ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN CHO BỆNH NHÂN<br />
LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG Ở BUỒNG TRỨNG<br />
Trương Thị Linh Giang, Trương Quang Vinh<br />
Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế<br />
Tóm tắt<br />
U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng là bệnh lý thường gặp và chẩn đoán tương đối dễ dàng<br />
trên lâm sàng dưới siêu âm đường âm đạo. U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có khả năng<br />
ảnh hưởng đến khả năng dự trữ của buồng trứng, tình trạng giả nang do cấy ghép mô lạc nội<br />
mạc tử cung ở bề mặt buồng trứng lành mạnh làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng noãn<br />
còn lại, giảm khả năng sinh sản. Đó là một trong những điều kiện quyết định tiên lượng hiệu<br />
quả điều trị hiếm muộn cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung. Do đó, tìm hiểu về xử trí u lạc nội<br />
mạc tử cung đối với bệnh nhân vô sinh hiếm muộn sẽ giúp người thầy thuốc có hướng xử trí<br />
đúng đối với từng trường hợp bệnh u lạc nội mạc tử cung nhằm mang lại kết quả điều trị tốt<br />
nhất cho người bệnh.<br />
Từ khóa: Lạc nội mạc tử cung, IVF, lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng.<br />
Summary<br />
MANAGEMENT OF INFERTILITY PATIENT WITH ENDOMETRIOMA<br />
Truong Thi Linh Giang, Truong Quang Vinh<br />
Dept. of Obstetrics and Gynecology, Hue University of Medicine and Pharmacy-Hue University<br />
Endometrioma is a common disease and it is easy to diagnose clinically using endovaginal ultrasound.<br />
Endometrioma can affect the ability of ovarian reserve status by transplanting endometrial tissue on the<br />
surface of healthy ovaries which will affect the quantity and quality of remaining ova. This is one of the<br />
first prerequisites for prediction of effective treatment for infertility endometriosis patients. Therefore,<br />
a review of management of infertility patients with endometrioma will help physicians to provide the<br />
best treatment for each patients.<br />
Key words: Endometriosis, IVF, endometrioma.<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng được định<br />
nghĩa khi có khối nang ở buồng trứng được bao<br />
bọc bởi vỏ buồng trứng phát triển từ mô nội mạc<br />
tử cung lạc chỗ ngày càng tăng dần (Hachisuga<br />
and Kawarabayashi, 2002). Bệnh cảnh này<br />
thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh<br />
sản gây ra những tình trạng đau vùng chậu kéo<br />
dài, nặng bụng dưới và/hay giảm khả năng sinh<br />
sản, một số trường hợp lại không có triệu chứng.<br />
<br />
Phụ nữ điều trị IVF có nang lạc nội mạc tử cung<br />
ở buồng trứng chiếm từ 20 - 40% trong tổng<br />
số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung tới khám và<br />
điều trị IVF (Jenkins và cs.,1986; Vercellini và<br />
cs.,2003). Khoảng 10% phụ nữ trong suốt cuộc<br />
đời của mình có thể bị vô sinh do lạc nội mạc tử<br />
cung và 10 – 25% cần phải điều trị bằng phương<br />
pháp hỗ trợ sinh sản (ART). Tuy nhiên, nhiều<br />
kết qủa nghiên cứu ngẫu nhiên hay thực nghiệm<br />
có đối chứng về thái độ xử trí cho bệnh nhân lạc<br />
<br />
- Địa chỉ liên hệ: Trương Thị Linh Giang, email: drlinhgiangbms@gmail.com<br />
- Ngày nhận bài: 5/2/2016 *Ngày đồng ý đăng: 20/2/2016 * Ngày xuất bản: 7/3/2016<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31<br />
<br />
5<br />
<br />
nội mạc tử cung ở buồng trứng vẫn còn nhiều<br />
mâu thuẫn và đã tạo ra nhiều tranh cãi giữa<br />
các nhà phụ khoa và các chuyên gia vô sinh.<br />
Theo tài liệu hướng dẫn điều trị lạc nội mạc tử<br />
cung và hiếm muộn của Hiệp hội Y học Sinh<br />
sản Hoa Kỳ (ASRM: American Society for<br />
Reproductive Medicine) giới thiệu vào tháng<br />
5/2004 và nhiều tác giả khác trên toàn thế giới<br />
đã tiến hành các kết quả nghiên cứu liên quan<br />
đến LNMTC ở buồng trứng và hiếm muộn đã<br />
đươc công bố để đưa ra các khuyến cáo trong<br />
điều trị LNMTC và hiếm muộn, theo quan<br />
điểm y học chứng cứ. U lạc nội mạc tử cung ở<br />
<br />
buồng trứng là hình thái thường gặp và chẩn<br />
đoán tương đối dễ dàng trên lâm sàng cho các<br />
bác sĩ vô sinh dưới siêu âm đường âm đạo<br />
(Eskenazi et al., 2001), bên cạnh đó u lac nội<br />
mạc tử cung ở buồng trứng có khả năng ảnh<br />
hưởng đến khả năng dự trữ của buồng trứng,<br />
tình trạng giả nang do cấy ghép mô lạc nội<br />
mạc tử cung ở bề mặt buồng trứng lành mạnh<br />
làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng noãn<br />
còn lại (Annemiek W. Nap, 2004), và đây<br />
là một trong những điều kiện quyết định tiên<br />
lượng hiệu quả điều trị hiếm muộn cho bệnh<br />
nhân LNMTC.<br />
<br />
Hình. U lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng<br />
2. CƠ CHẾ BỆNH SINH<br />
Lạc nội mạc tử cung được xác định là có thể gây<br />
vô sinh tuy nhiên cho đến nay cơ chế gây vô sinh do<br />
lạc nội mạc tử cung chính xác vẫn chưa được xác<br />
định rõ. Mặc dù còn một số tranh cãi về mối liên<br />
quan nhân quả giữa LNMTC và hiếm muộn, một số<br />
cơ chế gây hiếm muộn của LNMTC đã được đề cập:<br />
- Gây dính, làm thay đổi cấu trúc giải phẫu học<br />
vùng chậu.<br />
- Thay đổi các chức năng của phúc mạc và<br />
chất tiết của phúc mạc, ảnh hưởng đến tinh trùng,<br />
trứng, phôi và chức năng của vòi trứng.<br />
- Các thay đổi về miễn dịch ảnh hưởng đến khả<br />
năng chấp nhận của nội mạc tử cung và khả năng<br />
làm tổ của phôi.<br />
- Có thể dẫn đến các rối loạn về nội tiết ảnh<br />
hưởng đến sự phát triển của noãn và sự phóng<br />
noãn.<br />
Nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến sự<br />
phát triển của lạc nội mạc tử cung, nổi trội nhất<br />
<br />
6<br />
<br />
là giả thuyết về sự trào ngược kinh nguyệt. Tuy<br />
nhiên, giả thuyết này không phải là sự lý giải duy<br />
nhất mà những yếu tố như số lượng và chất lượng<br />
tế bào nội mạc, suy giảm các cơ chế miễn dịch, sự<br />
sinh mạch, sự tạo kháng thể chống lại các tế bào<br />
nội mạc cũng có vai trò trong sự phát triển của lạc<br />
nội mạc tử cung. Giả thuyết về nguyên nhân gây<br />
LNMTC được nhiều người chấp nhận nhất là sự<br />
trào ngược của máu kinh chứa tế bào nội mạc tử<br />
cung vào ổ bụng. Khi máu kinh mang tế bào nội<br />
mạc tử cung vào ổ bụng, bình thường do cơ chế<br />
bảo vệ cơ thể, các tế bào nội mạc tử cung sẽ bị<br />
loại trừ và tự tiêu. Trong những trường hợp có bất<br />
thường cơ chế bảo vệ của cơ thể, hoặc do số lượng<br />
tế bào nội mạc tử cung trào ngược quá nhiều và<br />
khả năng phát triển của tế bào cao LNMTC sẽ xảy<br />
ra, tuy nhiên giả thuyết này vẫn chưa được công<br />
nhận hoàn toàn.<br />
Một số cơ chế khác được cho là do: ảnh<br />
hưởng sinh hoá- thể dịch (tăng hoạt tính đại thực<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31<br />
<br />
bào phúc mạc, tăng nồng độ các hoá chất viêm:<br />
prostaglandin, interleukin- 1) ảnh hưởng trên vận<br />
chuyển giao tử, thay đổi môi trường làm tổ của<br />
trứng thụ tinh (W. Paul Dmowski,2004), phản ứng<br />
viêm làm biến đổi cấu trúc và tổn thương cơ học<br />
vùng chậu Gây dính vùng chậu khiến cho các cơ<br />
quan sinh sản hoạt động không tốt. Vòi trứng có<br />
thể bị tắc do các dây dính từ bên ngoài, khiến tinh<br />
trùng không thể đến thụ tinh với trứng, đồng thời<br />
vòi trứng bị dính sẽ khó bắt lấy trứng khi trứng<br />
rụng ảnh hưởng chức năng của ống dẫn trứng và<br />
vùng thụ tinh (Annalisa C, 2010).<br />
3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LẠC NỘI<br />
MẠC TỬ CUNG Ở BUỒNG TRỨNG<br />
(ENDOMETRIOMA) VÀ HIẾM MUỘN<br />
Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên<br />
nhân của lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng làm giảm<br />
khả năng sinh sản của người phụ nữ. Giả thuyết<br />
LNMTC là nguyên nhân của hiếm muộn hay làm<br />
giảm khả năng sinh sản vẫn còn tranh luận, đã<br />
có chứng cứ xác lập LNMTC kết hợp với hiếm<br />
muộn, nhưng mối liên quan nhân quả thì vẫn<br />
chưa xác định. LNMTC là một tình trạng bệnh lý<br />
có liên quan đến hiếm muộn nhưng không phải<br />
khả năng có thai giảm dần theo mức độ nặng và<br />
dạng LNMTC và có sự tương quan nghịch giữa<br />
điểm số AFS với khả năng có thai tự nhiên cộng<br />
dồn (ESHRE, 2008). Ảnh hưởng của LNMTC<br />
lên hiếm muộn thay đổi tuỳ theo dạng LNMTC,<br />
nhưng chủ yếu thông qua: ảnh hưởng sinh hoá thể dịch, thay đổi cấu trúc vùng chậu. Đây là một<br />
bệnh lành tính, nhưng gây ra nhiều biến chứng,<br />
trong đó có vô sinh<br />
Ảnh hưởng của u lạc nội mạc tử cung ở<br />
buồng trứng trên hiếm muộn thông qua thay<br />
đổi cấu trúc vùng chậu do viêm dính làm ảnh<br />
hưởng chức năng ống dẫn trứng và làm tổn hại<br />
môi trường xung quanh mô lành mạnh gây ảnh<br />
hưởng phát triển và chất lượng noãn bào. Ngoài<br />
ra, còn ảnh hưởng trên rụng trứng và các rối<br />
loạn nội tiết như : chu kỳ không rụng trứng,<br />
xáo trộn pha hoàng thể, bất thường phát triển<br />
và trưởng thành nang noãn, đỉnh LH sớm (The<br />
Practice Committee of the American Society<br />
for reproductive Medicine. 2006;Wardle et<br />
<br />
al.,1985; Yovich et al., 1985; Dmowski et al.,<br />
1986; Garrido et al.,2002; Hughes et al., 2004)<br />
4. CHẨN ĐOÁN LNMTC Ở BUỒNG<br />
TRỨNG TRONG HIẾM MUỘN<br />
Lâm sàng: Khi phụ nữ trong tuổi sinh sản bị<br />
tái phát triệu chứng thống kinh hoặc đau vùng<br />
chậu, bác sỹ nên khai thác bệnh sử đầy đủ và<br />
thực hiện khám vùng chậu. Tính chất đau theo<br />
chu kỳ và liên quan đến kinh nguyệt giúp hướng<br />
đến chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Đau khi tiểu<br />
tiện và giao hợp cũng là những triệu chứng liên<br />
quan. Trong lúc khám vùng chậu, bệnh nhân đau<br />
khi chạm túi cùng sau hay phần phụ, sờ thấy<br />
khối u phần phụ có thể hướng tới u lạc nội mạc<br />
tử cung. Không cần khám vùng chậu khi thiếu<br />
niên bị thống kinh do lạc nội mạc tử cung ít gặp ở<br />
lứa tuổi này.<br />
Cận lâm sàng<br />
- Vai trò của siêu âm đầu dò âm đạo trong<br />
chẩn đoán lạc nội mạc tử cung<br />
Siêu âm đầu dò âm đạo cho u LNMTC:<br />
Trong chẩn đoán lạc nội mạc tử cung ở buồng<br />
trứng (Endometrioma) phương tiện chẩn đoán<br />
được chọn là siêu âm bằng đầu dò đường âm<br />
đạo. Siêu âm là biện pháp được chọn lựa hàng<br />
đầu để thiết lập hoặc để loại trừ chẩn đoán u lạc<br />
nội mạc tử cung ở buồng trứng và đặc biệt giá trị<br />
của siêu âm đầu dò âm đạo cao hơn chụp cộng<br />
hưởng từ (MRI). Siêu âm đầu dò đường âm đạo<br />
có thể phát hiện được các u lạc nội mạc tử cung<br />
đặc biệt là u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng,<br />
nhưng cần lưu ý là khi siêu âm không phát hiện<br />
được các cấu trúc u thì cũng không loại trừ<br />
được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Mặc dù<br />
tư thế ngã sau của tử cung, các u lạc nội mạc tử<br />
cung và ruột có thể che đi các nốt lạc nội mạc<br />
tử cung nhỏ, cộng hưởng từ được sử dụng ngày<br />
càng nhiều để xác định các tổn thương dưới<br />
phúc mạc. Đây là công cụ hình ảnh được chọn<br />
đầu tiên để đánh giá LNMTC (khuyến các A)<br />
(ACOG, 2010). Siêu âm đầu dò âm đạo có độ<br />
nhạy là 87% và độ đặc hiệu là 100% cho chẩn<br />
đoán u LNMTC (Marcia CF, 2010). Kết hợp<br />
siêu âm doppler với CA – 125 (trên 25 UI/ml)<br />
cho khả năng chẩn đoán chính xác bệnh lên đến<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31<br />
<br />
7<br />
<br />
95,6% (Stefano Guerriero, 2001).<br />
- Vai trò của nội soi trong chẩn đoán lạc nội<br />
mạc tử cung<br />
Nội soi ổ bụng với giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn<br />
vàng cho chẩn đoán LNMTC phúc mạc (khuyến<br />
cáo B) (RCOG, 2006). Lợi ích của nội soi chẩn<br />
đoán LNMTC liên quan hiếm muộn chưa được<br />
chứng minh, tuy nhiên, nó giúp đánh giá độ<br />
nặng của bệnh giúp tiên lượng điều trị hiếm<br />
muộn (ESHRE, 2008). Nội soi ổ bụng và sinh<br />
thiết mô LNMTC làm giải phẫu bệnh vẫn là<br />
tiêu chuẩn vàng chẩn đoán LNMTC đồng thời<br />
sẽ quyết định hỗ trợ sinh sản thích hợp sau<br />
đó. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn,<br />
khoảng 3% có biến chứng. Do đó, cần có một<br />
khảo sát ít xâm lấn như xét nghiệm sinh hoá<br />
hay hình ảnh học thay thế cho một nội soi chỉ<br />
với mục tiêt chẩn đoán (Ivo Brosens, 2004).<br />
Mô học dương tính cho phép khẳng định chẩn<br />
đoán LNMTC, kết quả âm tính cũng không loại<br />
trừ chẩn đoán bệnh. Nên hay không chẩn đoán<br />
mô học nếu lạc nội mạc tử cung phúc mạc vẫn<br />
còn tranh cãi: quan sát kỹ lưỡng trong nội soi<br />
thường là đủ, nhưng mô học khẳng định chẩn<br />
đoán ít nhất một sang thương là điều kiện lý<br />
tưởng. Trong những trường hợp u LNMTC<br />
(trên 4 cm) và thâm nhiễm sâu thì nên thực<br />
hiện giải phẫu bệnh để xác định bệnh và để<br />
lạo trừ khả năng hiếm gặp như bệnh lý ác tính<br />
(GPP) (ESHRE, 2008). Chưa đủ bằng chứng<br />
liên quan thời điểm nội soi và chu kỳ kinh,<br />
nhưng thường được tiến hành sau sạch kinh,<br />
trong nửa đầu chu kỳ để tranh thủ thời gian<br />
lành bệnh sau mổ trước khi bắt đầu chu kỳ kinh<br />
mới. Không nên thực hiện ngay sau điều trị nội tiết<br />
trong vòng 3 tháng để tránh đánh giá dưới mức độ<br />
nặng của bệnh (GPP) (ESHRE,2008).<br />
- Vai trò CA – 125 huyết thanh trong dự báo<br />
LNMTC ở buồng trứng<br />
CA- 125 tăng cao ở bệnh nhân bị lạc nội mạc,<br />
do đó đựoc ứng dụng trong chẩn đoán LNMTC<br />
(Mohamed A, 2004). Nồng độ CA125 tăng nhẹ<br />
ở một số bệnh nhân lạc nội mạc tử cung và<br />
không giúp loại trừ cũng như chẩn đoán bệnh.<br />
CA125 không có tác dụng trong việc thành lập<br />
chẩn đoán cũng như ảnh hưởng đến quyết định<br />
<br />
8<br />
<br />
phẫu thuật. Theo hướng dẫn của Royal College<br />
of Obstetricians and Gynaecologist, CA125 chỉ<br />
có vai trò giới hạn như một xét nghiệm tầm soát<br />
hoặc xét nghiệm chẩn đoán. Chỉ duy nhất nội<br />
soi ổ bụng mới có thể loại trừ lạc nội mạc tử<br />
cung, phát hiện đúng và là một bước khảo sát<br />
chuẩn mực<br />
5. ĐIỀU TRỊ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG<br />
BUỒNG TRỨNG LIÊN QUAN ĐẾN HIẾM<br />
MUỘN<br />
Nguyên lý điều trị LNMTC (ESHRE, 2008):<br />
Không có một phác đồ điều trị hiếm muộn thật<br />
sự rõ ràng cụ thể cho từng bệnh nhân có u lạc nội<br />
mạc tử cung ở buồng trứng vấn đề bảo tồn khả<br />
năng sinh sản là mong muốn chung của đa số phụ<br />
nữ. Đồng thời, cũng không có một điều trị chung<br />
nào dành cho tất cả các dạng lạc nội mạc tử cung,<br />
mà phải nhắm vào than phiền chính của đối tượng<br />
và những ảnh hưởng của nó trên người bệnh. Khả<br />
năng có con (fecundity) của bệnh nhân bị LNMTC<br />
được định nghĩa là khả năng có thai và sinh sống<br />
của người phụ nữ trong một chu kỳ kinh nguyệt<br />
(1 tháng). Bình thường fecundity của 1 cặp vợ<br />
chồng là 15%-20% và giảm dần theo tuổi. Ở<br />
những trường hợp LNMTC fecundity giảm chỉ<br />
còn vào khoảng 2%-10%. Phẫu thuật có thể được<br />
chỉ định để lấy đi u nội lạc nội mạc tử cung. Điều<br />
trị bằng ngoại khoa và nội khoa là những biện<br />
pháp hữu hiệu để điều trị triệu chứng đau vùng<br />
chậu do lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, việc điều<br />
trị bệnh nhân lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn<br />
đặt ra nhiều vấn đề lâm sàng phức tạp mà cho đến<br />
nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.<br />
Vấn đề được đặt ra cho các chuyên gia điều<br />
trị vô sinh là:<br />
Nên chọn cách can thiệp có hiệu quả nhất,<br />
đồng thời ít xâm lấn nhất, ít tốn kém nhất và với<br />
nguy cơ thấp nhất khi tiến hành điều trị hiếm<br />
muộn cho bệnh nhân bị LNMTC<br />
Mục tiêu điều trị là loại bỏ sang thương<br />
LNMTC và quan trọng hơn là điều trị các triệu<br />
chứng và mong muốn có con của người bệnh<br />
đồng thời phòng tránh khả năng tái phát bệnh.<br />
Tuy nhiên, điều trị triệt để LNMTC là một thách<br />
thức lớn đối với các nhà lâm sàng và tái phát là<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31<br />
<br />
mối lo ngại trường trực, làm nhà lâm sàng phải<br />
thận trọng quyết định cùng với bệnh nhân của họ.<br />
Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng tác động đến<br />
quá trình chiêu mộ nang noãn, độc do ảnh hưởng<br />
của cytokines lên chất lượng noãn và phôi gây<br />
biến đổi quá trình thụ tinh và sự làm tổ của phôi<br />
(Garcia- Valesco and Arici, 1999; Garrido et al.,<br />
2002; Harada et al., 2001; Jha et al., 1996; Pellicer<br />
el al., 1998). Sự lớn dần của nang lạc nội mạc<br />
gây giảm mô của buồng trứng hay ảnh hưởng đến<br />
sự vận mạch bình thường của buồng trứng. Hiện<br />
nay có nhiều dữ liệu cho thấy rằng lạc nội mạc tử<br />
cung ở buồng trứng liên quan đến thời gian dự trữ<br />
buồng trứng hay sau phẫu thuật. Điều đó đã được<br />
chứng minh là có sự giảm số lượng và quá trình<br />
vận mạch bình thường so với các loại nang lành<br />
tính khác (Maneschi et al., 1993).<br />
6. VAI TRÒ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA TRONG<br />
VÔ SINH<br />
Nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng gây<br />
đáp ứng kém với các phương pháp điều trị nội<br />
khoa. Các phương pháp điều trị nội khoa có thể<br />
điều trị triệu chứng giảm đau cho bệnh nhân nhưng<br />
hoàn toàn không cải thiện khả năng sinh sản cho<br />
người phụ nữ (Ozcan và cs.,2008). Liệu pháp điều<br />
trị nội khoa chỉ có thể ngăn sự gia tăng phát triển<br />
kích thước của khối u nhưng lại không giảm<br />
được sự phát triển của các mô lạc nội mạc mặc<br />
dù có sự giảm bớt chất dịch màu sôcola trong<br />
nang (Wood và cs., 2000). Do vậy, các phương<br />
pháp điều trị nội khoa bản thân nó không được<br />
xem như là một phương pháp để điều trị cho bệnh<br />
nhân bị vô sinh.<br />
Trong điều trị lạc nội mạc tử cung, giảm đau<br />
là hiệu quả cần đạt được ngay nhưng không thể<br />
bỏ qua hậu quả lâu dài về sau của bệnh lý này<br />
trên khả năng sinh sản của bệnh nhân. Không có<br />
sự tương xứng giữa thể tích khối u LNMTC ở<br />
buồng trứng với mức độ đau. Vài nghiên cứu đã<br />
khảo sát vấn đề này cho thấy điều trị nội khoa tuy<br />
có giúp cho 80% - 90% bệnh nhân thuyên giảm<br />
triệu chứng, nhưng không cải thiện tình trạng<br />
hiếm muộn vì đa số ức chế phóng noãn, không<br />
cải thiện thể tích u LNMTC hoặc các dải dính.<br />
Sau khi ngưng thuốc triệu chứng đau thường tái<br />
<br />
phát. Một tổng quan về điều trị nội khoa cho các<br />
bệnh nhân lạc nội mạc tử cung bị vô sinh cho thấy<br />
là không có lợi ích, và điều trị này không được<br />
khuyến cáo cho các bệnh nhân muốn thụ thai. Trái<br />
lại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ức chế<br />
tuyến yên với GnRH analogues trong thời gian vài<br />
tháng trước khi tiến hành IVF có thể gia tăng tỷ<br />
lệ thành công đối với phụ nữ có u lạc nội mạc tử<br />
cung ở buồng trứng. Môt nghiên cứu ngẫu nhiênđối chứng (meta – analysis) đã cho thấy rằng điều<br />
trị GnRH analogues trong vòng 3-6 tháng trước<br />
khi tiến hành các chu kỳ IVF đã làm gia tăng tỷ lệ<br />
thai lâm sàng ở những phụ nữ lạc nội mạc tử cung<br />
ở buồng trứng (Sallam và cs., 2006). Nhiều nghiên<br />
cứu cho thấy, các phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung<br />
đáp ứng kém hơn với Gonadotrophin (Azem và<br />
CS,1999; Al-Azemi và CS, 2000; Aboulghar và<br />
CS, 2003). Hơn thế nữa theo Al - Azemi và cs cho<br />
rằng đối với phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung trong<br />
chu kỳ kích thích buồng trứng cần thêm hMG.<br />
Theo Sallam và cs nghiên cứu năm 2006 phụ<br />
nữ bị LNMTC ở buồng trứng bao gồm phụ nữ có<br />
dự trữ buồng trứng bình thường và dự trữ buồng<br />
trứng kém. Ở phụ nữ có đáp ứng buồng trứng bình<br />
thường có thể sử dụng phác đồ dài để kích thích<br />
buồng trứng dựa trên bằng chứng là phác đồ dài có<br />
thể làm tăng tỷ lệ mang thai hơn. Có nhiều phác<br />
đồ điều trị khác nhau được sử dụng để kích thích<br />
buồng trứng cho những phụ nữ có u LNMTC ở<br />
buồng trứng tiên lượng đáp ứng kém với kích<br />
thích buồng trứng. Gia tăng liều gonadotrophins<br />
cho thấy không có lợi ích hữu hiệu (Klinkert et<br />
al.,2005). Không đủ chứng cứ để sử dụng thường<br />
quy phác đồ ngắn (co-flare) điều trị cho bệnh nhân<br />
đáp ứng kém (Shanbhag et al.,2007). Một nghiên<br />
cứu so sánh hai phác đồ GnRH antagonist và phác<br />
đồ co-flare ở bệnh nhân LNMTC ở buồng trứng<br />
đáp ứng kém đã báo cáo rằng tỷ lệ thai tiến triển<br />
cao hơn ở nhóm sử dụng phác đồ GnRH antagonist<br />
(Lainas et al., 2008). Pabuccu et al.,(2007) đã tiến<br />
hành nghiên cứu trên 3 nhóm lạc nội mạc tử cung<br />
từ nhẹ đến trung bình lại cho rằng phác đồ kích<br />
thích buồng trứng không ảnh hưởng đến tỷ lệ làm<br />
tổ và tỷ lệ thụ thai.<br />
Vai trò của ức chế men thơm hoá có thể cải<br />
thiện tình trạng cường androgen tại chỗ có tác<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 31<br />
<br />
9<br />
<br />