<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Điều chỉnh số liệu kế toán nhằm tránh báo cáo lỗ<br />
và tránh sự sụt giảm của lợi nhuận báo cáo- bằng<br />
chứng từ các ngân hàng thương mại Việt Nam<br />
Đào Nam Giang<br />
Ngày nhận: 01/06/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 12/06/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 18/06/2018<br />
<br />
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích phân phối của các biến phản<br />
ánh lợi nhuận để đưa ra bằng chứng về việc các ngân hàng thương<br />
mại (NHTM) Việt Nam đã điều chỉnh số liệu kế toán nhằm tránh báo<br />
cáo lỗ. Các phân tích tương tự đối với biến phản ánh sự tăng/giảm<br />
của lợi nhuận không cho thấy bằng chứng về việc các NHTM trong<br />
mẫu nghiên cứu tìm cách báo cáo mức lợi nhuận tăng dần. Thay<br />
vào đó, số liệu thực tế cho thấy những dấu hiệu của việc các NHTM<br />
mong muốn báo cáo một mức lợi nhuận ổn định (có thể tăng hoặc<br />
giảm nhưng ở mức nhỏ). Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do<br />
những yếu kém trong hệ thống quản trị công ty, và các vấn đề trong<br />
môi trường kinh doanh.<br />
Từ khóa: thao túng lợi nhuận kế toán; phân phối của lợi nhuận;<br />
tránh báo cáo lỗ; thao túng số liệu để đạt được các mục tiêu đề ra.<br />
<br />
1. Tổng quan nghiên cứu về điều chỉnh số<br />
liệu kế toán để tránh báo lỗ và tránh sự sụt<br />
giảm của lợi nhuận<br />
<br />
do Burgstahler and Dichev (1997) đưa ra. Theo<br />
đó, nếu số liệu báo cáo bị bóp méo để tránh báo<br />
có lỗ, khi xem xét phân phối của lợi nhuận ta<br />
có thể thấy một mức độ tập trung bất thường<br />
của các khoản lãi nhỏ. Đánh giá rõ hơn, một<br />
số nhà nghiên cứu có thể so sánh giữa tần suất<br />
các khoản lãi nhỏ với tần suất của các khoản lỗ<br />
nhỏ (ví dụ Jeanjean and Stolowy, 2008; Leuz,<br />
Nanda, and Wysocki, 2003).<br />
Ngoài việc tránh báo cáo lỗ, các nhà quản trị<br />
cũng có mong muốn báo cáo mức lợi nhuận<br />
tăng dần, tức là tránh việc báo cáo mức lợi<br />
nhuận thấp hơn so với năm trước, tức chênh<br />
<br />
ai mục tiêu chủ yếu mà các<br />
nhà quản trị muốn điều chỉnh<br />
số liệu để đạt tới là tránh báo<br />
cáo lỗ và tránh báo cáo mức lợi<br />
nhuận sụt giảm. Để nghiên cứu<br />
hành vi này, các nhà nghiên cứu chủ yếu sử<br />
dụng phương pháp xem xét phân phối của lợi<br />
nhuận hoặc phân phối của mức thay đổi của lợi<br />
nhuận (earnings distribution approach- EDA)<br />
<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
37<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Bảng 1. Tiêu chuẩn xác định mức lợi nhuận nhỏ của các ngân hàng thương mại<br />
Nghiên cứu<br />
<br />
Tiêu chuẩn<br />
Mẫu nghiên<br />
xác định mức<br />
cứu<br />
lợi nhuận nhỏ<br />
<br />
Các kết quả nghiên cứu chính có liên quan<br />
<br />
Bornemann,<br />
Kick,<br />
Memmel, &<br />
Pfingsten<br />
(2012)<br />
<br />
Tỷ lệ lợi nhuận<br />
sau thuế trên<br />
tổng tài sản<br />
nhỏ hơn 0,02%<br />
<br />
Các NHTM<br />
Đức trong<br />
giai đoạn từ<br />
1997 đến<br />
2009<br />
<br />
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các NHTM Đức đã sử<br />
dụng các khoản dự trữ ngầm được phép để tránh báo cáo<br />
lỗ, tránh báo cáo mức lợi nhuận sụt giảm so với năm trước<br />
hoặc thấp hơn so với các ngân hàng cùng nhóm.<br />
<br />
Shen và<br />
Chih (2005)<br />
<br />
Lợi nhuận trên<br />
vốn chủ sở<br />
hữu (ROE) nhỏ<br />
hơn 1%<br />
<br />
Các NHTM<br />
từ 49 quốc<br />
gia trong giai<br />
đoạn từ 1993<br />
đến 1999<br />
<br />
Tại 2/3 số nước khảo sát phân phối của ROE có dạng nửa<br />
hình chuông điển hình cho sự thao túng số liệu nhằm tránh<br />
báo cáo lỗ. Tại các nước còn lại số quan sát có tỷ lệ ROE<br />
dưới 0 cũng thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng.<br />
Ngoài ra, các thước đo thống kê khác trong nghiên cứu<br />
này cũng cho thấy sự phổ biến của việc thao túng số liệu<br />
nhằm tránh báo cáo lỗ hoặc sự giảm sút của lợi nhuận báo<br />
cáo ở các NHTM trong mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên mức<br />
độ thao túng số liệu có sự khác nhau giữa các quốc gia,<br />
phụ thuộc vào mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự giám sát<br />
từ khu vực tư.<br />
<br />
Hamdi và<br />
Tỷ lệ lợi nhuận<br />
Zarai (2012) trên tổng tài<br />
sản đầu kỳ nhỏ<br />
hơn 0,25%<br />
<br />
125 Ngân<br />
hàng Hồi<br />
giáo trong<br />
giai đoạn<br />
2000- 2009<br />
<br />
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các NHTM Hồi<br />
giáo trong mẫu nghiên cứu có xu hướng thao túng số<br />
liệu kế toán nhằm tránh báo cáo lỗ nhưng không có bằng<br />
chứng về việc thao túng số liệu để báo cáo mức lợi nhuận<br />
tăng dần.<br />
<br />
Maia et al.<br />
(2013)<br />
<br />
Tỷ lệ lợi nhuận<br />
trên tổng khối<br />
lượng giao<br />
dịch cho vay<br />
nhỏ hơn 0,1%<br />
<br />
Số liệu báo<br />
cáo bán niên<br />
của 405 Quỹ<br />
tín dụng tại<br />
Brazil trong<br />
giai đoạn<br />
2001- 2011<br />
<br />
Nghiên cứu này khảo sát mức độ thao túng số liệu kế toán<br />
của các Qũy tín dụng tại Brazil ở 3 khía cạnh: thao túng số<br />
liệu để đạt yêu cầu về hệ số an toàn vốn; thao túng số liệu<br />
để ổn định lợi nhuận báo cáo và tránh báo cáo lỗ.<br />
Các phân tích sơ đồ histogram của lợi nhuận báo cáo<br />
cũng cho thấy bằng chứng về việc thao túng số liệu để<br />
tránh báo cáo lỗ.<br />
<br />
Biurrun<br />
và Rudolf<br />
(2010)<br />
<br />
Lợi nhuận sau<br />
thuế chia cho<br />
tổng tài sản<br />
đầu kỳ nhỏ<br />
hơn 0,1254 *<br />
độ lệch chuẩn<br />
của phân phối<br />
<br />
21985 ngân<br />
hàng từ 47<br />
nước khác<br />
nhau, từ<br />
1990 đến<br />
2006<br />
<br />
Xem xét thao túng lợi nhuận ở 3 khía cạnh: ổn định lợi<br />
nhuận báo cáo; tránh báo cáo lỗ; và báo cáo lợi nhuận<br />
cao. Đồng thời xem xét mối quan hệ giữa thao túng lợi<br />
nhuận và mức độ quản lý cũng như sự giám sát từ khu<br />
vực công và khu vực tư trong nền kinh tế.<br />
Các bằng chứng thực nghiệm cũng khẳng định sự phổ<br />
biến của việc thao túng số liệu nhằm tránh báo cáo lỗ và<br />
hoạt động này có thể được hạn chế thông qua giám sát và<br />
quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động của các NHTM.<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước<br />
<br />
lệch giữa lợi nhuận năm báo cáo và năm trước<br />
liền kề lớn hơn không. Mặt khác cũng tương<br />
tự như khi tránh báo cáo lỗ, việc điều chỉnh<br />
lợi nhuận thông qua điều chỉnh số liệu kế toán<br />
sẽ có những giới hạn nhất định. Do đó, các<br />
nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh số liệu<br />
nhiều hơn khi mức sụt giảm lợi nhuận là nhỏ.<br />
<br />
38 Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
Để nghiên cứu hành vi này, các nhà nghiên<br />
cứu sẽ tập trung xem xét phân phối của chênh<br />
lệch giữa lợi nhuận năm báo cáo và năm trước<br />
liền kề; tập trung vào tần suất xuất hiện mức<br />
tăng nhẹ và mức giảm nhẹ (tức là phân phối<br />
của chênh lệch giữa lợi nhuận năm nay và năm<br />
trước quanh điểm 0). Phương pháp này được<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
các nhà nghiên cứu áp dụng trong các nghiên<br />
cứu trên mẫu là các ngân hàng Mỹ như Beatty,<br />
Ke, and Petroni (2002), mẫu nghiên cứu đa<br />
quốc gia như Shen and Chih (2005), cũng như<br />
tại các thị trường đang phát triển như Maia,<br />
Bressan, Lamounier, and Braga (2013), Hamdi<br />
and Zarai (2012).<br />
Về cơ bản, các nghiên cứu đều chứng minh<br />
mức độ tập trung bất thường của mức lợi nhuận<br />
dương nhỏ và mức tăng nhẹ của lợi nhuận năm<br />
báo cáo so với năm trước liền kề. Khi áp dụng<br />
phương pháp EDA cho lĩnh vực ngân hàng,<br />
theo tác giả được biết, chỉ có một số ít nghiên<br />
cứu, ví dụ Quttainah, Song, & Wu (2013), áp<br />
dụng trực tiếp tiêu chí xác định mức lợi nhuận<br />
dương nhỏ/lỗ nhỏ đã được sử dụng trong các<br />
nghiên cứu trước ở lĩnh vực phi tài chính. Theo<br />
đó một đơn vị có mức lãi (lỗ) nhỏ là đơn vị có<br />
tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản đầu kỳ từ 0%<br />
đến 1% (-1%). Thước đo này không thực sự<br />
phù hợp do đã bỏ qua đặc điểm của lĩnh vực<br />
ngân hàng là có hệ số nợ lớn nên hệ số ROA<br />
(biến đại diện cho lợi nhuận) sẽ nhỏ hơn so các<br />
doanh nghiệp phi tài chính. Do đó, phần lớn các<br />
nghiên cứu tập trung vào các NHTM đã điều<br />
chỉnh thước đo lợi nhuận dương nhỏ/lỗ nhỏ cho<br />
phù hợp với lĩnh tài chính. Tuy nhiên, mức tiêu<br />
chuẩn để xác định một khoảng lỗ/lãi báo cáo là<br />
nhỏ hay không khá đa dạng giữa các nghiên cứu<br />
(Bảng 1. Tiêu chuẩn xác định mức lợi nhuận<br />
nhỏ của các ngân hàng thương mại). Hơn nữa,<br />
phần lớn các nghiên cứu đều thực hiện với mẫu<br />
là các ngân hàng ở các nước phát triển, đặc biệt<br />
là Mỹ.<br />
Ngoài ra, các nghiên cứu trước trong hướng<br />
này cũng sử dụng hàm hồi quy với biến phụ<br />
thuộc là biến giả. Biến giả có giá trị là 0 hoặc<br />
1 tùy thuộc vào việc mức lợi nhuận báo cáo<br />
(hoặc thay đổi giữa lợi nhuận báo cáo năm nay<br />
so với năm trước liền kề) nằm trong giới hạn<br />
lợi nhuận nhỏ hoặc sự gia tăng lợi nhuận thấp<br />
hay không. Phương pháp này thường được<br />
áp dụng khi các nhà nghiên cứu dựa vào tổng<br />
quan lý thuyết trước đó, khẳng định có tồn tại<br />
hành vi điều chỉnh số liệu này và muốn xác<br />
định nhân tố tác động đến hành vi này. Phương<br />
pháp này được sử dụng cho cả các nghiên cứu<br />
trên mẫu đa ngành nghề như Mary E Barth,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Landsman, Lang, and Williams (2012); Mary<br />
E. Barth, Landsman, and Lang (2008), cũng<br />
như trong các nghiên cứu cho lĩnh vực tài<br />
chính ngân hàng (Altamuro and Beatty, 2010;<br />
Biurrun and Rudolf, 2010; Kanagaretnam,<br />
Krishnan, and Lobo, 2010; Kanagaretnam,<br />
Lim, and Lobo, 2010; Kanagaretnam, Lim, and<br />
Lobo, 2011; Zhou and Chen, 2004; Leventis<br />
and Dimitropoulos, 2012; và các tác giả khác).<br />
Tiêu chí để xác định mức lợi nhuận nhỏ cũng<br />
có sự khác biệt giữa các nghiên cứu, ví dụ<br />
Kanagaretnam, Lim, et al. (2010) xác định mức<br />
lợi nhuận nhỏ là mức ROA nằm trong khoảng<br />
(0-0,002), tức là dưới 0,2% chứ không phải là<br />
1% như trong các nghiên cứu cho lĩnh vực phi<br />
tài chính. Mức tăng giảm lợi nhuận được coi là<br />
nhỏ khi ROA tăng/giảm ít hơn 0,0005 (0,05%),<br />
trong đó ROA được tính bằng lợi nhuận trước<br />
thuế chia cho tổng tài sản. Altamuro and Beatty<br />
(2010) xác định mức tăng lợi nhuận nhỏ là khi<br />
ROA tăng ít hơn 0,0008 (0,08%). Con số tương<br />
ứng trong các nghiên cứu của Kanagaretnam,<br />
Lim, & Lobo (2014) và Kanagaretnam et al.<br />
(2011) là 0,001 (0,1%).<br />
Mặc dù các nghiên cứu trước khẳng định sự phổ<br />
biến của việc điều chỉnh số liệu nhằm tránh báo<br />
cáo lỗ và tránh sự sụt giảm của lợi nhuận báo<br />
cáo, nhưng đặt trong điều kiện của Việt Nam<br />
khi yếu tố thuế có vai trò rất quan trọng thì liệu<br />
rằng các NHTM Việt Nam có điều chỉnh số liệu<br />
kế toán theo hướng này hay không vẫn là một<br />
câu hỏi mở.<br />
2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu<br />
Các nghiên cứu trước khẳng định nếu các cơ<br />
chế quản trị công ty khuyến khích việc chấp<br />
nhận rủi ro nhiều hơn thì các NHTM sẽ có xu<br />
hướng điều chỉnh số liệu kế toán nhiều hơn<br />
(ví dụ Cornett, McNutt, & Tehranian, 2009;<br />
Leventis & Dimitropoulos, 2012; Altamuro &<br />
Beatty, 2010…). Trong khi đó, theo Nguyen<br />
Dinh Cung (2008), mặc dù các quy định liên<br />
quan đến khung quản trị công ty của các công<br />
ty cổ phần ở Việt Nam đã được ban hành đầy<br />
đủ nhưng việc vận hành trong thực tế còn khác<br />
khá xa so với quy định. Cụ thể cơ cấu quản trị<br />
công ty tại Việt Nam vẫn mang tính tập quyền<br />
<br />
Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
39<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
với quyền lực tập trung ở một ít cá nhân, kiểm<br />
soát nội bộ lỏng lẻo, kiểm soát từ bên ngoài<br />
còn chưa hình thành hoặc không hiệu quả. Do<br />
đó nguy cơ lạm quyền là rất cao, điều này sẽ<br />
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài<br />
của công ty, lợi ích của các cổ đông và các bên<br />
có liên quan cũng như lợi ích chung của cả nền<br />
kinh tế. Tran Thi Thanh Tu, Nguyen Hong Son,<br />
& Pham Bao Khanh (2014) cũng kết luận rằng<br />
quản trị công ty của các NHTM Việt Nam chỉ<br />
đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu của OECD<br />
và còn thấp rất xa so với chuẩn mực quốc tế. Và<br />
những yếu kém trong quản trị công ty đưa đến<br />
hậu quả là xu hướng chấp nhận rủi ro quá mức<br />
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.<br />
Mặt khác, theo Kanagaretnam et al. (2011),<br />
tại các nước theo chủ nghĩa cá nhân, có thiên<br />
hướng nam tính và mức độ né tránh rủi ro thấp,<br />
các NHTM cũng có xu hướng điều chỉnh số liệu<br />
nhiều hơn để đạt được các mục tiêu lợi nhuận<br />
(tránh báo cáo lỗ và tránh sự giảm sút trong lợi<br />
nhuận báo cáo). Đồng thời, theo G. Hofstede<br />
(2017), mặc dù Việt Nam là nước theo chủ<br />
nghĩa tập thể nhưng mức độ né tránh các vấn<br />
đề không chắc chắn là rất thấp với những biểu<br />
hiện như coi trọng thực tiễn hơn là nguyên tắc;<br />
và những sai lệch so với chuẩn xã hội dễ dàng<br />
được tha thứ. Các kế hoạch, lịch trình luôn linh<br />
hoạt, lao động chăm chỉ khi cần thiết chứ không<br />
phải vì giá trị hay ý nghĩa của sự cần mẫn;<br />
sự chính xác và đúng giờ không phải là điều<br />
đương nhiên, sự đổi mới không bị coi như mối<br />
đe dọa.<br />
Xét về môi trường kinh doanh chung, các doanh<br />
nghiệp Việt Nam bị chi phối bởi mong muốn<br />
giảm thiểu thuế phải nộp nhiều hơn là làm đẹp<br />
số liệu báo cáo để tăng sức hấp dẫn với thị<br />
trường tài chính. Tuy nhiên với sự phát triển<br />
của thị trường chứng khoán (TTCK) trong giai<br />
đoạn 2005 đến nay, vai trò của thị trường đã<br />
được củng cố và các nhà đầu tư, các nhà phân<br />
tích ngày càng quan tâm hơn đến số liệu công<br />
bố của các công ty niêm yết. Điều này dẫn đến<br />
hiệu ứng là các doanh nghiệp, đặc biệt là các<br />
công ty và tập đoàn lớn quan tâm hơn tới phản<br />
ứng của thị trường và các bên liên đới trước<br />
thông tin kế toán công bố. Hơn nữa, tài chính<br />
ngân hàng là lĩnh vực bị kiểm soát rất chặt chẽ<br />
<br />
40 Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
trong nền kinh tế, việc kinh doanh ngân hàng<br />
nói chung và huy động vốn nói riêng phụ thuộc<br />
rất nhiều vào lòng tin của công chúng. Nếu<br />
một ngân hàng làm ăn thua lỗ cũng sẽ nhận<br />
được sự chú ý đặc biệt từ các cơ quan thanh tra<br />
giám sát, và đây là điều các NHTM hoàn toàn<br />
không mong muốn. Nguy cơ bị can thiệp bởi<br />
các cơ quan giám sát ngân hàng là một trong<br />
những nhân tố làm gia tăng việc điều chỉnh số<br />
liệu (Cheng, Warfield, & Ye, 2011). Do đó,<br />
các NHTM có động cơ khá rõ ràng trong việc<br />
không muốn công bố các thông tin kế toán bất<br />
lợi.<br />
Tất cả những phân tích trên đều cho thấy cơ sở<br />
để đưa ra giả thuyết về việc các NHTM Việt<br />
Nam sẽ điều chỉnh số liệu kế toán để tránh báo<br />
cáo lỗ hoặc tránh sự sụt giảm trong lợi nhuận<br />
báo cáo. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đưa<br />
ra là:<br />
Giả thuyết 1: Các NHTM Việt Nam điều chỉnh<br />
số liệu kế toán để tránh báo cáo lỗ.<br />
Giả thuyết 2: Các NHTM Việt Nam điều chỉnh<br />
số liệu kế toán để tránh sự sụt giảm trong lợi<br />
nhuận báo cáo.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên<br />
cứu<br />
3.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
Kế thừa theo các nghiên cứu trước, để tìm<br />
kiếm bằng chứng của việc điều chỉnh số liệu<br />
nhằm tránh báo cáo lỗ và tránh sự giảm sút của<br />
lợi nhuận, tác giả sử dụng cách tiếp cận phân<br />
tích phân phối của lợi nhuận (EDA- earnings<br />
distribution approach). Hai vấn đề chính cần<br />
xác định khi áp dụng phương pháp này là biến<br />
đại diện cho lợi nhuận báo cáo và tiêu chuẩn<br />
để xác định mức lợi nhuận (lỗ) nhỏ và xác định<br />
mức tăng (giảm) lợi nhuận nhỏ. Hai biến số<br />
chính để phản ánh khả năng sinh lời của ngân<br />
hàng là ROA- tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản<br />
và ROE- tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:<br />
ROAit =<br />
ROEit<br />
<br />
=<br />
<br />
Lợi nhuận sau thuế NH i năm t<br />
Tổng tài sản của NH i cuối năm t<br />
Lợi nhuận sau thuế của NH i năm t<br />
Vốn chủ sở hữu của NH i cuối năm t<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến phản ánh đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Biến<br />
<br />
Số quan<br />
sát<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Min<br />
<br />
Pctl(25)<br />
<br />
Trung vị<br />
<br />
Pctl(75)<br />
<br />
Max<br />
<br />
VCSH/Tổng TS<br />
<br />
365<br />
<br />
0,126<br />
<br />
0,121<br />
<br />
0,029<br />
<br />
0,067<br />
<br />
0,094<br />
<br />
0,134<br />
<br />
1,000<br />
<br />
VCSH (tỷ đồng)<br />
<br />
365<br />
<br />
8.120<br />
<br />
10.582<br />
<br />
34<br />
<br />
2.178<br />
<br />
4.017<br />
<br />
9.841<br />
<br />
63.765<br />
<br />
Tổng TS (tỷ đồng)<br />
<br />
365<br />
<br />
107.542<br />
<br />
173.247<br />
<br />
144<br />
<br />
16.378<br />
<br />
roa<br />
<br />
365<br />
<br />
0,010<br />
<br />
0,007 0,0001<br />
<br />
0,005<br />
<br />
0,009<br />
<br />
0,013<br />
<br />
0,047<br />
<br />
roe<br />
<br />
365<br />
<br />
0,095<br />
<br />
0,061<br />
<br />
0,001<br />
<br />
0,050<br />
<br />
0,091<br />
<br />
0,133<br />
<br />
0,298<br />
<br />
Droa<br />
<br />
337<br />
<br />
-0,001<br />
<br />
0,006<br />
<br />
-0,030<br />
<br />
-0,002<br />
<br />
-0,0001<br />
<br />
0,002<br />
<br />
0,030<br />
<br />
Droe<br />
<br />
337<br />
<br />
-0,001<br />
<br />
0,047<br />
<br />
-0,206<br />
<br />
-0,028<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
0,027<br />
<br />
0,159<br />
<br />
44.346 124.118 1.202.283<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R<br />
<br />
Phân tích phân phối của của ROA và ROE<br />
giúp xác định xem có sự tập trung bất thường<br />
của những quan sát có mức lợi nhuận nhỏ hay<br />
không và từ đó đưa ra bằng chứng về việc số<br />
liệu bị điều chỉnh nhằm tránh báo cáo lỗ. Kế<br />
thừa các nghiên cứu trước (Kanagaretnam,<br />
Lim, et al., 2010; Maia et al., 2013; và Hamdi<br />
& Zarai, 2012…), một ngân hàng có mức lợi<br />
nhuận báo cáo nhỏ khi tỷ lệ ROA của ngân<br />
hàng nằm trong khoảng từ 0 đến 0,2%. Điều<br />
này cũng là phù hợp với điều kiện của các<br />
NHTM Việt Nam khi theo Bảng 2, hệ số ROA<br />
có giá trị bình quân là 1,0% và giá trị lớn nhất<br />
là 4,7%. Đối với hệ số ROE, hệ số này đã bao<br />
gồm tác động của hệ số nợ và do đó không có<br />
sự khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau, do đó,<br />
kế thừa các nghiên cứu trước, bài viết xác định<br />
mức lợi nhuận nhỏ là mức nằm trong khoảng từ<br />
0% đến 1%.<br />
Việc phân tích phân phối của biến phản ánh<br />
tăng/giảm trong lợi nhuận báo cáo sẽ giúp xác<br />
định bằng chứng về việc điều chỉnh số liệu<br />
nhằm tránh sự sụt giảm trong lợi nhuận. Tăng<br />
giảm trong lợi nhuận (Droa, Droe) được tính<br />
tương ứng như sau:<br />
Droait = ROAit - ROAit-1<br />
Droeit = ROEit - ROEit-1<br />
Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định một quan<br />
sát được coi là có tăng (giảm) nhỏ trong lợi<br />
nhuận báo cáo khi “droa” nằm trong khoảng từ<br />
0% đến 0,2% (-0,2% đến 0%) và “droe” nằm<br />
trong khoảng từ 0% đến 1% (từ -1% đến 0%).<br />
3.2. Mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu với số liệu của 30 NHTM Việt<br />
Nam trong giai đoạn từ 2004 đến 2017. Một<br />
số ngân hàng đã bị sáp nhập, hoặc mua lại nên<br />
sẽ không có đủ toàn bộ dữ liệu cho cả 14 năm.<br />
Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 365 quan<br />
sát.<br />
Các dữ liệu thu thập bao gồm: Lợi nhuận sau<br />
thuế, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của các<br />
NHTM. Các chỉ tiêu này được lấy từ báo cáo tài<br />
chính (BCTC) hợp nhất đã kiểm toán công bố<br />
trên Website chính thức của các NHTM.<br />
Các tham số thống kê mô tả cơ bản mẫu nghiên<br />
cứu được trình bày trong Bảng 2. Theo đó, các<br />
NHTM trong mẫu có tổng tài sản bình quân<br />
là 107.542 tỷ đồng, dao động từ 144 tỷ đồng<br />
(Ngân hàng Nam Việt năm 2005) đến 1.202.283<br />
tỷ đồng (số liệu của BIDV năm 2017). Vốn chủ<br />
sở hữu bình quân là 8.856 tỷ đồng, dao động<br />
từ mức nhỏ nhất là 34 tỷ đồng (của NHTMCP<br />
phát triển Mê Kông năm 2005) đến 63.765 tỷ<br />
đồng (của NHTMCP Công thương Việt Nam<br />
năm 2017). Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản bình<br />
quân toàn mẫu là 12,6%, dao động từ 2,9% đến<br />
100%. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (roa)<br />
của các NHTM trong mẫu nghiên cứu trung<br />
bình khoảng 1,0%, biến thiên từ 0,001% đến<br />
4,7%. Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có<br />
bình quân là 9,5% và biến thiên từ 0,1% đến<br />
29,8%. Như vậy, tất cả các NHTM trong mẫu<br />
đều báo cáo lãi mặc dù một số nghiên cứu cho<br />
thấy khả năng sinh lời và hiệu quả quản lý chi<br />
phí của các NHTM Việt Nam thấp hơn so với<br />
các nước trong khu vực.<br />
Về biến động của lợi nhuận, biến “droa” bình<br />
<br />
Số 193- Tháng 6. 2018<br />
<br />
41<br />
<br />