Điều trị các trường hợp bàn tay hồng mất mạch trong gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em
lượt xem 6
download
Bài viết Điều trị các trường hợp bàn tay hồng mất mạch trong gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em được nghiên cứu với mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp cho những trẻ có GTLCXCT kèm bàn tay hồng mất mạch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều trị các trường hợp bàn tay hồng mất mạch trong gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em
- Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 78-85 Research Paper Treatment of Pink Pulseless Hand Following Supracondylar Fractures of the Humerus in Children Tran Nhu Quynh1*, Phan Duc Minh Man2 1 Children’s Hospital No 2, 14 Ly Tu Trong, Ward Ben Nghe, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam 2 Hospital for Traumatology and Orthopaedics, 929 Tran Hung Dao, W.1, D.5, Ho Chi Minh City, Vietnam Received 24 April 2022 Revised 7 May 2022; Accepted 15 May 2022 Abstract Backgrounds: Supracondylar fractures of the humerus is a common fracture in children, involving 3% of all fractures in children and accounts for 55–80% of all fractures around the elbow joint. Due to the close proximity of nerves and vascular structures to the elbow joint, these fractures are often complicated by neurovascular injury. The incidence of vascular complications has been reported as between 3% and 20%; inappropriate assessment and treatment can lead to compartment syndrome, amputation and Volkmann’s contracture. Although the indications for exploration of the cubital fossa in the case of a pulseless, cool, white hand are clear, the management of patients with a pulseless but otherwise well perfused (pink pulseless) hand still remains controversial. The aim of this study was to ascertain an appropriate therapeutic approach in children with supracondylar humeral fracture and a pink pulseless hand. Objective: To provide a reasonable time of vascular exploration surgery for cases of pink pulseless hand following supracondylar fracture of the humerus. Methods: We retrospectively reviewed medical records for cases of children under 16 years old presenting to Hospital for Traumatology and Orthopaedics with Supracondylar fractures of the humerus and pulseless hand between 1st, Jan 2016 and 30th, Jun 2021. Information about clinical characteristics, imaging, treatment process and results of follow- up was recorded. Analyzing the value of clinical signs and imaging in suggesting arterial injuries in vascular repair needs, and when to have exploratory surgery based on the results of treatment and follow-up. Results: There were 88 cases in this study (85 pink pulseless hands, 3 white pulseless hands) with an average age of 6.1 ± 2.6 years. There was a higher incidence in boys than in girls (about 57,95%), the nondominant arm was involved in 56,8% and these fractures * Corresponding author. E-mail address: drnhuquynhtran@gmail.com. https://doi.org/10.47973/jprp.v6i4.428 78
- Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 78-85 usually result from a fall on an out-stretched arm. Most of the pulseless occur in the cases with severe posterior and lateral displacement (grade IIIB) (about 86,4%). Although the data shows there is no association between open fractures, extensive ecchymosis, skin puckering, floating elbow or nerve injuries with the likelihood of brachial artery injury, it somewhat suggest a serious injury mechanism and requires careful evaluation. There are about 65.8% cases with good results after closed reduction and percutaneous fixation (CRPF) alone without vascular exploration. The rate of brachial artery injury was 83.3% in the group of patients who still had no radial pulse 72 hours after CRPF and 100% in the group of patients who lost their pulse again after surgery. Conclusions: For cases of pink pulseless hand in children with supracondylar fractures of the humerus, CRPF is a simple, effective method, with high success rate without the need for immediate vascular exploration. Vascular exploration is necessary for cases which still have no radial pulse despite good limb perfusion after about 72 hours of postoperative follow-up and for recurred cases of absent radial pulse. Keywords: Supracondylar humeral fractures, pink pulseless hand, vascular compromise, brachial artery. 79
- 80 T.N. Quynh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 78-85 Điều trị các trường hợp bàn tay hồng mất mạch trong gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em Trần Như Quỳnh1*, Phan Đức Minh Mẫn2 1 Bệnh viện Nhi đồng 2, 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, 929 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 24 tháng 4 năm 2022 Chỉnh sửa ngày 7 tháng 5 năm 2022; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 5 năm 2022 Tóm tắt Đặt vấn đề: Gãy trên lồi cầu xương cánh tay (GTLCXCT) là loại gãy thường gặp ở trẻ em, chiếm khoảng 3% các gãy xương ở trẻ và khoảng 55 – 80% các gãy xương vùng khuỷu. Do sự liên quan chặt chẽ của các cấu trúc giải phẫu về thần kinh, mạch máu với xương vùng khuỷu, loại gãy này thường đi kèm với tổn thương bó mạch thần kinh trong những trường hợp gãy di lệch nhiều. Tỉ lệ tổn thương mạch máu là khoảng 3 – 20%; việc đánh giá và điều trị không phù hợp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như chèn ép khoang, hoại tử chi hoặc co rút Volkmann. Mặc dù chỉ định thám sát mạch máu trong những trường hợp bàn tay tưới máu kém khá rõ ràng, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh chỉ định này đối với những trường hợp bàn tay mất mạch nhưng vẫn còn tưới máu tốt (bàn tay hồng mất mạch). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp cho những trẻ có GTLCXCT kèm bàn tay hồng mất mạch. Mục tiêu: Đưa ra thời điểm phẫu thuật thám sát mạch máu hợp lí đối với các trường hợp bàn tay hồng mất mạch trong GTLCXCT trẻ em. Phương pháp: Chúng tôi hồi cứu hồ sơ bệnh án các trường hợp trẻ dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình có chẩn đoán GTLCXCT kèm mất mạch quay từ 01/01/2016 đến 30/06/2021. Những trường hợp này được ghi nhận thông tin về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hình ảnh, quá trình điều trị và kết quả tái khám. Phân tích giá trị của các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng trong gợi ý một tổn thương động mạch thật sự cần sửa chữa mạch máu, thời điểm nên phẫu thuật thám sát dựa vào kết quả điều trị và tái khám. Kết quả: Có 88 trường hợp GTLCXCT có mất mạch quay trong nghiên cứu này, 85 trường hợp tay còn tưới máu tốt (bàn tay hồng mất mạch) và 3 trường hợp tay tưới máu kém (bàn tay trắng, lạnh, mất mạch). Độ tuổi trung bình là 6,1± 2,6 tuổi, trẻ nam chiếm ưu thế (khoảng 57,95%), tay trái thường gặp hơn tay phải (56,8% so với 43,2%) và nguyên nhân chủ yếu là do té chống tay trong tư thế quá duỗi của khuỷu. Hầu hết tình trạng mất mạch quay xảy ra ở những trường hợp GTLCXCT di lệch nhiều, kiểu sau ngoài (độ IIIB) chiếm đa số với 86,4%. Các triệu chứng như gãy hở, bầm máu trước khuỷu, dấu nhíu da, bập bềnh khớp khuỷu hay tổn thương thần kinh kèm theo dù số liệu cho thấy không có sự liên quan * Tác giả liên hệ E-mail address: drnhuquynhtran@gmail.com. https://doi.org/10.4973.v6i4.428
- T.N. Quynh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 78-85 81 với khả năng có tổn thương động mạch cánh tay (ĐMCT) thật sự nhưng cũng phần nào gợi ý cho một cơ chế chấn thương nặng và cần đánh giá kỹ lưỡng. Có khoảng 65,8% trường hợp đạt kết quả tốt sau kết hợp xương (KHX) đơn thuần không thám sát mạch máu. Tỉ lệ có tổn thương ĐMCT thật sự là 83,3% trong nhóm những bệnh nhân vẫn không có lại mạch quay sau 72 giờ hậu phẫu KHX và 100% trong nhóm những bệnh nhân mất mạch lại lần 2 sau phẫu thuật. Kết luận: Đối với các trường hợp bàn tay hồng mất mạch trong GTLCXCT trẻ em, KHX đơn thuần là phương pháp đơn giản, hiệu quả, tỉ lệ thành công cao mà không cần phải thám sát mạch máu ngay. Phẫu thuật thám sát mạch máu là cần thiết cho những trường hợp vẫn không có mạch quay dù tưới máu chi tốt sau khoảng 72 giờ theo dõi hậu phẫu KHX và cho tất cả những trường hợp mất mạch lại lần 2. Từ khóa: Gãy trên lồi cầu xương cánh tay, bàn tay hồng mất mạch, tổn thương mạch máu, động mạch cánh tay. I. Đặt vấn đề nhiên, cùng với những khuyến cáo nghiêng Gãy trên lồi cầu xương cánh tay về theo dõi và thám sát chọn lọc được đưa ra (GTLCXCT) là loại gãy thường gặp ở trẻ ngày càng nhiều, quan điểm điều trị hiện nay em, chiếm khoảng 3% các gãy xương ở trẻ và cũng có sự thay đổi và đã nhận được những khoảng 55 – 80% các gãy xương vùng khuỷu kết quả khả quan về chức năng lẫn thẩm mỹ. [2-3,5]. Do sự liên quan chặt chẽ của các cấu Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đưa ra lựa trúc giải phẫu về thần kinh, mạch máu với chọn điều trị phù hợp, cân bằng giữa lợi ích xương vùng khuỷu, loại gãy này thường đi và nguy cơ cho những trẻ có GTLCXCT kèm kèm với tổn thương bó mạch thần kinh trong bàn tay hồng mất mạch. những trường hợp gãy di lệch nhiều. Tỉ lệ tổn thương mạch máu là khoảng 3 – 20%; việc II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đánh giá và điều trị không phù hợp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như chèn Chúng tôi hồi cứu hồ sơ bệnh án các trường ép khoang, hoại tử chi hoặc co rút Volkmann hợp trẻ dưới 16 tuổi tại Bệnh viện Chấn [1,4,7]. Mặc dù chỉ định thám sát mạch máu thương Chỉnh hình có chẩn đoán GTLCXCT trong những trường hợp bàn tay tưới máu có chẩn đoán GTLCXCT kèm mất mạch kém khá rõ ràng, vẫn còn nhiều tranh luận quay từ 01/01/2016 đến 30/06/2021. Những xung quanh vấn đề quyết định phương pháp trường hợp này được ghi nhận thông tin về điều trị cho các trường hợp mất mạch vẫn đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hình ảnh, được tưới máu chi tốt (bàn tay hồng, ấm, CRT quá trình điều trị và kết quả tái khám. Phân ≤ 2 giây), kết hợp xương ít xâm lấn hay phải tích giá trị của các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm mổ thám sát mạch máu, có cần thiết phải thực sàng trong gợi ý một tổn thương động mạch hiện cận lâm sàng khảo sát mạch máu cho các trường hợp này, cũng như kế hoạch theo dõi thật sự cần sửa chữa mạch máu, thời điểm nên và khi nào cần phải can thiệp phẫu thuật lại phẫu thuật thám sát dựa vào kết quả điều trị [6,8]. Trước đây, tại Bệnh viện Chấn thương và tái khám. Nghiên cứu đã được chấp thuận Chỉnh hình, hầu như tất cả những trường hợp bởi Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y mất mạch quay đều được mổ thám sát. Tuy Sinh học Đại học Y Dược TP. HCM.
- 82 T.N. Quynh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 78-85 III. Kết quả mở nắn (3,5%)), 6 trường hợp được mổ mở Có 88 trường hợp GTLCXCT mất mạch thám sát mạch máu (7%). Quá trình điều trị quay trong nghiên cứu này, 85 trường hợp tay 85 trường hợp này được tóm tắt qua sơ đồ 1. còn tưới máu tốt (bàn tay hồng mất mạch) Trong 79 trường hợp được KHX đơn thuần và 3 trường hợp tay tưới máu kém (bàn tay lần đầu (kín hoặc mở), có 31 trường hợp có trắng, lạnh, mất mạch). Độ tuổi trung bình mạch quay lại ngay sau khi nắn chỉnh tốt. 48 của loại tổn thương này là 6,1 ± 2,6 năm. Trẻ trường hợp còn lại chưa có mạch lại sau mổ, nam chiếm ưu thế với 57,95%. Cơ chế chấn bàn tay hồng ấm, được tiếp tục theo dõi sát thương thường gặp là do tai nạn sinh hoạt, tại khoa: chiếm 83%. Tay trái thường gặp hơn so với - Có 28/48 trường hợp có mạch quay lại tay phải, khoảng 56,8%. (27/28 trường hợp có lại mạch quay vòng 72 Hầu hết tình trạng mất mạch quay xảy giờ, 1/28 trường hợp có mạch quay lại vào ra ở những trường hợp GTLCXCT di lệch giờ thứ 80) và biểu hiện lâm sàng tốt cho đến nhiều, kiểu sau ngoài (độ IIIB) chiếm đa số khi được xuất viện nên không can thiệp gì với 86,4%. thêm. Tình trạng tưới máu chi kém (tay trắng, - 20 trường hợp còn lại được phẫu thuật lạnh) có liên quan đến khả năng tổn thương thám sát mạch máu. Trước thời điểm 72 giờ ĐMCT thật sự cần được can thiệp, sửa chữa có 3/20 trường hợp được làm cận lâm sàng mạch máu (p = 0,037). khảo sát mạch máu và phẫu thuật thám sát. Không có sự liên quan giữa khả năng tổn Ghi nhận trong phẫu thuật có 1 trong 3 trường thương ĐMCT thật sự cần can thiệp với các hợp này có tổn thương ĐMCT thật sự, 2 dấu hiệu lâm sàng như gãy hở (p = 0,113), trường hợp còn lại là co thắt mạch tạm thời. bầm máu trước khuỷu (p = 0,269), dấu nhíu Sau thời điểm 72 giờ theo dõi, 17 trường hợp da (p=0,946) hay tổn thương TK kèm theo (p còn lại cũng được làm cận lâm sàng khảo sát = 0,436). Bập bềnh khớp khuỷu cũng chiếm mạch máu và phẫu thuật thám sát. Trong 17 tỉ lệ thấp (khoảng 2,27%) và không liên quan đến khả năng tổn thương ĐMCT thật sự. Dù trường hợp này có đến 15 trường hợp tổn vậy, đây vẫn là những dấu hiệu gợi ý cho một thương ĐMCT thật sự và chỉ có 2 trường hợp cơ chế chấn thương nặng và nguy cơ có tổn co thắt mạch tạm thời. thương ĐMCT. Tỉ lệ có tổn thương ĐMCT thật sự lên đến Giá trị của các cận lâm sàng khảo sát mạch 83,3% (15/18 trường hợp) nếu chưa có mạch máu vẫn chưa rõ ràng trong việc quyết định quay tại thời điểm 72 giờ theo dõi. hướng điều trị. Kết quả cận lâm sàng khảo sát mạch máu Trong tổng số 85 trường hợp gãy xương có không có khác biệt giữa những trường hợp mất mạch quay nhưng tưới máu chi tốt, tại lần có kết quả phẫu thuật là co thắt so với có mổ đầu tiên, có 79 trường hợp KHX không tổn thương ĐMCT thật sự, đều ghi nhận thắt kèm thám sát mạch máu (gồm 76 trường hợp hoàn toàn đoạn ĐMCT ngang vị trí ổ gãy và được NK&XKQD (89,5%) và 3 trường hợp có tuần hoàn phía xa.
- T.N. Quynh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 78-85 83 Sơ đồ 1. Tóm tắt quá trình điều trị bệnh nhân gãy trên lồi cầu xương cánh tay có mất mạch quay và tưới máu chi tốt Có 7/31 trường hợp có mạch quay ngay Chúng tôi đã liên hệ lấy kết quả tái khám sau KHX đơn thuần nhưng sau đó mất mạch được 75/88 trường hợp, 13 trường hợp không lần 2. Cả 7 trường hợp này được phẫu thuật liên hệ được với người nhà bệnh nhi. Thời thám sát mạch máu và đều có tổn thương gian theo dõi trung vị của chúng tôi là 12 ĐMCT thật sự cần can thiệp (100% có tổn tuần, ngắn nhất là 6 tuần, dài nhất là 28 tuần. Kết quả lành xương tốt ở tất cả các trường thương ĐMCT thật sự cần can thiệp khi xảy hợp, không có trường hợp nào gặp biến ra mất mạch lại sau phẫu thuật KHX). chứng khuỷu vẹo trong, khớp giả hay chậm Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 88 lành xương. Có 20/22 trường hợp có liệt TK trường hợp (100%) đều có mạch quay bắt kèm theo được liên hệ lấy thông tin tái khám. được lúc xuất viện, bàn tay được tưới máu Cả 20 trường hợp này đều hồi phục sau 6 tốt. Kết quả ổ gãy được nắn chỉnh trong giới – 12 tuần theo dõi. Chúng tôi chỉ ghi nhận hạn chấp nhận được là 100%. một trường hợp duy nhất có biểu hiện co rút
- 84 T.N. Quynh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 78-85 Volkmann nhẹ trong thời gian nghiên cứu và cần quan sát rộng hơn, rạch da mở rộng lên cải thiện tốt sau 3 tháng tập vật lí trị liệu. trên ở phía trong và bên dưới ở phía ngoài (hình chữ S) giúp bộc lộ phẫu trường rộng IV. Bàn luận hơn đáng kể. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, Từ những kết quả thu được, chúng tôi đối với các trường hợp GTLCXCT dù không nhận thấy các triệu chứng như gãy hở, bầm nghi ngờ tổn thương bó mạch thần kinh kèm máu trước khuỷu, dấu nhíu da, bập bềnh khớp theo nhưng nắn kín thất bại, đường mổ này khuỷu hay tổn thương thần kinh kèm theo dù cũng có thể là một lựa chọn thay cho đường số liệu cho thấy không có sự liên quan với sau khuỷu (chỉ ưu thế trong việc nắn chỉnh ổ khả năng có tổn thương ĐMCT thật sự nhưng gãy) tuy cũng cần xem xét đến những yếu tố cũng phần nào gợi ý cho một cơ chế chấn khác như kinh nghiệm và thói quen của bản thương nặng và cần đánh giá kỹ lưỡng. thân từng phẫu thuật viên. Đối với các trường hợp GTLCXCT có mất mạch quay nhưng tưới máu chi tốt, KHX đơn V. Kết luận thuần là phương pháp đơn giản, hiệu quả, tỉ lệ Đối với các trường hợp bàn tay hồng mất thành công khoảng 65,8%. Những trường hợp mạch trong GTLCXCT trẻ em, KHX đơn KHX chưa lấy lại được mạch quay ngay, thời thuần là phương pháp đơn giản, hiệu quả, tỉ gian có thể theo dõi thêm là khoảng 72 giờ, lệ thành công cao mà không cần phải thám thậm chí có thể lâu hơn vì chúng tôi chưa có sát mạch máu ngay. Phẫu thuật thám sát mạch đủ bằng chứng về việc kéo dài thời gian theo máu là cần thiết cho những trường hợp vẫn dõi sẽ làm tăng tỉ lệ biến chứng (chỉ ghi nhận không có mạch quay dù tưới máu chi tốt sau duy nhất một trường hợp co rút Volkmann khoảng 72 giờ theo dõi hậu phẫu KHX và cho và bệnh nhi này đã được theo dõi đến ngày những trường hợp mất mạch lại lần 2. thứ 5). Phẫu thuật thám sát mạch máu là cần thiết cho những trường hợp không có mạch Tài liệu tham khảo quay dù tưới máu chi tốt sau khoảng 72 giờ theo dõi hậu phẫu KHX (tỉ lệ có tổn thương [1] Babal JC, Mehlman CT, Klein G. ĐMCT thật sự là 83,3%). Nerve injuries associated with pediatric Cả khi có mạch quay lại ngay sau phẫu supracondylar humeral fractures: thuật KHX, những trường hợp này cũng cần a meta-analysis. J Pediatr Orthop được theo dõi trong ít nhất 12 giờ vì khả năng 2010;30(3):253-263. https://doi. mất mạch lại sau đó (100% có tổn thương org/10.1097/bpo.0b013e3181d213a6 ĐMCT thật sự nếu mất mạch lại). [2] Badkoobehi H, Choi PD, Bae DS et al. Đường mổ được lựa chọn trong những Management of the pulseless pediatric trường hợp cần thám sát ĐMCT là đường supracondylar humeral fracture. J Bone trước khuỷu, nằm ngang, song song và phía Joint Surg Am 2015;97(11):937-943. trên nếp gấp khuỷu, dài khoảng 4 – 5cm. https://doi.org/10.2106/jbjs.n.00983 Đây là đường mổ thuận lợi cho việc thám [3] John MF, Skaggs DL, Peter M. sát ĐMCT, TK giữa, đồng thời cho phép nắn Supracondylar Fractures of the Distal chỉnh ổ gãy và kết hợp xương an toàn, sẹo mổ Humerus. Rockwood and Wilkins’ mang tính thẩm mỹ cao. Trong trường hợp Fractures in Children 2015;8th:591-627.
- T.N. Quynh et al./Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 6, No. 3+4 (2022) 78-85 85 [4] Louahem DM, Nebunescu A, Canavese Hand. Annals of vascular diseases F et al. Neurovascular complications and 2017;10(4):402-406. https://doi. severe displacement in supracondylar org/10.3400/avd.oa.17-00050 humerus fractures in children: defensive [7] Vaquero-Picado A, González- or offensive strategy?. J Pediatr Orthop Morán G, Moraleda L. Management B 2006;15(1):51-57. https://doi. of supracondylar fractures of the org/10.1097/01202412-200601000- humerus in children. EFORT Open 00011 Rev 2018;3(10):526-540. https://doi. [5] Ramesh P, Avadhani A, Shetty AP et al. org/10.1302/2058-5241.3.170049 Management of acute ‘pink pulseless’ hand in pediatric supracondylar fractures [8] White L, Mehlman CT, Crawford AH. of the humerus. J Pediatr Orthop Perfused, pulseless, and puzzling: a B 2011;20(3):124-128. https://doi. systematic review of vascular injuries org/10.1097/bpb.0b013e328342733e in pediatric supracondylar humerus [6] Usman R, Jamil M, Hashmi JS. fractures and results of a POSNA Management of Arterial Injury in questionnaire. J Pediatr Orthop Children with Supracondylar Fracture 2010;30(4):328-335. https://doi. of the Humerus and a Pulseless org/10.1097/bpo.0b013e3181da0452
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kết quả phẫu thuật điều trị 296 trường hợp thoát vị cơ hoành bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực
6 p | 52 | 5
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại Bệnh viện Chợ Rẫy
7 p | 57 | 5
-
Bài giảng Nhận diện các trường hợp thường gặp của đau thần kinh trong nội khoa
34 p | 5 | 4
-
Nghiên cứu điều trị các trường hợp chửa sẹo mổ lấy thai bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
4 p | 27 | 3
-
Điều trị viêm tuyến vú bằng VABB - Kinh nghiệm tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 34 | 3
-
Chẩn đoán và điều trị hội chứng chậm rỗng dạy dày sau cắt dạ dày bán phần do ung thư dạ dày
5 p | 8 | 3
-
Đặc điểm các trường hợp teo thực quản bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2007‐2012
5 p | 58 | 3
-
Can thiệp nội mạch trong điều trị rò động tĩnh mạch thận: Nhân 2 trường hợp
7 p | 89 | 3
-
Điều trị u hạt do chích silicone lỏng dưới da vùng mũi (kinh nghiệm điều trị 1350 trường hợp)
9 p | 17 | 2
-
Một số kinh nghiệm ban đầu tại Bệnh viện Bình Dân trong điều trị chảy máu sau phẫu thuật nội soi cắt một phần thận: Can thiệp nội mạch, mổ mở hay giám sát tích cực
6 p | 4 | 2
-
Phẫu thuật điều trị các trường hợp viêm tai giữa mạn qua đường tiếp cận trước tai (đường shambaugh)
4 p | 73 | 2
-
Nguyên nhân, xử trí và kết quả sớm điều trị thủng thực quản
5 p | 25 | 2
-
Điều trị điện sinh lý cấp cứu các trường hợp rối loạn nhịp
58 p | 30 | 2
-
Kết quả điều trị 593 trường hợp ung thư vú phân nhóm sinh học Luminal B
49 p | 3 | 2
-
Điều trị 1 trường hợp bệnh Crohn: dinh dưỡng và corticoid
8 p | 23 | 1
-
Điều trị ngoại khoa phình động mạch chủ ngực bụng
3 p | 56 | 1
-
Kết quả sớm của điều trị phẫu thuật và vai trò của phẫu thuật nội soi đối với các trường hợp thủng ruột do nuốt dị vật
3 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn