intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Di thực và bước đầu nghiên cứu sản xuất dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và hai loài cùng chi Hedyotis rubiaceae

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Di thực và bước đầu nghiên cứu sản xuất dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và hai loài cùng chi Hedyotis rubiaceae" đã thực hiện thu thập, định danh 3 loài tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) và tỉnh Phú Yên, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Di thực và bước đầu nghiên cứu sản xuất dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và hai loài cùng chi Hedyotis rubiaceae

  1. DI THỰC VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO VÀ HAI LOÀI CÙNG CHI HEDYOTIS RUBIACEAE Nguyễn Lan Hương1*, Nguyễn Nhất Tuyên2, Lý Thị Thảo My1, Nguyễn Thị Huệ Tuyên1, Lâm Mỹ Âu1, Lê Phước Nhật Linh1 1 Khoa Dược trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh 2 Trung tâm Nghiên Cứu và Sản Xuất Dược Liệu Miền Trung GVHD : ThS.DS. Thái Hồng Đăng TÓM TẮT Chi Hedyotis (họ Cà phê Rubiaceae) bao gồm hơn 500 loài (Wikström và c.s., 2013) trong đó Việt Nam sở hữu hơn 74 loài phân bố trên khắp đất nước (Hộ, 2003; Cường và c.s., 2013; Quang và c.s., 2023). Đặc biệt Bạch hoa xà thiệt thảo - Hedyotis diffusa Willd. và Lưỡi rắn - Hedyotis corymbosa (L.) Lam được ứng dụng trong điều trị ung thư, riêng loài Hedyotis brachyboda (DC.) Sivar. & Biju ít được đề cập cả trong nước và quốc tế. Mặc dù thể hiện tiềm năng lớn trên y học nhưng cho đến nay nguồn nguyên liệu vẫn chưa triển khai sản xuất trồng trọt mà đang dựa vào thu hái tự nhiên, sản lượng thấp và không kiểm soát được chất lượng. Nghiên cứu đã thực hiện thu thập, định danh 3 loài tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) và tỉnh Phú Yên, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda. Về sản xuất, bước đầu di thực H.diffusa về nhân giống tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất Dược liệu miền Trung (Phú Yên). Qua đó tạo ra nền tảng đánh giá chất lượng nguồn nguyên liệu ban đầu, là cơ sở để nhân giống quy mô lớn và phát triển sản phẩm thuốc từ dược liệu. Từ khoá: Di thực, Định danh, Hedyotis diffusa, Hedyotis corymbosa, Hedyotis brachyboda 1. TỔNG QUAN Việt nam được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu nguồn dược liệu vô cùng phong phú với 5.117 loài thực vật có thể sử dụng làm thuốc (Viện Dược Liệu, 2016). Trong đó phải kể đến chi Hedyotis (Rubiaceae), với hơn 74 loài đã được định danh, nổi tiếng là H.diffusa và H.corymbosa (Hộ, 2003; Cường và c.s., 2013; Quang và c.s., 2023). Với thành phần hoá học phong phú bao gồm Iridoid, Flavonoid, Alkaloid, Anthraquinone, Quercetin…(Cheung và c.s., 2006; Chen và c.s., 2016) và nhiều tác dụng dược lý quan trọng như kháng lại ung thư gan (Chimkode và c.s., 2009), ung thư đại trực tràng (Lin và c.s., 2013), tiêu diệt khối u (Shi và c.s., 2008; Moniruzzaman và c.s., 2015), bảo vệ gan - phổi - thận (Liu và c.s., 2018), kháng khuẩn, kháng viêm (Ahmad và c.s., 2005; Kim và c.s., 2020). Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một loài cùng chi có tên H.brachyboda tại TP.Tuy Hoà (Phú Yên), đây là lần đầu tiên loài này được định danh và nghiên cứu tại Việt Nam, trên thế giới cũng có rất ít thông tin ngoại trừ công trình của Sivarajan từ năm 1990 (Sivarajan, 1990). Mặc dù thể hiện tiềm năng lớn trong y học nhưng cho đến nay nguồn nguyên liệu vẫn chưa triển khai sản xuất trồng trọt mà đang dựa vào thu hái tự nhiên, sản lượng thấp và không kiểm soát được chất 320
  2. lượng. Hơn nữa Dược Điển Việt Nam 5 vẫn chưa có chuyên luận riêng về 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda, cũng như chưa có tiêu chuẩn đầy đủ để định danh, chống nhầm lẫn H.diffusa và các loài cùng chi dẫn đến vấn đề quản lý và đảm bảo chất lượng dược liệu trở nên khó khăn. Nhằm giải quyết các vấn đề kể trên nhóm đã thu thập, định danh 3 loài thuộc chi Hedyotis, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda, đồng thời di thực H.diffusa về TTNC&SXDLMT (Phú Yên), với mong muốn tiêu chuẩn hoá nguồn nguyên liệu đầu vào, thúc đẩy quá trình tạo ra sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Ba loài thuộc chi Hedyotis (Họ Cà phê Rubiaceae), bao gồm H.diffusa hoang dã tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), H.corymbosa và H.brachyboda mọc dại tại TP.Tuy Hoà (Phú Yên). 2.2 Thu thập, định danh Thu thập mẫu cây tươi H.diffusa tại các đường Trung Đông 6-7-8-9, Thới Tam Thôn, Hóc Môn (TP.HCM). Hai loài H.corymbosa và H.brachypoda được thu tại TTNC&SXDLMT (Phú Yên), thời gian thu mẫu 10/2022-12/2022. Mẫu cây được đánh giá sơ bộ cảm quan về hình thái, cắt nhuộm soi vi phẫu, so sánh với đặc điểm nhận dạng về tiết diện thân, vi phẫu thân, tràng hoa, bộ nhị của tài liệu tham khảo để tiến hành định danh loài. 2.3 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở Tham khảo phương pháp của chuyên luận “Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo” và Dược điển Việt Nam 5, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachypoda. Từ đó đánh giá chất lượng các mẫu nghiên cứu. 2.4 Di thực Hedyotis diffusa Willd - Ước tính tỉ lệ nảy mầm: gieo và đếm số hạt trên đĩa petri có lót bông đã làm ẩm với nước. - Nhân giống bằng cây trưởng thành: Thu thập cả cụm cây kèm đất tại khu vực, lựa chọn cụm cây trưởng thành, sinh khối lớn, sức sống tốt, trong giai đoạn sinh trưởng đã có đầy đủ hoa và quả. Đưa về TTNC&SXDLMT trồng giữ giống, sau khi cây thích nghi ổn định, tiến hành sang chậu và đưa ra vườn ươm. - Thu thập thông tin điều kiện môi trường: về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, kết hợp quan sát cảm quan thời tiết và thể chất đất tại nơi thu mẫu. Theo dõi tương tự với điều kiện môi trường tại TTNC&SXDLMT trong thời gian từ tháng 11/2022 – 02/2023 sau khi đưa cây về nhân giống. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Thu thập và định danh Mẫu cây 3 loài mục tiêu được đánh giá hình thái cảm quan và cắt soi vi phẫu (Hình 1), so sánh định danh loài với công bố của các tác giả Phạm Hoàng Hộ (2000), Đỗ Tất lợi (2004), Sivarajan (1990), Nguyễn Nhất Tuyên (2022), cũng như đối chiếu với tiêu bản thực vật lưu trữ của TTNC&SXDLMT. Kết quả thu hái tự nhiên của 3 loài bao gồm: mẫu tại Hóc Môn (TP.HCM) xác định là Hedyotis diffusa Willd. Hai mẫu tại Phú Yên xác định là Hedyotis corymbosa (L.) Lam và Hedyotis brachyboda (DC.) Sivar. & Biju. Với hình thái đặc trưng, có thể sử dụng để phục vụ các bước nghiên cứu tiếp theo. Trong 321
  3. đó H.brachyboda là loài mọc dại tại Phú Yên, với sinh khối lớn và sức sống tốt, có tiềm năng sinh học, thuận lợi để trồng trọt quy mô lớn và sản xuất. Hình 1: Đặc điểm hình thái và vi phẫu của 3 loài 1. H.diffusa, 2. H.corymbosa,3. H.brachyboda, A. Hoa, B. Quả, C. Thân, D. Thân, E. Tràng 3.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở hoa, nhị, Dựa trên kết quả kiểm nghiệm (Bảng 1) cho thấy các mẫu thu thập phù hợp với TCCS đã xây dựng. F. Vi phẫu mặt cắt ngang thân, G. Vi phẫu mặt cắt ngang phiến lá, H. Vi phẫu bột Bảng 1: Tiêu chuẩn cơ sở H.corymbosa - H.brachypoda và kết quả kiểm tra mẫu TCCS xây dựng Kết quả kiểm nghiệm Chỉ tiêu Phương pháp thực Yêu cầu H.corymbosa H.brachyboda hiện Dược liệu có Mô tả, Vi phẫu, Phân tích đặc điểm đặc đặc điểm như Đúng Đúng Bột trưng của từng loài yêu cầu SKLM so sánh Định tính chuẩn DĐVN V, phụ lục 5.4 Đúng Đúng A.oleanolic Độ ẩm (%) Không quá 13% DĐVN V, phụ lục 9.6 5,48 0,04 5,19 0,09 Tạp chất (%) Không quá 2% DĐVN V, phụ lục 9.8 0,03 0,006 0,05 0,006 DĐVN V, phụ lục Tro toàn phần (%) Không quá 13% 9,33 0,03 7,81 0,07 12.11 322
  4. Chất Nước 28,14 0,06 23,73 0,12 chiết Không ít hơn được 8% tính theo DĐVN V, phụ lục trong Ethanol dược liệu khô 12.10 dược liệu 96% kiệt 19,23 0,09 14,85 0,14 (%) Kết quả định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng theo chuyên luận “Bạch hoa xà thiệt thảo”, hệ dung môi khai triển Cloroform:EtylAcetate (CF:EA - 7:1), trên sắc kí đồ (Hình 2) của cả 3 mẫu đều có acid oleanolic và các vết khác với màu sắc, vị trí và Rf gần như tương tự nhau, khác biệt nhỏ về màu sắc tại Rf = 0,6 và 0,9, chứng tỏ sự tương đồng lớn về các chất hoá học trong phần kém phân cực, không thể sử dụng để phân biệt 3 loài. Khi thay đổi hệ dung môi Cloroform:Methanol:Nước (CF:ME:H2O – 65:35:10, lớp dưới), cho thấy khác biệt nhiều hơn ở phần phân cực. Phân tích kĩ hơn bằng HPLC sắc ký vân tay (Hình 3), chứng minh trong cả 3 loài đều có các hợp chất Asperulosid, Rutin và E -6-O-p-coumaroylscandoside methyl ester (Oldenlandoside I). Ngoài ra còn xuất hiện 1 số tín hiệu chưa định danh được từ phút 20 đến phút 25, khác nhau trên sắc ký đồ của H.corymbosa và H.brachyboda, nhưng không xuất hiện ở H.diffusa, có tiềm năng sử dụng làm marker để phân biệt 3 loài. A B Hình 2: Kết quả sắc ký lớp mỏng với 2 hệ dung môi A. Cloroform:EtylAcetate (CF:EA - 7:1); B. Cloroform:Methanol:Nước (CF:ME:H2O – 65:35:10); HD. H.diffusa, HC. H.corymbosa, HB. H.brachyboda, C. Chuẩn acid oleanolic 323
  5. A 1 1 B 2 1 2 C 3 3 Hình 3: Sắc ký đồ của 3 mẫu thử bằng HPLC vân tay. A. H.diffusa; B. H.corymbosa; C. H.brachyboda; 1. Asperulosid; 2. Rutin; 3. Oldenlandoside I 3.3 Di thực Hedyotis diffusa Willd Điều tra tỷ lệ nẩy mầm của loài H.diffusa (Hình 4A, Bảng 2) bằng phương pháp gieo hạt trên bông ẩm trong đĩa petri, đọc kết quả sau 21 ngày trung bình là 23,72%. Điều kiện nảy mầm xác định: làm khô hạt bằng tủ sấy ở /6 giờ, gieo hạt trong vòng 1 tuần sau khi thu, nhiệt độ 20- C, độ ẩm không khí 65-70%, giả lập nguồn sáng mặt trời bằng bóng đèn dây tóc. Quá trình phát triển được theo dõi trong khoảng 20-40 ngày, thử nghiệm kết thúc khi toàn bộ hạt đã nảy mầm hoặc thối rữa. Bảng 2: Kết quả tỷ lệ nảy mầm của H.diffusa Hình 4: A. Tỷ lệ nảy mầm H.diffusa, B. H.diffusa sau 4 tháng di thực về Phú Yên 324
  6. Kết quả sau 4 tháng di thực H.diffusa về Phú Yên, cây có sức sống tốt, tiếp tục ra hoa kết quả, phát triển thêm cây non đạt kích thước 20-30 cm. Có sự biến đổi về kiểu hình lá hơi bầu dục, thuôn nhọn ở đầu, kích thước 30–50 x 2-4 mm, màu xanh non, không xuất hiện đốm rải rác, thân đồng màu lá. Theo dõi điều kiện môi trường (Biểu đồ 1) thấy nền nhiệt ẩm trung bình theo tháng của 2 nơi gần như không khác biệt nhiều, tuy nhiên có sự biến đổi lớn và thất thường theo ngày ở Phú Yên vì có mưa bão trong khoảng thời gian nghiên cứu, khiến cường độ ánh sáng tại nơi di thực thấp hơn rất nhiều với địa điểm thu mẫu, đây cũng là lý do khiến cây di thực khó thích nghi và phát triển ổn định. Xác định H.diffusa là loài ưa sáng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ cao (30- ), nhiều nắng, ánh sáng đầy đủ. Cây hợp đất mùn ẩm xốp, nên sử dụng đất bùn tại khu vực thu mẫu trộn với phân bò ủ khoai mục giúp cây thích nghi tốt hơn, sau khi phát triển ổn định có thể sang chậu và chuyển dần thành phần đất. Mặc dù là loài ưa ẩm, mọc gần rạch nước ở bờ ruộng, tuy nhiên không nên tưới nước quá nhiều dễ khiến rễ bị úng, chế độ phun sương 2 lần/ngày là phù hợp. Biểu đồ 1: Sự biến thiên Độ ẩm – Nhiệt Độ - Cường độ ánh sáng từ 11/2022 – 2/2023 4. KẾT LUẬN Dựa trên công trình của DS Nguyễn Nhất Tuyên năm 2022, nghiên cứu thành công định danh 3 loài thuộc chi Hedyotis trong tự nhiên từ Hóc Môn (TP.HCM) và Tuy Hoà (Phú Yên), xác định khu vực phân bố dược liệu, đảm bảo thu thập đúng loài mục tiêu. Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda chưa có trong Dược điển Việt Nam 5. Sự tương đồng về thành phần hóa học gây khó khăn cho việc kiểm nghiệm, định danh trên mẫu dược liệu khô, việc phân biệt 3 loài vẫn dựa trên đặc điểm hình thái dược liệu tươi là chính. Cần thiết phát triển thêm phương pháp định tính và định lượng sắc kí lỏng hiệu năng cao với các marker đại diện cho mỗi loài. Để phát triển nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng phục vụ sản xuất quy mô lớn, nhóm tiến hành di thực H.diffusa về nhân giống tại Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Dược liệu Miền Trung (Phú Yên), xác định được điều kiện nảy mầm của loài, thành công giúp cây thích nghi và phát triển tốt tại vùng di thực. 325
  7. Lời cảm ơn: - Đề tài thuộc dự án nghiên cứu phát triển vùng trồng dược liệu của công ty TNHH SXTM Hồng Đài Việt – Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung. - Anh Nguyễn Quốc Khánh hỗ trợ định danh và thu thập mẫu BHXTT tại Hóc Môn, TP.HCM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad, R., Ali, A. M., Israf, D. A., Ismail, N. H., Shaari, K., & Lajis, N. Hj. (2005). Antioxidant, radical-scavenging, anti-inflammatory, cytotoxic and antibacterial activities of methanolic extracts of some Hedyotis species. Life Sciences, 76(17), 1953–1964. 2. Chen, R., He, J., Tong, X., Tang, L., & Liu, M. (2016). The Hedyotis diffusa Willd. (Rubiaceae): A Review on Phytochemistry, Pharmacology, Quality Control and Pharmacokinetics. Molecules, 21(6), 710. 3. Cường N. T., Hương N. T. T., Hoàn D. T., Quang B. H., Chính V. T., & Anh T. T. P. (2013). Bổ sung một loài thuộc chi An Điền - Hedyotis L. họ cà phê (Rubiaceae) ở Việt Nam. 3. 4. Hộ P. H. (2003). Cây Cỏ Việt Nam (Vol 3, tr 105–123). NXB Trẻ. 5. Sivarajan, V. V. (1990). Taxonomic and Nomenclatural Notes on the Hedyotis corymbosa: Diffusa Complex (Rubiaceae) in India. 4, 665–674. 6. Viện Dược Liệu. (2016). Danh lục cây thuốc Việt Nam. NXB Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội. 7. Wikström, N., Neupane, S., Kårehed, J., Motley, T., & Bremer, B. (2013). Phylogeny of Hedyotis L. (Rubiaceae: Spermacoceae): Redefining a complex Asian-Pacific assemblage. Taxon, 62, 357–374. 326
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0