Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
DIỄN TIẾN MẠCH, HUYẾT ÁP BỆNH NHI TAY CHÂN MIỆNG<br />
CAO HUYẾT ÁP CÓ ĐIỀU TRỊ MILRINONE<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Lê Tấn Giàu *, Đoàn Thị Ngọc Diệp**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả diễn tiến mạch, huyết áp ở bệnh nhi tay chân miệng có cao huyết áp được điều trị milrinone<br />
tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2012.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.<br />
Kết quả: Lô nghiên cứu có 97 trẻ tay chân miệng cao huyết áp có điều trị Milrinone, 64% trẻ thuộc nhóm<br />
tuổi từ 12 đến 36 tháng. Tỉ số nam : nữ là 1,36 : 1. Thời gian trung bình từ lúc khởi bệnh đến lúc điều trị<br />
milrinone là 3,3±0,9 ngày. 73,2% trẻ được điều trị milrinone trong vòng 30 phút từ lúc phát hiện có tăng huyết<br />
áp. 20,6% trẻ có dấu hiệu rối loạn vận mạch. 27,3% trẻ có Troponin I tăng hơn giá trị bình thường. Nhóm điều<br />
trị milrinone đơn thuần, sau 3 giờ điều trị, huyết áp tâm thu trung bình từ 126,7 mmHg xuống còn 117,3<br />
mmHg, huyết áp tâm trương trung bình từ 72,5 mmHg xuống còn 67,3 mmHg. Sau 24 giờ điều trị, mạch trung<br />
bình từ 143,6 lần/phút xuống còn 135,9 lần/phút. Trong nhóm này, không có trẻ tử vong, một trẻ có rối loạn nhịp<br />
tim, không trẻ nào có biến chứng tụt huyết áp trong quá trình điều trị milrinone. Nhóm điều trị milrinone kết hợp<br />
với vận mạch khác, sau 3 giờ điều trị, huyết áp tâm thu từ 135,8 mmHg xuống còn 123,3 mmHg, huyết áp tâm<br />
trương từ 77,2 mmHg xuống còn 72,6 mmHg. Trong nhóm này, 9 trẻ (32,1%) tụt huyết áp trong quá trình điều<br />
trị milrinone, 5 trẻ tử vong, 2 trẻ (7,1%) có rối loạn nhịp tim trong quá trình điều trị milrinone.<br />
Kết luận: Sau 3 giờ điều trị milrinone, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương giảm có ý nghĩa thống kê.<br />
Các bác sĩ lâm sàng nên quan tâm đến tác dụng phụ gây rối loạn nhịp tim khi sử dụng milrinone điều trị bệnh tay<br />
chân miệng có cao huyết áp.<br />
Từ khóa: Mạch, huyết áp, tay chân miệng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PROGRESS PULSE AND BLOOD PRESSURE OF HAND FOOT AND MOUTH DISEASE CHILDREN<br />
HAD SYSTEMIC HYPERTENSION TREATED WITH MILRINONE<br />
AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2 HO CHI MINH CITY – VIET NAM<br />
Le Tan Giau, Doan Thi Ngoc Diep<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 112 - 117<br />
Objective: Describe the progress pulse, blood pressure of hand foot and mouth disease children had systemic<br />
hypertension treated with milrinone at the children’s hospital 2 from 6/2011 to 12/2012.<br />
Methods: Retrospective, descriptive case series.<br />
Results: A total of 97 patients were enrolled, 64% children range 12-36 months. Sex ratio is male : female<br />
was 1.36:1. The average duration from the first clinical sign until indication of milrinone is 3.3±0.9 days. 73.2%<br />
of children were treated with milrinone less than 30 minutes after detecting systemic hypertension. 20.6% of<br />
children presenting with features of autonomic nervous system dysregulation. 27.3% of children with Troponin I<br />
* Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.<br />
Tác giả liên hệ: ThS BS Lê Tấn Giàu<br />
<br />
112<br />
<br />
**Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.<br />
ĐT: 0919181701<br />
Email: tavantram@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
increased over normal values. In group treated with only milrinone, after 3 hours administered intravenously, the<br />
everage systolic blood pressure decreased from 126.7 mmHg to 117.3 mmHg, average diastolic blood pressure<br />
decreased from 72.5 mmHg to 67.3 mmHg. After 24 hours administered intravenously milrinone, pulse decreased<br />
from 143.6 /min to 135.9/min. In this group, there were not hypotension during treated with milrinone and there<br />
was 1 children had arrhythmias. In group treated with milrinone and vasopressor agents, after 3 hours<br />
administered intravenously, systolic blood pressure decreased from 135.8 mmHg to 123.3 mmHg, diastolic blood<br />
pressure decreased from 77.2 mmHg to 72.6 mmHg. In this group, there were 9 children (32.1%) had hypotension<br />
and 5 of them were died, 2 children had arrhythmias during milrinone therapy.<br />
Conclusions: After 3 hours administered intravenously milrinone, systolic blood pressure and diastolic<br />
blood pressure reduction was statistically significant. The clinician should consider the side effects cause<br />
arrhythmias when used milrinone to treat hand foot and mouth disease have high blood pressure.<br />
Key words: Pulse, blood pressure, hand foot and mouth disease.<br />
bệnh TCM biến chứng thần kinh có cao huyết áp<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
không đáp ứng với điều trị khác. Nghiên cứu<br />
Bệnh tay chân miệng thường diễn tiến lành<br />
của chúng tôi nhằm theo dõi sự thay đổi mạch,<br />
tính, đa số tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên,<br />
huyết áp trên bệnh nhi TCM biến chứng thần<br />
một số trẻ có biến chứng thần kinh, biến chứng<br />
kinh nặng có cao huyết áp điều trị milrinone<br />
hô hấp, tuần hoàn. Về biến chứng thần kinh, trẻ<br />
theo phác đồ của Bộ Y tế.<br />
có biểu hiện giật mình, run chi, đi loạng choạng,<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
rung giật nhãn cầu, yếu chi. Biến chứng hô hấp,<br />
Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,<br />
tuần hoàn thường xảy ra trong bệnh cảnh có tổn<br />
cận<br />
lâm sàng trên bệnh nhi tay chân miệng cao<br />
thương não, bé có sốt cao, khó thở, thở nhanh và<br />
huyết áp có điều trị milrinone.<br />
phù phổi cấp. Biến chứng tuần hoàn trẻ có nhịp<br />
tim nhanh và huyết áp tăng, sốc. Cao huyết áp là<br />
một triệu chứng của biến chứng thần kinh nặng.<br />
Cao huyết áp kéo dài sẽ gây hậu quả giảm tưới<br />
máu các cơ quan, làm tăng hậu tải đối với cơ tim.<br />
Vậy thuốc vận mạch được lựa chọn trong trường<br />
hợp này là gì? Milrinone, một thuốc dùng để<br />
điều trị suy tim ứ huyết nhóm ức chế<br />
phosphodiesterase, có tác dụng làm tăng sức co<br />
bóp cơ tim, làm giảm sức cản mạch máu hệ<br />
thống, tăng tưới máu các cơ quan có thể là một<br />
thuốc có hiệu quả trên những bệnh nhân này.<br />
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên<br />
cứu về bệnh TCM nặng, đặc biệt ở các nước châu<br />
Á Thái Bình Dương.<br />
Tuy nhiên nghiên cứu về milrinone trên<br />
bệnh nhi TCM còn rất ít. Có một số nghiên cứu<br />
về hiệu quả của milrinone trên bệnh nhi TCM ở<br />
Đài Loan nhưng vai trò của milrinone chưa được<br />
xác định. Việt Nam đã đưa milrinone vào phác<br />
đồ điều trị năm 2011 cho những trường hợp<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Xác định tỷ lệ thay đổi mạch, huyết áp sau 3,<br />
6, 12, 24, 36, 48 giờ điều trị milrinone.<br />
Xác định tỷ lệ các biện pháp điều trị kết hợp<br />
và kết quả điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.<br />
<br />
Dân số mục tiêu<br />
Bệnh nhi tay chân miệng có cao huyết áp<br />
được điều trị milrinone tại Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 2.<br />
<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Bệnh nhi tay chân miệng có cao huyết áp<br />
được điều trị milrinone tại bệnh viện Nhi đồng 2<br />
từ tháng 6/2011 đến tháng 12/2012.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Lấy trọn mẫu từ tháng 6/2011 đến tháng<br />
12/2012.<br />
<br />
113<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
Chẩn đoán bệnh tay chân miệng(1): Hồng ban<br />
tay chân miệng và hoặc loét miệng dưới 7 ngày.<br />
<br />
(40,2%) ở Thành phố Hồ Chí Minh, 58/97 trẻ<br />
(59,8%) ở tỉnh.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Phân độ bệnh TCM lúc nhập viện: độ I<br />
(6,2%), độ IIA (49,5%), độ IIB (38,1%), độ III<br />
(6,2%). Thời gian trung bình từ lúc khởi bệnh<br />
đến lúc điều trị milrinone: 3,3±0,9 ngày. 71/97 trẻ<br />
(73,2%) được điều trị milrinone trong vòng 30<br />
phút từ khi phát hiện có tăng huyết áp. 20 trẻ<br />
(20,6%) có dấu hiệu rối loạn vận mạch trong quá<br />
trình điều trị milrinone.<br />
<br />
Có tăng huyết áp:<br />
Dưới 1 tuổi: > 100mmHg.<br />
Từ 1 – 2 tuổi: > 110 mmHg.<br />
Trên 2 tuổi: > 115 mmHg.<br />
Có điều trị milrinone.<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Có cao huyết áp trước khi mắc bệnh TCM.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
<br />
Đã điều trị milrinone ở tuyến trước.<br />
Tiền sử có bệnh lý ảnh hưởng huyết áp: tim<br />
bẩm sinh, bệnh phổi.<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
Phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012<br />
có 97 trẻ tay chân miệng cao huyết áp được điều<br />
trị milrinone thỏa tiêu chí đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
56 trẻ nam (57,7%) và 41 trẻ nữ (43,4%). Tỉ số<br />
nam : nữ là 1,36 : 1. Tuổi trung bình 26,5±12<br />
tháng. Tuổi của bệnh nhi lớn nhất là 60 tháng,<br />
của bệnh nhi nhỏ nhất là 6 tháng tuổi. 39/97 trẻ<br />
<br />
23/84 trẻ (27,3%) có Troponin I tăng hơn giá<br />
trị bình thường, 3 trẻ (3,1%) có hình ảnh phù<br />
phổi trên X quang, một trẻ (1%) có hình ảnh phù<br />
phổi mô kẽ, 4/17 trẻ (23,5%) có sức co bóp cơ tim<br />
giảm, 4/9 trẻ (44,4%) có tổn thương trên MRI não.<br />
<br />
Thay đổi mạch, huyết áp trước và sau 3, 6,<br />
12, 24, 36, 48 giờ điều trị milrinone<br />
Có 69 (71,1%) bệnh nhi được điều trị<br />
milrinone đơn thuần và 28 (28,8%) bệnh nhi có<br />
điều trị thêm vận mạch khác. Chúng tôi đánh giá<br />
kết quả thay đổi mạch, huyết áp theo 2 nhóm:<br />
nhóm chỉ điều trị milrinone đơn thuần và nhóm<br />
điều trị thêm các thuốc vận mạch khác.<br />
<br />
Nhóm không sử dụng vận mạch khác trong quá trình điều trị milrinone (n=69)<br />
Bảng 1: Thay đổi mạch, huyết áp trước và sau điều trị milrinone của nhóm không sử dụng vận mạch khác<br />
Trước<br />
<br />
Mạch<br />
(lần/phút)<br />
Huyết áp tâm thu<br />
(mmHg)<br />
Huyết áp tâm<br />
trương(mmHg)<br />
Liều milrinone<br />
(mcg/kg/phút)<br />
<br />
Sau<br />
<br />
N=69<br />
<br />
3 giờ<br />
N=69<br />
<br />
6 giờ<br />
N=69<br />
<br />
12 giờ<br />
N=68<br />
<br />
24 giờ<br />
N=63<br />
<br />
36 giờ<br />
N=37<br />
<br />
48 giờ<br />
N=14<br />
<br />
143,6±22,8<br />
<br />
141,4±19,3<br />
<br />
141,2±16,8<br />
<br />
138,8±21,1<br />
<br />
135,9±17<br />
<br />
138,1±18,2<br />
<br />
12±19,6<br />
<br />
126,7±10,1<br />
<br />
117,3±11,8<br />
<br />
114,9±10,8<br />
<br />
112,2±11<br />
<br />
109,9±12,1<br />
<br />
109,7±10,5<br />
<br />
104±8,3<br />
<br />
72,5±10,6<br />
<br />
67,3±10,8<br />
<br />
65,5±8,6<br />
<br />
62,7±7,5<br />
<br />
62,2±7,8<br />
<br />
61,6±7<br />
<br />
57,6±7,6<br />
<br />
0,4<br />
<br />
0,44<br />
<br />
0,44<br />
<br />
0,44<br />
<br />
0,42<br />
<br />
0,42<br />
<br />
0,41<br />
<br />
Nhận xét: Mạch trước điều trị milrinone<br />
khác mạch sau 24 giờ điều trị milrinone có ý<br />
nghĩa thống kê (143,6 lần/phút so với 135,9<br />
lần/phút) (T Test, p < 0,05). Huyết áp tâm thu<br />
trước điều trị milrinone khác huyết áp tâm thu<br />
<br />
114<br />
<br />
sau 3 giờ điều trị milrinone có ý nghĩa thống kê<br />
(126,7 mmHg so với 117,3 mmHg) (T Test, p <<br />
0,001). Huyết áp tâm trương trước điều trị<br />
milrinone khác huyết áp tâm trương sau 3 giờ<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
điều trị milrinone có ý nghĩa thống kê (72,5<br />
mmHg so với 67,3 mmHg) (T test, p < 0,001).<br />
<br />
Nhóm sử dụng vận mạch khác trong quá<br />
trình điều trị milrinone (n=28)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(60,8%), adrenalin + dobutamin 6 trẻ (21,4%),<br />
adrenalin + noradrenalin + dobutamin 3 trẻ<br />
(10,7%), adrenalin 2 trẻ (7,1%).<br />
<br />
Vận mạch khác gồm: dobutamin 17 trẻ<br />
Bảng 2: Thay đổi mạch, huyết áp trước và sau điều trị milrinone của nhóm có sử dụng vận mạch khác<br />
Sau<br />
<br />
Trước<br />
<br />
Mạch<br />
(lần/phút)<br />
Huyết áp tâm thu<br />
(mmHg)<br />
Huyết áp tâm<br />
trương(mmHg)<br />
Liều milrinone<br />
(mcg/kg/phút)<br />
<br />
3 giờ<br />
<br />
6 giờ<br />
<br />
12 giờ<br />
<br />
24 giờ<br />
<br />
36 giờ<br />
<br />
48 giờ<br />
<br />
N=28<br />
<br />
N=27<br />
<br />
N=27<br />
<br />
N=26<br />
<br />
N=24<br />
<br />
N=14<br />
<br />
N=9<br />
<br />
151,8±33,8<br />
<br />
155,6±25,6<br />
<br />
152±21,9<br />
<br />
157,9±24,6<br />
<br />
148,9±24,7<br />
<br />
147±27,7<br />
<br />
154,2±20,7<br />
<br />
135,8±15,8<br />
<br />
123,3±18,8<br />
<br />
123±17,4<br />
<br />
117±9,9<br />
<br />
114,3±20,7<br />
<br />
107,5±14,5<br />
<br />
105±11,4<br />
<br />
77,2±13<br />
<br />
72,6±13,9<br />
<br />
67,9±12,4<br />
<br />
65,1±10,2<br />
<br />
62,8±12,9<br />
<br />
62,7±13,4<br />
<br />
56,7±7,3<br />
<br />
0,4<br />
<br />
0,44<br />
<br />
0,45<br />
<br />
0,45<br />
<br />
0,44<br />
<br />
0,42<br />
<br />
0,38<br />
<br />
Nhận xét: Mạch trước điều trị milrinone và<br />
sau khi điều trị milrinone khác nhau không ý<br />
nghĩa (T Test, p > 0,05). Huyết áp tâm thu trước<br />
điều trị milrinone khác huyết áp tâm thu sau 3<br />
giờ điều trị milrinone có ý nghĩa thống kê (135,8<br />
mmHg so với 123,3 mmHg) (T Test, p < 0,01).<br />
Huyết áp tâm trương trước điều trị milrinone<br />
khác huyết áp tâm trương sau 3 giờ điều trị<br />
milrinone có ý nghĩa thống kê (77,2 mmHg so<br />
với 72,6 mmHg) (T test, p < 0,05). Trong nhóm<br />
này, sau 3 giờ điều trị milrinone có 1 trẻ (3,7%),<br />
sau 12 giờ có 3 trẻ (11,5%), sau 24 giờ có 3 trẻ<br />
(12,5%) huyết áp tâm thu tụt.<br />
<br />
liều milrinone trong quá trình điều trị. Thời gian<br />
tăng liều trung vị là 3 (1 – 10,8 giờ). Thời gian<br />
tăng liều sớm nhất là 30 phút sau liều khởi đầu,<br />
thời gian tăng liều trễ nhất là 32 giờ sau liều khởi<br />
đầu. Liều milrinone tối đa cao nhất trong mẫu là<br />
0,6 mcg/kg/phút. Đa số có liều milrinone tối đa là<br />
0,4 mcg/kg/phút.<br />
<br />
Rối loạn nhịp tim trong quá trình điều trị<br />
milrinone<br />
<br />
Gamaglobulin<br />
<br />
3/97 trẻ (3,1%) có rối loạn nhịp tim trong quá<br />
trình điều trị milrinone gồm: 1 trẻ block nhĩ thất<br />
độ 3, 1 trẻ nhịp nhanh kịch phát trên thất, 1 trẻ<br />
rung thất.<br />
<br />
Thời gian điều trị milrinone<br />
Trung bình là 38 giờ. Thời gian điều trị dài<br />
nhất là 102 giờ, ngắn nhất là 2 giờ (bệnh nhi tử<br />
vong).<br />
<br />
Liều milrinone<br />
6,2% liều khởi đầu là 0,3 mcg/kg/phút, 91,8%<br />
liều khởi đầu là 0,4 mcg/kg/phút, 2% liều khởi<br />
đầu là 0,5 mcg/kg/phút. 48/97 trẻ (49,5%) tăng<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Các biện pháp điều trị kết hợp và kết quả<br />
điều trị<br />
Thở máy<br />
57/97 trẻ (58,8%) thở máy. Thời gian thở máy<br />
trung vị là 49 (39,3-72,8 giờ). Thời gian thở máy<br />
dài nhất là 159 giờ, ngắn nhất là 3 giờ (tử vong).<br />
Tất cả trẻ đều được điều trị gamaglobulin.<br />
Trong đó 75/97 trẻ (77,3%) điều trị gamaglobulin<br />
trước điều trị milrinone, 20/97 trẻ (20,6%) điều trị<br />
gamaglobulin cùng lúc với milrinone, 2/97 trẻ<br />
(2,1%) điều trị gamaglobulin sau điều trị<br />
milrinone.<br />
<br />
Điều trị corticoid<br />
48/97 trẻ (49,5%) điều trị corticoid. Loại<br />
corticoid sử dụng là methylprednisone tiêm tĩnh<br />
mạch trong những trường hợp sốt cao khó hạ.<br />
<br />
Truyền dịch chống sốc<br />
6/97 trẻ (6,2%) được điều trị chống sốc với<br />
dịch truyền.<br />
<br />
115<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Lọc máu<br />
14/97 trẻ (14,4%) được lọc máu liên tục.Thời<br />
gian chỉ định lọc máu sau milrinone trung bình<br />
9,8±6,1 giờ. Thời gian lọc máu trung bình là<br />
39,7±15,6 giờ.<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
5 trẻ (5, 2%) tử vong, 3 trẻ (3,1%) di chứng<br />
thần kinh, 89 trẻ (91,7%) phục hồi hoàn toàn<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Nguyên nhân cao huyết áp trong bệnh tay<br />
chân miệng theo tác giả Kao Shang Jyh(6) do<br />
hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm quá mức gây ra<br />
tăng huyết áp hệ thống và co mạch. Những tổn<br />
thương ở thân não chủ yếu ở nhân bụng, nhân<br />
giữa và nhân đuôi ở hành não. Những vùng<br />
này được xem là trung tâm ức chế hệ giao cảm.<br />
Sự phá hủy cấu trúc của những vùng này làm<br />
gia tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm(6). Tác<br />
dụng hạ huyết áp của milrinone là do ức chế<br />
chọn lọc cAMP phosphodiesterase ở cơ trơn<br />
mạch máu, từ đó làm giãn cơ trơn mạch máu,<br />
làm giảm kháng lực mạch máu hệ thống. Ngoài<br />
ra tác dụng hạ áp của milrinone còn do khả<br />
năng điều hòa giao cảm, làm giảm nhịp tim(9).<br />
Nhóm điều trị milrinone đơn thuần, đa số trẻ<br />
trong nhóm này có mạch dao động ít và dưới<br />
170 lần/phút, trong quá trình điều trị milrinone<br />
trên các trẻ này không xảy ra tình trạng tụt<br />
huyết áp. Nhóm điều trị milrinone kết hợp với<br />
vận mạch khác, các trẻ trong nhóm này chỉ<br />
định dobutamine đa số là do mạch nhanh.<br />
Trong quá trình theo dõi những trẻ tay chân<br />
miệng cao huyết áp, việc theo dõi diễn tiến của<br />
mạch rất quan trọng. Mạch nhanh và dao động<br />
có hay không kèm theo huyết áp cao là những<br />
dấu hiệu chuyển biến nặng cần theo dõi và<br />
điều trị tích cực. Tác giả Lin M-T nhận thấy trẻ<br />
có biến đổi nhịp tim khoảng 7 giờ trước khi bắt<br />
đầu tim mạch không ổn định(7). Có 9 trẻ (5 trẻ tử<br />
vong) tụt huyết áp trong quá trình điều trị<br />
milrinone. Huyết áp tụt là lý do chỉ định thêm<br />
adrenalin và noradrenalin trong nhóm này.<br />
Trong các trẻ này, có 2 trẻ siêu âm tim có sức co<br />
<br />
116<br />
<br />
bóp cơ tim giảm. Tác dụng phụ làm hạ huyết áp<br />
của milrinone đã được báo cáo là 2,9%.(7)<br />
Milrinone ngoài tác dụng giãn mạch làm giảm<br />
sức cản ngoại biên, nó còn có tác dụng tăng sức<br />
co bóp cơ tim. Tác dụng của milrinone hỗ trợ<br />
chức năng thất trái trong những trường hợp<br />
suy chức năng thất trái cấp với điều kiện phải<br />
đảm bảo thể tích tuần hoàn. Tác giả Jan ShengLin(5) ghi nhận bệnh nhi có huyết áp tâm thu<br />
giảm hơn 20% trong vòng một giờ dù có tăng<br />
huyết áp trước đó và siêu tâm tim có phân suất<br />
tống máu dưới 40% đã được hỗ trợ tuần hoàn<br />
ngoài cơ thể. Tác giả Huang Fang-Liang(3) ghi<br />
nhận có vẻ như huyết áp giảm sau khi chức<br />
năng co bóp của thất trái xấu đi. 23 trẻ (27,4%)<br />
có Troponin I tăng hơn giá trị bình thường.<br />
Troponin I là một dấu ấn sinh học cụ thể cho cơ<br />
tim tổn thương và được đo ở bệnh nhân nghi<br />
ngờ hội chứng mạch vành cấp ở người lớn. Tác<br />
giả Huang Y-F(4) nhận thấy nồng độ Troponin I<br />
tăng ở bệnh nhân nhiễm Enterovirus 71, viêm<br />
thân não, rối loạn chức năng tim, phù phổi và<br />
trong một số trường hợp trước suy tim. Vì thế<br />
đo nồng độ Troponin có thể hữu ích trong việc<br />
xác định trẻ có nguy cơ suy chức năng thất trái.<br />
Chúng tôi ghi nhận, 3 trẻ có rối loạn nhịp<br />
tim trong quá trình điều trị milrinone gồm: 1<br />
trẻ có block nhĩ thất độ III, 1 trẻ có nhịp nhanh<br />
kịch phát trên thất và 1 trẻ có rung thất. Theo<br />
Buck Marcia L(2) trong các rối loạn nhịp tim do<br />
milrinone chủ yếu là rối loạn nhịp thất do<br />
milrinone làm rút ngắn nhẹ thời gian dẫn<br />
truyền nhĩ thất. Trong đó, ngoại tâm thu thất là<br />
nhiều nhất chiếm 8,5%, rung thất chỉ chiếm tỉ lệ<br />
0,2(2). Trong một nghiên ở trẻ em(8), 2/19 trẻ<br />
(11%) xuất hiện loạn nhịp tim, nhưng 2 trẻ này<br />
đã có tiền sử tim bẩm sinh: 1 trẻ tứ chứng Fallot<br />
và 1 trẻ kênh nhĩ thất. Như vậy, với các trẻ đã<br />
có tiền sử bệnh tim bẩm sinh, điều trị milrinone<br />
phải thật thận trọng. Qua đó, bác sĩ lâm sàng<br />
nên quan tâm đến tác dụng phụ gây rối loạn<br />
nhịp tim khi sử dụng milrinone điều trị bệnh<br />
tay chân miệng có cao huyết áp, đặc biệt là thể<br />
nặng có tổn thương đa cơ quan.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />