Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 2 Tư Nghĩa
lượt xem 0
download
Với Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 2 Tư Nghĩa dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Số 2 Tư Nghĩa
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TRƯỜNG THPT SỐ 2 TƯ NGHĨA NĂM 2018 (Đề thi có 07 trang) Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 81: Cho 5 loai hoocmôn th ̣ ực vât sau: ̣ (1) Auxin (2) Gibêrelin (3) Xitôkinin (4) Êtilen (5) Axit abxixic ̣ Sô hoocmôn thuôc nhom hoocmôn ́ ́ ức chế là A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 82: Khác với mạch libe, mạch gỗ có cấu tạo A. gồm nhiều lớp tế bào có vách dày. B. gồm các tế bào chết. C. gồm các tế bào sống nối thông với nhau. D. gồm các tế bào sống và các tế bào chết xen kẽ nhau. Câu 83: Con đường chuyển hoá nitơ hữu cơ trong xác thực vật thành dạng nitơ khoáng NH4+ và NO3 theo trình tự A. nitơ hữu cơ vi khuẩn nitrat hoá NO3 vi khuẩn nitrit hoá NO2. B. nitơ hữu cơ vi khuẩn amôn hoá NH4+ vi khuẩn nitrat hoá NO3. C. nitơ hữu cơ vi khuẩn nitrat hoá NO3 vi khuẩn amôn hoá NH4+. D. nitơ hữu cơ vi khuẩn nitrit hoá NO2 vi khuẩn amôn hoá NH4+. Câu 84: Cho cac nhân đinh vê sinh tr ́ ̣ ̣ ̀ ưởng sơ câp: ́ (1) la sinh tr ̀ ưởng cua thân va rê theo chiêu dai. ̉ ̀ ̃ ̀ ̀ (2) ở cây hai la mâm, sinh tr ́ ̀ ưởng sơ câp do mô phân sinh đinh tao ra. ́ ̉ ̣ (3) sinh trưởng sơ câp tao ra gô loi, gô dac va vo. ́ ̣ ̃ ̃ ̃ ́ ̀ ̉ (4) diên ra ch ̃ ủ yêu ́ ở giai đoan cây tr ̣ ưởng thanh. ̀ ̣ Co bao nhiêu nhân đinh ́ ̣ đung ́ ? A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 85: Ở động vật không có xương sống, hoocmon ecdixon được sản xuất ra ở A. tuyến trước ngực. B. tuyến giáp. C. thể allata. D. tuyến yên. Câu 86: Để ngăn chặn quá trình phản nitrat hoá, không nên A. bón phân đạm nitrat vào đất. B. làm cho đất bị yếm khí hay bị chua. C. bón phân hữu cơ cho đất. D. tăng cường làm cỏ sục bùn. Câu 87: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật A. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi và thời kì đầu của cá thể mới. B. tiết kiệm vật liệu di truyền. C. tạo quả có chất lượng cao. 1
- D. hình thành nội nhũ chứa tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 3n. Câu 88: Cho các loài sau: (1) Châu chấu (2) Ếch (3) Ong (4) Cá (5) Chim ăn sâu Hệ tuần hoàn của loài nào chỉ thực hiện chức năng vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết, không tham gia vào quá trình vận chuyển khí trong hô hấp. A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (5) C. (1), (3) D. (1), (2), (3) Câu 89: Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1. Các số 1, 2, 3 lần lượt là A. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn. B. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn , sợi chất nhiễm sắc. C. sợi siêu xoắn, sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản. D. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn . Câu 90: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'. (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (2) → (3) → (1) → (4) C. (2) →(1) → (3) → (4) B. (1) → (2) → (3) → (4) D. (1) →(4) → (3) → (2) Câu 91: Thể một nhiễm được tạo thành từ sự kết hợp các loại giao tử A. (n 1) x n. B. (n + 1) x (n 1) C. (n + 1) x n D. (n + 1) x (n + 1) Câu 92: Các quá trình dưới đây xảy ra trong 1 tế bào nhân chuẩn: 1phiên mã; 2 gắn ribôxôm vào mARN; 3 cắt các intron ra khỏi ARN ; 4 gắn ARN pôlymeaza vào ADN; 5 chuỗi pôlipeptit cuộn xoắn lại; 6 mêtiônin bị cắt ra khỏi chuỗi pôlypeptit. Trình tự đúng là A. 1 3 2 5 4 6. B. 4 1 2 6 3 5 C. 4 1 3 6 5 2. D. 4 1 3 2 6 5 2
- Câu 93: Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật có một cặp NST tăng lên hai chiếc gọi là A. thể bốn B. thể ba C. thể một D. thể tứ bội Câu 94: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. Câu 95: Phép lai nào sau đây cho F1 có nhiều loại kiểu gen nhất? A. AAaa x Aaaa B. AAaa x Aaa C. AAAa x Aaaa D. AAa x Aaaa Câu 96: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là A. thay thế một cặp AT bằng một cặp GX. B. mất một cặp AT. C. thay thế một cặp GX bằng một cặp AT. D. mất một cặp GX. Câu 97: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết. (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. A. (2), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (1), (4). Câu 98: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. (2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. (3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. (4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 99: Xét các ví dụ sau đây: 1. Bệnh phêninkêtôniệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường. 3
- 2. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau tùy thuộc vào pH của môi trường đất. 3. Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu trắng. Khi khu rừng bị ô nhiễm bụi than thì tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và bướm có màu đen phát triển ưu thế. Những ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình là A. 1, 3. B. 1, 2, 3. C. 2, 3. D. 1,2. Câu 100: Xét các gen phân li độc lập. Nếu mỗi gen gồm hai alen trội lặn hoàn toàn thì khi P thuần chủng khác nhau về n cặp tính trạng tương phản sẽ cho F 2 số loại kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen là A. 2n B. 3n. C. 4n. D. (½)n Câu 101: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 40 tế bào có cặp NST số 8 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 11 NST chiếm tỉ lệ A. 4%. B. 1%. C. 2%. D. 98%. Câu 102: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F 2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ A. 5%. B. 25%. C. 20%. D. 12,5%. Câu 103:Cho sơ đồ phả hệ sau: Xác suất người số 7 có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu? A. 3/4. B. 2/3 C. 1/4 D. 1/2 Câu 104: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F 1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ A. 37,5%. B. 12,5%. C. 25%. D. 18,55%. Câu 105: Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? 4
- A. Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen. B. Ở F2 có 5 loại kiểu gen. C. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. D. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%. Câu 106: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F 1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên? (1) F2 có 9 loại kiểu gen. (2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn. (3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%. (4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 107: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P). (2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ. (3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P). (4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 108: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh. (3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 109: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. B. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi. C. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể. 5
- D. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội. Câu 110: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 111: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở A. kỉ Jura. B. kỉ Pecmi. C. kỉ Đêvôn. D. kỉ Cambri. Câu 112: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh. II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. III. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau. IV. Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 113: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Động vật ăn động vật. (2) Động vật ăn thực vật. (3) Sinh vật sản xuất Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là A. (3) → (2) → (1) B. (2) → (3) → (1) C. (1) → (2) → (3) D. (1) → (3) → (2) Câu 114: Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể trên là: A. 138 B. 2340 C. 4680 D. 1170 Câu 115: Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. 6
- Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là A. (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (1), (4). Câu 116: Cho các biện pháp sau: (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Loại bỏ hoặc bất hoạt một gen sẵn cơ trong hệ gen. (5) Nhân bản vô tính. (6) Cấy truyền phôi ở động vật. Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (3), (4), (5) B. (2), (4) C. (1), (3) D. (1), (2), (4) Câu 117: Cho một số bệnh, tật, hội chứng di truyền ở người: (1) Tật có túm lông trên vành tai (2) Hội chứng Đao (3) Tật xương chi ngắn (4) Bệnh phêninkêtô niệu (5) Bệnh bạch tạng (6) Hội chứng Tơcnơ (7) Bệnh ung thư máu (8) Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (9) Bệnh mù màu Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền do đột biến số lượng nhiễm sắc thể? A. 6 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 118: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. Câu 119: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau? A. 32. B. 5. C. 16. D. 8. Câu 120: Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp: A. nuôi cấy tế bào, mô thực vật. B. dung hợp tế bào trần. C. nhân bản vô tính. D. nuôi cấy hạt phấn. HẾT 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn