intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thực hành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề TH45)

Chia sẻ: Chien Chien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thực hành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề TH45)sau đây có nội dung đề thi gồm 2 bài với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 240 phút. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thực hành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề TH45)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: THỰC HÀNH NGHỀ Mã đề thi: QTDNVVN - TH 45 Hình thức thi: Viết Thời gian: 240 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI Bài 1: (20 điểm): Phân xưởng sản xuất gạch ốp lát của công ty Thu Hương muốn phân giao 4 công nhân để thực hiện 4 công việc. Cả 4 công nhân đều có thể thực hiện được tất cả các công việc, nhưng do khả năng, trình độ của từng người khác nhau nên thời gian để thực hiện từng công việc của mỗi người là khác nhau. Bảng dưới thể hiện thời gian của từng công nhân để làm các công việc: Đơn vị tính: phút Công việc 1 2 3 4 Công nhân Anh 17 16 19 15 Bình 18 15 18 16 Công 18 17 16 15 Dũng 15 15 15 15 Bài 2: (25 điểm) Một công ty có 2 dự án đầu tư A và B, chi phí ban đầu và thu nhập ròng mong đợi qua các năm như sau: Năm Dòng ngân chuyển qua các năm Dự án A (triệu đồng) Dự án B (triệu đồng) 0 (1000) (1000) 1 650 350 2 300 350 3 300 350 4 100 350
  2. Biết rằng chi phí vốn của công ty là 12 % Yêu cầu: 1. Giả sử các dự án độc lập với nhau. Hãy đánh giá dự án theo tiêu chuẩn NPV và tiêu chuẩn IRR? 2. Giả sử chi phí vốn là 5% thì dự án nào tốt hơn theo tiêu chuẩn NPV, tiêu chuẩn IRR? Bài 3 : (25 điểm) Đây là một mô hình khá “độc”, chỉ riêng có ở Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Một ngân hàng chuyên biệt, dành riêng cho phái đẹp. Khi thị trường ngân hàng có một sự “na ná” về đặc trưng của các loại hình dịch vụ, sản phẩm và cả những chương trình khuyến mại, thì một sự chuyên biệt, độc đáo thường dễ tạo được nhiều ấn tượng và thành công. Mô hình “ngân hàng dành cho phái đẹp” của Sacombank là một điển hình. Ngân hàng... toàn nữ Ý tưởng thành lập một chi nhánh ngân hàng dành riêng cho chị em được bà Huỳnh Quế Hà, Phó chủ tịch Thứ nhất Hội đồng quản trị Sacombank, đưa ra. Tính đặc biệt và khả thi của ý tưởng này lập tức được Hội đồng quản trị ủng hộ và sớm đi vào hiện thực. Đúng ngày 8/3/2005, chi nhánh Sacombank 8/3 ra đời. Chi nhánh lấy luôn Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 làm tên giao dịch; lấy đặc trưng nữ giới trong truyền thống, lịch sử của người Việt làm tên sản phẩm với Tài khoản Âu Cơ, chính sách khách hàng Nguyễn Thị Định, thẻ tín dụng Võ Thị Sáu, chính sách khuyến mại Hai Bà Trưng, Hoa hồng cài áo... Sự độc đáo của mô hình này là toàn bộ cán bộ nhân viên và khách hàng là TOÀN NỮ, từ cán bộ quản lý, nhân viên giao dịch cho đến lái xe, bảo vệ... Theo bà Hà, đây là “sự cố gắng thể hiện cao nhất hình ảnh đặc trưng và tính cách riêng” của một mô hình ngân hàng chưa từng có trên thị trường Việt Nam. Tính hiệu quả của ý tưởng trên cần có thời gian để kiểm nghiệm trên thực tế, nhưng có thể nhận thấy ngay từ đầu hướng thành công là sự tập trung vào
  3. một nhóm đối tượng gần gũi nhất với các ngân hàng: phụ nữ - người nắm tay hòm chia khóa của mỗi gia đình, nhóm đối tượng đang chiếm một nửa thế giới. “Chúng tôi hạ quyết tâm phát triển ý tưởng này trên thực tế, và trong tương lai gần, đó là việc thành lập hẳn một kênh tài chính - tiền tệ chuyên biệt của Sacombank chỉ dành riêng cho khách hàng là phái đẹp”, bà Hà cho biết. Tay hòm chìa khóa mang tên Âu Cơ Sau một năm hoạt động, ý tưởng đã được triển khai và chứng thực hiệu quả trên thực tế; trong đó, thành công nhất và độc đáo nhất là sản phẩm Tài khoản Âu Cơ, sản phẩm đang có trên 1.000 người nắm tay hòm chìa khóa tại Tp.HCM sử dụng. Tên của sản phẩm gắn với đặc trưng của chi nhánh và gắn với nguồn gốc, truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Và hơn hết, sản phẩm này được biết đến với những tính năng nổi bật, tất nhiên là chỉ dành riêng cho chị em. Khi sử dụng Tài khoản Âu Cơ, chỉ cần duy trì số dư tiền gửi bình quân trong tháng từ 10.000.000 đồng trở lên, khách hàng sẽ được hưởng thêm một mức lãi suất bổ sung là 0,1% so với lãi suất tiền gửi thanh toán thông thường. Những khách hàng có số dư từ 10.000.000 đồng liên tục trong ba tháng sẽ được nhận 1 phiếu mua hàng miễn phí trị giá từ 50.000 đến 100.000 đồng tại hệ thống siêu thị Martximax. Tính đến thời điểm 31/5/2006, Sacombank đã trao 897 phần lãi suất bổ sung và 100 cơ hội mua sắm miễn phí cho các khách hàng nữ của Tài khoản Âu Cơ. Tốc độ tăng trưởng của khách hàng sử dụng tài khoản này cũng luôn được duy trì ở mức khoảng 10%. Bên cạnh Tài khoản Âu Cơ, ngân hàng dành cho phái đẹp của Sacombank đang thường xuyên chăm sóc cho trên 5.000 chị em trên địa bàn với các nghiệp vụ hiện có. Trong tương lai, khi kênh dịch vụ tài chính - tiền tệ dành riêng cho phụ nữ được thiết lập, Sacombank sẽ nhắm đến trên 60% dân số nữ ở Tp.HCM. Xa hơn, mô hình ngân hàng dành cho phái đẹp này sẽ được nhân rộng tại các tỉnh thành khác. Yêu cầu:
  4. 1. Bạn có suy nghĩ gì về việc ngân hàng xác định khách hàng mục tiêu là nữ giới? Những tiêu chí nào mà Sacombank đã áp dụng khi chọn thị trường mục tiêu trên? Sacombank theo đuổi chiến lược Marketing nào để tồn tại trên phân khúc đó? 2. Nhận định của anh/chị về chiến lược marketing của Sacombank khi hướng phân khúc vào nữ giới? Bài 4 (30 điểm ) : Các trường tự ra bài theo modul, môn học tự chọn ……….,ngày…….tháng……năm …… DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỂ Lưu ý:  Sinh viên không sử dụng tài liệu, điện thoại và máy vi tính.  Giám thị không giải thích gì thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2