5/1/2016<br />
<br />
Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam<br />
<br />
Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt<br />
Nam<br />
Giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam sẽ thành thương hiệu du lịch, nếu khai thác tốt- là nội dung<br />
Tham luận Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam của TS Hà Văn Siêu trong<br />
Hội thảo Khoa học Di sản văn hóa Phật giáo xứ Đông tổ chức ngày 3/8 tại Hải Phòng.<br />
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ<br />
phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 xác định quan điểm, mục tiêu và<br />
các giải pháp phát triển, trong đó du lịch văn hóa là một định hướng ưu tiên phát triển. Phát huy giá trị di<br />
sản văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Xứ Đông nói riêng sẽ làm tăng giá trị và đa dạng<br />
hóa sản phẩm du lịch. Những giá trị di sản văn hóa Phật giáo thể hiện trong giáo lý, đạo đức Phật giáo,<br />
không gian văn hóa, cảnh quan các ngôi chùa, lễ hội và nghệ thuật Phật giáo ở các vùng, miền trên phạm<br />
vi cả nước đang làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Việt Nam và làm hài lòng khách du lịch, đặc biệt là<br />
du khách với mục đích văn hóa tâm linh gắn với đạo Phật. Một số gợi ý về phát huy những giá trị di sản văn<br />
hóa Phật giáo Xứ Đông được nêu ra thảo luận với mong muốn tìm kiếm những nỗ lực thực thi góp phần tạo<br />
dựng hình ảnh thương hiệu du lịch Việt Nam.<br />
<br />
Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã và đang trở thành những giá trị hấp dẫn,<br />
thu hút khách du lịch trong nước và cả khách quốc tế đến Việt Nam<br />
Giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam có sức hấp dẫn du lịch<br />
Có thể khẳng định, di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng di<br />
sản văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc và ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống<br />
văn hóa tinh thần của đại bộ phận nhân dân các dân tộc trên các vùng, miền cả nước. Không những thế di<br />
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin…<br />
<br />
1/6<br />
<br />
5/1/2016<br />
<br />
Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam<br />
<br />
sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã và đang trở thành nhưng giá trị hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong<br />
nước và cả khách quốc tế đến Việt Nam.<br />
Những giá trị hấp dẫn du lich của di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam có thể nhận diện ở 5 khía cạnh dưới<br />
đây:<br />
Một là, giáo lý Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đã được kết tinh, thăng hoa luôn gắn kết nhuần<br />
nhuyễn với tín ngưỡng, phong tục, tập quán văn hóa bản địa các dân tộc, vùng miền Việt Nam. Sự hòa<br />
đồng, tính khoan dung và tinh thần dân chủ, bình đẳng của Phật giáo đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho<br />
tất cả mọi người bất kể thành phần nào, giàu hay nghèo. Sự hiện diện của Phật giáo luôn gắn liền với cuộc<br />
sống dân giã của quần chúng với hình ảnh những ngôi chùa thờ Phật gắn với làng xã Việt Nam. Sự quần<br />
chúng hóa ấy tạo lên sức mạnh vô biên của Phật giáo có ảnh hưởng rộng rãi tới xã hội và càng hấp dẫn du<br />
khách thập phương. Khách hành hương bất cứ từ đâu tới, đến với Phật giáo ở bất cứ đâu đều tìm thấy chỗ<br />
đứng của mình hòa đồng trong thế giới Phật giáo. Tinh thần hòa đồng quần chúng ấy là cơ sở quan trọng<br />
thu hút du khách trong các chương trình du lịch gắn với Phật giáo.<br />
Hai là, giá trị phi vật thể của di sản văn hóa Phật giáo thể hiện ở khía cạnh giá trị văn hóa, đạo đức. Đạo<br />
đức Phật giáo thể hiện ở nguyện vọng mang lại hạnh phúc và an lạc cho nhân sinh mà phải tự lực phấn<br />
đấu, đề cao lòng từ bi, vô ngã - vị tha, làm điều thiện, ngừa điều ác. Phật giáo luôn khuyến khích chúng<br />
sinh “tự độ độ tha, tự giác giác tha”, không phân biệt giữa ngã nhân (ta) và tha nhân (người khác). Tứ đại<br />
vô lượng tâm: từ, bi, hỉ, xả của Phật giáo là liều thuốc làm trong sáng hơn đời sống tinh thần. Với tư tưởng<br />
khoan dung, hòa bình, khuyến thiện, ngừa ác, Phật giáo góp phần thức tỉnh lương tri con người, làm cho<br />
con người được sống trong hòa bình, nhân ái, chủ động phòng ngừa cái ác, giúp cho con người gần gũi<br />
nhau hơn và dễ đến với nhau hơn.<br />
Đồng thời Phật giáo giúp cho con người hiểu hơn về ý nghĩa và giá trị cuộc sống, tạo ra động lực cho cuộc<br />
sống. Giáo lý nhà Phật giúp cho con người biết tạo lập được nếp sống, lối sống chân, thiện, mỹ, đặc biệt là<br />
cách nhìn nhận và giải quyết đúng đắn những vấn đề cốt lõi trong đời sống của con người về “sinh, lão,<br />
bệnh, tử”, chỉ dẫn cho họ phương cách làm sao để có thêm ý nghĩa của hạnh phúc, an vui về mặt tinh thần<br />
bên cạnh các giá trị vật chất thông thường. Hơn thế nữa, giáo lý Phật giáo còn hướng con người trong quan<br />
hệ xã hội với con người và quan hệ với thiên nhiên một cách hài hòa và an lành, không làm tổn hại tới thiên<br />
nhiên, chúng sinh xung quanh. Ở khía cạnh này Phật giáo mang đến những giá trị tích cực cho cuộc sống về<br />
nhận thức, tư duy, sức khỏe và sự an lành, cực lạc trong tâm hồn của con người gắn với thiên nhiên và vì<br />
thế nó có sức hấp dẫn mạnh mẽ thu hút khách du lịch.<br />
Ba là, Không gian văn hóa truyền thống của ngôi chùa kết tinh giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của<br />
Phật giáo. Hiện nay, cả nước có 465 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia trong tổng số<br />
3.058 di tích cấp quốc gia của Việt Nam. Hầu hết các ngôi chùa được lựa chọn xây dựng vị trí vô cùng “đắc<br />
địa”, trong một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đầy biểu cảm, tạo nên những danh lam thắng cảnh độc<br />
đáo, môi trường thanh tịnh đậm chất thiên nhiên. Ở những nơi đó, ta có được một phức hợp kiến trúc nghệ<br />
thuật gắn bó hữu cơ và tác động tương hỗ với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm, gắn bó con người<br />
với thiên nhiên mà nhà Chùa là trung gian cầu nối, như: các khu thắng cảnh Yên Tử (Quảng Ninh), Hương<br />
Sơn (Hà Tây), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Sam (An Giang)... Đây chính là những<br />
nơi có giá trị hấp dẫn du lịch cả về văn hóa và cảnh quan và được quy hoạch trở thành những khu du lịch<br />
quốc gia, điểm du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm<br />
nhìn đến năm 2030.<br />
Bốn là, Lễ hội Phật giáo là những sinh hoạt văn hóa với các nghi thức tôn giáo như: Lễ Vu Lan, Đại lễ Phật<br />
Đản, Đàn Tràng giải Oan, chạy đàn cầu mưa cho tới tụng kinh niệm Phật tuần rằm, hàng ngày... Lễ hội Phật<br />
giáo là nơi tích hợp các mặt giá trị văn hóa phi vật thể rất phong phú và đa dạng, nơi giao lưu, cộng cảm và<br />
liên kết tình thân trong các cộng đồng Phật tử ở từng đạo tràng nói riêng, cộng đồng cư dân ở các làng xã,<br />
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin…<br />
<br />
2/6<br />
<br />
5/1/2016<br />
<br />
Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam<br />
<br />
vùng miền nói chung. Ngoài phần nghi lễ Phật giáo, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo như:<br />
diễn Chèo, hát Văn gắn với các tích Phật, tích truyện giàu tính nhân văn, múa Phật giáo (Lục cúng hoa<br />
đăng), âm nhạc Phật giáo, các phẩm phục... làm cho lễ hội trở lên vô cùng hấp dẫn về giá trị văn hóa, nghệ<br />
thuật, tâm linh. Đặc biệt đối với khách du lịch ở khía cạnh này, lễ hội Phật giáo trở thành những sự kiện thu<br />
hút những dòng khách đến tìm hiểu, chia sẻ, cùng sinh hoạt và trải nghiệm với cộng đồng Phật tử và người<br />
dân bản địa. Một số lễ hội trở thành động cơ đi du lịch (mục đích chính) của các dòng khách hành hương<br />
như lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử...<br />
Năm là, Nghệ thuật âm nhạc và mỹ thuật Phật giáo cũng trở thành yếu tố vô cùng hấp dẫn du lịch. Âm<br />
nhạc với những phức điệu và âm thanh là những hợp tấu âm thanh rung động trầm lắng, mang sức mạnh<br />
mầu nhiệm, tác động tới cả “cõi giới xa xăm”. Tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng tụng kinh, ánh sáng huyền ảo<br />
của nến, mùi và khói hương không chỉ là phương tiện chuyển tải lời cầu nguyện của chúng sinh tới đức Phật,<br />
mà còn có tác dụng thức tỉnh những năng lực vốn tiềm ẩn trong các Phật tử, đánh thức tâm thiện, nhắc nhở<br />
và kêu gọi Phật tính trong con người.<br />
Mỹ thuật Phật giáo có thể thấy rõ nhất trong phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong các ngôi<br />
chùa, xứng đáng được tôn vinh là những bảo tàng nghệ thuật mà du khách có thể chiêm ngưỡng. Trong mỗi<br />
ngôi chùa ngoài vẻ đẹp, tinh tế của các họa tiết kiến trúc, điêu khắc còn thấy được nghệ thuật cấu trúc bày<br />
trí theo thuyết lý của Phật giáo trong mối tương quan con người trong vũ trụ “thiên-địa-nhân” mang tính hệ<br />
thống và tổng hợp, gắn bó hữu cơ giữa kiến trúc, điêu khắc, hội họa và cảnh trí thiên nhiên. Sự sắp xếp<br />
theo một trật tự nhằm chuyển tải lịch sử tư tưởng Phật giáo sao cho mọi tín đồ có thể vừa chiêm bái, vừa<br />
được tiếp nhận nhiều tri thức về đạo Phật. Không gian tạo hình trong chùa Phật chứa đựng hàm lượng<br />
thông tin phong phú, mang tính khái quát, hình tượng cô đọng, tinh tế. Nhờ kết hợp giữa lý trí và tình cảm,<br />
giữa trí tuệ và cảm xúc, nhờ những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát mang tính biểu trưng mà không<br />
gian văn hóa trong chùa Phật thường xuyên có tác dụng giáo dục, hun đúc nhận thức và tình cảm của<br />
chúng sinh, qua đó mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc đầy nhân tính, thánh thiện. Đây là yếu tố<br />
hấp dẫn mang lại giá trị thụ hưởng, giá trị trải nghiệm cho du khách mỗi khi chiêm bái và tiếp nhận thần<br />
thái của không gian nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, kết cấu bày trí, âm điệu và hương sắc trong không<br />
gian văn hóa các ngôi chùa Phật giáo.<br />
Sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa Phật giáo<br />
Những yếu tố hấp dẫn đặc trưng nêu trên của hệ thống di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam có thể nói là<br />
nguồn tài nguyên vô giá để có thể thiết kế lên những sản phẩm du lịch thông qua đó mà con người (du<br />
khách) được tham gia, tham quan, tìm hiểu, chiêm bái, chiêm ngưỡng, thưởng thức, cùng trải nghiệm hòa<br />
đồng trong không gian văn hóa, cảnh quan các ngôi Chùa, lễ hội và nghệ thuật gắn với giáo lý, đạo đức<br />
Phật giáo.<br />
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã<br />
xác định quan điểm, tầm nhìn và những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Trong đó, việc phát<br />
huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo gắn với các di tích lịch sử văn hóa nhằm nâng cao giá trị và đa dạng<br />
hóa sản phẩm du lịch sẽ tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau:<br />
Quy hoạch phát triển các khu điểm du lịch trên sơ sở khai thác các giá trị nổi bật về di sản văn hóa Phật<br />
giáo và cảnh quan như: Yên Tử, Hương Sơn, Tràng An (Bái Đính), Đền Trần-Phủ Dầy, Chùa Keo, Côn SơnKiếp Bạc, Tam Chúc-Ba Sao, Sơn Trà-Chùa Linh Ứng, Chùa Vĩnh Nghiêm, Núi Bà Đen, Chùa Bà núi Sam,<br />
Chùa Dơi... Quy hoạch vùng du lịch, quy hoạch phát triển du lịch trên địa ban tỉnh và quy hoạch phát triển<br />
du lịch tại các khu, điểm du lịch này phải đồng thời gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật<br />
giáo trong không gian văn hóa, cảnh quan chung của khu và kết nối với các khu, điểm du lịch khác trong<br />
vùng.<br />
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin…<br />
<br />
3/6<br />
<br />
5/1/2016<br />
<br />
Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam<br />
<br />
Thiết kế các chương trình du lịch chuyên đề văn hóa tâm linh gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa Phật<br />
giáo; đồng thời lồng ghép các hoạt động tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm cho du khách đến với không gian<br />
văn hóa, nghệ thuật các ngôi chùa, đình, miếu, mạo, lăng, tẩm, lễ hội Phật giáo trong tuyến du lịch.<br />
Tổ chức các hoạt động dịch vụ tạo thuận lợi, tiện nghi cho du khách tại các khu, điểm du lịch trong không<br />
gian văn hóa Phật giáo để trở thành các sản phẩm đặc trưng phục vụ khách du lịch có mục đích văn hóa<br />
tâm linh gắn với Phật giáo. Chuỗi cung ứng các dịch vụ từ việc thông tin, đi lại, nghỉ ngơi cho tới dịch vụ<br />
hướng dẫn và phục vụ tham quan, tham gia, tìm hiểu, chiêm bái, chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa, tâm<br />
linh gắn với các di sản văn hóa Phật giáo.<br />
Sản phẩm du lịch cụ thể bao hàm tổ hợp nhóm các dịch vụ chủ yếu sau đây:<br />
Dịch vụ chính đóng vai trò là động cơ thu hút khách đó là chuỗi hoạt động dịch vụ phục vụ khách văn hóa<br />
tâm linh, gồm: tổ chức hướng dẫn tham quan danh thắng, chiêm ngưỡng cảnh quan trong không gian văn<br />
hóa khu vực chùa và phụ cận; các dịch vụ phục vụ cúng bái, tế lễ; phục vụ bán, cho thuê hoặc mượn hoặc<br />
vật dụng, phương tiện tế lễ; các dịch vụ phục vụ lễ hội và hướng dẫn khách tham gia lễ hội; phục vụ thưởng<br />
thức nghệ thuật âm nhạc, múa, diễn tích truyện, diễn chèo, hát văn; các dịch vụ hướng dẫn, cung cấp<br />
thông tin, tra cứu, hội thảo phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật Phật giáo và các dịch vụ phục<br />
vụ hoạt động thiền, yoga, tụng kinh niệm phật và phục vụ các bữa ăn chay...Tất cả những dịch vụ phục vụ<br />
phật tử và du khách tạo thuận lợi và thoải mái nhất để mục đích đến với cửa phật của họ được toại nguyện.<br />
Hơn thế nữa, những dịch vụ đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho hoạt động cúng tế, cầu nguyện<br />
được diễn ra thuận tiện, may mắn, mát mẻ và làm cho bất cứ ai đến với cửa Phật, vãng cảnh chùa sẽ có<br />
được tinh thần thoải mái, mãn nguyện.<br />
Dịch vụ phục vụ các nhu cầu cơ bản cần thiết phải có để đảm bảo cho khách thực hiện tốt các hoạt động<br />
chính và các nhu cầu bổ sung giúp cho chuyến đi của khách đạt được nhiều mục tiêu như: đón tiếp, nghỉ<br />
ngơi, lưu trú, ăn uống, thông tin liên lạc, mua sắm... Tất cả những nhu cầu này được đáp ứng tại chỗ thông<br />
qua các nhà cung cấp dịch vụ am hiểu mục đích của khách.<br />
Dịch vụ lữ hành thiết kế đưa ra chương trình du lịch, thông tin, quảng bá, gom khách, đặt giữ chỗ, kết nối<br />
các dịch vụ cung ứng theo tuyến hành trình. Ở đây, đặc biệt quan trọng cần nghiên cứu và phân biệt nhu<br />
cầu, mục đích du lịch văn hóa tâm linh gắn với Phật giáo. Các chương trình du lịch được xây dựng gắn chặt<br />
với điểm đến là không gian văn hóa Phật giáo (ngôi Chùa) đáp ứng đúng nhu cầu đặc trưng của loại khách<br />
này.<br />
Dịch vụ vận chuyển đưa, đón khách theo tuyến hành trình trong đó điểm đến là các ngôi chùa đã xác định;<br />
dịch vụ bến đỗ và đi lại tại các điểm tham quan trong khu, các dịch vụ hỗ trợ di chuyển bằng phương tiện<br />
nội bộ, phương tiện chuyên dùng như xe điện, cáp treo, máng trượt, thuyền, đò, xuồng...;<br />
Để trở thành sản phẩm du lịch có thương hiệu<br />
Tất cả chuỗi những dịch vụ nêu trên do rất nhiều nhà cung cấp tham gia thực hiện. Để trở thành 1 sản<br />
phẩm du lịch trọn vẹn và thống nhất theo đúng nghĩa thì đòi hỏi tất cả những nhà cung cấp dịch vụ ấy đều<br />
phải nhìn về một hướng để hành động nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của khách du lịch văn hóa tâm linh gắn<br />
với văn hóa Phật giáo.<br />
Ứng với mỗi chương trình du lịch, mỗi điểm đến, gắn với từng địa danh, từng ngôi chùa hay từng khung cảnh<br />
gắn với di tích, lễ hội Phật giáo hay hoạt động chuyên đề... mà ở đó nhu cầu của du khách được mãn<br />
nguyện là yếu tố quyết định đến ấn tượng, hình ảnh về chương trình, điểm đến hay hoạt động du lịch đặc<br />
trưng đó và từng bước trở thành nổi tiếng, được công chúng xa gần công nhận, yêu thích, mến mộ. Những<br />
dấu ấn tích cực đó từng bước hình thành thông điệp về chương trình du lịch, điểm đến gắn với địa danh,<br />
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin…<br />
<br />
4/6<br />
<br />
5/1/2016<br />
<br />
Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam<br />
<br />
ngôi chùa hay hoạt động lễ hội Phật giáo... Thông điệp ấy thôi thúc dòng khách du lịch văn hóa tâm linh<br />
đến cửa Phật với số lượng, tỷ lệ, tần xuất lặp lại tùy thuộc mức độ chiều sâu, sự thăng hoa và trở lên linh<br />
thiêng của mỗi chương trình du lịch, mỗi điểm đến gắn với ngôi chùa, địa danh hay lễ hội Phật giáo.<br />
Những ấn tượng tốt về sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh đến với Phật giáo chỉ có được khi và chỉ khi hạn<br />
chế, triệt tiêu những hiện tượng tiêu cực phát sinh từ việc xuất hiện đông khách vào thời điểm chính hội<br />
hoặc quá vắng khách lúc trái vụ dẫn tới những độ trễ lệch nhất định trong đáp ứng nhu cầu đi liền với các<br />
hiện tượng đeo bám, chèo kéo, cướp giật, sả thải bừa bãi mất vệ sinh môi trường... Những yếu tố đó có tác<br />
động tiêu cực ngược trở lại làm phương hại đến quá trình hình thành và định vị thương hiệu điểm đến,<br />
thương hiệu sản phẩm du lịch.<br />
Do tính chất thương mại hóa đối với hoạt động của nhà chùa chỉ giới hạn ở phạm vi nhất định vì vậy nhà<br />
chùa không đặt vấn đề phát triển thương hiệu trở thành yếu tố trọng tâm mà mục tiêu chính yếu là thỏa<br />
nguyện mục đích đến với cửa Phật của phật tử, cộng đồng địa phương và du khách. Vì vậy, phát triển sản<br />
phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn với văn hóa Phật giáo trở thành thương hiệu sẽ có ý nghĩa ở tầm cấp<br />
tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia.<br />
Một vài gợi ý về sản phẩm du lịch gắn với Phật giáo Xứ Đông<br />
Xứ Đông là trung tâm của văn hóa Phật giáo ở nước ta với hệ thống di sản văn hóa Phật giáo vô cùng dày<br />
đặc, phong phú và hấp dẫn có thể kể tên những địa danh gắn với những ngôi chùa như: Yên Tử (Quảng<br />
Ninh), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), Hàm Long Phúc Lâm, Hải Ninh, Nguyệt Quang, Phổ Chiếu, Tường<br />
Long (Hải Phòng)...<br />
Vậy sản phẩm du lịch đến các điểm đến là di sản văn hóa Phật giáo Xứ Đông cần có những nét đặc sắc gì?<br />
Những gợi ý dưới đây tập trung vào những nỗ lực khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Xứ<br />
Đông, mà không đề cập khía cạnh kinh doanh du lịch thuần túy (không đặt vấn đề tăng thu hút lượng<br />
khách mà chú trọng thoả mãn nhu cầu của khách được thỏa nguyện khi đến cửa Phật). Trước hết, tiến<br />
hành quy hoạch cụ thể điểm du lịch quốc gia Yên Tử, Côn Sơn-Kiếp Bạc và các điểm du lịch khác, tuyệt đối<br />
lấy giá trị văn hóa Phật giáo là yếu tố trung tâm, yếu tố hấp dẫn chính của quy hoạch; xác định văn hóa<br />
tâm linh gắn với Phật giáo là mục đích chính của du khách để quy hoạch tổ chức không gian du lịch điểm<br />
đến và thiết kế các chi tiết sản phẩm du lịch đáp ứng đúng nhu cầu đó. Ví dụ nhà nghỉ, khách sạn ở khu vực<br />
Yên Tử có sách giới thiệu về lịch sử Phật giáo Thiền phái Trúc lâm gắn với Phật Hoàng Trần Nhân Tông...<br />
Thứ hai, hình thành các tuyến du lịch, xây dựng các chương trình du lịch đến Yên Tử, đến Công Sơn-Kiếp<br />
Bạc, Đền Cửa Ông và kết nối với các đền chùa ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương. Đồng thời kết nối với<br />
các điểm đến khác như Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Trà Cổ vào những thời kỳ thấp điểm, mùa hè.<br />
Thứ ba, nghiên cứu, trùng tu, phục dựng, bảo quản gìn giữ những giá trị di sản văn hóa Phật Giáo; biên<br />
tập và diễn giải những giá trị lịch sử Phật giáo gắn với những danh nhân và văn hóa bản địa làng xã, những<br />
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, chò trơi, tích truyện dân gian... Tất cả những yếu tố đó xây dựng thành tài<br />
liệu nghiên cứu, hướng dẫn tìm hiểu, quảng bá cho điểm đến với những giá trị văn hóa Phật giáo đặc sắc.<br />
Thứ tư, khuyến khích các tăng ny, phật tử hoạt động tích cực hướng tới mang đến những giá trị chân thiện<br />
mỹ cho du khách; các hoạt động làm gương cho quần chúng noi theo về tư duy và hành vi theo đạo đức<br />
Phật giáo trong quan hệ giữa người với người và giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt thích hợp với Thiền<br />
phái Trúc Lâm Yên Tử với các hoạt động thiền, yoga và tu luyện... Hình thành những bài, sách hướng dẫn<br />
phương pháp tự tu tại gia, tự thiền...giúp cho người ta tìm thấy giá trị cực lạc, từ, bi, hỉ, xả của Phật giáo;<br />
Thứ năm , Hướng cho cộng đồng dân cư địa phương hưởng ứng làm theo, sống tốt đời đẹp đạo hướng<br />
thiện thông qua chính các hoạt động cung cấp dịch vụ: kinh doanh có đạo đức (không chộp giật, chèo kéo,<br />
data:text/html;charset=utf-8,%3Ch1%20class%3D%22nlead%22%20style%3D%22font-family%3A%20Verdana%3B%20font-size%3A%2014pt%3B%20margin…<br />
<br />
5/6<br />
<br />