intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều hoà âm tính của các operon cảm ứng:

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

178
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều hoà âm tính của các operon cảm ứng: lac operon Đại diện cho tất cả các operon của các loại đường di- và polysaccharide (mà vi khuẩn sử dụng như một nguồn cung cấp các hợp chất carbon và năng lượng) là operon lactose ở E. coli. Operon lactose có chức năng sản sinh các enzyme tham gia vào quá trình hấp thụ và phân giải đường lactose (một disacharide) thành galactose và glucose.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều hoà âm tính của các operon cảm ứng:

  1. Điều hoà âm tính của các operon cảm ứng: lac operon Đại diện cho tất cả các operon của các loại đường di- và polysaccharide (mà vi khuẩn sử dụng như một nguồn cung cấp các hợp chất carbon và năng lượng) là operon lactose ở E. coli. Operon lactose có chức năng sản sinh các enzyme tham gia vào quá trình hấp thụ và phân giải đường lactose (một disacharide) thành galactose và glucose. Nó chỉ hoạt động khi có mặt đường lactose, vì vậy lactose được gọi là chất cảm ứng và lac operon được gọi là operon cảm ứng (inducible) hay operon dị hoá (catabolite). Nói đúng ra, chất cảm ứng là allolactose; lactose(liên kết galactosid dạng β- 1,4) bị biến đổi thành chất trung gian trong quá trình thuỷ phân lactose dưới tác dụng của β- galactosidase, gọi là allolactose (liên kết β- 1,6). 1. Cấu trúc của lac operon Các thành phần của lac operon ở E. coli như sau :
  2. Cấu trúc chi tiết các vùng khác nhau của operon lactose. - Nhóm các gene cấu trúc bao gồm ba gene: lacZ, lacY và lacA (nói gọn là Z, Y và A); trong đólacZ mã hoá cho b galactosidase (thuỷ phân lactose), lacY mã hoá cho permease (vận chuyển lactose qua màng) và lacA mã hoá transacetylase (chức năng không rõ ràng; theo ý nghĩa nó không phải là enzyme liên quan trực tiếp đến sự chuyển hoá lactose). - Yếu tố chỉ huy (lac operator) là trình tự DNA dài ~34 cặp base cách gene Z chừng 10 cặp base về phía trước, là vị trí tương tác với chất ức chế. Nó chứa trình tự 24 cặp base đối xứng xuôi ngược, giúp chất ức chế (lac repressor) có thể nhận biết và bám vào bằng cách khuếch tán dọc theo DNA từ cả hai phía. - Vùng khởi động (lac promotor) là đoạn DNA dài chừng 90 cặp base nằm trước và trùm lên lacoperator 7 cặp base. Nó chứa hai vị trí tương tác với RNA polymerase và với protein
  3. hoạt hoá dị hoá (catabolite activator protein = CAP, hoặc CRP - xem mục V). Điểm khởi đầu phiên mã là vị trí gần cuối của lac promoter. - Gene điều hoà (regulatory gene) nằm trước vùng khởi động, mã hoá một protein ức chế gồm bốn polypeptide giống nhau, gọi là tứ phân (tetramer), đều chứa 360 amino acid. 2. Cơ chế điều hoà âm tính của lac operon Khi trong môi trường nuôi cấy E. coli vắng mặt lactose (allolactose, chất cảm ứng) thì lacoperon không hoạt động, nghĩa là các enzyme tham gia hấp thụ và phân giải lactose không được sinh ra. Nguyên nhân là do chất ức chế của operon (lac repressor) vốn tự thân có hoạt tính, bám chặt vào yếu tố chỉ huy (lac operator) và gây kìm hãm sự phiên mã của các gene cấu trúc Z, Y và A. Do đó các sản phẩm enzyme của lac operon không được tạo ra; tức biểu hiện âm tính. (a) (b) (a) Chất ức chế bám chặt lac operator gây ức chế phiên mã; (b) Mô hình lac operator (rìa trái) bị bám chặt bởi protein ức chế (rìa phải).
  4. Ngược lại, nếu bổ sung lactose vào môi trường thì một thời gian sau vi khuẩn sẽ bắt đầu hấp thụ và phân giải nó, nghĩa là các enzyme liên quan đã được sinh ra. Sự kiện này được lý giải như sau: Chất cảm ứng (inducer), ở đây là allolactose - dạng biến đổi của lactose - tương tác với chất ức chế (repressor) làm biến đổi cấu hình của chất này. Một phân tử allolactose bám vào một tiểu đơn vị của chất ức chế. Vì vậy chất ức chế mất ái lực và không thể bám vào lacoperator; nó tách ra khỏi DNA. Lúc này các gene cấu trúc được phiên mã và các enzyme tương ứng được tổng hợp, nhờ vậy vi khuẩn có thể hấp thụ và phân giải đường lactose Lactose vì vậy là tác nhân gây cảm ứng (hoạt hoá) lac operon. Ngoài ra, ITPG (isopropyl thiogalactoside) cũng được dùng như một chất cảm ứng nhưng không phải là tác nhân sinh lý. Chất cảm ứng kết hợp với chất ức chế và làm biến đổi hình dáng của nó; chất ức chế vì vậy không bám được vào lac operator. Kết quả là các gene cấu trúc của lac operon được phiên
  5. mã tạo ra phân tử mRNA polycistron và các enzyme tương ứng được tổng hợp. Phương thức điều hoà như thế được gọi là điều hoà cảm ứng - âm tính, bởi vì chất ức chế lacoperon một khi bám vào lac operator sẽ kìm hãm phiên mã, nghĩa là gây hiệu quả âm tính lên sự biểu hiện của các gene; và hoạt động chức năng của protein này lại phụ thuộc vào chất cảm ứng. Nhờ cơ chế điều hoà kiểu liên hệ ngược này mà vi khuẩn có thể thích ứng để tồn tại và phát triển một cách hợp lý. Chất ức chế một khi được bám đầy đủ bởi allolactose thì tách khỏi operator khiến cho sự điều hoà âm tính (sự ức chế) được làm dịu bớt, tuy nhiên RNA polymerase vẫn chưa thể tạo thành một phức hợp bền vững với promoter để có thể khởi đầu phiên mã được. Về cơ bản, cơ chế "mở" của lac operon được trình bày như trên; nhưng thực ra sự hoạt
  6. động của chất cảm ứng mới chỉ làm dịu bớt (alleviation) sự điều hoà âm tính (sự ức chế) của lacoperon. Trên hình cho thấy ngay cả khi chất ức chế đã tách khỏi operator, RNA polymerase vẫn không thể bám ổn định vào promoter và khởi đầu phiên mã - nó không có ái lực đủ cao đối với promoter để bám vào đủ lâu để có thể khởi đầu tạo thành liên kết phosphodiester đầu tiên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2