DI TÍCH VÀ DANH THẮNG HUYỆN BA VÌ<br />
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY<br />
NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Ba Vì - cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội là một huyện có nhiều di tích lịch sử và danh thắng.<br />
Di tích ở Ba Vì không chỉ có số lượng nhiều, đa dạng về loại hình mà còn có giá trị văn hóa, thẩm mỹ<br />
cao như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, quần thể di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh (đền Thượng, đền<br />
Trung, đền Hạ), khu di tích lịch sử Đá Chông,… Bên cạnh đó, đây còn là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp<br />
với các loại hình phong phú như vườn quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, thác Đa,…Tuy nhiên trên thực tế,<br />
nguồn tài nguyên đó chưa được khai thác hiệu quả. Chính vì vậy, nếu công tác quản lý nhà nước được<br />
tăng cường và ý thức cộng đồng được nâng cao, Ba Vì sẽ phát triển và trở thành điểm du lịch hấp dẫn<br />
trên cơ sở nguồn tài nguyên du lịch vốn có.<br />
Từ khóa: Di tích, danh thắng, phát triển du lịch, Ba Vì<br />
Abstract<br />
Ba Vi, the gateway to the North West area of Hanoi, is a district that has many historical relics<br />
and beauty spots. The historic sites in Ba Vi are not only great in quantity, diversified in type but also<br />
have highly cultural and aesthetic value, such as the Tay Dang and Chu Quyen Communal Houses,<br />
temples that worship Tan Vien Son Thanh (Thuong, Trung, Ha Temples), Da Chong historic site, etc.,.<br />
Ba Vi also has many beauty spots with diversified forms, such as Ba Vi National Park, Suoi Hai lake<br />
and Da waterfall. However, in fact, these resources haven’t been exploited effectively. Therefore, if the<br />
management of the State must be intensified and the community’s awareness must be increased Ba Vi<br />
will develop and become an attractive destination based on the existing tourist resources.<br />
Keywords: Relic, tourist attraction, tourist development, Ba vi<br />
1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,<br />
<br />
nhân văn huyện Ba Vì<br />
<br />
B<br />
<br />
a Vì nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hà<br />
Nội, bên hữu ngạn sông Đà và sông<br />
Hồng. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây;<br />
phía Nam giáp huyện Thạch Thất và tỉnh Hòa<br />
Bình; phía Tây, bên kia sông Đà giáp các huyện:<br />
Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy (tỉnh Phú<br />
Thọ); phía Bắc, qua con sông Hồng giáp huyện<br />
Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) và thành phố Việt<br />
Trì (tỉnh Phú Thọ). Huyện có diện tích tự nhiên<br />
424km2, dân số 27 vạn người, trong đó dân tộc<br />
Mường có 22.826 người, dân tộc Dao có 1.906<br />
người, các dân tộc thiểu số khác có 241 người,<br />
còn lại là người Kinh (tính đến năm 2012).<br />
<br />
Ba Vì trong lịch sử có nhiều lần biến đổi cơ<br />
cấu hành chính: khi thuộc tỉnh Sơn Tây, khi<br />
thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, khi thuộc tỉnh Hà Tây.<br />
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH 12 ngày<br />
29/5/2008 của quốc hội“Về việc điều chỉnh địa<br />
giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số<br />
tỉnh có liên quan”, ngày 01/8/2008, tỉnh Hà Tây<br />
sáp nhập với Thành phố Hà Nội, Ba Vì thuộc<br />
Thành phố Hà Nội. Năm 2012, huyện Ba Vì ổn<br />
định địa giới hành chính với 30 xã, 01 thị trấn.<br />
Huyện Ba Vì thuộc vùng bán sơn địa, có<br />
địa hình thấp dần từ phía Tây Nam sang phía<br />
Đông Bắc, chia thành ba tiểu vùng khác nhau:<br />
vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng. Vùng<br />
núi chiếm 46,5% diện tích toàn huyện, gồm<br />
<br />
toàn bộ vườn quốc gia Ba Vì và 7 xã miền núi.<br />
Vùng đồi gò chiếm 34,7% diện tích toàn<br />
huyện. Địa hình của vùng này thấp dần từ độ<br />
cao 100m trở xuống khoảng 20m theo hướng<br />
Tây bắc, chủ yếu là đồi gò xen lẫn ruộng cao.<br />
Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng,<br />
chiếm 18,5% diện tích toàn huyện. Huyện Ba Vì<br />
mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa<br />
với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng<br />
4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung<br />
bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ cao<br />
nhất là 28,60C. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và<br />
kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C,<br />
tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C. Ba Vì có<br />
hệ sinh thái và tài nguyên thủy văn phong phú.<br />
Ba Vì có hệ thống đường thủy, đường bộ đa<br />
dạng, thuận lợi, nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt<br />
Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có<br />
Thủ đô Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội theo quốc<br />
lộ 32 đi Sơn Tây lên Ba Vì có các tuyến giao<br />
thông chính, trong khoảng thời gian hơn 1 giờ<br />
đi xe ô tô có thể đến các điểm du lịch ở Ba Vì.<br />
Từ Hà Đông đi Sơn Tây, theo tỉnh lộ 88 qua các<br />
điểm du lịch: Suối Hai, vườn cò Ngọc Nhị, Đầm<br />
Long về quê hương Tản Đà, sang đền Hùng. Từ<br />
Hà Nội đi Trung Hà dọc theo quốc lộ 32 đi qua<br />
các di tích lịch sử: chùa Mía, đình Quang Húc,<br />
đình Chu Quyến, đình Tây Đằng… Tuyến Hà Nội<br />
đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc lên<br />
Khoang Xanh, Suối Mơ, Hóc Cua, vườn quốc gia<br />
Ba Vì. Ngoài ra, còn có các tuyến đường thủy:<br />
sông Hồng, sông Đà, sông Tích thuận lợi cho<br />
khách đến thăm quan các điểm du lịch.<br />
Ba Vì có truyền thống văn hóa lâu đời độc<br />
đáo mang đặc trưng các dân tộc Kinh, Mường,<br />
Dao và một số dân tộc khác. Nét đẹp của mỗi<br />
dân tộc thể hiện ở nhiều phương diện khác<br />
nhau: trang phục, ẩm thực, phong tục tín<br />
ngưỡng, các hình thức diễn xướng, các trò chơi<br />
dân gian…<br />
Là vùng đất cổ nằm trong nôi văn minh<br />
châu thổ sông Hồng thuộc đất Văn Lang của<br />
các vua Hùng buổi đầu dựng nước, Ba Vì có<br />
điều kiện tự nhiên và văn hóa đặc biệt vì vậy<br />
đây là một trong những huyện có tiềm năng<br />
du lịch rất phong phú của Hà Nội.<br />
<br />
2. Di tích và danh thắng huyện Ba Vì<br />
<br />
Ba Vì thuộc vùng xứ Đoài, một trong những<br />
địa bàn sinh tụ của tổ tiên ta xưa, là quê hương<br />
của truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, bản<br />
hùng ca về cuộc đấu tranh chống lại thiên tai<br />
của cha ông ta. Các di tích ở Ba Vì không chỉ<br />
nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình mà còn<br />
tiêu biểu cho các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa<br />
học và thẩm mỹ.<br />
Về số lượng, theo văn bản báo cáo kết quả<br />
thực hiện công tác quản lý di tích trên địa bàn<br />
huyện do Phòng VH&TT tổng hợp tháng<br />
12/2016, huyện Ba Vì hiện có 450 di tích, gồm:<br />
08 di tích lịch sử, văn hóa (05 di tích cách mạng,<br />
03 di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh), 442 di<br />
tích kiến trúc- nghệ thuật. Trong đó có: 102<br />
Đình, 48 Đền, 105 Chùa, 57 Miếu, 96 Nhà thờ<br />
họ, 04 Điếm, 05 Quán, 07 Giếng cổ, 06 Khu di<br />
tích lưu niệm + Nhà Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí<br />
Minh, 01 cây lưu niệm, 04 lăng, 03 văn chỉ, 09<br />
cổng làng, 02 từ chỉ từ đường, 01 mộ, 01 địa<br />
điểm chiến thắng. Tổng số di tích đã được xếp<br />
hạng là 91, trong đó 01 di tích xếp hạng cấp<br />
quốc gia đặc biệt, 40 di tích xếp hạng cấp quốc<br />
gia và 50 di tích xếp hạng cấp thành phố. Các<br />
di tích ở Ba Vì đa dạng về loại hình trong đó có<br />
loại hình di chỉ khảo cổ học, loại hình di tích lịch<br />
sử, loại hình di tích kiến trúc - nghệ thuật, loại<br />
hình danh lam thắng cảnh, trong từng loại hình<br />
đều có các di tích nổi tiếng có giá trị tiêu biểu.<br />
Các di chỉ khảo cổ học như địa điểm khảo<br />
cổ học Đồng Chỗ (thôn Phong Châu - xã Phú<br />
Phương) có vị trí trung gian giữa di chỉ Gò<br />
Bông và di chỉ Phùng Nguyên, di chỉ khảo cổ<br />
học Gò Hện (thôn Nhuận Tuấn - xã Vạn Thắng)<br />
là di chỉ được xếp vào giai đoạn sơ kỳ thời đại<br />
đồng thau.<br />
Với bề dày lịch sử, văn hóa, Ba Vì là nơi có<br />
nhiều di tích cách mạng, kháng chiến và di<br />
tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị<br />
đặc biệt như: làng kháng chiến Vật Lại, cây đa<br />
Bác Hồ (đây là cây đa được Chủ tịch Hồ Chí<br />
Minh trồng trên đồi Đồng Váng (xã Vật Lại) là<br />
kỷ vật cuối cùng trên đất Hà Tây của Hồ Chủ<br />
tịch trước lúc đi xa), Khu di tích lịch sử đồi Đá<br />
Chông K9 (xã Minh Quang), nơi có địa hình<br />
hiểm trở, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ<br />
<br />
đã từng được chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm<br />
khu căn cứ của Trung ương để đề phòng chiến<br />
tranh có thể mở rộng toàn quốc. Trong những<br />
năm có chiến tranh phá hoại của không quân<br />
Mỹ, Hồ Chí Minh và các thành viên trong Bộ<br />
chính trị đã lên làm việc và nghỉ ngơi và đây<br />
cũng là nơi giữ gìn thi hài của Hồ Chủ tịch từ<br />
năm 1969 đến 1975.<br />
Ba Vì còn có nhiều di tích kiến trúc nghệ<br />
thuật với kiến trúc độc đáo, có giá trị văn hóa,<br />
thẩm mỹ cao như: đình Tây Đằng, đình Chu<br />
Quyến, đình Thụy Phiêu,..; đền Thượng, đền<br />
Trung, đền Hạ, đền thờ Bác Hồ,...; miếu Mèn,<br />
chùa Tản Viên Sơn,...và nhiều đình, chùa, đền,<br />
miếu, lăng mộ, điếm, quán, văn chỉ, cổng làng,<br />
giếng cổ, nhà thờ dòng họ, cổng làng, từ<br />
đường khác. Ba Vì là một vùng đất địa linh nhân<br />
kiệt được thừa hưởng kho tàng di sản văn hóa<br />
đình làng phong phú (102 ngôi). Hiện nay, cả<br />
nước còn 06 ngôi đình làng thời Mạc<br />
- được liệt vào hạng quý hiếm nhất Việt Nam<br />
thì ở Ba Vì có 03 ngôi. Đó là đình Thụy Phiêu<br />
(xã Thụy An), đình Tây Đằng (thị trấn Tây Đằng)<br />
và đình Thanh Lũng (xã Tiên Phong), trong đó<br />
có đình Tây Đằng được xếp hạng là di tích cấp<br />
quốc gia đặc biệt. Đình thuộc thị trấn Tây Đằng,<br />
huyện Ba Vì, còn có tên là đình Cả, thờ Tam vị<br />
Đức Thánh Tản. Đây là một trong những ngôi<br />
đình đẹp và cổ kính nhất Việt Nam còn tồn tại<br />
đến ngày nay. Di tích này có giá trị cao về lịch<br />
sử văn hóa và nghệ thuật tạo hình ở thời Mạc<br />
(Thế kỷ XVI) và đã qua nhiều lần trùng tu, sữa<br />
chữa. Đình Tây Đằng có 48 cột lớn nhỏ, đều làm<br />
bằng gỗ mít, cột lớn nhất có đường kính 80cm.<br />
Hiện nay, đình gồm các hạng mục chính: Đại<br />
đình, nhà tả - hữu mạc, Nghi môn, hồ sen bán<br />
nguyệt..., tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên<br />
vẻ đẹp cho toàn bộ khu di tích. Đặc biệt là có<br />
sự có mặt của các đề tài chạm khắc trên kiến<br />
trúc về cảnh sinh hoạt của con người, thú vật,<br />
cỏ cây, hoa lá. Tư liệu thống kê cho biết toàn bộ<br />
1300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không<br />
trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí hài<br />
hòa. Trong đình còn có dải trang trí tượng 36<br />
tiên nữ với các tư thế và hình dáng khác nhau.<br />
Ngoài ra, ở đây còn có các di vật, đồ thờ có giá<br />
trị như: nhang án chạm lộng theo đề tài tứ linh,<br />
sơn son thếp vàng, một đôi hạc gỗ thế kỷ XVIII,<br />
<br />
kiệu bát cống, long ngai, bài vị thờ Tam vị Đức<br />
Thánh Tản,… Với những giá trị văn hóa, khoa<br />
học, lịch sử, ngày 13/1/1964, đình đã được Bộ<br />
Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp<br />
quốc gia.<br />
Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh ở Ba Vì bao<br />
gồm ba cụm kiến trúc tọa lạc trên một vị thế đẹp<br />
là đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Tuy có<br />
niên đại khác nhau, đền Trung có quy mô lớn<br />
tương truyền được xây dựng từ triều Lý; đền Hạ<br />
có từ đầu thế kỷ XVIII với phong cách nghệ<br />
thuật, điêu khắc đặc trưng cuối thế kỷ XVII, đầu<br />
thế kỷ XVIII; đền Thượng được hoàn thiện vào<br />
tháng 12/1996 nhưng cả ba ngôi đền này tạo<br />
thành một quần thể di tích - lịch sử có liên quan<br />
đến Thánh Tản Viên, có vị thế rất đẹp ở núi Ba<br />
Vì. Lễ hội tại cụm di tích này được tổ chức vào<br />
rằm tháng Giêng hàng năm thu hút nhiều lượt<br />
khách trong nước và quốc tế về tham quan,<br />
hành lễ, nghiên cứu những giá trị văn hóa phi<br />
vật thể về Đức Thánh Tản. Ngày 21/02/2008,<br />
cụm di tích này được Bộ Văn hóa, Thể thao, Du<br />
lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc<br />
gia.<br />
Ba Vì có 450 di tích được phân bố rộng rãi<br />
trên địa bàn 1 thị trấn và 30 xã của huyện. Tuy<br />
nhiên phân bố các di tích không đồng đều, có xã<br />
có nhiều di tích như Tản Hồng (32 di tích), Phú<br />
Châu (31 di tích), Chu Minh (27 di tích), Tây Đằng<br />
(25 di tích), Cổ Đô (24 di tích); có xã ít như Thuần<br />
Mỹ (03 di tích), Yên Bài (02 di tích), xã Ba Vì (02<br />
di tích). Trong đó, xã có số lượng di tích lịch sử<br />
văn hóa đậm đặc nhất là Tản Hồng với 32 di tích<br />
và xã có số lượng di tích lịch sử văn hóa ít nhất<br />
là Ba Trại với 01 di tích.<br />
Như vậy, di tích lịch sử văn hóa ở Ba Vì rất<br />
phong phú và đa dạng. Đây chính là một lợi<br />
thế để phát triển du lịch.<br />
Có thể khẳng định du lịch là thế mạnh để<br />
Ba Vì phát triển bởi hiếm có nơi nào vừa có<br />
nhiều di tích lịch sử văn hóa lại vừa được thiên<br />
nhiên hào phóng ban tặng nhiều danh lam,<br />
thắng cảnh phong phú, đa dạng như nơi đây.<br />
Về tài nguyên thủy văn, ở Ba Vì có nhiều hồ,<br />
sông suối và các thác nước đẹp như hồ Suối Hai,<br />
Thác Đa, hồ Tiên Sa, suối Mơ, hồ Cẩm Quỳ,… Hồ<br />
<br />
Suối Hai với diện tích mặt nước trên 800ha,<br />
trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ là nơi khai<br />
thác và phát triển du lịch đầu tiên của Ba Vì. Mặt<br />
hồ rộng mênh mông là nơi dừng chân của<br />
những loài chim muông, két, vịt trời và các loại<br />
sơn cầm quý hiếm. Du khách có thể thưởng<br />
ngoạn nơi đây bằng thuyền nhỏ quanh hồ. Hồ<br />
Chủ tịch khi về thăm nơi đây đã từng nói: “Hồ<br />
Suối Hai đẹp như hồ Giơnevơ của Thụy Sỹ”. Cùng<br />
với dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và nhiều<br />
bãi tắm đẹp, hồ Suối Hai là một trong những<br />
khu du lịch quốc gia có sức hấp dẫn lớn đối với<br />
du khách. Bên cạnh Suối Hai, Thác Đa cũng là<br />
một điểm du lịch hấp dẫn. Thác bắt nguồn từ<br />
đỉnh núi Ba Vì chảy trên con đường dài hơn 6km<br />
xuống chân núi, với những đoạn suối khi thì róc<br />
rách êm đềm, lúc ào ào tung bọt trắng xóa. Với<br />
phong cảnh sơn thủy hữu tình, thác còn giữ<br />
nguyên vẻ hoang sơ của núi rừng. Thác Đa còn<br />
có vườn chim với hàng trăm loài quý hiếm.<br />
Một đặc trưng nữa của các danh thắng tại<br />
Ba Vì là các khu du lịch với những cảnh quan<br />
tươi đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh<br />
năm, thường được bao bọc bởi các cánh rừng<br />
tự nhiên với nguồn tài nguyên sinh vật phong<br />
phú. Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên nằm<br />
giữa thung lũng của dãy núi Ba Vì thuộc xã Vân<br />
Hòa, ở độ cao 400m so với mực nước biển. Cả<br />
khu du lịch được bao bọc bởi núi rừng trùng<br />
điệp, có dòng suối Tiên nằm ngay dưới chân<br />
núi Tản. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm. Khu<br />
du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà nằm giữa thung<br />
lũng trong khu rừng tự nhiên, khu du lịch này<br />
có tổng diện tích 450ha. Nơi đây còn bảo tồn<br />
được hệ động, thực vật phong phú, tập trung<br />
nhiều loại thú hiếm như: chồn, sóc, nai, trăn,<br />
khi, phượng hoàng,... Đến với khu du lịch này,<br />
du khách được tận hưởng sinh khí trong lành<br />
của trời đất, khám phá 3 tiểu khu: Hạ Sơn,<br />
Trung Sơn và Ngoạn Sơn với thác nước Cổng<br />
trời đẹp và hùng vĩ nhất của núi rừng Ba Vì.<br />
Điển hình là vườn quốc gia Ba Vì được ví là “lá<br />
phổi xanh của thủ đô” bởi nhiều cảnh quan đa<br />
dạng, phong phú, khí hậu trong lành, mát mẻ.<br />
Vườn quốc gia Ba Vì có các khối núi cao sừng<br />
sững với 3 đỉnh: đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh<br />
Tản Viên 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa 1.131m. Trên<br />
<br />
núi có nhiều ghềnh, thác nước tạo nên những<br />
điểm du lịch hấp dẫn như Khoang Xanh - Suối<br />
Tiên, Ao Vua, Thiên Sơn - Suối Ngà, hồ Tiên Sa,<br />
thác Đa... Theo đánh giá của các nhà khoa học,<br />
vườn quốc gia Ba Vì có 1.201 loài thực vật bậc<br />
cao trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi<br />
trong sách đỏ Việt Nam như: Bách xanh, Sến<br />
mật, Phỉ ba mũi, Dẻ tùng sọc trắng, Hoa tiên,…<br />
và hàng trăm loài cây dược liệu quý giá. Hệ<br />
động vật có 63 loài thú, với nhiều loài quý hiếm<br />
như: Cầy gấm, Culi lớn, Gà lôi trắng, Rồng đất,<br />
Cà cuống, Tê tê vàng, Sóc bay,… Vườn quốc<br />
gia Ba Vì trở thành điểm đến lý tưởng cho loại<br />
hình du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng<br />
và nghiên cứu khoa học.<br />
Đặc biệt, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi<br />
đẹp nơi đây lại gắn liền với truyền thuyết tạo<br />
nên miền huyền thoại đặc trưng cho các thắng<br />
cảnh nổi tiếng như: núi Ba Vì là nơi ngự trị muôn<br />
đời của Đức Thánh Tản Viên Sơn Tinh - vị Thánh<br />
đứng đầu Tứ bất tử trong tâm linh của người<br />
Việt xưa.<br />
Ngoài ra Ba Vì còn có khu du lịch Đầm Long Bằng Tạ, Tản Đà Spa Resort, hồ Tiên Sa, vườn cò<br />
Ngọc Nhị,….<br />
Với hệ thống di tích lịch sử phong phú đa<br />
dạng cùng với những danh thắng đẹp nổi tiếng<br />
lại gần trung tâm Thủ đô Hà Nội, những năm<br />
vừa qua lượng khách đến tham quan du lịch Ba<br />
Vì ngày càng tăng. 5 năm qua, ngành Du lịch<br />
huyện Ba Vì đạt mức tăng trưởng ổn định, tổng<br />
doanh thu đạt 986 tỷ đồng, tốc độ tăng bình<br />
quân là 14,2%/năm, tổng lượng khách đạt hơn<br />
11 triệu lượt người, tốc độ tăng bình quân là<br />
4,5%. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đón<br />
3,5 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 500<br />
tỷ đồng. Nhờ phát triển kinh tế du lịch, kinh tế<br />
xã hội huyện Ba Vì có nhiều chuyển biến tích<br />
cực. Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác<br />
phát triển theo hướng tăng tỷ trọng nhóm<br />
ngành dịch vụ - du lịch, đạt 52% năm 2015.<br />
Thông qua ngành du lịch,hàng hóa, nông sản có<br />
giá trị của nhân dân trong vùng được tiêu thụ;<br />
nhiều nghề thủ công mỹ nghệ, dân gian được<br />
phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân vì vậy<br />
được cải thiện, đặc biệt là khu vực miền núi.<br />
Nếu năm 2008 là thu<br />
<br />
nhập bình quân đầu người khu vực này đạt 7,3<br />
triệu đồng/người/năm thì đến năm 2013 đạt 24<br />
triệu đồng/người/năm.<br />
Ngành du lịch Ba Vì đã có sự đóng góp<br />
đáng kể vào ngân sách Nhà nước, trở ngành<br />
kinh tế mũi nhọn của huyện. Đời sống của cán<br />
bộ nhân viên các khu du lịch ngày càng được<br />
nâng lên. Hoạt động của các đơn vị du lịch<br />
không chỉ đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho<br />
công ty mà còn đem lại hiệu quả to lớn đối với<br />
phát triển kinh tế vùng, góp phần chuyển dịch<br />
cơ cấu kinh tế của huyện, làm chuyển biến<br />
nhận thức, nâng cao dân trí của một bộ phận<br />
dân cư. Hoạt động du lịch hàng năm cũng thu<br />
hút hàng nghìn lao động, giúp tiêu thụ nhiều<br />
hàng hóa, nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ,<br />
thúc đẩy các nghề dân gian hồi phục, phát<br />
triển, góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, cải<br />
thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân<br />
dân. Các khu du lịch phát triển còn tạo sự ổn<br />
định kinh tế vùng, tạo môi trường phát triển<br />
những giá trị văn hóa bản địa của đồng bào<br />
dân tộc Mường, Dao tại vùng núi Ba Vì.<br />
<br />
- Chủ động xây các dự án phát triển du lịch<br />
theo hướng vừa hiện đại, đặc sắc vừa phát huy<br />
giá trị văn hóa của địa phương.<br />
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm,<br />
văn hóa trong vùng du lịch, gắn với đào tạo<br />
nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp,<br />
kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là với người nước<br />
ngoài.<br />
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước<br />
về du lịch, công tác kiểm tra hoạt động kinh<br />
doanh của các đơn vị du lịch.<br />
Để làm được điều này, chúng ta vừa phải<br />
phát huy vai trò của chủ thể quản lý vừa có<br />
những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để<br />
nâng cao ý thức của cộng đồng. Có như vậy mới<br />
có thể phát huy mạnh mẽ giá trị của những di<br />
tích và danh thắng để Ba Vì trở thành điểm đến<br />
hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.<br />
N.T.Q.T<br />
(ThS, Khoa Văn hóa học,<br />
trường Đại học Văn hóa Hà Nội)<br />
<br />
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển<br />
<br />
du lịch dựa trên tiềm năng di tích và danh<br />
thắng huyện Ba Vì<br />
Ba Vì là vùng đất có nhiều điều kiện thuận<br />
lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.<br />
Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 15 đơn vị<br />
kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu<br />
như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn<br />
hóa, du lịch cộng đồng, du lịch hội thảo, vui<br />
chơi giải trí… Trong đó hai loại hình du lịch là<br />
du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng hoạt<br />
động có hiệu quả nhất, thu hút nhiều du khách<br />
tham gia. Tuy nhiên, từ tình hình thực tế hoạt<br />
động du lịch những năm vừa qua cho thấy<br />
hiệu quả khai thác các di tích và danh thắng<br />
tại Ba Vì chưa tương xứng với tiềm năng. Chính<br />
vì vậy, để đạt được mục tiêu đề ra nhiệm vụ và<br />
giải pháp chủ yếu là:<br />
- Tập trung hoàn thành công tác quy<br />
hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các vùng<br />
du lịch gắn với quy hoạch chung của huyện và<br />
thành phố.<br />
- Cải thiện môi trường đầu tư, tích cực<br />
quảng bá du lịch.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì (2013),<br />
Ba Vì – 45 năm xây dựng và phát triển (1968-2013),<br />
Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.<br />
2. Nguyễn Thúy Nga (2014), Quản lý di tích lịch<br />
sử văn hóa trên địa bàn huyện Ba Vì thành phố Hà<br />
Nội, Luận văn thạc sỹ<br />
3. Đặng Văn Tu (chủ biên, 1999), Di tích Hà Tây,<br />
Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây<br />
4. Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí (đồng chủ<br />
biên, 2008), Địa chí Hà Tây, Nxb. Hà Nội, Hà Nội.<br />
5. Nhìn lại 5 năm phát triển du lịch trên địa bàn<br />
huyện Ba Vì và định hướng 5 năm tới (đăng ngày<br />
11/7/2016 website: bavi.hanoi.gov.vn)<br />
Ngày nhận bài: 12 - 12 - 2016<br />
Ngày phản biện, đánh giá: 10 - 3 - 2017<br />
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2017<br />
<br />