intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình trình bày: Cao su là một cây có nguồn gốc nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Đặc biệt với những lợi thế về khí hậu, đất đai, nhân lực,...Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình

ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN<br /> Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> HÀ VĂN HÀNH - TRẦN THÚY HẰNG<br /> Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Cao su là một cây có nguồn gốc nhiệt đới nên rất phù hợp với khí<br /> hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam. Đặc biệt với những lợi thế về khí<br /> hậu, đất đai, nhân lực… đối với cây cao su, khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình<br /> được đánh giá là một vùng có tiềm năng trong việc phát triển cao su tiểu<br /> điền. Cao su không chỉ được xem là cây trồng có giá trị kinh tế cao mà nó<br /> còn tạo cảnh quan môi trường sinh thái tốt. Thông qua việc nghiên cứu các<br /> điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cũng như phân tích hiệu quả kinh tế<br /> của cây cao su trên địa bàn, bài báo đề xuất các khu vực có thể trồng cao su<br /> tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình, đồng thời đề xuất một số giải<br /> pháp cho phát triển bền vững.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Cao su từ lâu đã là một cây công nghiệp dài ngày quan trọng đối với tiểu chủ nông<br /> nghiệp. Tại Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cao su có tốc độ phát triển mạnh trong<br /> những năm gần đây và có những tín hiệu rất tích cực trên thị trường thế giới. Cao su<br /> không chỉ được xem là cây trồng có giá trị kinh tế cao, mà còn có chức năng phòng hộ,<br /> chống xói mòn (đối với vùng đồi có độ dốc thấp), tạo cảnh quan môi trường sinh thái<br /> tốt; đồng thời giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.<br /> Với những thuận lợi về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và nhân lực; khu vực đồi núi tỉnh<br /> Quảng Bình được đánh giá là một trong những vùng có tiềm năng để phát triển cao su<br /> tiểu điền. Hiện nay tỉnh Quảng Bình có gần 9.000 ha cao su, trong đó có khoảng 5.000<br /> ha đã được đưa vào khai thác. Các địa phương trong tỉnh đang thực hiện kế hoạch trồng<br /> mới khoảng 1.000 ha cao su vào năm 2009. Trong năm 2008, tỉnh Quảng Bình đã khai<br /> thác và sơ chế xuất khẩu hơn 6.200 tấn mủ cao su, trị giá hơn 15,5 triệu USD, chiếm<br /> trên 82% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh [4].<br /> 2. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH<br /> QUẢNG BÌNH<br /> 2.1. Dự toán vốn đầu tư cho 01 ha cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản<br /> Theo đúng quy trình kỹ thuật, giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây cao su là khoảng 7 - 8<br /> năm. Trong thời gian này, cây cao su không cho thu nhập gì đáng kể do chủ yếu là chi<br /> phí trồng mới (bao gồm chi phí giống, phân bón, hóa chất, lao động…). Một số nơi<br /> người ta tranh thủ trồng xen cây sắn hay đậu lạc... để hạn chế cỏ và tận dụng đất khi cây<br /> cao su chưa khép tán. Chi phí trung bình hàng năm cho 1 ha cao su được thể hiện ở<br /> bảng 1.<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 116-121<br /> <br /> ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> <br /> 117<br /> <br /> Bảng 1. Chi phí đầu tư giai đoạn kiến thiết cơ bản cho 1 ha cao su<br /> Các khoản chi phí<br /> Trồng mới (công + vật tư)<br /> Chăm sóc năm 1 (công + vật tư)<br /> Chăm sóc năm 2 (công + vật tư)<br /> Chăm sóc năm 3 (công + vật tư)<br /> Chăm sóc năm 4 (công + vật tư)<br /> Chăm sóc năm 5 (công + vật tư)<br /> Chăm sóc năm 6 (công + vật tư)<br /> Chăm sóc năm 7 (công + vật tư)<br /> Chăm sóc năm 8 (công + vật tư)<br /> <br /> Công<br /> (1)<br /> 150<br /> 95<br /> 80<br /> 70<br /> 65<br /> 65<br /> 65<br /> 50<br /> 40<br /> <br /> Đơn giá (đ)<br /> (2)<br /> 50.000<br /> 50.000<br /> 50.000<br /> 50.000<br /> 50.000<br /> 50.000<br /> 50.000<br /> 50.000<br /> 50.000<br /> <br /> Vật tư (đ)<br /> (3)<br /> 4.012.000<br /> 2.158.000<br /> 2.285.000<br /> 2.364.000<br /> 2.655.000<br /> 2.712.000<br /> 2.712.000<br /> 2.500.000<br /> 2.000.000<br /> Tổng vốn đầu tư<br /> <br /> Thành tiền (đ)<br /> (1*2 + 3)<br /> 11.012.000<br /> 6.908.000<br /> 6.282.000<br /> 5.864.000<br /> 5.905.000<br /> 5.952.000<br /> 5.952.000<br /> 5.000.000<br /> 4.000.000<br /> 56.875.000<br /> <br /> Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (giá vật tư và công lao động được tính vào 3/2009)<br /> <br /> 2.2. Tổng doanh thu trong một chu kỳ sản xuất cao su<br /> Vào năm thứ 8 cây cao su bắt đầu được lấy mủ nhưng trong thời gian này lượng mủ cho<br /> thu hoạch là không đáng kể, vì đây là thời kỳ “cạo bói”. Vì vậy để bảo vệ cây cao su,<br /> các hộ gia đình thực sự bắt đầu khai thác mủ vào năm thứ 9. Doanh thu của một ha cao<br /> su trong một chu kỳ khai thác được thể hiện ở bảng 2.<br /> Bảng 2. Ước tính doanh thu của 1 ha cao su trong một chu kỳ sản xuất<br /> Năm thứ<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> 12<br /> 13<br /> 14<br /> 15<br /> 16<br /> 17<br /> 18<br /> 19<br /> 20<br /> 21<br /> 22<br /> 23<br /> 24<br /> 25<br /> 26<br /> 27<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Sản lượng (kg)<br /> 900<br /> 1.150<br /> 1.300<br /> 1.500<br /> 1.800<br /> 2.100<br /> 2.350<br /> 2.600<br /> 2.950<br /> 3.100<br /> 3.200<br /> 3.400<br /> 3.400<br /> 3.000<br /> 2.600<br /> 2.200<br /> 1.800<br /> 1.500<br /> 1.300<br /> 42.150<br /> <br /> Đơn giá (đồng)<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> 12.000<br /> <br /> Thành tiền (đồng)<br /> 10.800.000<br /> 13.800.000<br /> 15.600.000<br /> 18.000.000<br /> 21.000.000<br /> 25.200.000<br /> 28.200.000<br /> 31.200.000<br /> 35.400.000<br /> 37.200.000<br /> 38.400.000<br /> 40.800.000<br /> 40.800.000<br /> 36.000.000<br /> 31.200.000<br /> 26.400.000<br /> 21.600.000<br /> 18.000.000<br /> 15.600.000<br /> 505.200.000<br /> <br /> Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (giá bán mủ cao su, vật tư và công lao động được tính vào 3/2009)<br /> <br /> 118<br /> <br /> HÀ VĂN HÀNH - TRẦN THÚY HẰNG<br /> <br /> Như vậy ta có thể thấy thu nhập của người dân trồng cao su là khá cao, đạt trung bình<br /> 1.600.000 đ/tháng [2]. Từ hiệu quả kinh tế to lớn đó nên người dân trên địa bàn đã<br /> mạnh dạn đầu tư, trồng mới hàng ngàn hecta, chủ yếu là khu vực đồi núi. Cây cao su<br /> còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương và làm cho cuộc sống của họ ngày<br /> càng ổn định.<br /> 3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG BÌNH<br /> 3.1. Điều kiện tự nhiên<br /> a. Vị trí địa lý: Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.065,27 km2 trải dài từ 16°55’ đến<br /> 18°05’ vĩ Bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía<br /> Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía<br /> Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 110 km.<br /> b. Địa hình: Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông,<br /> đồi núi chiếm khoảng 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Vùng núi phía Tây<br /> có độ cao trung bình từ 1.000-1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2.017m, kế<br /> tiếp là vùng đồi dạng bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp với nhiều cồn<br /> cát và dải cát chạy dọc bờ.<br /> c. Thổ nhưỡng: Tài nguyên đất được chia thành 2 hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng<br /> bằng và hệ Feralit ở vùng đồi và núi với 5 nhóm chủ yếu là: Nhóm đất đỏ vàng; nhóm<br /> đất cát; đất mặn; đất phù sa; đất lầy và than bùn, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn<br /> 80% diện tích tự nhiên và phân bố ở vùng đồi núi.<br /> d. Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có sự chi phối sâu sắc của địa hình<br /> và luôn bị tác động bởi khí hậu của 2 miền Nam - Bắc. Vì vậy, khí hậu có 2 mùa rõ rệt:<br /> Mùa ít mưa (từ tháng II đến tháng VIII) và mùa mưa (từ tháng IX đến tháng I năm sau).<br /> Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000-2.300 mm/năm, phân bố không đồng đều giữa<br /> các vùng và các tháng trong năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng IX, X và XI,<br /> trong đó tháng X có lượng mưa chiếm gần 30% tổng lượng mưa cả năm.<br /> Nhiệt độ trung bình năm từ 24-250C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VI, VII và<br /> VIII, nhiệt độ có lúc lên đến 400C.<br /> Độ ẩm tương đối ở Quảng Bình thuộc vào loại cao, trung bình năm từ 83-84%. Độ ẩm<br /> thấp nhất vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng (< 20%) và cao nhất vào các tháng<br /> cuối đông (tháng XII, I) do hiện tượng mưa phùn.<br /> e. Thuỷ văn: Tỉnh Quảng Bình có 5 sông lớn là: sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ<br /> (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hoà và sông Dinh với<br /> tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm. Do ảnh hưởng của địa hình nên các sông ở đây ngắn và dốc<br /> với tốc độ dòng chảy lớn. Chế độ thủy văn các sông này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của<br /> mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu.<br /> <br /> ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI TỈNH QUẢNG BÌNH<br /> <br /> 119<br /> <br /> 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội<br /> a. Dân số và lao động: Tính đến cuối năm 2007 tổng số dân của tỉnh là 854.918 người,<br /> trong đó: nam giới 422.720 người, chiếm 49,45% và nữ 432.198 người, chiếm 50,55%.<br /> Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị.<br /> Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm khoảng 49,28% dân<br /> số. Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/1999 có: 10.720 người có<br /> trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học và trên đại học. Lực<br /> lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao động [1].<br /> Từ số liệu trên cho thấy số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao và tỷ lệ giữa<br /> nam và nữ khá cân đối nên có thể coi đây là một thuận lợi về vấn đề nhân lực phục vụ<br /> cho sản xuất.<br /> b. Cơ sở hạ tầng: Quảng Bình có hệ thống giao thông thuận lợi với đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư. Quảng Bình có<br /> quốc lộ 12A nối với Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và 116,04km đường bờ biển với<br /> cảng Gianh và cảng Hòn La nên thuận tiện trong vận tải biển. Hiện nay thành phố Đồng<br /> Hới có trạm biến áp 220/110/10KV-2x63MVA là trạm nút nguồn của hệ thống điện<br /> Quốc gia. Ngoài ra Quảng Bình còn có 9 chi nhánh ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi<br /> cho người dân vay vốn phát triển sản xuất.<br /> 4. ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU<br /> 4.1. Đề xuất phát triển cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình<br /> Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của việc trồng cây cao su đối với người<br /> dân trên địa bàn, đồng thời qua phân tích những thuận lợi và khó khăn cho phát triển<br /> cây cao su tiểu điền ở khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình (loại đất, khí hậu…), bước đầu<br /> chúng tôi đề xuất trồng cây cao su ở một số khu vực cụ thể (xem sơ đồ 1). Ở đây chúng<br /> tôi có lưu ý xem xét đến những loại đất trồng, cây trồng cạn ngắn ngày kém hiệu quả và<br /> những vùng đất trồng rừng đến thời kỳ thu hoạch có thể chuyển đổi, ưu tiên cho những<br /> khu vực gần giao thông để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển; hạn<br /> chế chuyển đổi đất có rừng. Cụ thể, cao su tiểu điền được đề xuất phát triển tập trung ở<br /> vùng đồi núi huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Ngoài ra còn có<br /> thể phát triển ở một số nơi trên địa bàn huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Đồng Hới.<br /> <br /> 120<br /> <br /> HÀ VĂN HÀNH - TRẦN THÚY HẰNG<br /> <br /> Sơ đồ 1. Đề xuất phát triển cao su tiểu điền khu vực đồi núi tỉnh Quảng Bình<br /> <br /> 4.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển cao su tiểu điền ở lãnh thổ nghiên cứu<br /> - Giải pháp về chính sách Nhà nước: Để mô hình cao su tiểu điền phát triển một<br /> cách vững chắc, Nhà nước cần phải tích cực hoàn chỉnh các chính sách đầu tư<br /> phát triển cây cao su nhằm khuyến khích và động viên nhiều thành phần kinh tế<br /> tham gia một cách có hiệu quả hơn. Đặc biệt cây cao su có thời gian kiến thiết cơ<br /> bản khá dài, thu hồi vốn chậm nên các cấp chính quyền cần nhanh chóng cấp giấy<br /> chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận tiện cho các hộ sản xuất.<br /> - Giải pháp về khoa học kỹ thuật: Cần có sự chỉ đạo của cán bộ khuyến nông trong<br /> việc chọn giống, chăm sóc và thu hoạch để không làm tổn hại đến sức khỏe của<br /> cây cao su. Đặc biệt cần chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo nguồn lao động đáp<br /> ứng nhu cầu thực tế tại địa phương.<br /> - Giải pháp về vốn: Trong chính sách vay vốn cần phải đưa ra những chính sách<br /> phù hợp để tạo điều kiện cho người dân vay vốn một cách nhanh chóng. Tạo dựng<br /> hành lang pháp lý thuận lợi trong việc vay vốn, cần giảm bớt thủ tục hành chính,<br /> thiết lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí và thời gian cho<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1