Điều chỉnh thuế để phát triển bền vững trong xu thế hội nhập
lượt xem 4
download
Bài viết "Điều chỉnh thuế để phát triển bền vững trong xu thế hội nhập" làm rõ hơn về vấn đề nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ quy định trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ. Trong đó, đối với bán hàng hóa qua mạng xã hội, các hình thức bán hàng trực tuyến… cá nhân phải nộp thuế GTGT theo thuế suất 1% và thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất 0,5% trên doanh thu bán hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều chỉnh thuế để phát triển bền vững trong xu thế hội nhập
- ĐIỀU CHỈNH THUẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Nguyễn Thị Việt Nga* 1 TÓM TẮT: Theo quy định hiện hành (Thông tư số 103/2014/TT- BTC), DN kinh doanh thương mại điện tử, trò chơi điện tử trực tuyến, quảng cáo trực tuyến nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế thì theo chế độ hiện hành; DN phải nộp thuế GTGT cơ bản theo thuế suất 10% và nộp thuế thu nhập DN theo thuế suất là 20%. Đối với cá nhân kinh doanh (không thành lập DN) có hoạt động kinh doanh thương mại, bán hàng qua mạng thì thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT; nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ quy định trên doanh thu bán hàng hóa dịch vụ. Trong đó, đối với bán hàng hóa qua mạng xã hội, các hình thức bán hàng trực tuyến… cá nhân phải nộp thuế GTGT theo thuế suất 1% và thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất 0,5% trên doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, việc thu thuế chỉ áp dụng với các cá nhân có mức doanh thu bán hàng trên 100 triệu đồng năm. Bài viết sẽ làm rõ hơn về vấn đề này. Từ khóa: Từ khóa: Thuế suất, thuế tài sản, ngân sách Nhà nước, thông lệ quốc tế. 1. ĐỐI VỚI THUẾ TÀI SẢN Ngày 13-4, Bộ Tài chính đã họp báo, công bố để lấy ý kiến cho dự thảo Luật thuế tài sản (viết tắt LTTS). LTTS được xây dựng nhằm góp phần cải cách thuế theo hướng hệ thống, đồng bộ, bao quát nguồn thu, hoàn thiện chính sách quản lý tài sản, phù hợp với thông lệ quốc tế; khuyến khích sử dụng có hiệu quả, hạn chế đầu cơ tài nguyên đất đai, nhà ở; tăng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà, đất, góp phần đảm bảo công bằng xã hội; thúc đẩy tái cơ cấu nguồn thu và tăng cân đối cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh hội nhập...Hiệu quả của LTTS không chỉ tùy thuộc vào việc xác định giá tính thuế và thuế suất cần đơn giản, khoa học và thực tế; phù hợp với với thông lệ quốc tế, các quy định của pháp luật, cũng như với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, mà còn tùy thuộc vào quy định pháp lý và năng lực quản lý cho phép tránh kẽ hở cho sự lạm dụng và xác định chính xác các diện tích nhà tính thuế; suất đầu tư nhà mới xây dựng; tỷ lệ khấu hao nhà đã qua sử dụng (giá trị thực còn lại của nhà tại thời điểm tính thuế); tránh dẫn đến vướng mắc trong quan hệ thương mại quốc tế. Nguyên tắc quan trọng nhất và cũng được người dân quan tâm nhất trong dự thảo LTTS là xác định đối tượng chịu thuế, thuế suất và mức giá tính thuế nhà ở, bởi chúng liên quan trực tiếp đến bản chất nhân văn và công bằng của chế độ xã hội và quyền lợi về nhà ở của người dân có thu nhập thấp. Trong dự thảo LTTS, Bộ Tài chính nghiêng về chọn phương án đối tượng chịu thuế nhà ở có giá trị tối thiểu từ 700 triệu đồng và mức thuế suất là 0,4%/năm, thay vì phương án từ mức 1 tỷ đồng... Tuy nhiên, nên có phương án thứ ba để lựa chọn là ngưỡng tính thuế tối thiểu cho giá trị nhà ở từ trên 1 tỷ đồng và thuế suất áp dụng cho thời gian đầu thực hiện Luật này (khoảng 5-10 năm) chỉ là 0,2%, trước khi nâng dần về sau. Phương án thứ ba này sẽ an toàn, có tính nhân văn và ổn định hơn, phù hợp thực tế đa số người dân có Khoa Kinh Tế, Học Viện Tài Chính, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: 0912175544, * Email: ngahvtc1980@gmail.com
- 1042 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION thu nhập thấp và trung bình đang hoặc sẽ sở hữu căn nhà riêng, trong bối cảnh chi phí xây dựng nhà và giá quyền sử dụng đất ngày càng đắt đỏ., dù là nhà đơn sơ, cấp IV, cấp III. Hơn nữa, sẽ là sai lệch với bản chất và mục tiêu chế độ KTTT định hướng XHCN của nước ta, khi dự thảo LTTS duy trì sự chênh lệch cao giữa ngưỡng chịu thuế của nhà ở (tài sản-điều kiện sống tối thiểu) là 700 triệu đồng, với ngưỡng tới 1,5 tỷ đồng của ô tô, du thuyền, máy bay (tài sản – tiêu dùng xa xỉ). Đồng thời, sẽ cân bằng lợi ích hơn nếu LTTS bổ sung thêm quy định về linh hoạt điều chỉnh nâng ngưỡng tối thiểu tính thuế (từ 1 tỷ đồng lên các mức cao hơn) nhà ở theo cùng chiều và tốc độ thực tế của mức lạm phát và mức nâng giá đất định kỳ trong bảng giá đất mà các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW công bố theo thẩm quyền của mình (tương tự nhà nước nâng lương tối thiểu và ngưỡng miễn thuế thu nhập cá nhân). Ngoài ra, việc cho phép người nộp thuế được chậm nộp tiền thuế, không tính phạt chậm nộp trong thời gian chậm nộp thuế và có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản...là cần thiết; nhưng cũng cần xác định rõ hơn các trường hợp “không có khả năng nộp thuế “ để tránh lạm dụng, trốn thuế, vô hiệu hóa Luật trên thực tế. Mặt khác, cần điều chỉnh cách tính hệ số thuế đất cho nhà chung cư thấp tầng (chung cư cũ, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư chủ yếu phục vụ cho người có thu nhập thấp và trung bình), so với cách tính hiện hành của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (tổng hệ số bằng 1) cho các chung cư cao tầng, để tránh nghịch cảnh người có thu nhập thấp, ở nhà xã hội, ít tầng, lại phải nộp thuế cao hơn người có thu nhập cao ở chung cư cao cấp, có nhiều tầng hơn... Cần nhấn mạnh rằng, LTTS là cần thiết và chỉ có hiệu quả thực tế cao, nếu được xây dựng bảo đảm chất lượng, hài hòa lợi ích, có tính nhân văn và tạo đồng thuận xã hội cao; được phối hợp đồng bộ trong tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích Luật; nâng cấp cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về nhà, đất, tài sản và tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình thực hiện Luật sau ban hành... Nhìn tổng quan, có thể nói, trong thời gian gần đây, nhiều nước đang có xu hướng đánh thuế đối với tài sản có giá trị lớn (chủ yếu đối với nhà, đất; ô tô hoặc giá trị tài sản của hộ gia đình), mở rộng đối tượng thu thuế tài sản với mức thu không giống nhau: Dòng thuế này đóng góp tới khoảng 2% tổng thu NSNN tại các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD); chiếm khoảng 0,6% tại các nước đang phát triển và khoảng 0,68% tại các quốc gia đang chuyển đổi. Ở Mỹ, việc đánh thuế bất động sản (BĐS) được giao về cho các tiểu bang và chúng có thuế suất khác nhau do giá trị BĐS ở các bang khác nhau và tùy quyền tự quyết của mỗi bang. Ví dụ, thuế suất BĐS ở bang California là hơn 1,2%/năm giá trị bất động sản (gồm nhà và đất) và là trên 3% ở bang Texas. Còn tại Canada, thuế suất cho căn nhà thứ 2 có thể lên tới 4%. Người mua BĐS ở Singapore phải chịu thuế là 3% và sẽ phải trả thuế thêm là 7% cho ngôi nhà mua thứ hai trở đi, tức người mua có quốc tịch Singapore sẽ phải trả tổng cộng là 10% cho ngôi nhà thứ 2 này. Nếu người mua là người nước ngoài thì họ phải trả thêm là 15% cho ngôi nhà thứ 2. Các BĐS không có người ở còn phải chịu chính sách đánh thuế đặc biệt. Người sở hữu nhà ở có trách nhiệm phải tự khai báo đâu là căn nhà chính mà họ đang ở, và đâu là nhà mua để đầu tư. Những chế tài nghiêm khắc về tài chính được đặt ra để ngăn chặn các hiện tượng chậm đóng thuế mới hoặc không khai báo... Tổng cộng, trên thế giới, 174/193 nước đang thu thuế tài sản (chủ yếu là đất và nhà), với mức thu chiếm trung bình từ 3%-4% tổng sô thu thuế (khoảng 2% GDP) hàng năm ở các nước phát triển và thấp hơn ở các nước khác. Việt Nam hiện đang thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp (một dạng thuế tài sản), với mức thu chiếm khoảng 0,036% GDP và chưa thu thuế nhà và tài sản khác...nhưng chưa có
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1043 thuế tài sản hoặc thuế bất động sản như thông lệ quốc tế. Số thuế sử dụng đất của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 0,03% tổng sản phẩm nội địa (GDP) và khoảng 0,15% tổng thu ngân sách... Theo Quyết định 2174 ngày 12-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định 723 ngày 17-5-2011 của Thủ tướng Chính phủ), Việt Nam đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chính sách thuế điều tiết với nhà, tài sản có giá trị lớn vào thời điểm thích hợp. Nghị quyết 07 ngày 18-11-2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đã yêu cầu khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Nghị quyết 25/2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, giai đoạn 2016-2020 cũng xác địnhnhiệm vụ nghiên cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Theo thống kê và mục tiêu kế hoạch, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang và sẽ tăng nhanh hơn trong các năm gần đây, từ 1.400 USD (năm 2013) lên 2.200 USD (năm 2016) và và dự báo sẽ tăng lên 3.400 USD vào năm 2020. Theo đà tăng thu nhập đó, việc nắm giữ, sở hữu, đầu tư bất động sản của người dân có xu hướng tăng lên... Theo Bộ Tài chính, việc xây dựng Luật Thuế tài sản không chỉ góp phần tăng thu NSNN, điều tiết lại thu nhập cá nhân, tăng công bằng xã hội, mà còn còn nhằm thể chế hóa chủ trương về chính sách thuế đối với tài sản, xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế, góp phần bình ổn thị trường bất động sản, hạn chế đầu cơ và tăng hiệu quả xã hội trong khai thác và sử dụng bất động sản. Cả về lý thuyết, pháp lý và thực tiễn, việc xây dựng và triển khai Thuế tài sản cần được chuẩn bị kỹ vì không dễ thu; ngay cả việc đánh thuế người sở hữu căn nhà thứ 2 trở lên cũng không hề đơn giản, muốn là được, bởi mấy lý do sau: Thứ nhất, hiện ở Việt Nam chưa có định nghĩa khoa học và thực tế về đối tượng thu thuế là “tài sản”, là “căn nhà” và “căn nhà thứ 2, thứ 3...”. Hơn nữa, việc thu thuế tài sản dễ bị vô hiệu hóa vì bị lách luật, nếu không có quy định về tuổi người được sở hữu tài sản hoặc việc đứng tên hộ tài sản sao cho đủ minh bạch và chặt chẽ... Thứ hai, Việt Nam đang áp dụng “thuế sử dụng đất” và đang coi quyền sử dụng đất cũng là tài sản của cá nhân và doanh nghiệp, nếu định nghĩa không rõ thì sẽ gây mâu thuẫn, mù mờ, khó áp dụng hoặc tình trạng “thuế trùng thuế”... Không thể đánh đồng ngôi nhà vài chục triệu đồng với ngôi nhà biệt thực cả vài chục tỷ đồng; cũng như không thể đánh thuế ngôi nhà thứ hai, thứ ba trị ...mà giá trị tổng các ngôi nhà của người này không bằng một góc nhà của “đại gia” trên cùng địa bàn, mà lại không phải chịu thuế. Điều khó hơn là, giá nhà đất sẽ được tính như thế nào, theo đấu giá hay chỉ căn cứ vào khung định giá chung mà tỉnh địa phương được phép đưa ra hàng năm theo phân cấp quản lý như hiện nay. Thứ ba, về mặt kỹ thuật, còn cần khảo sát và luận cứ chặt chẽ, tạo căn cứ khoa học, minh bạch và sự đồng thuận xã hội cao về quyền sở hữu và các loại tài sản chịu thuế; cách xác định giá trị tài sản để tính thuế; mức giá trị tài sản khởi điểm tính thuế và các mức thuế cụ thể cho từng loại tài sản và đối tượng sở hữu tài sản chịu thuế tài sản trên những địa phương và thời điểm cụ thể. Đặc biệt, với những tài sản “của chìm”, giá trị lớn mà người sở hữu gửi ở nước ngoài hay không khai báo, thì có bị đánh thuế hay không và chế tài cho các vi phạm sẽ ra sao? Ngoài ra, cũng cần thấy trước rằng việc thu thuế tài sản rất dễ là cơ hội cho tham nhũng trong ngành thuế trước các biến động về cơ cấu, quy mô, tính chất sở hữ và giá trị tài sản cá nhân thuộc diện nộp thuế trên thực tế và cả do các đối tượng thu thuế và người đi thu thuế đồng thuận “ăn chia”, cố tình khai báo giả để trốn thuế.
- 1044 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Hiện nay, tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nhà ở, khoảng trên dưới 10% đối với nhà chung cư; khoảng trên dưới 30% đối với nhà phố; khoảng trên dưới 50% đối với nhà biệt thự. Việt Nam chưa đánh thuế sở hữu căn nhà thứ 2 trở lên, nên việc đầu tư và sở hữu nhiều căn nhà đang là lựa chọn khá phổ biến với tư cách là kênh đầu tư và tích trữ tài sản rẻ và an toàn của những người có điều kiện tài chính cá nhân thuận lợi. Nếu việc áp dụng thuế nhà thứ hai trở lên được triển khai, chắc chắn người sở hữu căn nhà thứ 2 sẽ cân nhắc, tính toán thiệt hơn giữa việc giữ tài sản của mình dưới dạng là nhà đất, hay gửi tiết kiệm, giữ vàng, ngoại tệ và đầu tư khác...Lợi nhuận kinh doanh nhà đất sẽ giảm đi, thậm chí tài sản cá nhân dưới dạng nhà đất cũng teo tóp đi nếu chi phí hàng năm cho các lại thuế nhà đất tăng thêm. Điều này, đến lượt mình, sẽ kéo theo thu hẹp dòng tiền đầu cơ găm giữ hàng trên thị trường bất động sản và giảm bớt lượng cầu ảo về nhà đất, tức cân đối cung cầu và giá nhà đất sẽ ít nhiều được điều chỉnh, cải thiện có lợi cho sự ổn định và lành mạnh hóa... Có một kỳ vọng mới là, nếu việc đánh thuế nhà bỏ qua những ngôi nhà giá trị thấp, chỉ tập trung thu thuế những ngôi nhà giá trị cao, thì có thể tạo xung lực mới tích cực cho việc điều chỉnh, gia tăng đầu tư và sở hữu những ngôi nhà giá rẻ đang còn thiếu hụt trên thị trường bất động sản, trong khi thu hẹp hơn dòng tiền đầu tư và sự dư thừa hàng hóa trên các phân khúc căn hộ cao cấp, nhà nghỉ dưỡng đắt tiền...?! Thuế tài sản, trong đó có thuế cho ngôi nhà thứ hai trở lên, là loại mới và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nên không thể nóng vội, duy ý chí, mà phải có lộ trình đủ dài, phải tổ chức khảo sát thực tế và kinh nghiệm quốc tế, xây dựng dự thảo kỹ càng, được lấy ý kiến phản biện và tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp để tăng sự đồng thuận và hiệu lực, hiệu quả trong triển khai thực hiện. Ngoài ra, để tránh quan ngại việc thu thuế tài sản không trở thành gánh nặng của doanh nghiệp và người mua nhà, cần cải cách tương ứng các cơ chế thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai hiện hành (như có thể thay khoản thu “tiền sử dụng đất” bằng sắc thuế sử dụng đất ở, với thuế suất phù hợp); không thu thuế tài sản này đối với nhà có giá trị trung bình thấp (ví dụ, dưới 1 tỷ đồng); các hộ gia đình nghèo có nhiều nhà, nhưng tổng cộng giá trị của chúng dưới mức ngưỡng sàn về diện tích và giá trị bình quân /người). Hơn nữa, các mức thuế suất nên áp dụng thuế suất bậc thang, tùy theo số lượng và giá trị tài sản và phải phù hợp với sức dân và doanh nghiệp địa phương; Đồng thời, nên có các thuế suất chống đầu cơ, đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua (có thể tính thời gian trong năm đầu tiên) để giúp ổn định nhanh thị trường bất động sản; Trong mọi trường hợp, việc thiết lập một hệ thống thông tin quốc gia về các giao dịch BĐS, các chủ sỡ hữu BĐS là cần thiết cho quản lý nhà nước về BĐS nói cung, cho thu thuế BĐS nói riêng theo tiunh thần trên... 2. ĐỐI VỚI CÁC THUẾ KHÁC Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang xem xét điều chỉnh sửa đổi, bổ sung 5 Luật thuế hiện hành, gồm có Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và Luật thuế tài nguyên (TN) để trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trong Quý III/2017. Định hướng và mục tiêu chung về điều chỉnh thuế được Bộ Tài chính xác định là bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, điều chỉnh phạm vi, đối tượng; rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo tính
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1045 trung lập của thuế, cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp bối cảnh và thực tiễn hội nhập mới, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ổn định kinh tế vĩ mô... Hiện đang có hai luồng dư luận xã hội nổi bật sau: Một mặt, dư luận đồng tình và hoan nghênh định hướng và mục tiêu nêu trên được thể hiện cụ thể trong nội dung điều chỉnh giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế GTGT phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế; bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Đặc biệt, dư luận hoan nghênh việc điều chỉnh giảm thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ (áp dụng thuế suất 17%) và doanh nghiệp siêu nhỏ (áp dụng thuế suất 15%) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng tích lũy, đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; tiếp tục ưu đãi thuế đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế; mở rộng cơ sở thuế TNCN và xác định rõ thu nhập chịu thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế; điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế; điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp và điều tiết tăng mức thuế VAT, thuế TTĐB để hạn chế tiêu dùng đối với đồ uống có đường và thuốc lá, ô tô phân khối lớn, phát thải ô nhiễm môi trường cao; tăng thuế TNDN đối với dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino... Mặt khác, không ít người dân cũng băn khoăn về sự tương hợp giữa các định hướng và mục tiêu điều chỉnh thuế theo giải trình trên đây với những đề nghị điều chỉnh cụ thể, nổi bật là: Cần cân nhắc đề nghị tăng thuế suất VAT phổ thông từ 10% lên mức mới 12% vì việc tăng này có thể làm giảm khả năng thanh toán và sức mua thị trường đang còn thấp, kéo theo giảm tiêu dùng và giảm sản xuất, giảm đóng góp NSNN từ các doanh nghiệp sản xuất các hàng hóa và dịch vụ chịu mức tăng thuế VAT. Ngược lại, cần chú ý cân nhắc việc bỏ quy định tính thuế VAT 5% đối với “sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên”; vì việc bãi bỏ đó không chỉ mở rộng kẽ hở và động lực sử dụng lãng phí tài nguyên trong nước , mà còn làm tăng tình trạng “bao cấp ngược” của Việt Nam (ví dụ như trong ngành xi măng, thông qua giá điện thấp) cho người tiêu dùng nước ngoài và dung dưỡng các doanh nghiệp dùng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn và làm căng thẳng cân đối năng lượng trong nước... Để tăng đồng thuận xã hội, cần thận trọng và cân nhắc kỹ hơn tính hai mặt của các nội dung sẽ điều chỉnh, loại bỏ những sức ép vận động hành lang không lành mạnh, bảo đảm hài hòa mục tiêu và lợi ích trong điều chình thuế lần này. 3. THU THUẾ KINH DOANH TRÊN MẠNG Mới đây, sau khi nhận được đơn tố cáo một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm trên mạng trốn thuế, Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Chi cục Thuế quận Phú Nhuận thực hiện các hoạt động xác minh cần
- 1046 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION thiết thông qua so sánh dữ liệu thu thập được từ ngân hàng, với số liệu mà cá nhân này kê khai với cơ quan thuế, phát hiện chênh lệch doanh thu theo kê khai và doanh thu thực tế (thể hiện qua số tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân) lên đến hơn 400 tỷ đồng. Trước bằng chứng xác đáng, cá nhân này “tâm phục khẩu phục” và tự nguyện chịu xử phạt hành vi khai sai, truy thu thuế và tiền chậm nộp với tổng số tiền là 9,1 tỷ đồng, nên cơ quan thuế không chuyển hồ sơ sang cơ quan công an (do hành vi trốn thuế). Đây là trường hợp bị truy thu số tiền lớn nhất và mới nhất, khẳng định quyết tâm và cách làm khá hiệu quả của Cục Thuế Thành phố. Được biết, từ tháng 6-2017, Cục Thuế Thành phố đã gửi giấy mời cho 13.767 trường hợp lên làm việc và đã lập được biên bản xác định số liệu với 3.776 tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; đồng thời, Cục Thuế này cũng đã xử lý truy thu thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp của một số doanh nghiệp có doanh thu bán hàng qua mạng với số thuế hơn hàng chục tỷ đồng. Kinh doanh trên mạng là xu hướng mới, đúng hướng và ngày càng lan rộng trong thời gian tới trên phạm vi toàn quốc và cả xuyên quốc gia. Theo ước tính, chỉ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đang có khoảng 80.000 website, trong đó một phần hai đang hoạt động ổn định và đa phần có hoạt động thương mại. Thu thuế các hoạt động kinh doanh nói chung và trên mạng nói riêng đã được quy định trong luật hiện hành, nhưng không dễ thực hiện, vì sự lúng túng trong nhận thức và năng lực cảu cơ quan thu thuế, cũng như ý thức và sự bất hợp tác, cũng sự đang dạng cách thức mà người kinh daonh trên mạng dùng để trốn thuế, nhất là việc đăng ký kinh doanh ở một nơi, nhưng thực hiện thanh toán theo tài khoản cá nhân, và hộ kinh doanh cá thể ở một nới khác. Năm 2016, Cục Thuế TP HCM đã kiểm tra tại cơ quan thuế gần 150.800 hồ sơ kê khai thuế, số thuế kê khai bổ sung là 71 tỷ đồng; thanh tra, kiểm tra tại 20.233 doanh nghiệp với số thuế truy thu và phạt là 2.863 tỷ đồng, trong đó xử lý giao dịch liên kết (chuyển giá) thu được 116 tỷ đồng… Thực tế đang và tiếp tục ghi nhận những nỗ lực mới và quyết tâm mới, mà TP.HCM là một điển hình, trong triển khai công tác thu thuế trước bối cảnh CN 4.0 và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Để chống thất thu thuế kinh doanh trên mạng, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý với sự bổ sung các quy định cụ thể, đầy đủ và nghiêm khắc hơn, cần có sự tuyên truyền rộng rãi và sự đầu tư thích đáng vào công nghệ và con người, sự phối hợp giữa ngành thuế với các cơ quan khác, nhất là với ngân hàng và công an. Ngành Thuế cần phối hợp với Bộ Công Thương, các sở ngành, cơ quan cấp phép hoạt động cho trang web, hoạt động thương mại điện tử và với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin & Truyền thông cùng các nhà mạng để tiếp tục giảm tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (xuống dưới mức 10% so với mức 11,45% vào tháng 8/2017), mở rộng thanh toán điện tử, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trên thiết bị điện thoại di động, như việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc, sử dụng mã QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS; tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và sự tin cậy đối với các hệ thống thanh toán theo các nguyên tắc giám sát quốc tế, trong đó sớm có chính sách giảm thuế hoặc tương tự để khuyến khích các điểm giao dịch thực hiện thanh toán qua thẻ (lắp đặt máy POS), mở rộng diện doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải sử dụng máy tính tiền có kết nối với thuế, không dùng tiền mặt trong thanh toán và sử dụng hóa đơn điện tử, công khai niêm yết giá bán hàng hóa; chống giảm giá ảo… để xác minh chính xác doanh thu thực tế phát sinh để quản lý thuế. Đặc biệt, cần bổ sung chức năng điều tra thuế cho ngành thuế và linh hoạt hơn quy định yêu cầu không được thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá một lần/năm (nhất là với trường hợp nghi phát sinh hành vi trốn thuế sau đợtt kiểm tra, thanh tra theo quy định).
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1047 Ngoài ra, các cơ quan hữu quan cần phối hợp giám sát chặt chẽ, bịt chặt kẽ hở trốn thuế qua khuyến mãi vượt quy định và xuất hóa đơn đối với hàng khuyến mãi để hoàn thuế giá trị gia tăng trục lợi từ ngân sách; xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam không quá chênh lệch với thuế suất của các nước trong khu vực để hạn chế động lực trốn thuế qua chuyển giá; đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra, đảm bảo tính phòng ngừa, răn đe và xử phạt nghiêm khắc. TP HCM là trung tâm kinh tế, nơi tập trung số lượng doanh nghiệp lớn nhất và hoạt động thương mại điện tử sôi động nhất cả nước. Chúng ta chủ trương không tận thu với tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhất là với các hoạt động kinh doanh nhỏ, lẻ của đối tượng chính sách, sinh viên. Nhưng việc thu thuế đối với loại hình kinh doanh buôn bán trên các trang mạng xã hội là nhiệm vụ phải làm và có thể kiểm soát được nếu quyết tâm thực hiệnHoạt động chủ động nâng cao nhận thức, quyết tâm, trách nhiệm, năng lực và hiệu lực, hiệu quả cho ngành thuế của địa phương, kể cả cho thu thuế kinh doanh trên mạng là cấp thiết và cần được chia sẻ, mở rộng trên toàn quốc trong thời gian tới, góp phần chống thát thu thuế và cải thiện NSNN, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh …/. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Các Luật thuế hiện hành 2. Luật Doanh nghiệp; Luât Đầu tư 3. Nghị định 38/2018/NĐ-CP 4. Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5 /2016 của Thủ tướng Chính phủ Các văn bản pháp luật liên quan khác 5. AM Corporate Services Pte. Ltd (2017), Corporate Tax in Singapore What Startups Should Know
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thuế - Nguyễn Xuân Quảng
193 p | 3786 | 2331
-
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ tổng hợp
43 p | 430 | 184
-
Thuê tài chính và những điều doanh nghiệp cần biết
3 p | 366 | 117
-
Thuyết trình về cho thuê tài chính
18 p | 242 | 60
-
Thẩm định năng lực pháp lý
9 p | 283 | 44
-
Xây nhà ở xã hội: “Phải bắt buộc thay vì tự nguyện”
4 p | 102 | 14
-
Giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công ở Việt Nam
4 p | 80 | 11
-
Tổng Quan Về Thống Kê
9 p | 136 | 9
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý về thuế đối với hộ kinh doanh ở Việt Nam
3 p | 49 | 8
-
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính của một số nước và bài học cho Việt Nam
5 p | 73 | 6
-
Chính sách thuế đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam
4 p | 52 | 6
-
Huy động nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững
4 p | 76 | 6
-
Hoàn thiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập
13 p | 5 | 4
-
Bài 2 - Tổng quan về thuế - GV:Nguyễn Tiến Trung
13 p | 73 | 3
-
Chống chuyển giá có hiệu quả: Cần có giải pháp đồng bộ
5 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn