intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị ung thư bàng quang nông tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Nghiên cứu thực hiện với bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn Ta hoặc T1 được cắt bướu nội soi qua ngã niệu đạo và hóa trị trong bàng quang hỗ trợ sau mổ với Mitomycin C từ tháng 01/2005-01/2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị ung thư bàng quang nông tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BÀNG QUANG NÔNG<br /> TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC<br /> Trần Lê Linh Phương, Nguyễn Minh Quang*, Vũ Hồng Thịnh, Từ Thành Trí Dũng, Nguyễn Hoàng Đức,<br /> Nguyễn Tân Cương, Phạm Nam Việt, Phó Minh Tín, Lê Phúc Liên**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích: chúng tôi đánh giá kết quả điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ tại bệnh viện Đại học Y<br /> Dược Tp. HCM.<br /> Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn Ta hoặc T1 được cắt<br /> bướu nội soi qua ngã niệu đạo và hóa trị trong bàng quang hỗ trợ sau mổ với Mitomycin C từ tháng 01/2005 01/2010. Nghiên cứu tiến cứu không nhóm chứng, mô tả các đặc điểm bệnh nhân và tổn thương ung thư, đánh<br /> giá kết quả điều trị dựa trên tỉ lệ ung thư tái phát và tiến triển trong 2 năm theo dõi.<br /> Kết quả: có 89 bệnh nhân ung thư bàng quang nông được đưa vào nghiên cứu, bao gồm 74 nam và 15 nữ<br /> với tuổi trung bình là 62, thay đổi từ từ 23 đến 93. Trong nghiên cứu này, 73% bệnh nhân chỉ có 1 bướu trong<br /> bàng quang, 36% bệnh nhân có bướu đường kính ≥ 3cm và nhóm có mức độ tế bào ác tính thấp chiếm tỉ lệ cao<br /> nhất với 40,5%. Theo dõi trong 2 năm, tỉ lệ ung thư tái phát và tiến triển lần lượt là 15,73% và 6,74% trong<br /> năm đầu và tăng lên 24,2% và 8,99% trong năm thứ hai.<br /> Kết luận: Hóa trị trong bàng quang hỗ trợ với MMC sau mổ cắt bướu bàng quang nông nội soi làm giảm<br /> ung thư tái phát. Tỉ lệ ung thư bàng quang tái phát và tiến triển sau 2 năm theo dõi lần lượt là 24,2% và 8,99%.<br /> Từ khóa: ung thư bàng quang nông, ung thư bàng quang không xâm lấn cơ, hóa trị trong bàng quang.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> MANAGEMENT OF NON-INVASIVE BLADDER CANCER IN UNIVERSITY MEDICAL CENTER<br /> Tran Le Linh Phuong, Nguyen Minh Quang, Vu Hong Thinh, Nguyen Hoang Duc,<br /> Tu Thanh Tri Dung, Nguyen Tan Cuong, Pham Nam Viet, Pho Minh Tin, Le Phuc Lien<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 175 - 178<br /> Purpose: We evaluated the management of superficial bladder cancer in University Medical Center<br /> Patients and method: The study was conducted on 89 patients with superficial bladder cancer. All of them<br /> were treated with trans-urethral resection of bladder tumour and adjuvant intravesical chemotherapy with<br /> Mitomycin C in University Medical Center from January 2005 to December2009. After the surgery, patients<br /> were followed up every three months for two years and every six months for three years after.<br /> Results: Eighty nine patients met the criteria of the study, included 74 males and 15 females. The mean age<br /> was 62 and mean time follow-up was 28 months. At 12-months follow-up, probability of recurrence and<br /> progression were 15.73% and 6.74% respectively. These figures increased to 24.2% and 8.99% during in two<br /> years.<br /> conclusion: The combination of TURBT and adjuvant intravesical chemotherapy was considered as standard<br /> treatment of superficial bladder cancer. Mitomycin C was an option agent safe and effective for bladder<br /> instillation of chemotherapy.<br /> ∗<br /> <br /> Phân môn Niệu, Bộ môn Ngoại, khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM<br /> Phân khoa Niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Tân Cương<br /> ĐT: 0958600655<br /> Email: cuongdhyd@yahoo.com<br /> ∗∗<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> 175<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Keywords: Mitomycin C, superficial bladder cancer, non-invasive bladder cancer, intravesial<br /> chemotherapy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Phương pháp thực hiện<br /> <br /> Ung thư bàng quang là bệnh thường gặp<br /> nhất trong ung thư đường tiết niệu. Có khoảng<br /> 60-80% trường hợp mới phát hiện là ung thư<br /> giai đoạn nông, chưa xâm lấn cơ(9). Cắt bướu<br /> bàng quang nội soi và hóa trị trong bàng quang<br /> hỗ trợ là điều trị chuẩn cho ung thư bàng<br /> quang giai đoạn này. Theo dõi trong 2 năm, tỉ<br /> lệ ung thư tái phát từ 25-50%(10).<br /> <br /> Bệnh nhân được cắt bướu qua ngã niệu<br /> đạo (TURBT). MMC được bơm vào bàng<br /> quang sau mổ mỗi tuần 1 lần trong 6 tuần liên<br /> tiếp. Liều hóa trị trong bàng quang như sau:<br /> 40mg MMC pha với 50ml Natri Chloride 0,9%<br /> được bơm vào bàng quang qua thông niệu đạo<br /> và lưu trong 2 giờ.<br /> <br /> Theo y văn, Mitomycin C (MMC) là một<br /> trong những thuốc được sử dụng nhiều nhất<br /> để ngăn chặn ung thư tái phát ở nhóm nguy cơ<br /> thấp và trung bình(10). MMC có trọng lượng<br /> phân tử cao, ít kết hợp với nước, do đó ít bị<br /> hấp thu vào máu. Thông thường, sau khi cắt<br /> bướu bàng quang nội soi, MMC được bơm vào<br /> bàng quang mỗi tuần trong 6 tuần liên tiếp.<br /> Hiên nay, công thức điều trị vẫn chưa được<br /> thống nhất về liều dùng và thời gian duy trì.<br /> Tuy nhiên, hóa trị trong bàng quang sớm sau<br /> mổ(4,7) và duy trì với MMC làm giảm tỉ lệ ung<br /> thư tái phát. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu<br /> này để đánh giá kết quả điều trị ung thư bàng<br /> quang nông tại bệnh viện Đại học Y Dược<br /> Tp.HCM.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br /> CỨU<br /> Đối tượng<br /> Bệnh nhân ung thư bàng quang được điều<br /> trị tại bệnh viện Đại học Y Dược từ 01/2005 01/ 2010.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Tiền cứu không nhóm chứng. Tất cả bệnh<br /> nhân ung thư giai đoạn Ta hoặc T1 có kết quả<br /> giải phẫu bệnh là ung thư tế bào chuyển tiếp<br /> bàng quang được đưa vào nghiên cứu này.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: ung thư bàng<br /> quang xâm lấn cơ, cắt bán phần bàng quang,<br /> tái phát trên từ 2 lần trở lên hoặc đã được điều<br /> trị bằng tia xạ hoặc thuốc kháng ung thư khác.<br /> <br /> 176<br /> <br /> Bệnh nhân được theo dõi định kì mỗi 3<br /> tháng trong 2 năm đầu và mỗi 6 tháng trong 3<br /> năm kế tiếp. Trong mỗi lần tái khám, bệnh<br /> nhân được làm các xét nghiệm như: siêu âm<br /> bụng, tổng phân tích nước tiểu và soi bàng<br /> quang để phát hiện ung thư tái phát.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Có 89 bệnh nhân bị ung thư bàng quang<br /> chưa xâm lấn cơ được điều trị tại bệnh viện Đại<br /> học Y Dược. Tuổi trung bình là 62, số lượng<br /> BN nam gần gấp 5 lần BN nữ. Thời gian theo<br /> dõi trung bình 28 tháng.<br /> Bảng 1:<br /> Đặc điểm<br /> Số lượng BN<br /> Tuổi trung bình<br /> Giới tính Nam<br /> Nữ<br /> Thời gian theo dõi trung bình (tháng)<br /> <br /> Giá trị<br /> 89<br /> 62,33±15,5 (23-93)<br /> 74 (83,1%)<br /> 15 (16,9%)<br /> 28,3±16,2<br /> <br /> Đa số bệnh nhân chỉ có 1 bướu trong bàng<br /> quang (80,9%). Bướu có kích thước lớn (≥3 cm)<br /> chiếm tỉ lệ 33,71%. Nhóm có mức độ ác tính<br /> của tế bào thấp chiếm tỉ lệ cao nhất với 43,82%<br /> Bảng 2:<br /> Đặc điểm bướu bàng quang<br /> Một bướu<br /> Số lượng bướu<br /> Nhiều bướu<br /> Kích thước bướu<br /> <br /> 1lần trong năm<br /> có nguy cơ tái phát cao. Trong khi đó, bướu ở<br /> giai đoạn T1, mức độ ác tính cao và CIS có<br /> nguy cơ tiến triển nhiều nhất. Có nhiều nghiên<br /> cứu về hóa trị trong bàng quang sau mổ được<br /> thực hiện nhằm ngăn chặn ung thư tái phát.<br /> Những thuốc điều trị bao gồm các hóa chất<br /> kháng ung thư như: Mitomycin C,<br /> Doxorubicin, Epirubicin, Thiotepa và chất tạo<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> phản ứng miễn dịch BCG. Hiện tại, BCG và<br /> MMC được sử dụng phổ biến nhất để hóa trị<br /> trong bàng quang. Nghiên cứu so sánh hiệu<br /> quả điều trị của BCG và MMC cho thấy không<br /> có sự khác biệt ở nhóm nguy cơ thấp và nguy<br /> cơ trung bình. Tuy nhiên, BCG làm giảm có ý<br /> nghĩa tỉ lệ ung thư tái phát ở nhóm nguy cơ<br /> cao(8). BCG mặc dù được đánh giá là tốt hơn<br /> MMC nhưng chưa có trên thị trường Việt<br /> Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử<br /> dụng MMC là thuốc thay thế cho BCG trong<br /> điều trị hỗ trợ sau mổ.<br /> Mitomycin C (MMC) lần đầu tiên được báo<br /> cáo vào năm 1975. Thuốc được sử dụng nhiều<br /> nhất trong điều trị ung thư bàng quang nông<br /> do hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Hiệu quả<br /> thuốc dựa trên tác dụng ức chế sự phát triển<br /> của tế bào ung thư, làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ<br /> ung thư tái phát khi hóa trị ngay tức thì sau<br /> TURBT(1,2,4) và hóa trị hỗ trợ duy trì sau mổ.<br /> Tuy nhiên, chưa có khuyến cáo nào về công<br /> thức cũng như liều lượng sử dụng tối ưu cho<br /> MMC. Liều điều trị có thể từ 20-80mg MMC(6).<br /> Hiện nay, MMC với liều 30-40 mg được xem<br /> như liều chuẩn do được sử dụng rộng rãi trong<br /> và ngoài nước. Trong nghiên cứu này chúng<br /> tôi dùng MMC với liều 40mg mỗi tuần và duy<br /> trì trong 6 tuần.<br /> Dữ liệu thu thập được có 14 bệnh nhân tái<br /> phát trong năm đầu sau TURBT, chiếm tỉ<br /> 15,73%. Nhóm nguy cơ thấp có tỉ lệ tái phát<br /> thấp nhất với 3,57%, tăng lên nhiều ở nhóm<br /> nguy trung bình với tỉ lệ 18,5% và gần 50% tái<br /> phát ở nhóm nguy cơ cao. Theo dõi trong 2<br /> năm, tỉ lệ tái phát tăng lên 24,7%. Tái phát tăng<br /> lên có ý nghĩa ở nhóm nguy cơ thấp và trung<br /> bình với tỉ lệ lần lượt là 14,28% và 27,78%.<br /> Trong khi đó, tỉ lệ tái phát không thay đổi ở<br /> nhóm nguy cơ cao.<br /> Về nguy cơ tiến triển ung thư, có 8 bệnh<br /> nhân ung thư tiến triển, chiếm tỉ lệ 9%. Nhóm<br /> nguy cơ trung bình và nguy cơ cao có tỉ lệ tiến<br /> triển ung thư khá cao lần lượt là 7,14 và 18,2%<br /> theo dõi trong 2 năm. Tỉ lệ này khoàng 1-5% ở<br /> <br /> 177<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> nhóm nguy cơ trung bình và 5-17% ở nhóm<br /> nguy cơ cao(1). Trong số các bệnh nhân này, có<br /> 3 bệnh nhân ung thư tái phát nhiều vị trí hoặc<br /> xâm lấn cơ được phẫu thuật cắt bàng quang<br /> tận gốc. Các BN còn lại tăng độ ác tính tế bào<br /> sau TURBT. Trong 5 BN này, có 3 BN có mức<br /> độ tế bào ác tính cao (high grade) có chỉ định<br /> cắt bàng quang tận gốc.<br /> Tất cả các bệnh nhân đều dung nạp tốt với<br /> MMC khi hóa trị trong bàng quang, không có<br /> BN nào ngưng điều trị vì tác dụng phụ của<br /> thuốc. Phản ứng thuốc toàn thân hiếm gặp như<br /> cảm giác ngứa và nổi mẩn đỏ ở da. Phản ứng<br /> tại chổ thường gặp hơn với hội chứng đường<br /> tiểu dưới như tiểu nhiểu lần và tiểu gắt. Một số<br /> BN có triệu chứng tiều máu.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Ung thư bàng quang nông thường tái phát,<br /> đặc biệt nhóm nguy cơ nguy cơ trung bình và<br /> nguy cơ cao. Hóa trị trong bàng quang sau cắt<br /> bướu qua ngã niệu đạo là điều trị chuẩn để<br /> ngăn ung thư tái phát. Hiện nay, MMC vẫn<br /> được xem là thuốc hóa trị hỗ trợ trong bàng<br /> quang an toàn và hiệu quả(3). Theo dõi trong 2<br /> năm, tỉ lệ ung thư tái phát là 24,7%. Theo kết<br /> quả nghiên cứu, tái phát ở nhóm nguy cơ trung<br /> bình và nguy cơ cao còn khá nhiều, đặc biệt có<br /> gần 50% tái phát ở nhóm nguy cơ cao. Hóa trị<br /> trong bàng quang ngay tức thì trong vòng 6<br /> giờ sau TURBT, TURBT bổ sung sau 6-8 tuần ở<br /> nhóm nguy cơ cao và hóa trị trong bàng quang<br /> hỗ trợ duy trì ít nhất trong 1 năm là các biện<br /> <br /> 178<br /> <br /> pháp có thể áp dụng để hạn chế ung thư tái<br /> phát và tiến triển(1,2,3).<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Babjuk M, Oosterlinck W, Sylvester R, Kaasinen E, Böhle A,<br /> Palou-Redorta J (2008). European Association of Urology<br /> (EAU). EAU guidelines on non-muscle-invasive urothelial<br /> carcinoma of the bladder. Eur Urol. 54(2): 303-14.<br /> Besarani D, Al-Akraa M (2006). Immediate administration<br /> of intravesical mitomycin C after tumour resection for<br /> superficial bladder cancer. BJU Int, 98(1): 232-3.<br /> Bolenz C, Cao Y, Arancibia MF, Trojan L, Alken P, Michel<br /> MS (2006). Intravesical mitomycin C for superficial<br /> transitional cell carcinoma. Expert Rev Anticancer Ther,<br /> 6(8): 1273-82.<br /> El-Ghobashy S, El-Leithy TR, Roshdy MM, El-Ganzoury<br /> HM (2007). Effectiveness of a single immediate mitomycin<br /> C instillation in patients with low risk superficial bladder<br /> cancer: short and long-term follow-up. J Egypt Natl Canc<br /> Inst, 19(2): 121-6.<br /> Irani J (2008). Management of Ta, T1, and in situ bladder<br /> carcinoma: what is new?. Prog Urol, 18(5): S94-8.<br /> Jeong CW, Jeon HG, Kwak C, Jeong H, Lee SE (2005).<br /> Comparison of 30 mg and 40 mg of mitomycin C<br /> intravesical instillation in Korean superficial bladder cancer<br /> patients: prospective, randomized study. Cancer Res Treat,<br /> 37(1): 44-7.<br /> Mostafid AH, Rajkumar RG, Stewart AB, Singh R (2006).<br /> Immediate administration of intravesical mitomycin C after<br /> tumour resection for superficial bladder cancer. BJU Int,<br /> 97(3): 509-12.<br /> Shelley MD, Court JB, Kynaston H, Wilt TJ, Coles B, Mason<br /> M (2003). Intravesical bacillus Calmette-Guerin versus<br /> mitomycin C for Ta and T1 bladder cancer. Cochrane<br /> Database Syst Rev, (3): CD003231.<br /> Shelley MD, Mason MD, Kynaston H (2010). Intravesical<br /> therapy for superficial bladder cancer: a systematic review<br /> of randomised trials and meta-analyses. Cancer Treat Rev,<br /> 36(3): 195-205.<br /> Volpe A, Racioppi M, D'Agostino D, Cappa E, Filianoti A,<br /> Bassi PF (2010). Mitomycin C for the treatment of bladder<br /> cancer. Minerva Urol Nefrol, 62(2): 133-44.<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0