Điều buộc phải biết khi dùng thuốc dạng sủi<br />
Một trong các dạng thuốc tương đối quen thuộc với người dùng đó là thuốc dạng viên<br />
sủi. Tuy nhiên khi sử dụng viên thuốc này vẫn có nhiều trường hợp không biết cách sử<br />
dụng, đã uống trực tiếp viên thuốc như các thuốc thông thường khác và lạm dụng<br />
thuốc dẫn đến việc sử dụng thuốc không an toàn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phải đợi viên sủi hoàn toàn tan hết mới được uống.<br />
<br />
<br />
Viên sủi là một dạng bào chế khá đặc biệt nhằm tạo ra một sự hấp dẫn và dễ chịu khi<br />
uống thuốc, đồng thời giúp cơ thể nhanh hấp thu hơn. Một số thuốc hay được sản xuất<br />
dưới dạng viên sủi như thuốc chứa vitamin và muối khoáng (UPSA C, multi vitamin),<br />
thuốc hạ sốt, giảm đau (Efferalgan-codeine)… Khi dùng viên thuốc dạng sủi cần lưu<br />
ý:<br />
Về cách dùng thuốc: Khi uống cần phải dùng cả viên thuốc và hòa tan hoàn toàn trong<br />
một cốc nước đã đun sôi để nguội và phải đợi cho viên thuốc tan hết mới được dùng.<br />
Không bao giờ được bẻ nhỏ viên sủi hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống trực tiếp<br />
như uống các thuốc thông thường khác.<br />
<br />
<br />
<br />
Về bảo quản thuốc: Sau khi lấy một viên thuốc ra khỏi hộp, số thuốc còn lại phải được<br />
đậy nắp thật kín, và tránh ẩm. Vì, nếu viên thuốc sủi bị để lâu ra ngoài không khí sẽ bị<br />
hút ẩm và sẽ mất đi tác dụng sủi bọt.<br />
<br />
<br />
<br />
Bất cứ thuốc sủi nào cũng chứa tá dược rã sinh khí bao gồm chất kiềm (chứa muối<br />
natri) và acid hữu cơ. Khi bỏ viên sủi vào nước sẽ xảy ra phản ứng giữa chất kiềm và<br />
acid (phản ứng hoá học) tạo ra khí CO2 gây sủi bọt làm tan rã viên tạo thành dung<br />
dịch thuốc. Như vậy, bất cứ thuốc sủi nào cũng chứa natri (muối) nên một số người<br />
bắt buộc phải ăn kiêng muối, không được ăn mặn (như người bị bệnh tăng huyết áp)<br />
thì không được dùng dạng thuốc này.<br />
<br />
<br />
<br />
Đối với thuốc sủi cung cấp vitamin và chất khoáng, đây là thuốc rất hay bị lạm dụng,<br />
khi dùng cần lưu ý tới hàm lượng chứa vitamin C trong viên thuốc. Thông thường<br />
hàm lượng vitamin C trong các viên thuốc này rất cao (chứa 1.000mg vitamin C).<br />
Dùng vitamin C liều cao lâu ngày (quá 1g mỗi ngày) sẽ bị các tác dụng phụ như: kích<br />
ứng gây hại niêm mạc dạ dày (do vitamin C có bản chất acid không nên uống lúc bụng<br />
trống), tiêu chảy, gây sỏi thận (sỏi oxalat)...<br />
<br />
<br />
<br />
Khi uống thuốc dạng viên sủi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn<br />
như cảm giác ậm ạch do có nhiều hơi trong bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.<br />