intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu hội nhập cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường cho cán bộ các vùng khó khăn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết về thực tiễn, không nghiên cứu cơ sở lý thuyết. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, sử dụng số liệu và tư liệu thứ cấp của cơ quan chức năng, tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra khuyến nghị theo mục tiêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu hội nhập cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường cho cán bộ các vùng khó khăn

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ĐỂ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO YÊU CẦU HỘI NHẬP CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CẦN ĐÀO TẠO KIẾN THỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CHO CÁN BỘ CÁC VÙNG KHÓ KHĂN PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng*  TÓM TẮT Lý thuyết và thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống tại các vùng khó khăn chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Đó là những người ít có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức để đầu tư vốn sản xuất hàng hóa. Cuộc sống của người dân tại khu vực này dựa vào tự nhiên là chủ yếu. Để cải thiện điều kiện sinh sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tại các vùng khó khăn, các chính phủ, các địa phương cần phải nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo yêu cầu hội nhập thông qua nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; từ đó tạo nền tảng góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội các vùng này nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bài viết về thực tiễn, không nghiên cứu cơ sở lý thuyết. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, sử dụng số liệu và tư liệu thứ cấp của cơ quan chức năng, tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra khuyến nghị theo mục tiêu. Từ khóa: sản xuất nông nghiệp hội nhập, đào tạo cán bộ, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nói trên thì cần có vốn cho đồng bào dân tốc thiểu số và người dân tại các vùng khó khăn thông qua kênh dịch vụ tài chính. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư của ngân sách hết sức khó khăn, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển ngày càng thu hẹp và thắt chặt, vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư nước ngoài đến các với đồng bào dân tộc thiểu số và các địa phương vùng khó khăn không có được, thì vốn tín dụng ngân hàng, vốn của các tổ chức tài chính vi mô, trong đó có vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội, hay ngân hàng có tính chất chính sách của Chính phủ đóng vị trí quan trọng hàng đầu. * Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: ndhungsbv@gmail.com; ĐT: 0912755306. Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 289
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Song để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, cải thiện thu nhập cho người dân các vùng khó khăn, nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số thì cần phải đào tạo kiến thức kinh tế thị trường cho họ nhằm trả lời các câu hỏi sau: Lựa chọn và tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức như thế nào? Ở đâu? Những lợi ích cụ thể như thế nào? Sản xuất sản phẩm hay làm dịch vụ gì? Bán hay tiêu thụ ở đâu? Bán cho ai? hay Ai sử dụng dịch vụ đó? Sử dụng vốn như thế nào? Với chi phí ra sao? Vòng quay của đồng vốn bao lâu? Nên tích cóp các khoản tiền nhỏ lẻ như thế nào? Gửi tiền ở đâu?... Đây là những nội dung kiến thức mang tính rất thực tế và rất cần thiết mà đồng bào ở các vùng khó khăn, đặc biệt là các cán bộ người dân tộc thiểu số cần được trang bị, cần được đào tạo. Tiếp cận dịch vụ tài chính cần được hiểu là biết đến, làm quen, sử dụng có hiệu quả, sử dụng thường xuyên dịch vụ tài chính cùa đồng bào thiểu số, của người dân vùng khó khăn trong cuộc sống, trong hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả, nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Để trang bị kiến thức nói trên cho đồng bào dân tộc thì cần đào những kiến thức đó cho chính đội ngũ cán bộ khuyến lâm, khuyến lâm; cán bộ của bốn tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nghề nghiệp: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Cán bộ của các tổ chức này là Tổ trưởng Tiết kiệm và vay vốn, được ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Họ chính là “tiểu giáo viên” gần dân, sát dân, hiểu dân và có phương pháp chuyển tải phù hợp với trình độ dân trí của đồng bào. Do đó, chính họ là người chuyển tải kiến thức hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống tại các các một vùng kinh tế - xã hội khó khăn như: vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, nhiều tỉnh miền Trung, các vùng sâu và vùng xa đồng bằng sông Cửu Long…, thường là những vùng đặc biệt khó khăn. Đây là các vùng sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, bị ảnh hưởng nhiều của thiên tai, giao thông khó khăn, khả năng tiêu thụ nông sản chưa thuận lợi. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Sự cần thiết khách quan phải trang bị kiến thức kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho người dân ở các vùng khó khăn, cán bộ người dân tộc thiểu số xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn Một là, quan điểm về “cho cần câu hơn cho xâu cá” trong thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và tài chính vi mô. Về nhận thức và quan điểm cần phải thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính, trên cơ sở đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa nói chung, sản xuất nông nghiệp 290
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI hàng hóa nói riêng, năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực sử dụng vốn của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn, do đó vấn đề cán bộ phải được đặt lên hàng đầu. Vấn đề đặt ra hiện nay cũng như trong nhiều năm tới đó là cần đặc biệt quan tâm đến giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung; dịch vụ tài chính và vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), các dự án tài chính vi mô nói riêng cho các đối tượng nói trên. Để mở rộng vốn tín dụng thì gắn liền với đó là đảm bảo sức hấp thụ của vốn, đảm bảo vốn sử dụng có hiệu quả, đảm bảo người dân làm quen với việc gửi và rút tiền tại ngân hàng, gửi tiết kiệm các khoản tiền nhàn rỗi, các món tiền nhỏ lẻ. Theo đó, chính quyền các địa phương cần phải: (i) tiếp tục nâng cao kiến thức kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trồng loại cây gì, nuôi con gì, bán ở đâu; (ii) hiểu được ý nghĩa của việc gửi tích góp các khoản tiền nhỏ, lẻ, gửi tiền tiết kiệm, gửi tiền nhàn rỗi vào các ngân hàng; (iii) hiểu rõ các quy định về vay vốn và sử dụng vốn cho đồng bào nói chung, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ vùng đặc biệt khó khăn; (iv) nâng cao trình độ dân trí cho người dân; (v) đẩy mạnh hoạt động khuyến nông; (vi) phát triển giao thông; (vii) phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đảm bảo chất lượng; (viii) đổi mới kỹ thuật canh tác, hạ giá thành sản phẩm. Để đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như cán bộ người dân tộc thiểu số, các vùng đặc biệt khó khăn tự mình nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa của mình, hơn là chỉ thiên về nhận sự trợ cấp của Nhà nước. Đội ngũ “tiểu giáo viên” của các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp chính là những người cần được đào tạo chuyên sâu về những nội dung trên, sau đó chuyển tải cho các hộ đồng bào dân tộc Hai là, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ là Tổ trường các Tổ tiết kiệm vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội, cán bộ địa phương tham gia các dự án tài chính vi mô Để chuyển tải vốn tín dụng của NHCSXH, dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô đến người dân của các địa phương vùng núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, vùng sâu và vùng xa ở miền Tây Nam Bộ, vùng đồng bào Khơ Me,... phải thực hiện thông qua Tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức chính trị - xã hội: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến Bình; Đoàn Thanh niên,... tại các thôn bản và Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH ở các địa phương, thông qua đầu mối của các các tổ chức tài chính vi mô. Hiện nay, trên cả nước có hàng chục nghìn tổ tiết kiệm vay vốn của bốn tổ chức chính trị - xã hội nói trên, với hầu hết cán bộ là người dân tộc thiểu số, người Khơ Me,.... Để NHCSXH cho vay vốn, các cán bộ Tổ tiết kiệm vay vốn phải xác nhận danh sách các hộ thành viên, tham gia giám sát việc sử dụng vốn vay, hướng dẫn các nội dung về sản xuất nông nghiệp hàng hóa... Do đó, các cán bộ Tổ trưởng 291
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI phải được trang bị kiến thức thị trường nói chung và kiến thức về tín dụng ngân hàng và sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói riêng. Bởi vì, thực tiễn tính chung chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2009 đến hết tháng 12/2020, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã thu hút được gần 7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thường xuyên sử dụng dịch vụ tài chính do định chế tài chính này cung cấp. [VBSP (2020-2021] Tính đến hết năm 2020, tổng nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đạt trên 233 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 21,5 nghìn tỷ đồng so với năm 2019; tổng dư nợ đạt trên 226 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ được thực hiện theo phương thức ủy thác một số nội dung công việc thông qua bốn tổ chức chính trị - xã hội là trên 225 nghìn tỷ đồng (chiếm gần 99% tổng dư nợ của NHCSXH), với hơn 6,4 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Dư nợ tập trung vào một số chương trình tín dụng: hộ nghèo hơn 30.900 tỷ đồng, hộ cận nghèo hơn 33.500 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo hơn 38.900 tỷ đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hơn 39.900 tỷ đồng, giải quyết việc làm hơn 30.400 tỷ đồng, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn hơn 26.550 tỷ đồng, học sinh, sinh viên (HSSV) hơn 10.460 tỷ đồng. Điều đó cho thấy một số đông người dân đã tiếp cận dịch vụ gửi tiền tại ngân hàng này. [VBSP (2020 - 2021] Nếu đề cập riêng đối với một số vùng khó khăn, có số đông đồng bào dân tộc, có thể tham khảo hai ví dụ sau đây: Tại vùng Tây Bắc với doanh số cho vay đạt 56.513 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 35.609 tỷ đồng. Đến hết năm 2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Bắc đạt 31.254 tỷ đồng, với trên 1.527.000 hộ đang còn dư nợ. Tính chung, trong cả vùng Tây Bắc đã có 3,07 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn của NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp gần 445.000 hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho gần 150.000 lao động, gần 10.500 người vay vốn xuất khẩu lao động; giúp trên 241.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 953.000 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh ở nông thôn… Nợ quá hạn đầu năm 2009 chiếm 1,05%/ tổng dư nợ, đến hết năm 2020 nợ quá hạn của các đơn vị trong vùng giảm còn 0,27%/ tổng dư nợ (-0,78%). [NHCSXH ĐP (2020 - 2021)] Đến hết nắm 2020, tổng dư nợ toàn vùng Tây Nguyên đạt hơn 17.600 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 12% tổng dư nợ toàn quốc, với trên 700.000 hộ vay, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 8,96% (cả nước 7,76%). Tỷ lệ nợ quá hạn của toàn vùng hiện chỉ chiếm 0,40%/tổng dư nợ, thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn toàn hệ thống. Chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả. 292
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Số tổ được xếp loại tốt và khá đã tăng từ 14.933 tổ (tương đương 77,7%) lên 17.444 tổ (tương đương 89,7%). Công tác phối hợp giữa các hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn, Trưởng buôn, làng trong việc bình xét cho vay được thực hiện công khai và chất lượng, qua đó nâng cao được trách nhiệm quản lý, giám sát sử dụng vốn vay. [NHCSXH ĐP (2020 - 2021)] Quy mô dư nợ cho vay hộ nghèo tại vùng đồng bào Khơ Me, vùng sâu, vùng xa của NHCSXH cũng có mức tăng trưởng trên 11%/năm, hàng chục nghìn hộ thoát nghèo, trong đó có vai trò của cán bộ người dân tộc thiểu số. [NHCSXH ĐP (2020 - 2021)] Trong quá trình đưa vốn đến người nghèo và đối tượng chính sách xã hội, để đảm bảo an toàn, hiệu quả đồng vốn cho vay, NHCSXH đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. Trong đội ngũ cấp ủy, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, phần đông cán bộ là người dân tộc thiểu số, đồng bào Khơ Me,... NHCSXH có mạng lưới hoạt động rộng khắp tới cấp huyện, nhưng người dân vay vốn không cần phải đến trụ sở ngân hàng mới vay được vốn, mà NHCSXH đưa vốn về tận trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã để giải ngân, thu nợ, thu lãi, dưới sự chứng kiến, giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Ngoài ra, NHCSXH còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức này trong việc giám sát, quản lý vốn vay, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả… Hầu hết đội ngũ cán bộ tham gia công tác này là người dân tộc thiểu số, đồng bào Khơ Me,... Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ an sinh xã hội. Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cũng tích cực đóng góp giúp cho địa phương, đồng bào nghèo vùng Tây Bắc có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Tính đến nay có 43/43 huyện nghèo trong vùng Tây Bắc đã được các doanh nghiệp nhận hỗ trợ, cam kết đến năm 2020 với tổng số tiền là 2.114,58 tỷ đồng, chiếm 87,4% tổng số tiền doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cho 62 huyện nghèo của cả nước. Quy mô hỗ trợ của các doanh nghệp cho an sinh xã hội các huyện nghèo vùng Tây Nguyên, vùng đồng bào Khơ Me,… cũng lên tới gần 500 tỷ đồng. Nguồn lực trên được hỗ trợ tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng nhà ở, trường học, trạm y tế xã, hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên cử tuyển; đào tạo nghề, nhận lao động địa phương vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn; đầu tư cơ sở y tế và các cơ sở hạ tầng xã hội. Các nguồn hỗ trợ bằng tiền đó đều phải thông qua cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương, với phần đông cán bộ là người dân tộc thiểu số, đồng bào Khơ Me,... [VBSP (2020 - 2021] 293
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Bốn là, triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phát triển nông nghiêp - nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,.... Các ngân hàng thương mại cùng với cấp ủy, chính quyền các địa phương ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,... đang triển khai thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế Nghị định 41/2010/NĐ-CP) về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn. Đây là một chính sách lớn của Đảng và Chính phủ về việc đáp ứng nguồn vốn tín dụng lớn nhất, quan trọng nhất đối với phát triên nông thôn; trong đó đòi hỏi vai trò xác nhận nhà ở, đất ở của UBND các xã, phường đối với các hộ gia đình đồng bào ở địa phương để vay vốn ngân hàng thương mại không phải thế chấp tài sản. Trong số đó, phần đông cán bộ UBND xã là người đồng bào thiểu số, đồng bào Khơ Me,....[ SBV (2020 - 2021)] Năm là, để chuyển tải vốn và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả cần làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm. Cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm ở các địa phương vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,... phần lớn là người đồng bào thiểu số. Với việc đào tạo nâng cao trình độ khuyến nông, khuyến lâm, tạo điều kiện cho việc sử dụng các nguồn vốn tài trợ, các nguồn vốn tín dụng có hiệu quả của người nông dân, của người dân địa phương. 2. Đề xuất nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao phát triển sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu hội nhập đối với người dân tại các vùng khó khăn, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,... Một là, đào tạo kiến thức thị trường nói chung. Người dân tại các khu vực khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,... cần chuyển biến mạnh mẽ tư duy kinh tế thị trường. Điều đó có nghĩa là sản xuất cái gì, bán ở đâu, bán cho ai, bán với giá nào, giá thành ra sao, chi phí như thế nào,... Hay nói cách khác, sản xuất loại nông sản nào, chăn nuôi hay làm cái gì cần phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, hạch toán lỗ lãi. Thực hiện được điều này cũng có nghĩa là không thể sản xuất, chăn nuôi theo kiểu phong trào, theo nghị quyết, làm ồ ạt mà không tính tới khả năng tiêu thụ. Như vậy, đồng nghĩa với người dân phải làm quen với ý thức tiết kiệm, gửi góp các đồng tiền nhỏ lẻ vào các tổ chức chức tài chính chính thức, làm quen với việc vay và trả nợ, hạch toán chi phí bỏ ra. Mặt khác, họ còn phải tuân thủ và tôn trọng nguyên tắc thẩm định phương án của ngân hàng cho vay vốn, cho dù là ngân hàng thương mại hay ngân hàng chính sách xã hội, hay của các tổ chức tài chính vi mô. 294
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Hai là, đào tạo kiến thức khuyến nông, khuyến ngư và khuyến lâm. Nội dung này cũng cần gắn với nội dung thứ nhất nói trên, nhưng đi chuyên sâu vào kỹ thuật canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chăn nuôi, thủy sản, làm dịch vụ,... cần phải có giống mới, kỹ thuật mới, công cụ canh tác mới,... phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Ba là, nắm chắc các quy định về hoạt động dịch vụ tài chính chính thức, nhất là hoạt động tín dụng ngân hàng, hoạt động tài chính vi mô. Nội dung này bao gồm các cách thức gửi tiền, ý thức tiết kiệm các khoản tiền nhỏ lẻ gửi vào các tổ chức tài chính chính thức; các thủ tục hồ sơ vay vốn ngân hàng, vay vốn các tổ chức tài chính vi mô; việc chấp hành các nguyên tắc tín dụng như: vay vốn làm gì, có mục tiêu cụ thể; sử dụng vốn đúng mục đích và sử dụng vốn có hiệu quả; có phương án sử dụng vốn cụ thể để đảm bảo hoàn trả vốn vay đúng thời hạn cả gốc và lãi theo cam kết. Điều này đòi hỏi người dân ở các vùng khó khăn, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số có kiến thức cơ bản về phương án tài chính để nhận thức và hướng dẫn cho bà con: vay bao nhiêu vốn, vốn tự có bao nhiêu, tính toán khả năng lỗ lãi bao gồm cả chi phí trả lãi vay,... Bốn là, trang bộ các kiến thức pháp luật cần thiết. Nội dung này bao gồm các kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế thị trường, như: đất đai, nhà ở, tài sản, quyền sở hữu và sử dụng tài sản, phát mại và thế chấp, chuyển nhượng,... Với kiến thức này còn tránh cho người dân, cán bộ bị lừa đảo, xẩy ra tranh chấp tài sản trong quá trình hoạt đống sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ,... Năm là, đào tạo kiến thức về phát triển bền vững. Bên cạnh bốn nội dung cần được đào tạo nói trên để phát triển bền vững, nâng cao phát triển sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu hội nhập thì người dân các vùng khó khăn, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, vùng sâu và vùng xa cần được trang bị kiến thức về phòng chống phá rừng, bảo vệ môi trường, các quy định và thực tế về cấm sử dụng hóa chất và các chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, chế biến, trong làm dịch vụ cũng như làm ăn chân chính, tránh vi phạm pháp luật. 3. Đề xuất về tổ chức thực hiện Chính phủ cần tiếp tục đầu tư các dự án về cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, trường học, vệ sinh, nước sạch và môi trường tại các địa phương vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,... thông qua các chương trình và dự án cụ thể về nguồn vốn của Ngân sách nhà nước, vốn của các tổ chức tài chính vi mô, vốn tài trợ quốc tế; vốn của các ngân hàng thương mại; phối kết hợp các nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp 295
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo,... Các doanh nghiệp tiếp tục có những trợ giúp trực tiếp về an sinh xã hội cho người dân ở các vùng khó khăn. Ngân hàng chính sách xã hội cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn. Các ngân hàng thương mại cần có các chương trình giới thiệu các hoạt động tín dụng, chính sách tín dụng tại UBND các xã. Các tổ chức tài chính vi mô cũng cần thực hiện chặt chẽ kế hoạch tập huấn của mình. Các nội dung đào tạo và bồi dưỡng nói trên cần được biên soạn chi tiết, cụ thể, cập nhật đưa vào trong các chương trình tập huấn cán bộ xã, cán bộ của các tổ chức đoàn thể; các buổi hội thảo ở địa phương. Đối với các địa phương vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,...: trong thực tiễn công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra… của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH, của các ngân hàng thương mại, của các tổ chức tài chính vi mô ở hầu khắp các địa phương thuộc vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,... chưa được quan tâm đúng mức, đã ảnh hưởng đến ý thức tiết kiệm và gửi tiền nhỏ lẻ thường xuyên của người dân, đến hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay. Do đó, công tác khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống mới, cải tiến kỹ thuật canh tác và chăn nuôi,… cần có nội dung cụ thể trên cơ sở rút kinh nghiệm những bất cập thời gian qua, kinh phí sử dụng cho đào tạo sử dụng thiếu hiệu quả, nội dung đào tạo nghèo nàn và sơ sài,… KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường nói chung và tại các nước công nghiệp nói riêng, Chính phủ vẫn sử dụng công cụ tín dụng nhà nước kết hợp với sử dụng có hiệu quả chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại, của các tổ chức tài chính vi mô để thực hiện các mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Đảng và Chính phủ đã cho thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, một số tổ chức tài chính vi mô cũng được cấp phép hoạt động, cùng với đó các ngân hàng thương mại cũng đang cạnh tranh mở rộng tín dụng ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,... Tính đến nay, có thể khẳng định rằng số đông người dân kể cả đồng bào dân tộc thiểu số đã được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Những thành công, những chủ trương đúng của Đảng và Chính phủ trong lĩnh vực này, đặc biệt là 296
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI vai trò xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp - kinh tế nông thôn trong cả nước nói chung, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,... nói riêng. Tuy nhiên, Chính phủ và các địa phương cần phải tiếp tục củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các dịch vụ tài chính cho người dân tại các vùng nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng chính sách xã hội địa phương (NHCSXH ĐP) (2020 - 2021), Báo cáo NHCSXH các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bào Khơ Me,..., tháng 01/2021. Bản cứng. 2. SBV (2020 - 2021) www.sbv.gov.vn: Mục tin tức - văn bản, truy cập từ ngày 10-18/01/2021. 3. VBSP (2020 - 2021): https://vbsp.org.vn/hoi-nghi-giao-ban-hoat-dong-uy-thac- nam-2020.html; truy cập từ ngày 10-18/01/2021. 297
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2