Dịch tễ lâm sàng và điều trị chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
lượt xem 2
download
Trong những năm gần đây, tỉ lệ chấn thương hàm mặt gia tăng đáng kể, là tổn thương thường gặp trong các loại chấn thương do tai nạn giao thông. Bài viết trình bày đánh giá đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương hàm mặt tại BVĐK Trung Tâm An Giang từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 06 năm 2017.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dịch tễ lâm sàng và điều trị chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
- 156 DỊCH TỄ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT TẠI BỆN VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Trần Thị Thủy Tiên TÓM TẮT: Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, tỉ lệ chấn thương hàm mặt gia tăng đáng kể, là tổn thương thường gặp trong các loại chấn thương do tai nạn giao thông. Mục tiêu: “Đánh giá đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương hàm mặt tại BVĐK Trung Tâm An Giang từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 06 năm 2017”. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, có can thiệp. Mẫu nghiên cứu: BN bị CTHM đến khám và điều trị nội trú tại khoa RHM BVĐK Trung Tâm An Giang từ 1/2014→ 06/2017. Kết quả: Qua khảo sát 442 ca. Tuổi trung bình của bệnh nhân chấn thương hàm mặt là 31,7 ± 13,6, lứa tuổi thường gặp nhất là 21-30 tuổi, nam:nữ là 4,3:1. Nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm cao nhất, do xe gắn máy hai bánh, có liên quan rượu bia chiếm 25,1%, gãy xương tầng mặt giữa chiếm tỉ lệ cao nhất, gãy xương hàm dưới thấp hơn. Kết quả điều trị ở nhóm tiến cứu can thiệp lâm sàng 42 ca: khớp cắn đúng 97,6%, biến chứng sau điều trị: nhiễm trùng phần mềm chiếm cao nhất 6 ca (14,2%), hở vết thương 1 ca (2,4%), sẹo xấu 2 ca (4,8%), sai khớp cắn có 1 ca (2,4%), không có trường hợp không liền xương, chậm liền xương hay tổn thương thần kinh. Kết luận: Chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông chiếm cao nhất, phương tiện gây ra CTHM nhiều nhất là xe gắn máy hai bánh. Việc phòng ngừa CTHM đòi hỏi vào ý thức của người tham gia giao thông và sự quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành của xã hội.
- 157 ABSTRACT Introduction: In recent years, the incidence of maxillofacial traumas has increased significantly, with the most common types of traumatic injuries. Objective: "Assessment of clinical epidemiological characteristics and treatment of maxillofacial traumas in An Giang Geneal Hospital from January 2014 to June 2017". Study design: Describe. Study design: retrospective and prospective study. Study sample: CTHM patients visited the inpatient department of An Giang province hospital from 1/2014→ 06/2017. Results: Through a survey of 442 cases. The average age of patients with maxillofacial traumatic injury was 31.7 ± 13.6, the most common age was 21-30 years, male: female was 4.3: 1. The cause of traffic accident occupy the highest , due to two-wheeled motorcycles, related alcohol accounted for 25.1%, Middle facial fractures account for the highest incidence, mandibular fractures is lower. Results of treatment in the group of clinical intervention 42 cases: Most correct occlusal after treatment 97.6%, complications after treatment: soft tissue infection occupy the highest 6 cases (14.2 %), one wound (2.4%), scars 2 cases (4.8%), malocclusal (2.4%), no bone loss, or nerve damage. Conclusion: The incidence and causes of mandibular fracture reflect trauma patterns within the community and, as such, can provide a guide to the design of programs toward prevention and treatment. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, tỉ lệ chấn thương hàm mặt (CTHM) gia tăng đáng kể, là tổn thương thường gặp trong các loại chấn thương do tai nạn giao thông (TNGT). Nước ta phương tiện giao thông bằng xe ô tô và mô tô rất phổ biến nhưng đường xá còn chật hẹp. Tỉnh An Giang có hệ thống giao thông liên thông với các tỉnh, tỉ lệ CTHM cao nhưng chưa có nghiên cứu. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, điều trị gãy xương hàm dưới chủ yếu bằng phương pháp bảo tồn. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất
- 158 (1914-1918), các loại cung, nẹp răng được sử dụng phổ biến, có thể khâu kết hợp xương hoặc không để điều trị các trường hợp gãy xương hàm dưới. Đối với gãy xương hàm trên, các tác giả thường dùng phương pháp mũ thạch cao và treo hàm trên bị gãy lên hai bên mũ thạch cao rồi cố định ngoài sọ sau khi điều chỉnh khớp răng đúng vị trí ban đầu [3]. Năm 1973 Michelet là người đầu tiên sử dụng hệ thống nẹp vít nhỏ điều trị CTHM. Lâm Hoài Phương và cộng sự (2009) [4] cho biết sau một năm thực hiện qui định bắt buộc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy có 1866 bệnh nhân CTHM được khám và điều trị tại BV Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ CTHM vẫn cao và không có chiều hướng giảm. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương hàm mặt tại BVĐK Trung Tâm An Giang từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 06 năm 2017. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: BN bị chấn thương hàm mặt đến khám và điều trị tại khoa RHM - BVĐKTTAG. - Nhóm hồi cứu mô tả: hồi cứu hồ sơ bệnh án của các BN bị CTHM đến khám và điều trị nội trú tại khoa Răng Hàm Mặt BVĐKTTAG từ 1/2014 đến hết 12/2016. Tiêu chí loại trừ: các hồ sơ không đáp ứng đủ những tiêu chuẩn. - Nhóm tiến cứu can thiệp lâm sàng so sánh trước-sau, không nhóm chứng: BN bị CTHM đến khám và điều trị tại khoa RHM BVĐKTTAG từ 01/2017 đến 6/2017. Tiêu chí chọn bệnh: chọn mẫu thuận tiện gồm tất cả bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú có chẩn đoán chấn thương hàm mặt. ▪ Có đầy đủ phim X quang chẩn đoán vùng hàm mặt. ▪ BN đồng ý tham gia nghiên cứu và tái khám theo hẹn. BN được khám, điều trị, theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.
- 159 Tiêu chí loại trừ: ▪ BN không đồng ý tham gia nghiên cứu, không tái khám theo hẹn, kém phát triển tâm thần vận động, nặng, chấn thương sọ não nặng có thể tử vong. ▪ Chuyển viện theo yêu cầu và theo quy định phân tuyến kỹ thuật của BYT. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, có can thiệp Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An Giang, thời gian từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 06 năm 2017. - Các biến số: Tuổi, giới, nguyên nhân (TNGT, TNSH, TNLĐ, ẩu đả), sử dụng chất kích thích (rượu, bia), nón bảo hiểm, phương tiện giao thông sử dụng, vết thương phần mềm, gãy tầng mặt giữa, gãy xương hàm dưới, khớp cắn, chấn thương phối hợp, biến chứng (nhiễm trùng, hở vết thương, sẹo xấu, chậm liền xương, khớp giả, tổn thương thần kinh, sai khớp cắn). Bảng: Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị Mức độ Giải phẫu Chức năng Thẩm mỹ - Xương liền tốt, - Không đau, ăn nhai tốt, - Mặt cân đối. không biến dạng. nuốt bình thường. - Xương và phần -Tiếp xúc 2 đầu gãy - Khớp thái dương hàm mềm tại chỗ Tốt tốt (di lệch < 1mm). cử động tốt. không biến dạng. - Há miệng ≥35mm. - Khớp cắn đúng. -Xương liền, có biến - Đau ít hoặc không đau, - Mặt cân đối. dạng ít. ăn nhai được. - Xương và phần Khá -Tiếp xúc 2 đầu gãy di - Khớp thái dương hàm cử mềm tại chỗ có lệch 1 đến 2 mm. động được. thể có biến dạng - 20mm < Há miệng < nhẹ.
- 160 35mm. - Khớp cắn đúng. - Xương liền chậm. - Đau, ăn nhai khó khăn. - Mặt không cân - Can sai > 2mm hoặc - Khớp thái dương hàm đối. Kém tạo khớp giả. cử động hạn chế. -Xương và phần - Há miệng ≤ 20mm. mềm tại chỗ biến - Khớp cắn sai. dạng. Xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu được ghi chép, tổng hợp, nhập liệu và xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 và excel 2013. KẾT QUẢ Nghiên cứu này tổng số là 442 bệnh nhân nghiên cứu dịch tễ lâm sàng, trong đó 42 ca tiến cứu có gãy xương được can thiệp lâm sàng. 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Giới: tỉ lệ gãy xương hàm ở nam giới (81%) cao hơn nhiều so với nữ giới (19%) nam: nữ là: 4,3:1. Tuổi: Tuổi trung bình của bệnh nhân bị CTHM là 31,7 ± 13,6, nhóm tuổi bị CTHM nhiều nhất là 21-30 (37,8%), kế đến là nhóm tuổi 31-40 (21,7%). Nguyên nhân chấn thương: Nguyên nhân chấn thương cao nhất là TNGT 382 trường hợp (86,4%). Phương tiện gây CTHM: nhiều nhất là xe gắn máy hai bánh 98,2%. Tình trạng đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông: Trong 382 trường hợp bị chấn thương hàm mặt do TNGT, ngoại trừ 1 trường hợp nguyên nhân do xe đạp thì đa số đều có đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, chiếm (97,6%). Tình trạng CTHM mặt với rượu, bia: có rượu bia khi bị CTHM khá cao (25,1%). 2. Đặc điểm lâm sàng chấn thương hàm mặt Bảng1: Phân loại chấn thương
- 161 Phân loại chấn thương Số BN Tỉ lệ (%) Vết thương phần mềm đơn thuần 53 11,8 Gãy xương hàm đơn thuần 110 24,9 Phối hợp VT phần mềm và gãy xương 279 63,3 Phối hợp CTHM và chấn thương khác 143 32,4 Nhận xét: Trong 143 ca có chấn thương phối hợp thì chấn thương chi chiếm nhiều nhất với 64 ca, chấn thương mắt 50 ca, chấn thương sọ não đứng thứ ba với 38 ca. Bảng 2: Phân loại hình thái tổn thương xương Loại gãy Hình thái tổn thương xương Số BN Tỉ lệ (%) Đơn thuần Gãy xương hàm dưới 157 40,4 (n=334) Gãy xương tầng mặt giữa 177 45,5 Phối hợp Gãy phối hợp xương hàm dưới và tầng 55 14,1 (n=55) mặt giữa Tổng 389 100 3. Phương pháp điều trị Bảng 3: Phương pháp điều trị Số ca Phương pháp điều trị Tỉ lệ % (n=442) Nội khoa đơn thuần (n=119) 119 26,9 Bảo tồn đơn Cố định 1 hàm 12 2,7 thuần (n=59) Cố định liên hàm 47 10,6 Phẫu thuật Nâng xương 22 5,0 (n=242) Kết hợp xương bằng nẹp vít 122 27,6
- 162 Số ca Phương pháp điều trị Tỉ lệ % (n=442) Phẫu thuật + cố định hàm 98 22,2 Chuyển viện (n=22) 22 5,0 Phương pháp điều trị kết hợp xương bằng nẹp vít chiếm nhiều nhất trong nhóm phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với các trường hợp gãy xương tầng mặt giữa, một số trường hợp gãy xương hàm dưới ít di lệch, hay gãy lồi cầu không di lệch hoặc di lệch ít chúng tôi vẫn sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn là nắn chỉnh và cố định liên hàm. 4. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương ở nhóm tiến cứu can thiệp lâm sàng Bảng 4: Tình hình điều trị gãy xương Phương pháp điều trị Số ca Tỉ lệ % Nội khoa đơn thuần (n=0) 0 0,0 Bảo tồn đơn Cố định 1 hàm 1 2,4 thuần (n=6) Cố định liên hàm 5 11,9 Nâng xương 8 19,0 Phẫu thuật Kết hợp xương bằng nẹp vít 20 47,7 (n=36) Phẫu thuật + cố định hàm 8 19,0 Tổng 42 100 Bảng 5: Đánh giá khớp cắn trước và sau điều trị Lúc nhập viện Sau điều trị Khớp cắn n (%) n (%) Khớp cắn đúng 12 (28,6) 41 (97,6) Khớp cắn sai 30 (71,4) 1 (2,4)
- 163 Bảng 6: Đánh giá giải phẫu, chức năng, thẩm mỹ sau điều trị Yếu tố Giải phẫu Chức năng Thẩm mỹ Kết quả n (%) n (%) n (%) Tốt 31 (73,8) 38 (90,5) 36 (85,7) Khá 10 (23,8) 4 (9,5) 6 (14,3) Kém 1 (2,4) 0 (0) 0 (0) Đánh giá biến chứng sau điều trị Nhiễm trùng phần mềm 6 ca (14,2%), hở vết thương 1 ca (14,2%), sẹo xấu 2 ca (4,8%), sai khớp cắn 1 ca (2,4%). BÀN LUẬN Nghiên cứu này có 442 ca bị CTHM, đa số bệnh nhân là nam với nguyên nhân chủ yếu do TNGT, xe gắn máy 2 bánh. Nhóm tuổi bị CTHM nhiều nhất theo nghiên cứu này là 21-30 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như: Cheema S.A. (2006) là 31% [6], Bali R. (2013) là 38,3% [5]. Tỉ lệ chấn thương phần mềm đơn thuần của nghiên cứu này cao hơn của Lâm Ngọc Ấn (2000) (9,5%) [1], Lâm Thị Xuân Hoa (2011) (1,9%) nhưng tương tự với kết quả của Gassner (2003) (18,2%) [7]. Kết quả CTHM phối hợp chấn thương sọ não của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu trước khi có quy định bắt buộc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy điều này cho thấy nón bảo hiểm đã góp phần làm giảm tỉ lệ chấn thương sọ não. Trong 42 ca can thiệp lâm sàng có 06 ca nhiễm trùng phần mềm (14,2%). Nhiễm trùng có thể do nhiều yếu tố gây ra, do vệ sinh răng miệng kém, việc đóng kín vết thương không đảm bảo che phủ đủ cho nẹp và xương, trong khi đó môi trường miệng là môi trường không sạch…. Nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng (2012), nhiễm trùng phần mềm là 3,8% [2]. Nghiên cứu của Ellis E. (2002) trên 59 bệnh nhân với 80 đường gãy, có 6 trường hợp bị nhiễm trùng (10,2%), 2 trường hợp sai khớp cắn (3,4%)Error! Reference source not found.. Sai khớp cắn sau phẫu thuật: có 01 ca
- 164 (2,4%), trường hợp này do gãy phức tạp xương hàm dưới cành ngang mà bệnh nhân tự ý tháo thun cố định liên hàm. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có ca nào không liền xương, chậm liền xương hay tổn thương thần kinh. KẾT LUẬN Chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông chiếm cao nhất, nam nhiều hơn nữ, phương tiện gây ra CTHM nhiều nhất là xe gắn máy hai bánh, tỉ lệ điều trị thành công cao. Tuy nhiên, việc phòng ngừa CTHM đòi hỏi vào ý thức của người tham gia giao thông và sự quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lâm Ngọc Ấn và cộng sự (2000), “Chấn thương vùng mặt do nguyên nhân thông thường (1976-1993)”, Kỷ yếu công trình khoa học 1975 - 1993, Viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.127-133. [2]. Trương Mạnh Dũng (2012), “Nghiên cứu áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu trong điều trị gãy xương hàm mặt”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội. [3]. Lâm Hoài Phương (2000), “Phẫu thuật tạo hình di chứng chấn thương tầng mặt giữa”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Lâm Hoài Phương và cộng sự (2009), “Khảo sát dịch tễ học chấn thương hàm mặt 1 năm sau qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm tại BVRHMTW TPHCM”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học răng hàm mặt 2009, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. [5]. Bali R., Sharma P., Garg A., Dhillon G. (2013), “A comprehensive study on maxillofacial trauma conducted in Yamunanagar, India”, Journal of injury and violence research, pp. 108-116. [6]. Cheema S.A., Amin F. (2006), “Incidence and causes of maxillofacial skeletal injuries at the Mayo Hospital in Lahore, Pakistan”, British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 44, pp.232-234. [7]. Gassner R., Tuli T., Hachl O., Rudisch A., Ulmer H. (2003), “Cranio- maxillofacial trauma: a 10 year review of 9,543 cases with 21,067 injuries”, J Craniomaxillofac Surg, 31 (1), pp.51-61.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh melioidosis tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM
10 p | 82 | 9
-
Bài giảng Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và điều trị bệnh nhi sốc chấn thương tại bệnh viện Nhi Đồng 1
34 p | 44 | 8
-
Bài giảng Đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng nhiễm Adenovirus tại khoa điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương
31 p | 45 | 8
-
Nghiên cứu yếu tố dịch tễ lâm sàng và tỷ lệ vi khuẩn Gram âm trong viêm phế quản phổi trẻ em
5 p | 83 | 5
-
Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị bệnh sốt rét tại Bệnh viện Dã chiến cấp 1 Việt Nam tại phái bộ UNISFA (Abyei)
10 p | 14 | 4
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và diễn biến của chấn thương sọ não nhẹ ở người trưởng thành tại Bệnh viện Việt Đức
6 p | 35 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh tay chân miệng do enterovirus 71 tại trung tâm nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế
7 p | 98 | 4
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân uốn ván điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM năm 2007-2008
7 p | 75 | 4
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Trung tâm y tế Phú Quốc năm 2023
4 p | 10 | 3
-
Dịch tễ, lâm sàng và điều trị bỏng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 p | 6 | 3
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết cục ở bệnh nhân HIV/AIDS nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 18 | 3
-
Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị lâu dài bệnh xơ hóa cơ Delta tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
6 p | 47 | 3
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
5 p | 103 | 2
-
Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Tiêu hóa - Máu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020
6 p | 16 | 2
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm màng não mủ điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất
7 p | 70 | 2
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh sán lá gan lớn tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An năm 2023
9 p | 3 | 1
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của lỗ đáo trên bệnh nhân phong điều trị tại Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh và khu điều trị phong Bến Sắn
5 p | 67 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn