ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ HOA KỲ: BANG TEXAS VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỚI MEXICO
lượt xem 14
download
ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ HOA KỲ: BANG TEXAS VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỚI MEXICO Trong suốt thập niên 1820 người Mỹ đã định cư ở vùng lãnh thổ bao la của bang Texas, thường thường họ có giấy giao đất của Chính phủ Mexico. Tuy nhiên, con số đông đảo những người định cư chẳng bao lâu đã khiến chính quyền sở tại lo sợ và họ cấm việc tiếp tục nhập cư vào năm 1830. Năm 1834, Tướng Antonio Lopez de Santa Anna đã thiết lập chế độ độc tài ở Mexico, và vào năm sau đó người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ HOA KỲ: BANG TEXAS VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỚI MEXICO
- ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ HOA KỲ: BANG TEXAS VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỚI MEXICO Trong suốt thập niên 1820 người Mỹ đã định cư ở vùng lãnh thổ bao la của bang Texas, thường thường họ có giấy giao đất của Chính phủ Mexico. Tuy nhiên, con số đông đảo những người định cư chẳng bao lâu đã khiến chính quyền sở tại lo sợ và họ cấm việc tiếp tục nhập cư vào năm 1830. Năm 1834, Tướng Antonio Lopez de Santa Anna đã thiết lập chế độ độc tài ở Mexico, và vào năm sau đó người Texas đã khởi nghĩa. Santa Anna đánh bại các cuộc nổi loạn của người Mỹ ở Alamo vào đầu năm 1836, nhưng cư dân Texas dưới sự chỉ huy của Sam Houston đã tiêu diệt quân đội Mexico và bắt được Santa Anna một tháng sau trong trận đánh ở San Jacinto và đảm bảo nền độc lập của Texas. Trong suốt gần mười năm, Texas là một nước cộng hòa độc lập, chủ yếu là do sự sáp nhập của bang nô lệ lớn này có thể sẽ làm phá vỡ thế cân bằng chính trị mong manh của Mỹ. Vào năm 1845, Tổng thống James K. Polk, người thắng cử sít sao với cương lĩnh mở rộng về phía tây, đã đưa Cộng hòa Texas gia nhập Liên minh. Động thái này của Tổng thống Polk là bước đi đầu tiên trong một kế hoạch lớn hơn. Texas tuyên bố biên giới của bang với Mexico là sông Rio Grande; trong khi Mexico cho rằng biên giới nằm ở tít trên phía bắc dọc theo sông Nueces. Trong khi đó những người định cư đã tràn ngập lãnh thổ vùng New Mexico và California. Nhiều người Mỹ tuyên bố rằng Hoa Kỳ có quyền hiển nhiên được mở rộng về phía Tây cho tới Thái Bình Dương.
- Những nỗ lực của Mỹ nhằm mua lãnh thổ New Mexico và California đã thất bại. Và sau cuộc đụng độ giữa quân đội Mexico và Mỹ dọc sông Rio Grande, nước Mỹ đã tuyên chiến vào năm 1846. Lực lượng quân đội Mỹ đã chiếm đóng vùng lãnh thổ New Mexico thưa dân cư, sau đó ủng hộ cuộc nổi dậy của dân định cư ở California. Lực lượng của Mỹ dưới sự chỉ huy của Zachary Taylor đã tấn công Mexico, giành nhiều thắng lợi ở Monterey và Buena Vista nhưng đã không thể đưa Mexico tới bàn thương lượng. Tháng 3/1847, quân đội Mỹ do Winfield Scott chỉ huy đã đổ bộ gần Vera Cruz ở bờ biển phía đông Mexico và đánh vào Mexico City. Hoa Kỳ đã ép Mexico ký Hiệp ước Guadalupe Hidalgo mà theo đó Mexico nhượng quyền sở hữu vùng Tây Nam nước Mỹ và California với giá 15 triệu đô-la. Cuộc chiến tranh là một nền tảng cơ sở huấn luyện cho các sỹ quan Mỹ, những người sau đó sẽ chiến đấu trong cả hai phe trong cuộc Nội chiến. Đó cũng là một cuộc chiến tranh gây chia rẽ về mặt chính trị. Tổng thống Polk, trong một cuộc đối đầu đồng thời với nước Anh, đã buộc người Anh công nhận chủ quyền của Hoa Kỳ ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương cho tới vĩ tuyến 49. Tuy nhiên thì những lực lượng chống chế độ nô lệ, chủ yếu là Đảng Whig, đã chống lại việc mở rộng lãnh thổ của Tổng thống Polk vì họ coi đây là mưu đồ ủng hộ chế độ nô lệ. Với kết quả thu được trong cuộc chiến tranh với Mexico, nước Mỹ đã đoạt được một vùng lãnh thổ mới bao la gồm 1,36 triệu km2, quy tụ các bang ngày nay là New Mexico, Nevada, California, Utah, phần lớn bang Arizona và những khu vực của bang Colorado và Wyoming. Nhưng đó cũng là chiến lợi phẩm gây nên những điều bất lợi vì nó làm sống lại vấn đề dễ gây bùng nổ nhất trong nền chính trị của
- nước Mỹ thời đó: những vùng lãnh thổ mới sẽ đi theo chế độ chiếm hữu nô lệ hay là tự do? THỎA HIỆP NĂM 1850 Cho đến năm 1845, dường như chế độ chiếm hữu nô lệ sẽ chỉ giới hạn ở những khu vực mà nó đã từng tồn tại từ trước. Chế độ nô lệ đã được xác định ranh giới theo thỏa hiệp Missouri đưa ra năm 1820 và chế độ nô lệ không có cơ hội để vượt ra khỏi ranh giới đó. Nhưng các vùng lãnh thổ mới đã khiến cho việc mở rộng ranh giới của chế độ chiếm hữu nô lệ trở thành một khả năng thực tế có thể xảy ra. Nhiều người miền Bắc tin rằng nếu không được phép mở rộng thì chế độ chiế m hữu nô lệ cuối cùng sẽ suy sụp và cáo chung. Để biện hộ cho sự phản đối của mình đối với việc bổ sung thêm các bang có chế độ nô lệ, họ nêu ra những tuyên bố của Washington và Jefferson, và cả Sắc lệnh năm 1787 cấm việc mở rộng chế độ nô lệ sang miền Tây Bắc. Vùng Texas vốn đã cho phép chế độ nô lệ tồn tại đã đương nhiên nhập vào liên bang với tư cách một bang có chiếm hữu nô lệ. Nhưng California, New Mexico và Utah không có chế độ nô lệ. Ngay từ đầu đã xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt về việc các bang này theo chế độ nào. Những người miền Nam khăng khăng cho rằng tất cả đất đai đoạt được ở Mexico phải được trao công khai cho nh ững người chiếm hữu nô lệ. Những người miền Bắc chống chế độ nô lệ lại yêu cầu các vùng mới phải ngăn chặn không cho chế độ nô lệ lan tới. Một nhóm những người ôn hòa đề nghị rằng ranh giới trong thỏa hiệp Missouri nên được kéo dài tới vùng Thái Bình Dương với những bang tự do ở phía bắc và các bang nô lệ ở phía nam. Một nhóm khác yêu cầu vấn đề này
- phải được dành cho “chủ quyền của nhân dân”, tức là chính phủ nên cho phép dân định cư tới những vùng lãnh thổ mới có hoặc không có nô lệ như họ muốn và khi tổ chức lại vùng đó thành các bang thì chính dân chúng sẽ phải tự quyết định vấn đề này. Hầu hết người miền Bắc đều không muốn thách thức sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam cho dù phong trào bãi nô rất sục sôi ở miền Bắc. Tuy nhiên nhiều người miền Bắc chống lại việc mở rộng các bang nô lệ. Vào năm 1848 có gần 300.000 người bỏ phiếu ủng hộ các ứng cử viên của Đảng Đất tự do, những người tuyên bố rằng chính sách tốt nhất là hạn chế, khu biệt và ngăn chặn nạn chiếm hữu nô lệ”. Tuy nhiên, sau cuộc chiến với Mexico thì quyền tự chủ của nhân dân được nhiều người ủng hộ nhất. Tháng 1/1848, việc phát hiện ra vàng ở California đã thúc đẩy cuộc đổ xô vội vã của hơn 80.000 dân định cư đi tìm vàng chỉ nội trong năm 1849. Quốc hội phải nhanh chóng xác định quy chế của vùng đất mới này nhằm thành lập một chính quyền có tổ chức. Thượng nghị sỹ đáng kính của bang Kentucky tên là Henry Clay, người đã hai lần trước đây đưa ra những biện pháp thỏa hiệp vào những giai đoạn khủng hoảng, giờ đây lại đưa ra một kế hoạch phức tạp được cân nhắc kỹ lưỡng. Đối thủ cũ của ông, Thượng nghị sỹ Daniel Webster của bang Massachusetts, đã ủng hộ kế hoạch này. Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ bang Illinois, Stephen A. Douglas, người đứng đầu nhóm ủng hộ quyền tự chủ của nhân dân, đã làm rất nhiều để đưa kế hoạch này ra Quốc hội.
- Thỏa hiệp năm 1850 gồm những điều khoản sau: (1)- California được gia nhập liên bang với tư cách là bang tự do; (2)- phần còn lại của đất đai mới chiếm được của Mexico phải được chia thành hai vùng lãnh thổ của bang New Mexico và Utah và được tổ chức làm sao không dính dáng gì tới chế độ nô lệ; (3)- những đòi hỏi của Texas với phần đất phân chia cho bang New Mexico sẽ được làm thỏa mãn bằng việc thanh toán 10 triệu đô-la; (4)- một bộ luật mới (Đạo luật Nô lệ bỏ trốn) được thông qua để bắt lại những nô lệ chạy trốn và trả lại các chủ của họ; và (5)- việc mua và bán nô lệ (nhưng không phải là chế độ nô lệ) bị bãi bỏ ở Quận Columbia. Nước Mỹ đã thở phào nhẹ nhõm. Trong ba năm sau đó, thỏa hiệp này dường như đã giải quyết được toàn bộ các điểm khác biệt. Tuy nhiên, Đạo luật Nô lệ bỏ trốn đã ngay lập tức trở thành nguồn gốc căng thẳng. Luật này đã khiến những người dân miền Bắc bất bình sâu sắc, nhiều người đã từ chối tham gia vào việc bắt giữ nô lệ. Một số người chủ động dùng bạo lực để chống lại luật này. Các con đường sắt bí mật trở nên hiệu quả hơn và táo bạo hơn trước đây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Địa lý và lịch sử việt nam
602 p | 833 | 460
-
Giáo trình Địa lý du lịch (dùng trong các trường THCN Hà Nội): Phần 1
54 p | 363 | 82
-
Phân tích đối tượng nghiên cứu của Địa lý nhân văn
5 p | 511 | 80
-
Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 1
0 p | 233 | 72
-
Lịch sử các phát minh Vật Lý
12 p | 221 | 64
-
Tập 1: Địa lý và Lịch sử - Địa chí Thanh Hóa: Phần 1
165 p | 362 | 49
-
Chương 7: Sinh vật Việt Nam
46 p | 155 | 47
-
Tập 1: Địa lý và Lịch sử - Địa chí Thanh Hóa: Phần 2
120 p | 221 | 39
-
Tiến trình văn hóa của Việt Nam
139 p | 165 | 29
-
Toàn thư về Địa lý: Phần 1
377 p | 89 | 18
-
Địa lý Quận Tân Bình
16 p | 471 | 16
-
Bài giảng Hệ thống thông tin địa lý - GIS
76 p | 39 | 8
-
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ XÃ CAM RANH
10 p | 116 | 7
-
Tổng quát địa lý kinh tế các nước Đông Nam Á: Phần 2
72 p | 10 | 6
-
Tìm hiểu về các nước và một số lãnh thổ ở châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương: Phần 1
122 p | 32 | 5
-
Vài nét về đặc điểm địa lý - tự nhiên, địa chất - địa mạo khu vực miền núi dãy núi Yên Tử
7 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu số lượng loài và nguồn gốc phát sinh của chi Pyrularia michx. (Cervantesiaceae)
9 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn