intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lý - THPT Nguyễn Huệ

Chia sẻ: Le Thi Man | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp bạn thêm phần tự tin trước kì thi tốt nghiệp THPT. Hãy tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lý - THPT Nguyễn Huệ để đạt được điểm cao hơn nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lý - THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT YÊN BÁI (Đề chính thức) TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi gồm: 01 trang (Không kể thời gian giao đề) I. PHÂN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I: (3,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: Trình bày các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? 2. Phân tích những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta? Câu II: (3,0 điểm) Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở vùng Duyên Hải nam Trung Bộ. Câu III: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1995 2000 2003 2005 Xuất khẩu 5,4 14,5 20,1 32,4 Nhập khẩu 8,1 15,6 25,2 36,8 1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta trong thời kỳ 1995 – 2005. 2. Nhận xét về sự chuyển biến trong hoạt động ngoại thương của nước ta. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (Câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a Dành cho học sinh học chương trình chuẩn (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: 1. Nêu tên các cửa khẩu quan trọng ở biên giới trên đất liền giữa Trung Du và miền núi Bắc Bộ với Trung Quốc và Lào. 2. Nước ta đang khai thác thế mạnh về giao thông vận tải biển như thế nào? Câu IV.b Dành cho học sinh học chương trình nâng cao (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: Hãy liệt kê các tỉnh và Thành phố có quốc lộ 1 chạy qua. Vai trò của tuyến này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. 1
  2. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM THI Bản hướng dẫn gồm 03 trang Đáp án và thang điểm Câu Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I 1. Đặc điểm chung của địa hình việt Nam (3,0 điểm) * Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích , nhưng chủ yếu là 0,25 đồi núi thấp. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích - Trên cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp(Dưới 1000 m 0,25 chiếm 85% diện tích lãnh thổ) Địa hình núi cao chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ * Cấu trúc địa hình khá đa dạng. - Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có 0,25 tính phân bậc rõ rệt. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam - Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính + Hướng tây bắc – đông nam: Vùng núi Tây bắc và Trường Sơn 0,25 Bắc. + Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và TrườngSơn Nam. 0,25 * Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: - Miền đồi núi: Xâm thực, chia cắt mạnh, đất trượt, đá lở, địa hình cacxtơ với các hang động… ở vùng núi đá vôi.bồi tụ nhanh 0,25 ở đồng bằng hạ lưu sông. * Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: - Miền núi: Phá rừng, làm tăng diện tích đất trống đồi trọc đẩy nhanh quá trình bóc mòn, tăng hiện tượng đất trượt , đá lở, tạo 0,25 các đia hình mới… - Đồng bằng: Đắp đê ven sông, ven biển, đào kênh mương… tạo sự chia cắt của địa hình, ngăn chặn sự bồi đắp phù sa lên bề mặt 0,25 châu thổ nhưng lại thúc đẩy sự phát triển ra biển (Đồng bằng Bắc Bộ) 2. Mặt mạnh và hạn chế của nguôn lao động nước ta: * Mặt mạnh: - Nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm hơn một triệu lao 0,25 động. - Người lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo, có truyền thống, 0,25 kinh nghiệm sản xuất phong phú (nhất là trong nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp), có khả năng tiếp thu khoa học 2
  3. kỹ thuật. - Chất lượng nguồn lao động ngày càng được tăng lên nhờ những 0,25 thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. * Hạn chế: - So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn 0,25 còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Câu II Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam (3,0 điểm) Trung Bộ *Thuận lợi: - Vị trí địa lý: → Phía đông giáp biển đông, phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía Tây một phần giáp Lào, một phần giáp Tây 0,25 Nguyên, phía Nam giáp Đông Nam Bộ → Nằm trên các trục giao thông, Gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Có ý nghĩa chiến lược về giao 0,25 lưu kinh tế Bắc – Nam, Đông – Tây. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Đất đai: Đất đỏ vàng (Trồng cây công nghiệp). Đất phù sa 0,25 (Cây lương thực, hoa mầu). Đất xám bạc mầu… + Khí hậu: Mang tính chất nhiệt ẩm gió mùa, Á xích đạo. Thuận 0,25 lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng. + Rừng: Độ che phủ lớn, chất lượng tốt nhiều loại động vật quý. 0,25 Khoáng sản: Có dầu khí, mỏ cát chất lượng cao cơ sở để phát triển công nghiệp. + Tài nguyên biển: Nhiều vũng vịnh, bãi biển đẹp, ngư trường 0,25 lớn thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch - Kinh tế xã hội: + có chuỗi đô thị ven biển, các thành phố, trung tâm công nghiệp 0,25 (Tập trung nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật). Vùng thu hút đầu tư nước ngoài, có các di sản văn hoá thế giới. + Cơ sở vật chất kỹ thuật: đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1a, các 0,25 tuyến đường ngang tạo lên mối quan hệ giữa vùng ven biển đồng bằng với vùng đồi núi phía tây giáp Lào và Tây Nguyên. + Là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các khu kinh tế mở 0,25 đang được chú ý đầu tư. * Khó khăn: - Tự nhiên: + Đất đai có độ phì thấp,hay có thiên tai xuất hiện (Bão, lũ lụt 0,25 hạn hán, cát bay). Hiện tượng phơn +Sông lũ lên nhanh, mùa khô cạn khó khăn cho nông nghiệp và 0,25 giao thông đường thuỷ.Khoáng sản không nhiều chủ yếu là vật liệu xây dựng. 3
  4. -Kinh tế xã hội|: +Hậu quả chiến tranh.Cơ sở năng lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp, các hoạt động kinh tế khác. 0,25 Câu III 1.Vẽ biểu đồ: (2,0 điểm) - Vẽ đủ các năm, mỗi năm vẽ hai cột: Một cột thể hiện giá trị xuất khẩu, một cột thể hiện giá trị nhập khẩu. 1,5 - Vẽ đúng các khoảng cách và chiều cao các cột. - Ghi đủ: Tên biểu đồ , đơn vị và số liệu của các cột, chú giải ( Thiếu một trong các ý trên trừ 0,25 điểm) 2. Nhận xét: - Tổng giá trị xuất khẩu liên tục, tăng nhanh: Năm 1995: 5,4 tỉ 0,25 USD đến 2005:32,4 tỷ USD, tăng 6 lần. - Giá trị nhập khẩu tăng chậm hơn .Từ 1995 đến 2005 tăng 4,5 0,25 lần. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Câu IV.a 1.Các cửa khẩu: (2,0 điểm) - Sang Trung Quốc: Móng cái, Hữu Nghị, Tà lùng, Trà Lĩnh, 0,50 Thanh Thuỷ, Lào Cai, Ma Lu Thăng - Sang Lào: Tây Trang 0,25 2. Khai thác thế mạnh về giao thông vận tải biển - Hàng loạt cảng hàng hoá lớn đã được cải tạo nâng cấp: Cụm 0,25 cảng Sai Gòn, cụm cảng Hải Phòng… - Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân 0,50 (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Dung Quất (Quảng Ngãi) - Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng 0,25 - Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối 0,25 liền các đảo với đất liền… Câu IV.b - Các tỉnh thành phố có quốc lộ 1 chạy qua là: Lạng Sơn, Bắc 0,75 (2,0 điểm) Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá… Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. - Vai trò của tuyến này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. + Là tuyến đường huyết mạch của cả nước, có khả năng kết hợp 0,50 với nhiều tuyến đường khác và nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau. + Tuyến đường chạy qua nhiều tỉnh, Thành phố của nước ta, chạy qua 6/7 vùng kinh tế, nối nhiều trung tậm công nghiệp, 0,50 nhiều đô thị của cả nước. + Có khối lượng vận chuyển lớn. 0,25 4
  5. .Hết 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1