Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
DI CHỨNG PHÙ TAY SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ<br />
Nguyễn Thị Minh Linh*, Cung Thị Tuyết Anh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục ñích nghiên cứu: Phù tay sau phẫu thuật hay xạ trị là một trong những di chứng thường gặp sau ñiều trị ung<br />
thư vú. Chúng tôi khảo sát tỷ lệ di chứng phù tay và các yếu tố liên quan ñể tìm biện pháp dự phòng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát tỷ lệ di chứng phù tay theo thời gian sau phẫu thuật ± xạ trị. 2. Khảo sát các yếu tố<br />
liên quan ñến phù tay sau ñiều trị.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ñoàn hệ khảo sát ngẫu nhiên 492 trường hợp ung thư vú ñã ñiều<br />
trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh từ 01/01/2004 - 31/12/2008. Khám có dấu hiệu phù tay hay ño chu vi tay<br />
chênh lệch trên 2 cm ñược ñánh giá là phù bạch huyết. Các yếu tố liên quan phù tay ñược ñánh giá qua kiểm ñịnh Log<br />
rank và hồi quy cox.<br />
Kết quả: Thời gian ghi nhận ñược phù tay sau phẫu thật là trên 6 tháng. Tỷ lệ phù tay xảy ra sau phẫu thuật 12 tháng<br />
(1 năm) ước tính là 0,4%, sau 24 tháng (2 năm) là 4,6%, sau 36 tháng (3 năm) là 10,8%, sau 48 tháng (4 năm) là 14,5%,<br />
sau 60 tháng (5 năm) là 29,6%. Tỷ lệ phù tay tăng trong các nhóm bệnh nhân sau: có cân nặng lúc mổ trên 45 kg (p =<br />
0,004), chỉ số khối cơ thể bệnh nhân (BMI) > 20 (p = 0,027), có di căn hạch nách (p = 0,007), số lượng hạch nách bị di<br />
căn từ 3 hạch trở lên (p = 0,006). Trong nhóm bệnh nhân có xạ trị thì xạ trị bằng máy Colbalt có tỷ lệ phù tay thấp hơn xạ<br />
trị bằng máy gia tốc thẳng (p = 0,02). Tổng liều xạ vào hệ hạch theo phác ñồ cổ ñiển có tỷ lệ phù tay thấp hơn phác ñồ<br />
giảm phân liều (p = 0,0002). Khi kết hợp nhiều mô thức ñiều trị (trên 2 mô thức) tỷ lệ phù tay tăng lên (p = 0,02).<br />
Kết luận: Với các ñiều trị ung thư vú hiện nay tại Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ phù tay sau 5 năm ước<br />
tính là 29,6% với các mức ñộ phù rất nhẹ 28,8%, nhẹ là 39,4%, trung bình là 25,8%, nặng là 6,1%. Đây là cơ sở ñể triển<br />
khai việc sinh thiết hạch lính gác và cân nhắc việc xạ trị bổ túc vào hố nách.<br />
Từ khóa: Phù tay, phù bạch huyết, ung thư vú.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
LYMPHEDEMA AFTER BREAST CANCER TREATMENT<br />
Nguyen Thi Minh Linh, Cung Thi Tuyet Anh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010 : 432 - 436<br />
Aim: Arm lymphedema after surgery with or without radiotherapy is a common sequela following breast cancer<br />
treatment. We sought to determine the incidence of lymphedema and its associated factors to develop preventive measures.<br />
Material and methods: This cohort study included 492 randomly selected breast cancer patients who had been<br />
treated at Ho Chi Minh City Oncology Hospital from 01/01/2004 – 31/12/2008. Lymphedema was documented when<br />
clinical exam revealed arm swelling or circumference difference between two arms of 2 cm or more. Risk factors were<br />
assessed using the log rank test and Cox logistic regression analysis.<br />
Results: The time from surgery to arm edema detection was above 6 months. The incidence of postoperative<br />
lymphedema was 0.4% at 1 year, 4.6% at 2 years, 10.8% at 3 years, 14.5% at 4 years, and 29.6% at 5 years. Lymphedema<br />
risk was increased in patients with the following characteristics: weight before surgery of more than 45 kg (p = 0.004),<br />
BMI more than 20 (p = 0.027), presence of axillary node metastasis (p = 0.007), and number of metastatic axillary nodes<br />
of more than 3 (p = 0.006). Among patients receiving radiotherapy, a lower risk was observed with Cobalt machine versus<br />
accelerator (p = 0.02), and conventional schedule versus hypofractionated schedule (p = 0.0002). Combination of more<br />
than 2 treatment modalities increased the incidence of of lymphedema (p = 0.02).<br />
Conclussion: Following breast cancer treatment at HCMC Oncology Hospital, the incidence of postoperative<br />
lymphedema was 29.6% at 5 years, with very mild, mild, moderate, and severe degree of 28.8%, 39.4%, 25.8%, and 6.1%,<br />
respectively. This is the basis for application of sentinel lymph node biopsy and axillary radiotherapy in carefully selected<br />
patients.<br />
Key words: Lymphedema, arm edema, breast cancer.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phù tay sau phẫu thuật hay xạ trị là một trong những<br />
di chứng thường gặp sau ñiều trị ung thư vú. Điều trị phù<br />
tay hiện nay còn là một thách thức ñối với các nhà lâm<br />
sàng. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào quan tâm ñến<br />
<br />
vấn ñề này. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại Bệnh<br />
viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh: Quan sát ngẫu nhiên<br />
những trường hợp bệnh nhân ung thư vú về di chứng phù<br />
tay sau ñiều trị nhằm rút kinh nghiệm trong việc phòng<br />
tránh loại di chứng này cho bệnh nhân.<br />
<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Ung bướu TPHCM<br />
Địa chỉ liên lạc: BS. Nguyễn Thị Minh Linh. Email: bsnguyenthiminhlinh@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
432<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Khảo sát tỷ lệ di chứng phù tay theo thời gian sau<br />
phẫu thuật hoặc xạ trị và các yếu tố liên quan ñến phù tay<br />
sau ñiều trị ở những phụ nữ ñã ñiều trị ung thư vú tại<br />
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh (từ 01/01/2004 –<br />
31/12/2008).<br />
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu ñoàn hệ. Quan sát ngẫu nhiên những<br />
bệnh nhân ñã ñược ñiều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung<br />
Bướu TP. Hồ Chí Minh từ 01/01/2004 – 31/12/2008.<br />
Cách chọn ñối tượng: Những bệnh nhân ñã ñược<br />
phẫu thuật từ 01/01/2004 - 31/12/2008, chọn ngẫu nhiên<br />
(khoảng 100 - 150 bệnh nhân theo mỗi năm) theo thứ tự<br />
danh sách bệnh nhân carcinôm vú (Năm 2004: Chọn bệnh<br />
<br />
nhân số thứ tự 10, 20, 30,…. Năm 2005: Chọn thứ tự 9,<br />
18, 27, ….).<br />
Cách ñánh giá phù tay: Khám có một trong các<br />
dấu hiệu căng da, dày mô dưới da hay sưng, có hay không<br />
có dấu ấn lõm, hoặc có khác biệt ít nhất 2 cm số ño chu vi<br />
giữa tay bên bệnh và tay ñối bên.<br />
Chẩn ñoán phân biệt: Phù toàn thân (suy gan, suy<br />
thận), tái phát tại chỗ tại vùng, viêm tắc mạch máu, bướu<br />
máu, nhiễm trùng tay bên bệnh.<br />
Thu thập và xử lý số liệu: Liên lạc ñiện thoại hoặc<br />
gởi thư mời bệnh nhân ñến khám. Xử lý dữ liệu bằng phần<br />
mềm SPSS 11.5 for windows.<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 01/12/2008 - 30/09/2009 chúng tôi ñã khám ñược<br />
492 trường hợp.<br />
<br />
Đặc ñiểm nhóm nghiên cứu<br />
Đặc ñiểm<br />
<br />
Các yếu tố<br />
<br />
Đặc ñiểm<br />
<br />
Các yếu tố<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
TB: 51, TV: 51, a = 8,7<br />
<br />
M1<br />
<br />
TB: 52,4, TV: 51, a = 8,7<br />
<br />
M2<br />
<br />
TB: 53, TV: 52, a = 8,<br />
<br />
BMI<br />
<br />
TB: 22,6, TV: 22,6, a = 3,3<br />
<br />
Bên vú bệnh<br />
<br />
P: 241 (49%), T: 247 (50,2%), P+T:<br />
4 (0,8%)<br />
<br />
TNM<br />
<br />
GdI: 48 (9,8%), dII: 375 (76,2%), GdIII: 53<br />
(10,8%), GdIV: 4 (0,8%), Không rõ: 12 (2,4%)<br />
<br />
Loại mô<br />
học<br />
<br />
Carcinôm ống tuyến vú: 475 (96,5%)<br />
Carcinôm tiểu thùy: 9 (1,8%)<br />
Khác: 8 (1,6%)<br />
<br />
Độ mô học<br />
<br />
PT<br />
<br />
491 (99,8%)<br />
<br />
Tổng số<br />
hạch<br />
<br />
TB: 11, TV: 0, a = 3<br />
<br />
Loại phẫu<br />
thuật<br />
<br />
DNNH: 468 (95,3%), DNNH-TT: 5<br />
(1%), PT Patey: 7 (1,4%), PT<br />
Halsted: 1 (0,2%), PTBT: 9 (1,8%),<br />
NHN: 1 (0,2%)<br />
<br />
XT<br />
<br />
343 (69,7%)<br />
<br />
Phác ñồ xạ<br />
trị<br />
<br />
PDCD: 229 (71,8%), GPL: 90<br />
(28,2%)<br />
<br />
HT<br />
<br />
409 (83,1%)<br />
<br />
Di căn hạch<br />
<br />
188 (38,3%)<br />
<br />
Biến chứng hậu<br />
phẫu sớm<br />
<br />
LPNT<br />
<br />
Độ 2: 388 (78,9%)<br />
Không có: 11 (2,2%)<br />
<br />
Tụ dịch: 28 (5,7%), nhiễm trùng: 1 (0,2%),<br />
chảy máu tự cầm: 2 (0,4%), chảy máu cầm<br />
máu thứ phát: 7 (1,4%), không biến chứng:<br />
453 (92,3%)<br />
363 (73,8%)<br />
<br />
Loại máy XT<br />
<br />
TB: Trung bình, TV: Trung vị, a: Độ lệch chuẩn, P:<br />
Phải, T: Trái, Gd: Giai ñoạn, M1: Cân nặng lúc mổ (Kg),<br />
M2: Cân nặng lúc khám (Kg), DNNH: Phẫu thuật ñoạn<br />
nhũ nạo hạch, DNNH-TT: Phẫu thuật ñoạn nhũ nạo hạch<br />
và tái tạo, PT Patey: Phẫu thuật Patey, PT Halsted: Phẫu<br />
thuật Halsted, PTBT: Phẫu thuật bảo tồn, NHN: Phẫu<br />
thuật nạo hạch nách, HT: Hóa trị, PT: Phẫu thuật, XT: Xạ<br />
trị, LPNT: Liệu pháp nội tiết, PDCD: Cổ ñiển (50 Gy/2<br />
Gy, 46 Gy/2 Gy), GPL: Giảm phân liều (45 Gy/3 Gy, 39<br />
Gy/3 Gy), GT: Máy gia tốc thẳng.<br />
Tỷ lệ phù tay<br />
Có 66 trường hợp phù tay trong tổng số 492 bệnh<br />
nhân ñược khám, phân bố theo thời gian sau phẫu thuật 12<br />
tháng (1 năm) ước tính là 0,4%, sau 24 tháng (2 năm) là<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
Độ 1 : 65 (13,2%)<br />
Độ 3: 28 (5,7%)<br />
<br />
100%<br />
<br />
Cobalt: 291 (84,8%), Gia tốc thẳng: 52<br />
(15,2%)<br />
<br />
4,6%, sau 36 tháng (3 năm) là 10,8%, sau 48 tháng (4<br />
năm) là 14,5%, sau 60 tháng (5 năm) là 29,6%.<br />
<br />
433<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Biểu ñồ 1. Tỷ lệ phù tay theo thời gian sau ñiều trị<br />
Các mức ñộ phù tay dựa theo ño chu vi<br />
Mức ñộ phù Chênh lệch chu vi n<br />
%<br />
Rất nhẹ<br />
<br />
< 2 cm<br />
<br />
19<br />
<br />
28,8<br />
<br />
2 – 2,5 cm<br />
<br />
26<br />
<br />
39,4<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
3 - 5 cm<br />
<br />
17<br />
<br />
25,8<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
> 5 cm<br />
<br />
4<br />
<br />
6,1<br />
<br />
66<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Các yếu tố liên quan với phù tay<br />
Các yếu tố<br />
<br />
Bn<br />
<br />
Phù<br />
<br />
p<br />
<br />
Bn<br />
<br />
Phù<br />
<br />
p<br />
<br />
M1<br />
<br />
≤ 45<br />
> 45<br />
<br />
98<br />
393<br />
<br />
5 (5,1%)<br />
60 (15,3%)<br />
<br />
0,04<br />
<br />
M2<br />
<br />
≤ 47<br />
> 47<br />
<br />
113<br />
379<br />
<br />
7 (6,2%)<br />
59 (15,6%)<br />
<br />
0,02<br />
<br />
BMI<br />
<br />
≤ 20<br />
> 20<br />
<br />
106<br />
386<br />
<br />
6 (5,6%)<br />
60 (15,5%)<br />
<br />
0,02<br />
<br />
Hạch di căn<br />
<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
188<br />
303<br />
<br />
36 (19,1%)<br />
29 (9,5%)<br />
<br />
0,007<br />
<br />
Số hạch di căn<br />
<br />
2<br />
≤2<br />
<br />
381<br />
111<br />
<br />
58 (15,2%)<br />
8 (7,2%)<br />
<br />
0,02<br />
<br />
XT<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Theo các y văn nước ngoài tỷ lệ phù tay thay ñổi từ 6<br />
– 83%(1,4,6,7,14,15,16,17,20,21).<br />
<br />
Bảng 8. Tỷ lệ phù tay trong các nghiên cứu từ thập niên<br />
80(22, 26).<br />
Năm<br />
<br />
Các yếu tố<br />
<br />
Nghiên<br />
cứu<br />
<br />
Định<br />
nghĩa<br />
phù<br />
tay<br />
<br />
Thời<br />
gian<br />
theo<br />
dõi<br />
<br />
Số<br />
bệnh<br />
nhân<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
phù<br />
tay<br />
<br />
1986<br />
<br />
Kinsin<br />
<br />
≥ 2 cm<br />
<br />
9<br />
tháng<br />
<br />
200<br />
<br />
25,5%<br />
<br />
1991<br />
<br />
Wemer<br />
<br />
≥ 5 cm<br />
<br />
37<br />
tháng<br />
<br />
282<br />
<br />
19,5%<br />
<br />
1992<br />
<br />
Ball<br />
<br />
> 3 cm<br />
<br />
> 12<br />
tháng<br />
<br />
50<br />
<br />
6%<br />
<br />
1992<br />
<br />
Ivens<br />
<br />
> 200<br />
ml<br />
<br />
2 năm<br />
<br />
106<br />
<br />
10%<br />
<br />
1993<br />
<br />
Lin<br />
<br />
≥ 2 cm<br />
<br />
2 năm<br />
<br />
283<br />
<br />
24%<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
1996<br />
<br />
Ferrandez<br />
<br />
> 3 cm<br />
<br />
14<br />
tháng<br />
<br />
683<br />
<br />
16,9%<br />
<br />
1996<br />
<br />
Paci<br />
<br />
≥ 2 cm<br />
<br />
5 năm<br />
<br />
238<br />
<br />
30,3%<br />
<br />
1997<br />
<br />
Schuneman<br />
<br />
≥ 2 cm<br />
<br />
11<br />
năm<br />
<br />
5868<br />
<br />
24%<br />
<br />
2003<br />
<br />
Deutsch<br />
<br />
≥ 2 cm<br />
<br />
3 năm<br />
<br />
1665<br />
<br />
46,3%<br />
<br />
2009<br />
<br />
NC này<br />
<br />
≥ 2 cm<br />
<br />
5 năm<br />
<br />
492<br />
<br />
29,6%<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ phù tay tăng dần theo thời<br />
gian sau ñiều trị. Thời gian ghi nhận ñược phù tay sau<br />
phẫu thuật là trên 6 tháng. Trong số các bệnh nhân phù<br />
tay, tỷ lệ phù tay xảy ra sau phẫu thuật 12 tháng (1 năm) là<br />
0,4%, sau 24 tháng (2 năm) là 4,6%, sau 36 tháng (3 năm)<br />
là 10,8%, sau 48 tháng (4 năm) là 14,5%, sau 60 tháng (5<br />
năm) là 29,6%. Theo y văn các nước thì phù tay có thể<br />
xuất hiện ngay hoặc lâu hơn sau ñiều trị ung thư vú, có thể<br />
xuất hiện phù tay sau phẫu thuật một tháng hoặc chậm<br />
hơn, sau nhiều năm(2,4). Nhiều nghiên cứu theo các tài liệu<br />
ngoại văn cho thấy BMI cao ≥ 25 làm tăng nguy cơ phù<br />
tay(3,15). Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỷ lệ phù tay tăng<br />
khi BMI lúc mổ ≥ 20. Các yếu tố liên quan làm tăng tỷ lệ<br />
phù tay theo y văn các nước ñược ghi nhận như: Tuổi, cân<br />
nặng, giai ñoạn bướu, xạ trị, tamoxifen, ñộ mô học của<br />
bướu, số lượng hạch nách ñược lấy sau phẫu thuật, số<br />
<br />
434<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
lượng hạch di căn, biến chứng tụ dịch, nhiễm trùng vết<br />
mổ, thoát mạch khi hóa trị … tuy nhiên một số nghiên cứu<br />
không cho thấy lien quan này(1-16), nghiên cứu của chúng<br />
tôi ghi nhận không có sự liên quan có ý nghĩa tỷ lệ phù tay<br />
với tuổi, ñộ mô học của bướu, số lượng hạch ñược nạo, xạ<br />
trị, tuy nhiên xạ trị bằng máy gia tốc thẳng tăng tỷ lệ phù<br />
tay có ý nghĩa thống kê (p = 0,02). Điều này có thể là do<br />
xạ trị bằng máy gia tốc thẳng, chùm tia có ñộ sâu phần<br />
trăm cao hơn chùm tia gama của máy Cobalt nên khả năng<br />
làm tổn thương mạch bạch huyết nhiều hơn. Sự kết hợp từ<br />
3 mô thức ñiều trị trở lên làm tăng tỷ lệ phù tay có ý nghĩa<br />
thống kê (p = 0,02). Điều này cũng phù hợp vì các trường<br />
hợp chỉ ñiều trị một hoặc hai mô thức kết hợp ña phần là<br />
các giai ñoạn bệnh sớm, không có hạch di căn hoặc số<br />
hạch di căn ít, các trường hợp giai ñoạn trễ hơn thì ñược<br />
kết hợp nhiều mô thức ñiều trị hơn, do ñó làm tăng tỷ lệ<br />
phù tay.<br />
Sinh thiết hạch lính gác không có nạo hạch nách có<br />
thể làm giảm nguy cơ phù bạch huyết(18,24,25,27). Tại Bệnh<br />
viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh sinh thiết hạch lính gác<br />
mới bắt ñầu ñược triển khai, tuy nhiên do tỷ lệ ung thư vú<br />
giai ñoạn sớm (Gd 0, I, hạch N0) còn ít nên phần lớn bệnh<br />
nhân vẫn ñược nạo hạch nách.<br />
Các biện pháp ñể hạn chế phù tay<br />
Sinh thiết hạch lính gác nên triển khai cho những<br />
trường hợp ung thư vú giai ñoạn sớm (Gd 0, I, hạch N0).<br />
Nên cân nhắc hạn chế chỉ ñịnh xạ trị ở vùng nách –<br />
trên ñòn, ñỉnh nách – trên ñòn khi hạch âm tính hoặc<br />
dương tính dưới 3 hạch.<br />
Dặn dò bệnh nhân sau ñiều trị ñể phòng ngừa di<br />
chứng phù tay (Tại bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh,<br />
Khoa Xạ 4 ñã thực hiện "Những lời khuyên cho bệnh<br />
nhân ung thư vú sau ñiều trị" dưới dạng các tờ bướm phát<br />
cho bệnh nhân). Trong ñó hướng dẫn bệnh nhân cách<br />
chăm sóc và phòng ngừa phù tay như sau:<br />
Không xách nặng trên 5 kg bằng tay bên bệnh.<br />
Không chích thuốc, truyền dịch vào tay bên bệnh.<br />
Không ño huyết áp tay bên bệnh.<br />
Không mặc áo có dây thun siết chặt cánh tay ở tay<br />
áo, không mặc áo ngực quá chặt hoặc ñeo nữ trang siết<br />
chặt tay bên bệnh.<br />
Không châm cứu hay chích lễ vào tay bên bệnh.<br />
Cần ñeo găng bảo vệ tay khi giặt quần áo, khi nấu ăn<br />
hoặc khi may vá.<br />
Khi cắt móng tay thì không nên cắt phạm vào da và<br />
khóe móng.<br />
Khi ngủ tránh nằm nghiêng lâu bên bệnh.<br />
Không tắm hơi, tránh nhiệt ñộ quá lạnh.<br />
Nên mang găng thun ñàn hồi ở cánh tay khi ñi máy<br />
bay.<br />
Không nên tự lái xe hai bánh ñường dài.<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
Nên mặc áo dài hoặc mang găng tay dài ñể giảm<br />
nguy cơ bị trầy, xước, côn trùng cắn, phỏng nắng tay bên<br />
bệnh.<br />
Tránh tăng cân nhanh, béo phì.<br />
Nên tập thể dục, tập dưỡng sinh nhẹ hàng ngày.<br />
Tự theo dõi ñể phát hiện sớm những chỗ sưng, ñau,<br />
thay ñổi màu da ở tay, ở thành ngực, sẹo mổ và tái khám<br />
ñịnh kỳ.<br />
KẾT LUẬN<br />
Với các ñiều trị ung thư vú hiện nay tại Bệnh viện<br />
Ung Bướu TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ phù tay sau 5 năm ước<br />
tính là 29,6% với các mức ñộ phù rất nhẹ 28,8%, nhẹ là<br />
39,4%, trung bình là 25,8%, nặng là 6,1%. Phù tay có<br />
nguy cơ xảy ra nhiều hơn ở các nhóm bệnh nhân: Cân<br />
nặng lúc mổ > 45, cân nặng lúc khám > 47, chỉ số khối cơ<br />
thể (BMI) > 20, có hạch di căn, số hạch di căn ≥ 3, loại<br />
máy xạ trị, tổng liều xạ trị theo phác ñồ, kết hợp các mô<br />
thức ñiều trị.g<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Clark B., Sitzia J. and Harlow W. (2005). “Incidence<br />
and risk of arm oedema following treatment for breast<br />
cancer, a three-year follow-up study”. Q J Medi, 98,<br />
pp 343 - 348.<br />
2. Erickson V.S., Pearson M.L., Ganz P.A., et al<br />
(2001). “Review Arm Edema in Breast Cancer<br />
Patients”. J Natl Cancer Inst, 93, 96 - 111<br />
3. Harris S.R., Hugi M.R., Olivotto Ivo A., et al (2001).<br />
“Clinical practice guidelines for the care and<br />
treatment of breast cancer: 11. Lymphedema”.<br />
CMAJ, 164(2), pp 191 – 9.<br />
4. Hayes C.S., Janda M., Cornish B., et al (2008).<br />
“Lymphedema After Breast Cancer: Incidence, Risk<br />
Factors, and Effect on Upper Body Function”. J Clin<br />
Oncol, 26, pp 3536-3542.<br />
5. Lerner R., (1998). “Complete Decongestive<br />
Physiotherapy and the Lerner”. Cancer, 83, pp 2861–<br />
3.<br />
6. Mark I. S. D Levine N., Julian J. A. e al (2008).<br />
“Clinical Trial Lymphedema in women with breast<br />
cancer: characteristics of patients screened for a<br />
randomized trial”. Breast Cancer Res Treat 110, pp<br />
337–342.<br />
7. McKenzie C.D, Kalda L.A, (2003). “Effect of Upper<br />
Extremity Exercise on Secondary Lymphedema in<br />
Breast Cancer Patients, A Pilot Study”. J Clin Oncol,<br />
21, pp 463 - 466.<br />
8. McLaughlin S.A., Wright M. J., Morris K.T., et al<br />
(2008). “Prevalence of Lymphedema in Women With<br />
Breast Cancer 5 Years After Sentinel Lymph Node<br />
Biopsy or Axillary Dissection: Patient Perceptions<br />
and Precautionary Behaviors”. J Clin Oncol, 26, pp<br />
5220-5226.<br />
9. McLaughlin S.A., Wright M.J., Morris K.T., Get al<br />
(2008). “Prevalence of Lymphedema in Women With<br />
<br />
435<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Breast Cancer 5 Years After Sentinel Lymph Node<br />
Biopsy<br />
or<br />
Axillary<br />
Dissection:<br />
Objective<br />
Measurements”. J Clin Oncol, 26, pp 5213-5219.<br />
Passik S. D., McDonald M.V.,(1998). “Supplement to<br />
Cancer Psychosocial Aspects of Upper Extremity<br />
Lymphedema in Women Treated for Breast<br />
Carcinoma”. Cancer, 83, pp 2817–20.<br />
Petrek A., Senie T., Peters M., et al (2001).<br />
“Lymphedema in a Cohort of Breast Carcinoma<br />
Survivors 20 Years after Diagnosis”. Cancer, 92, pp<br />
1368–77.<br />
Petrek A.J, Pressman I.P., Smith A.P (2000).<br />
“Lymphedema: Current<br />
Issue in Research and<br />
Management”. CA Cancer J Clin, 50, pp 292 – 307<br />
Purushotham D. A., Upponi S., Klevesath B. M., et al<br />
(2005). “Morbidity After Sentinel Lymph Node<br />
Biopsy in Primary Breast Cancer, Results From a<br />
Randomized Controlled Trial”. J Clin Oncol, 23, pp.<br />
4312 - 4321.<br />
Sener F., Winchester J., Martz H., et al (2001).<br />
“Lymphedema after Sentinel Lymphadenectomy for<br />
Breast Carcinoma”. Cancer, 92, pp 748–52.<br />
Wu W.C. Taiwan, Wilson J.W, Costantino J. P, et al<br />
(2008). “Estimating The Probability Of Lymphedema<br />
Following Breast Cancer Surgery”. University of<br />
Pittsburgh.<br />
Yen F., Xiaolin F., Rodney S, Laud W. (2009). “A<br />
Contemporary,<br />
Population-Based<br />
Study<br />
of<br />
Lymphedema Risk Factors in Older Women with<br />
Breast Cancer”. Ann Surg Oncol, pp 0347-2.<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
436<br />
<br />