   hoặc con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.  B. Các cá thể của các loài khác nhau sống trong một môi trường có thể  có những   tập tính giao phối khác nhau nên chúng thường không giao phối với nhau. C. Các cá thể sống ở hai khu vực địa lí khác nhau, yếu tố địa lí ngăn cản quá trình   giao phối giữa các cá thể.          D. Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các   mùa khác nhau nên không giao phối với nhau.  Câu 24. Con người khi nhiễm các bệnh virut kéo dài thì dễ bị ung thư vì:   (1) Virut  có thời gian tồn tại dài làm tăng xác suất virut làm hỏng và gây đột biến các gen  (2) Virut có thời gian tồn tại dài làm tăng xác suất virut làm hỏng và gây đột biến  các nhiễm sắc thể  (3) Virut có thời gian tồn tại dài sẽ gây đột biến, chèn promotor khỏe vào gen tiền  ung thư sẽ làm giảm hoạt động của gen này và gây ung thư  (4) Gây đột biến kích hoạt các gen bình thường bất hoạt gen ức chế khối u Có bao nhiêu phát biểu đúng?  A. 4  B. 3 C. 2  D. 1 Câu 25. Cho các phát biểu sau đây khi nói về sự điều hòa hoạt động gen ở sinh vật   nhân thực : (1) Sự điều hòa hoạt động gen  ở  sinh vật nhân thực thể hiện khác nhau ở  những   giai đoạn phát triển khác nhau của cá thể (2) Sinh vật nhân thực thường có cấu tạo cơ thể rất phức tạp, bao gồm các mô và  các cơ quan chuyên hóa khác nhau phát sinh từ một tế bào duy nhất nên các tế bào   trong cơ thể có chung một cơ chế điều hòa.  (3) Sự điều hòa biểu hiện của nhiều gen có thể đảm bảo cho cơ thể phát triển và   sinh trưởng bình thường.  (4) Trong sự  phát sinh cá thể, tùy từng giai đoạn, số  lượng các gen trong tế  bào   đều hoạt động là như nhau để tạo ra sản phẩm bình thường, điều đó được diễn ra   nhờ cơ chế điều hòa hoạt động gen.  Có bao nhiêu phát biểu đúng?  A. 4  B. 3 C. 2  D. 1 Câu 26. Cấu trúc di truyền của quần thể  ban đầu: 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1.   Nếu không có đột biến xảy ra thì sau 2 thế  hệ  tự phối thì cấu trúc di truyền của   quần thể:   A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1     B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1 C.0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1      D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1
  5. Câu 27. Khi thống kê số lượng cá thể của một quần thể sóc, người ta thu được số  liệu gồm 105 cá thể mang gen AA, 15 cá thể mang gen Aa và 30 cá thể mang gen  aa. Theo lý thuyết, tần số của mỗi alen trong quần thể là:  A.A = 0,70 ; a = 0,30  B. A = 0,80 ; a = 0,20  C. A = 0,25 ; a = 0,75  D. A = 0,75 ; a = 0,25  Câu 28. Sơ đồ  bên minh họa mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong  một quần xã. Cho biết A là sinh vật sản xuất, còn lại là sinh vật tiêu thụ. Tính số  chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn sau:                              B F                                                     A G                                                          E                                        C D A. 10         B. 13            C. 12         D. 11 Câu 29. Một gen có 3000 nucleotit và có tỉ lệ A/G = 1/2, gen bị đột biến thành alen   mới có 4001 liên kết hidrô, số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là: A. T = A = 601, G = X = 899            B. T = A = 500, G = X = 1000 C. T = A = 499, G = X = 1001       D.T = A = 501, G = X = 1002 Câu 30. Gen có chiều dài 255nm và có 1900 liên kết hiđrô, gen bị  đột biến mất 2  cặp A­T. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến nhân  đôi 4 lần là:                A. A = T = 5265 và G = X = 6015    B.A = T = 5220  và G = X = 6000   C. A = T = 5250 và G = X = 6000    D. A = T = 5265  và G = X = 6015 Câu 31.Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra   bình   thường,   tính   theo  lí   thuyết,  tỉ   lệ   kiểu   gen  AaBbDd   thu  được   từ   phép   lai   AaBbDD × AaBbdd là  A. 1/16  B. 1/8   C. 1/4  D. 1/2  Câu 32. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp; gen   B qui định quả tròn, gen b qui định quả  dài; các cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp   nhiễm sắc thể thường. Lai phân tích cây thân cao, quả tròn thu được F1 : 30% cây  thân cao, quả  dài; 30% cây thân thấp, quả  tròn; 20% cây thân cao, quả  tròn; 20%  cây thân thấp, quả dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của P là A. (AB/ab), 15%  B. (AB/ab), 30%  C. (Ab/aB), 15%      D. (Ab/aB), 40% Câu 33. Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêotit loại A và loại G chiếm 50% so với   tổng số nuclêotit của mạch. Trên mạch 2 của gen này, tổng số  nuclêotit loại A và  X  bằng 60%, tổng số nuclêotit loại X và loại G bằng 70% so với tổng số nuclêotit  của mạch 2. So với tổng số  nuclêotit của mạch 2 thì tỉ  lệ  số  nuclêotit loại X  ở  mạch này là:   A. 20%        B. 30%       C. 10%   D. 40%
  6. Câu 34.  Ở  một loài thực vật có bộ  nhiễm sắc thể  lưỡng bội 2n = 14; trên mỗi  nhiễm sắc thể thường khác nhau đều xét một gen có hai alen. Theo lý thuyết, trong   loài tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau về đột biến thể ba ?  A.40824           B.87482           C. 20412             D. 29164 Câu 35. Cho một cây lưỡng bội (P) lần lượt giao phấn với 2 cây lưỡng bội khác  cùng loài, thu được kết quả sau:  ­ Với cây thứ nhất, đời con gồm: 43,75% cây thân cao, quả tròn; 18,75% cây thân  thấp, quả  bầu dục; 31,25% cây thân cao, quả  bầu dục; 6,25% cây thân thấp, quả  tròn.  ­ Với cây thứ hai, đời con gồm: 43,75%  cây thân cao, quả tròn; 18,75%  cây thân   thấp, quả bầu dục; 6,25%  cây thân cao, quả bầu dục; 31,25%  cây thân thấp, quả  tròn.  Cho biết các tính trạng hai gen (A và a), (B và b), các cặp gen này đều nằm trên   nhiễm sắc thể thường. Kiểu gen của cây lưỡng bội (P) là  A. Ab/ab B.Ab/aB  C. AB/ab  D. aB/ab.  Câu 36. Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám, b quy định thân đen. Cho ruồi thân   xám và thân đen giao phối với nhau được F1 có tỷ lệ 50% ruồi thân xám: 50% ruồi   thân đen. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau được F2, thống kê kết quả ở cả  quần thể có thể có kiểu hình: (1) 5/8 ruồi cái thân xám; 1/4 ruồi đực thân xám. (2) 9 ruồi thân đen: 7 ruồi thân xám. (3) 5/8 ruồi cái thân xám; 1/4 ruồi cái thân xám dị hợp. (4) 7 ruồi thân đen: 9 ruồi thân xám. (5) 13 ruồi thân đen: 3 ruồi thân xám. Có bao nhiêu kết luận đúng?  A. 4  B. 3 C. 2  D. 1 Câu 37.  Biết các bộ  ba trên mARN mã hoá các axit amin tương   ứng như  sau:   5'XGA3' mã hoá axit amin Acginin;5'UXG3' và 5'AGX3' cùng mã hoá axit amin  Xêrin; 5'GXU3' mã hoá axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên   mạch   gốc   của   vùng   mã   hoá   ở   một   gen   cấu   trúc   của   sinh   vật   nhân   sơ   là  5'GXTTXGXGATXG3'. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình  tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là      A. Xêrin – Alanin – Xêrin – Acginin         B. Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin  C. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin         D. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin  Câu 38. Ở một loài động vật, cho các giao tử n­1, n+1, n­1­1, n+1+1 kết hợp tự do   ngẫu nhiên trong quá trình thụ  tinh, theo lý thuyết tối đa có thể  tạo ra bao nhiêu  hợp tử khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể?  A.5        B. 9               C. 15          D. 20 Câu 39. Xét một locut gen gồm 2 alen (A và a) trên nhiễm sắc thể thường; Tần số  alen a ở thế hệ xuất phát chiếm 38%. Qua mỗi thế hệ, đột biến làm cho alen a trở 
  7. thành alen A với tần số  10%. Theo lý thuyết, sau 3 thế  hệ tần số  đột biến không  đổi thì tần số A của quần thể là A. 72,3%                           B. 75,1%                        C. 69,2%                     D.  71,6% Câu 40. Giả sử một locut gen có 2 alen A và a, thế hệ ban đầu có tần số tương đối   của alen A là p0. Quá trình đột biến làm cho A  →  a với tần số  u = 10­5. Theo lý  thuyết để p0 giảm đi ½ phải cần bao nhiêu thế hệ? A.690 B.6900 C. 69000 D.690000 ........................HẾT........................ ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Câu A D D A C A B C B C A B A A D A A D D C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 38 40 câu  A B B C C B D D C B C D D C C C B B A C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1