intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lí lần 1 - THPT Tà Nung - Mã đề 345

Chia sẻ: Mân Hinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lí lần 1 - THPT Tà Nung - Mã đề 345 dưới đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi và giúp quý thầy cô có kinh nghiệm ra đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lí lần 1 - THPT Tà Nung - Mã đề 345

  1. SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 TRƯỜNG THCS&THPT TÀ NUNG NĂM HỌC 2017 ­ 2018 Môn thi: ĐỊA LÍ  ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 05 trang) (không kể thời gian phát đề) Mã đề: 345 Câu 1: Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là A. rừng gió mùa thường xanh. B. rừng gió mùa nửa rụng lá. C. rừng ngập mặn thường xanh ven biển. D. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Câu 2: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cân bằng ẩm trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh. B. Luợng mưa trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh. C. Nhiệt độ trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh. D. Lượng bốc hơi trung bình tháng của Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 3: Quốc gia có diện tích lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á là: A. Việt Nam. B. Ma­lai­xi­a. C. Mi­an­ma. D. Thái Lan. Câu 4: Nhận xét không chính xác vền đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A.  Địa hình chủ yếu là đồi núi. B.  Đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển. C.  Sông ngòi ngắn và dốc. D. Nghèo khoáng sản nhưng than đá có trữ lượng lớn. Câu 5: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học A. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng. B. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. C. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. D. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ. Câu 6: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có giới hạn độ cao A. từ 900m­1000m lên đến 2600m B. dưới 600 ­ 700m. C. trên 2600m. D. từ 600 ­ 700 m đến 2600m. Câu 7: Loại đất nào sau đây có diện tích ít nhất ở Miên Băc va Đông băc Băc Bô? ̀ ́ ̀ ́ ́ ̣                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 345
  2. A. Đât phu sa va đât feralit ́ ̀ ̀ ́ B. Đât cat biên. ́ ́ ̉ C. Đât măn. ́ ̣ D. Đât phen. ́ ̀ Câu 8: Ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam là A. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển  các nước Đông Nam Á. B. Tạo điều kiện mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, đông bắc Cam – pu – chia và tây nam Trung  Quốc. C. Tạo điều kiện để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước  ngoài. D. Tạo điều kiện cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng  không. Câu 9: Ý nghĩa quan trọng của các đảo và quần đảo nước ta: A. Phân bố dân cư từ đất liền ra đảo B. Khai thác nguồn lợi dầu khí C. Là căn cứ để tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới D. Phát triển giao thông đường thủy Câu 10: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang  23 – hãy cho biết tuyến đường sắt Bắc – Nam đi từ tỉnh   nào đến tỉnh nào? A. Lạng Sơn – Hồ Chí Minh B. Hà Nội – Cà Mau C. Hà Nội – Hồ Chí Minh D. Lạng Sơn – Cà Mau Câu 11: Đi lần lượt từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta, lần lượt qua các đèo: A. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả B. Đèo Ngang, đèo Hải Vân đèo, đèo Cù Mông, đèo Cả C. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông D. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân Câu 12: Trung Quốc có chính sách dân số triệt để: A. Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con B. Mỗi gia đình chỉ có 1 con, gia đình chính sách có 2 con C. Mỗi gia đình chỉ có 1 con D. Khoảng cách giữa 2 lần sinh phải từ 5 năm trở lên Câu 13: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành A. Công nghiệp chế tạo máy. B. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng. C. Công nghiệp dệt, sợi vải các loại. D. Công nghiệp sản xuất điện tử. Câu 14: Các đồng bằng có diện tích lớn hơn cả của vùng Bắc Trung Bộ là: A. Thanh­Nghệ­Tĩnh. B. Phú­Khánh. C. Nam­Ngãi­Định. D. Bình­Trị­Thiên. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta? A. Chỉ hoạt động ở miền Bắc B. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. C. Thổi liên tục trong suốt mùa đông. D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc Câu 16: Nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh: A. Sự xâm lược ào ạt của các nước đế quốc B. Nền công nghiệp phát triển quá nhanh C. Năng suất nông nghiệp lạc hậu quá thấp                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 345
  3. D. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm Câu 17: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là A. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm B. Trong năm, mặt trời qua thiên đỉnh hai lần C. Hằng năm nước ta nhận lượng nhiệt mặt trời lớn D. Trong năm mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời Câu 18: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh nào A. Sơn La B. Thanh Hóa C. Nghệ An D. Phú Yên Câu 19: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 – hãy cho biết biết số thành phố trực thuộc tỉnh của   vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung A. 13 B. 14 C. 12 D. 15 Câu 20: Giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh   của A. ngành trồng cây lương thực ­ thực phẩm. B. ngành giao thông vận tải và du lịch. C. ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt. D. ngành công nghiệp năng lượng; nông nghiệp, du lịch. Câu 21: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do A. tiếp giáp với biển Đông. B. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới. C. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. D. nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương. Câu 22: Nhờ tiếp giáp biển, nên nước ta có: A. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống. B. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. D. Nhiều tài nguyên khoáng sản sinh vật. Câu 23: Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN là: A. Xăng dầu. B. Lúa gạo. C. Hàng điện tử. D. Than Câu 24: Nét nổi bật của vùng núi Trường Sơn Bắc là: A. Các dãy núi chạy song song, so le nhau B. có Các dãy núi chạy song song so le nhau, nâng cao hai đầu thấp ở giữa C. Chủ yếu là núi thấp D. Hẹp ngang kéo dài, chủ yếu là núi cao Câu 25: Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là A.  Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B.  Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam , Hoa Trung. C.  Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. D.  Đông Bắc, Hoa Nam , Hoa Bắc, Hoa Trung. Câu 26: Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh và sớm nhất nước ta là do: A. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc B. Ảnh hưởng của độ cao dãy chắn Hoàng Liên Sơn C. Mùa đông sâu sắc, biển mang hơi ẩm D. Địa hình núi cao. Câu 27: Bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới chủ yếu đang xảy ra ở nhóm nước nào? A. Nhóm nước phát triển B. Nhóm nước đang phát triển C. Nhóm nước phát triển và đang phát triển D. Nhóm các nước NICs Câu 28: Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương A. Thái Bình Dương và  Đại Tây Dương B. Thái Bình Dương và  Ấn Độ Dương C. Thái Bình Dương và  Bắc Băng  Dương D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương Câu 29: Cho bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa một số địa điểm nước ta:                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 345
  4. Nhiệt độ trung  Nhiệt độ trung  Nhiệt độ trung bình Địa điểm bình tháng 1 (°C) bình tháng 7 (°C) năm (°C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. càng vào Nam, nhiệt độ trung bình năm càng tăng. B. vào tháng 7, các nơi ở ven biển miền Trung có nhiệt độ cao nhất. C. nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở các nơi thay đổi theo cùng quy luật. D. vào tháng 1, vĩ độ càng tăng thì nhiệt độ trung bình càng giảm. Câu 30: Giải pháp đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố ở khu vực Tây  Nam Á, Trung Á A. Tăng trưởng tốc độ phát riển kinh tế. B. Giải quyết việc làm C. Xóa đói giảm nghèo,tăng cường dân chủ, bình đẳng D. Nâng cao trình độ đân trí Câu 31: Cho bảng số liệu sau:  DIỆN TÍCH RỪNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO  NGÀNH. Chia ra Diện   tích  Giá   trị   sản  Khai  Năm rừng   (nghìn  Trồng   và  Dịch   vụ   và  xuất (tỉ đồng) thác   lâm  ha) nuôi rừng hoạt động khác. sản 2000 10 916 7 674 1 132 6 235 307 2002 11 533 8 411 1 165 6 855 391 2003 11 975 9 064 1 447 7 176 528 2005 12 419 9 940 1 423 7 938 579 Để thể hiện tình hình sản xuất của ngành lâm nghiệp nước ta trong giai đoạn 2000 – 2005, biểu đồ  nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn. Câu 32: Lãnh thổ Hoa Kỳ không tiếp giáp với A. Bắc Băng Dương B. Thái Bình Dương C. Đại Tây Dương D. Ấn Độ Dương Câu 33: Nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là chất khí: A. CFC tăng trong khí quyển B. NO2 tăng trong khí quyển C. CO2 tăng trong khí quyển D. CH4 tăng trong khí quyển Câu 34: Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm. (Đơn vị: triệu ha)     Năm  1943 1975 1983 1990 1999 2003 Tổng   diện   tích  14,3  9,6  7,2  9,2  10,9  12,1                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 345
  5. rừng     Rừng tự nhiên    14,3  9,5  6,8  8,4  9,4  10,0 Rừng trồng    10,0 0,1  0,4  0,8  1,5  2,1   Nhận định đúng nhất là A. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi. B. Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. C. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn. D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng. Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 va 14, khu v ̀ ực đôi nui Tây Băc theo lát căt đia hinh ̀ ́ ́ ́ ̣ ̀   từ C đên D (C­D) co đăc điêm đia hinh la ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀ A. cao ở Tây Băc thâp dân vê Đông Nam, co nhiêu đinh nui cao, cac cao nguyên xen lân cac thung  ́ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̉ ́ ́ ̃ ́ lung sông. ̃ B. cao ở Đông Băc thâp dân vê Tây Nam, co nhiêu đinh nui cao, cac cao nguyên xen lân cac thung  ́ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̉ ́ ́ ̃ ́ lung sông. ̃ C. thâp dân t ́ ̀ ừ Tây Băc vê Đông Nam, co cac thung lung sông đan xen đôi nui cao. ́ ̀ ́ ́ ̃ ̀ ́ D. cao dân t ̀ ừ Đông sang Tây, nhiêu đinh nui thâp, cao nhât la day Hoang Liên S ̀ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̃ ̀ ơn. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 va 5, hãy cho bi ̀ ết tinh nao sau đây  ̉ ̀ không co ́đương ̀   biên giơi v ́ ơi Campuchia? ́ A. Gia Lai. B. Đăk Nông. ́ C. Binh ph ̀ ước. D. Quang Nam. ̉ Câu 37: Khoáng sản nổi bật nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. Dầu khí và bôxit B. Vật liệu xây dựng và quặng sắt C. Than đá và Apatit D. Thiếc và khí tự nhiên. Câu 38: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan A. Hoang mạc, bán hoang mạc, và xa van B. Rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô C. Hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô D. Xích đạo, cận nhiệt đới khô và xa van Câu 39: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI, CÂN BẢNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM NƯỚC TA (Đơn vị: mm) Lượng   bốc  Địa điểm Lượng mưa Cân bằng ẩm hơ i Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Giải thích nào sau đây đúng nhất về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm qua bảng số liệu  trên? A. Lượng bốc hơi cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh do nằm gần xích đạo, nhiệt độ cao. B. Cân bằng ẩm cao nhất ở Huế do lượng bốc hơi thấp nhất. C. Cân bằng ẩm ở các địa điểm trên cao (dương) do nước ta nước ta nằm trong vùng nhiệt đới. D. Lượng mưa cao nhất ở Huế do ảnh hưởng mạnh của bão. Câu 40: Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ  có thể  tiến hành thuận  lợi ở một số cửa khẩu vì A. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia. B. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi.                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 345
  6. C. phần lớn biên giới nước ta nằm ở vùng núi. D. cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm   2009 đến năm 2016. Họ và tên thí sinh: ………………………………………………… Số báo danh: …………… Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 345
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2