intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Tôn Đức Thắng

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Tôn Đức Thắng dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Tôn Đức Thắng

  1. SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ MINH HỌA THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG NĂM HỌC: 2019 - 2020 Thời gian làm bài : 50 phút; (Đề có 40 câu) Họ và tên thí sinh:……………………………………………. SBD:………………… Câu 1: Ở quá trình quang hợp của thực vật C3, pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở tilacôit. B. Ở chất nền. C. Ở màng ngoài. D. Ở màng trong. Câu 2: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng chống chịu là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất. B. có mức sinh sản xấp xỉ với mức tử vong. C. có mức sinh sản cao hơn mức tử vong. D. có mức tử vong cao hơn mức sinh sản. Câu 3: Enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.Coli và kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp trong công tác tạo giống bằng công nghệ gen là A. enzim restrictaza. B. enzim ligaza. C. enzim ADN polimeraza. D. enzim ARN polimeraza. Câu 4: Điều kiện diễn ra quá trình lên men ở cơ thể thực vật là A. cây bị khô hạn B. cây bị ngập úng. C. cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh. D. cây sống nơi ẩm ướt. Câu 5: Cây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát. Đây là sự kiện diễn ra ở kỉ nào trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất? A. Kỉ Cacbon (Than đá). B. Kỉ Krêta (Phấn trắng). C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Triat (Tam điệp). Câu 6: Cơ sở tế bào học của các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật là A. quá trình nguyên phân. B. quá trình giảm phân. C. quá trình thụ tinh. D. quá tình nguyên phân, giảm phân. Câu 7: Ở một loài thực vật, xét phép lai (P): x thu được thế hệ F1. Biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, số kiểu hình tối đa có thể thu được ở F1 là A. 4. B. 6. C. 8. D. 9. Câu 8: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng là vì A. lá cây đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối. B. lá cây đã tạo ra sức hút nước trong cây. C. lá cây đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước. D. lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá. Câu 9: Cây pomato (cây lai giữa khoai tây và cà chua) đã được tạo ra bằng phương pháp A. lai xa (lai khác loài). B. nuôi cấy tế bào thực vật. C. nuôi cấy hạt phấn. D. dung hợp tế bào trần. Câu 10: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp A. lớn hơn cường độ hô hấp. B. cân bằng với cường độ hô hấp. C. nhỏ hơn cường độ hô hấp. D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
  2. Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, đặc điểm giống nhau giữa ADN trong nhân và ADN ngoài nhân là A. đều được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. B. đều có số lần nhân đôi bằng nhau. C. đều có khả năng bị đột biến và di truyền các đột biến cho thế hệ sau. D. đều có cấu trúc mạch thẳng. Câu 12: Động lực của dòng mạch rây là A. cơ quan nguồn (lá ) có áp suất thẩm thấu thấp hơn cơ quan dự trữ. B. chất hữu cơ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. C. lực liên kết giữa các phân tử chất hữu cơ và thành mạch rây. D. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan chứa. Câu 13: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 14: Biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cơ thể lưỡng bội nào dưới đây tạo ra số loại kiểu gen nhiều nhất? A. A1A2B1B3 x A2A3B1B2. B. x . C. X X x X Y. D. AaX Xb x AaXBY. B Câu 15: Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng do tính chất nào của enzim? A. Tính đa dạng B. Tính chuyên hoá C. Tính bền với nhiệt độ cao D. Hoạt tính yếu Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc điểm chung của người mắc hội chứng siêu nữ và claiphentơ? I. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể bằng nhau. II. Có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. III. Sự bất thường xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. IV. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng đều chỉ chứa 2 nhiễm sắc thể X. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Trong các hình thức sau, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Tăng cường xây dựng các nhà máy nhiệt điện than để xản suất điện. II. Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. III. Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. V. Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: Cho các mức độ cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình: (1) crômatit. (2) ADN xoắn kép. (3) vùng xếp cuộn. (4) sợi cơ bản. (5) sợi nhiễm sắc. Trật tự sắp xếp các mức độ cấu trúc có chiều ngang từ bé đến lớn nào sau đây là đúng? A. (2) → (4) → (5) → (3) → (1). B. (2) → (5) → (4) → (1) → (3). B. (4) → (2) → (5) → (1) → (3). D. (5) → (1) → (3) → (2) → (4).
  3. Câu 19: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn. III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 20: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng khi nói về bệnh ung thư ở người là A. bệnh ung thư chỉ liên quan đến các đột biến gen mà không liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể. B. gen ung thư nếu xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng sẽ không di truyền qua sinh sản hữu tính. C. khối u mà có tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể gọi là u lành tính. D. người bị bệnh ung thư máu có 3 nhiễm sắc thể 21. Câu 21: Đặc điểm giống nhau giữa đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và chuyển đoạn trong phạm vi một nhiễm sắc thể là A. không làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể. B. làm thay đổi trật tự, thành phần của các gen trên một nhiễm sắc thể. C. không phá vỡ mối quan hệ giữa các gen trên một nhiễm sắc thể. D. không gây hại cho cơ thể mang đột biến. Câu 22: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì? A. NADPH, O2. B. ATP, NADPH. C. ATP, NADPH và O2. D. ATP và CO2. Câu 23: Khi nói về mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không lợi cũng không hại là mối quan hệ A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. ức chế - cảm nhiễm. Câu 24: Trong quá trình chế biến giấm từ rượu, sau 1 thời gian ta thấy trong cốc đựng giấm có một lớp màng (váng) trắng phủ lên bề mặt. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng? I. Lớp váng trắng là do nấm sợi phát triển tạo thành. II. Lớp váng trắng này chỉ xuất hiện trên bề mặt mà dưới đáy cốc không có. III. Lấy lớp váng trắng ra, nhỏ 1 vài giọt H2O2 vào lớp váng trắng thì không có hiện tượng gì xảy ra. IV. Nếu cứ để lớp váng trắng trong cốc ngày càng nhiều thì độ chua của giấm sẽ giảm. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan
  4. có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Điều này chứng minh thành tế bào có vai trò gì? A. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. B. Ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào. C. Giữ cho tế bào có hình dạng ổn định. D. Bảo vệ tế bào. Câu 26: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về diễn thế thứ sinh? I. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã. II. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật. III. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. IV. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 27: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây; trong đó (1), (2), (3), (4) là các chất có trong môi trường. Hãy phân tích hình và cho biết chú thích nào dưới đây là đúng? A. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). chất hữu cơ. B. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). chất hữu cơ. C. (1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). chất hữu cơ. D. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). chất hữu cơ. Câu 28: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen không alen (A,a; B,b) cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Biết không xảy ra đột biến, không xảy ra hoán vị gen. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến phép lai thuận nghịch, có tối đa bao nhiêu phép lai khác nhau cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen 1: 1? A. 24. B. 15. C. 9. D. 36. Câu 29: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng. Thực hiện phép lai (P): AAaa (4n) x AAaa (4n) thu được thế hệ F1. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc môi trường. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ thu được ở F1, các cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ A. . B. . C. . D. . Câu 30: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn? I. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận. II. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận. III. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được. IV. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
  5. V. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển khi vào tế bào nhận sẽ không bị enzim phân hủy. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31: Trong các điều kiện sau, có bao nhiêu điều kiện để quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học? I. Không gian cư trú và nguồn sống của sinh vật không bị giới hạn. II. Nguồn sống môi trường không đáp ứng được nhu cầu sống. III. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt. IV. Mức độ sinh sản tối đa, mức độ tử vong tối thiểu. V. Loài sinh sản hạn chế. VI. Cá thể có kích thước nhỏ, nhu cầu sống thấp. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 32: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí. B. Hình thành loài bằng cách li địa lí phải đi kèm sự tác động của các nhân tố tiến hóa. C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất. D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật. Câu 33: Sơ đồ bên mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật nhai lại. Biết (1), (2), (3), (4) là kí hiệu của tên các bộ phận trong ống tiêu hóa. Phát biểu đúng là A. (1) là dạ lá sách, (2) là dạ cỏ, (3) là dạ múi khế, (4) dạ tổ ong. B. (1) là dạ múi khế, (2) dạ tổ ong, (3) là dạ cỏ, (4) là dạ lá sách. C. (1) là dạ cỏ, (2) là dạ tổ ong, (3) là dạ múi khế, (4) là dạ lá sách. D. (1) là dạ tổ ong, (2) là dạ lá sách, (3) là dạ cỏ, (4) dạ múi khế. Câu 34: Ở người, alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai bị bạch tạng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kiểu gen của bố mẹ là A. Aa x Aa. B. Aa x AA. C. XAXa x XAY. D. Aa x aa. Câu 35: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P) thu được ở F1 có 4 kiểu hình; trong đó, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc môi trường. Tính theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai? I. Ở F1, tỉ lệ các cây thân cao, hoa đỏ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen của các cây mang lai. II. Ở F1, tỉ lệ các cây có kiểu gen dị hợp hai cặp gen có thể lớn hơn tỉ lệ các cây có kiểu gen đồng hợp.
  6. III. Ở F1, tỉ lệ các cây đồng hợp tử trội không phụ thuộc vào tần số hoán vị gen của hai cây mang lai. IV. Không thể xác định chính xác số kiểu gen tối đa của các cây ở thế hệ F1 do chưa đủ thông tin. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Ở đậu Hà Lan, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng; hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau, sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc môi trường. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn. Theo lí thuyết, trong các trường hợp tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ lệ phân li kiểu hình dưới đây, có bao nhiêu trường hợp thỏa mãn kết quả thu được ở thế hệ F2? I. Tỉ lệ phân li kiểu gen: 100%. II. Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9: 3: 3: 1. III. Tỉ lệ phân li kiểu gen: 3: 1. IV. Tỉ lệ phân li kiểu hình: 1: 1. V. Tỉ lệ phân li kiểu gen: 1: 1: 1: 1: 2: 2. VI. Tỉ lệ phân li kiểu hình: 1: 2: 1. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 37: Ở ngô, tính trạng chiều cao của thân do 3 cặp gen không alen (A,a; B,b; D,d) nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau tương tác cộng gộp quy định, sự có mặt một alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10 cm, cây trưởng thành thấp nhất cao 90 cm, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc môi trường. Tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa quy định cây cao 120 cm là A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 38: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen (A,a; B,b) phân li độc lập quy định; trong đó, kiểu gen có cả 2 hai loại alen A và B quy định hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một trong hai loại alen A hoặc B quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A bằng 0,3 và B có tần số bằng 0,7. Biết sự biểu hiện của gen không phụ thuộc điều kiện môi trường. Tính theo lí thuyết, kiểu hình hoa vàng chiếm tỉ lệ A. 49,18%. B. 48,37%. C. 56,25%. D. 18,75%. Câu 39: Ở người, bệnh T do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: người vợ là Oanh bị bệnh T còn chồng là Thuận không bị bệnh T, sinh được hai người con gái là Thủy và Huyền, trong đó Thủy không bị bệnh T còn Huyền bị bệnh T. Thủy kết hôn với Dũng bị mắc bệnh T, sinh được hai người con gái là Hằng và Linh đều không mắc bệnh T. Huyền kết hôn với Hòa không mắc bệnh T, sinh được một người con gái tên Thanh không mắc bệnh T và người một người con trai tên Tuấn có mắc bệnh T. Linh kết hôn với Hùng không mắc bệnh T, sinh được đứa con trai bình thường tên Thi. Tuấn kết hôn với Nhân mắc bệnh T, sinh được người con gái bình thường tên Ngọc. Biết không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong gia đình. Dựa vào các thông tin trên, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Thi và Ngọc cùng huyết thống nên không thể làm giấy đăng kí kết hôn. II. Trong gia đình này có 2 người không thể xác định chính xác kiểu gen do chưa đủ thông tin. III. Xác suất sinh con thứ 2 không mang alen quy định tính trạng bình thường của Tuấn và Nhân là 25%. IV. Tất cả những người mắc bệnh trong gia đình này đều có kiểu gen dị hợp. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
  7. Câu 40: Xét hai quần thể sinh vật lưỡng bội thuộc hai loài khác nhau, quần thể thứ nhất (quần thể của một loài côn trùng), ở quần thể này xét tính trạng màu mắt do một gen có hai alen (A, a) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng, các cá thể có cùng màu mắt chỉ giao phối với nhau mà không giao phối với các cá thể có mắt khác màu. Quần thể thứ hai (quần thể của một loài thực vật) sinh sản bằng hình thức tự thụ phấn nghiêm ngặt, ở quần thể này xét tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen (B, b) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của các gen trên không phụ thuộc vào môi trường, các quần thể không bị tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc điểm chung của hai quần thể trên? I. Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ. II. Tần số kiểu gen đồng hợp tăng lên, tần số kiểu gen dị hợp giảm xuống. III. Sau mỗi thế hệ, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng lên đúng bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm xuống. IV. Sau mỗi thế hệ tỉ lệ kiểu gen dị hợp sẽ bị giảm đi 50%. V. Tỉ lệ các cá thể có kiểu hình trội sẽ giảm dần sau mỗi thế hệ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. -----------Hết------------- Họ và tên giám thị 1:………………………………………Ký tên:……….………… Họ và tên giám thị 2:………………………………………Ký tên:……….…………
  8. SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐÁP ÁN ĐỀ MINH HỌA THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG MÔN SINH HỌC NĂM HỌC: 2019 - 2020 Câu 1. A Câu 2. D Câu 3. B Câu 4. B Câu 5. A Câu 6. A Câu 7. D Câu 8. D Câu 9.D Câu 10. B Câu 11. C Câu 12. D Câu 13. C Câu 14. A Câu 15. B Câu 16. B Câu 17. B Câu 18. A Câu 19. C Câu 20. B Câu 21. A Câu 22. B Câu 23. C Câu 24. B Câu 25. C Câu 26. C Câu 27. A Câu 28. A Câu 29.B Câu 30. B Câu 31. D Câu 32. B Câu 33. D Câu 34. A Câu 35. B Câu 36. A Câu 37. A Câu 38. A Câu 39. C Câu 40. D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2