ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG PHẢI<br />
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI.<br />
Chung Hoàng Phương*, Lê Huy Lưu**, Nguyễn Văn Hải**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Trình bày kinh nghiệm điều trị viêm túi thừa đại tràng phải của chúng tôi bằng phương<br />
pháp cắt túi thừa nội soi.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 16 trường hợp viêm túi thừa đại tràng phải được<br />
phẫu thuật nội soi cắt túi thừa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 9<br />
năm 2009.<br />
Kết quả: Có 16 trường hợp, tuổi trung bình là 30 (thay đổi 15-48), nam nữ gần như nhau (9:7). Tất cả<br />
đều đau hố chậu phải, sốt và bạch cầu tăng trong 15/16 trường hợp (94%), đều được phẫu thuật nội soi cắt<br />
túi thừa và cắt ruột thừa. Hậu phẫu ổn định cho tất cả bệnh nhân.<br />
Kết luận: Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy nội soi cắt túi thừa là phẫu thuật an toàn để điều trị<br />
viêm túi thừa đại tràng phải.<br />
Từ khóa: Túi thừa đại tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC DIVERTICULECTOMY FOR RIGHT- SIDED COLONIC DIVERTICULITIS<br />
Chung Hoang Phuong, Le Huy Luu, Nguyen Van Hai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 175 - 179<br />
Objective: The aim of this study was to present our experience of the laparoscopic diverticulectomy for<br />
right-sided colonic diverticulitis.<br />
Patients and methods: This is a retrospective review of 16 patients with a diagnosis of right colonic<br />
diverticulitis who underwent laparoscopic diverticulectomy at the Nhan Dan Gia Dinh hospital from June<br />
2006 to September 2008.<br />
Results: 16 patients, mean age was 30 (range, 15-48). There was no male:female predominance (9 men:7<br />
women). The primary complaint among all patients was right lower quadrant pain. Elevated temperature<br />
and leukocytosis were present in 14 patients (93%). All patients were treated by laparoscopic<br />
diverticulectomy and appendectomy. The postoperative course of all patients was uneventful.<br />
Conclusion: Our results showed that laparoscopic diverticulectomy could be considered as a safe and<br />
adequate treatment for right-sided colonic diverticulitis.<br />
Key words: colonic diverticulosis.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Túi thừa đại tràng là một cấu trúc hình túi<br />
bất thường nhô ra khỏi thành của đại tràng. Dựa<br />
vào cấu trúc, người ta chia túi thừa ra làm 2 loại:<br />
túi thừa thật khi thành của túi có đầy đủ các lớp<br />
của thành ruột; túi thừa giả khi không có đầy đủ<br />
<br />
các lớp của thành ruột. Dựa vào số lượng, người<br />
ta còn chia ra túi thừa đơn độc (có 1 hoặc 2 túi<br />
thừa) và đa túi thừa (trên 3 cái).<br />
Bệnh sinh của túi thừa chưa được biết rõ, giả<br />
thuyết được công nhận nhiều nhất đó là sự gia<br />
tăng áp lực trong lòng đại tràng kết hợp với sự<br />
<br />
* Khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Nhân dân Gia Định ** Bộ môn Ngoại, Đại học Y dược TPHCM<br />
Địa chỉ liên lạc: BS Lê Huy Lưu ĐT: 0903.945.397 Email: lehuyluu@yahoo.com<br />
175<br />
<br />
khiếm khuyết thành ruột tại vị trí mạch máu<br />
xuyên qua khiến niêm mạc bị thoát vị qua đó tạo<br />
túi thừa(1). Tuy nhiên, thuyết này chỉ đúng đối<br />
với túi thừa giả. Do đó, đến nay người ta vẫn tin<br />
rằng, túi thừa thật là do bẩm sinh. Chính vì vậy,<br />
ta thường gặp túi thừa giả thường xuất hiện<br />
dưới dạng đa túi thừa và ở bên phần đại tràng<br />
thường có áp lực cao là đại tràng sigma. Điều<br />
này cũng lý giải vì sao bệnh lý này phổ biến ở<br />
các nước phương Tây (do thói quen ăn uống ít<br />
chất xơ) mà ít gặp hơn ở các nước phương Đông.<br />
Túi thừa ở bên phải đại tràng ít gặp hơn,<br />
thường là túi thừa thật và đơn độc. Khi bị viêm<br />
sẽ có triệu chứng gần giống viêm ruột thừa. Và<br />
vì hiếm gặp nên ít khi được chẩn đoán đúng<br />
trước mổ mà thường là chẩn đoán lầm là viêm<br />
ruột thừa(6).<br />
Việc điều trị viêm túi thừa loại này vẫn đang<br />
còn bàn cãi giữa điều trị nội khoa và phẫu thuật.<br />
Điều trị nội khoa có nhược điểm hiển nhiên đó là<br />
túi thừa vẫn còn tồn tại, vì vậy sẽ có nguy cơ<br />
viêm tái phát hay xuất hiện các biến chứng khác.<br />
Về phẫu thuật thì phẫu thuật được lựa chọn<br />
thường là cắt đại tràng phải điều này làm bệnh<br />
nhân ngoài việc phải chịu đựng một cuộc mổ ra<br />
còn phải chịu ảnh hưởng của các rối loạn chức<br />
năng do cắt ruột gây nên.<br />
Ngày nay, phẫu thuật nội soi được phổ biến<br />
rộng rãi, được áp dụng trong mổ cấp cứu ngày<br />
càng nhiều. Vì vậy, khi gặp tình huống viêm túi<br />
thừa được chẩn đoán trong mổ thì việc xử trí sẽ<br />
như thế nào? Cắt túi thừa là một phương pháp<br />
có ưu điểm là vừa điều trị triệt để túi thừa, vừa<br />
bảo tồn được đại tràng và cuộc mổ cũng nhẹ<br />
nhàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ<br />
phù hợp khi túi thừa đơn độc. Hơn nữa, sự lành<br />
vết thương trên nền một tình trạng viêm như<br />
vậy có đảm an toàn?<br />
Thực tế ở trong nước chưa có nhiều báo cáo<br />
về vấn đề này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
nhằm đánh giá tính khả thi và an toàn khi lựa<br />
chọn cách giải quyết là cắt túi thừa qua nội soi và<br />
khâu kín lại đại tràng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Hồi cứu trong gần 4 năm (từ năm 2006<br />
đến nay) tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh là tất cả các trường hợp<br />
mổ cấp cứu được chẩn đoán trong mổ là túi<br />
thừa đại tràng, được xử trí cắt túi thừa qua<br />
nội soi ổ bụng với ghi nhận cấu trúc này<br />
thông với đại tràng.<br />
Thu thập các đặc điểm lâm sàng và cận lâm<br />
sàng. Tình trạng túi thừa, tình trạng ổ bụng<br />
trong mổ, thời gian mổ và các diễn tiến, biến<br />
chứng sau mổ…<br />
Các dữ liệu được lưu trữ và phân tích bằng<br />
phần mềm SPSS 13,0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong khoảng thời gian từ tháng 6/2006<br />
đến 9/2009 có 16 trường hợp thỏa điều kiện<br />
nghiên cứu gồm 9 nam, 7 nữ. Tuổi trung bình<br />
là 30,4 (15 - 48).<br />
Tất cả đều nhập viện vì đau hố chậu phải<br />
từ 1 đến 7 ngày, trung bình là 2 ngày, đa số là<br />
đau 1 ngày. Trường hợp đau 7 ngày là viêm<br />
phúc mạc, 5 ngày là áp xe. Hầu hết các trường<br />
hợp được chẩn đoán trước mổ là viêm ruột<br />
thừa hoặc biến chứng của viêm ruột thừa, chỉ<br />
có 2 trường hợp được chẩn đoán trước mổ là<br />
viêm túi thừa do gợi ý của siêu âm, CT scan và<br />
bệnh cảnh lâm sàng không tương xứng với<br />
thời gian đau.<br />
Bảng 1: Chẩn đoán trước mổ và thời gian đau<br />
Chẩn ñoán trước mổ<br />
Viêm ruột thừa cấp<br />
Áp xe ruột thừa<br />
Viêm phúc mạc ruột thừa<br />
Viêm túi thừa<br />
<br />
Số ca<br />
12<br />
1<br />
1<br />
2<br />
<br />
Thời gian ñau<br />
1-2 ngày<br />
5 ngày<br />
7 ngày<br />
Nhiều hơn 1 lấn<br />
<br />
Nhiệt độ trung bình là 38,1oC, có 3 trường<br />
hợp không sốt, 2 trường hợp cao nhất là 39 oC.<br />
Bạch cầu trung bình là 13,800/mm3, một<br />
trường hợp không tăng, 2 trường hợp tăng cao<br />
19-20,000, trong đó có một trường hợp là viêm<br />
phúc mạc.<br />
Về số lượng túi thừa: 14 trường hợp chỉ có<br />
duy nhất một túi thừa, 2 trường hợp có 2 túi<br />
<br />
176<br />
<br />
thừa. Về vị trí: 3 trường hợp túi thừa ở đại tràng<br />
lên, 1 trường hợp có túi thừa ở manh tràng và<br />
đại tràng lên, các trường hợp còn lại túi thừa ở<br />
manh tràng trong đó có 2 trường hợp túi thừa<br />
nằm ngay tại chỗ đổ của hồi tràng.<br />
<br />
giải phẫu bệnh ruột thừa không viêm hoặc viêm<br />
thứ phát.<br />
Thời gian mổ trung bình là 98 phút, nhanh<br />
nhất là 60 phút, muộn nhất là 150 phút. Trung<br />
tiện sau mổ 2,7 ngày, cho ăn nhẹ khi đã có trung<br />
tiện. Thời gian năm viện trung bình là 5,7 ngày,<br />
nhanh nhất là 4 ngày (2 trường hợp), lâu nhất là<br />
9 ngày. Hầu hết không có biến chứng, chỉ có một<br />
trường hợp tụ dịch ở hố chậu phải được điều trị<br />
nội khoa ổn.<br />
<br />
Hầu hết túi thừa ở tình trạng viêm, 2 trường<br />
hợp đã thủng gây viêm phúc mạc và áp xe. Tất<br />
cả đều được phẫu tích bộc lộ rõ lỗ thông vào đại<br />
tràng, sau đó cắt lọc sạch mép thành ruột và<br />
khâu lại bằng chỉ vicryl 3,0. Mọi thao tác đều<br />
được thực hiện qua nội soi. Tất cả các trường<br />
hợp đều được cắt ruột thừa kèm theo.<br />
<br />
Kháng sinh sử dụng thường là Augmentin<br />
hoặc Unasyn hoặc Ceftriaxon kèm với<br />
Metronidazole. Hai trường hợp dùng kèm<br />
Gentamycin, 5 trường hợp chỉ sử dụng một<br />
kháng sinh. Thời gian sử dụng trung bình là 4,8<br />
ngày, ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất là 7 ngày.<br />
<br />
Giải phẫu bệnh sau mổ ghi nhận được 8<br />
trường hợp có mô túi thừa viêm, các trường hợp<br />
còn lại không xác định được tính chất hoặc chỉ<br />
ghi nhận mô viêm, Tất cả các trường hợp đều có<br />
Bảng 2: Danh sách bệnh nhân và một số đặc điểm<br />
o<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Thời gian ñau<br />
<br />
Nhiệt ñộ ( C)<br />
<br />
Lê Hữu Ngh<br />
Trần Quang T<br />
Nguyễn Bá H<br />
Ng Thị T<br />
Lương thị M<br />
Nguyễn Thanh Ph<br />
Trần Ngọc Mai Tr<br />
Kiều Thị Đ<br />
Phạm Thị Thanh V<br />
Đoàn Văn H<br />
Đoàn Thị L<br />
Lương Thị Kim C<br />
Tô Quang Nh<br />
Nguyễn Thanh Ph<br />
Quách Thanh Q<br />
Lê Quang L<br />
<br />
17<br />
40<br />
33<br />
16<br />
39<br />
25<br />
26<br />
48<br />
23<br />
34<br />
35<br />
43<br />
19<br />
43<br />
15<br />
26<br />
<br />
2 ngày<br />
7<br />
2<br />
5<br />
1<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
3<br />
<br />
38,2<br />
38,0<br />
38,0<br />
39,0<br />
37,8<br />
37,8<br />
38,5<br />
38,5<br />
37,5<br />
37,5<br />
39,0<br />
37,0<br />
38,0<br />
38,0<br />
38,0<br />
38,0<br />
<br />
Bạch cầu Số<br />
3<br />
(x10 ) lượng<br />
19,9<br />
1<br />
19,1<br />
2<br />
11,9<br />
1<br />
14,5<br />
1<br />
9,6<br />
1<br />
10,9<br />
1<br />
14,9<br />
1<br />
13,6<br />
1<br />
14,6<br />
1<br />
10,9<br />
1<br />
11,6<br />
1<br />
12,3<br />
1<br />
15,0<br />
2<br />
14,0<br />
1<br />
14,0<br />
1<br />
12,0<br />
1<br />
<br />
Vị trí<br />
MT<br />
MT<br />
MT<br />
ĐT lên<br />
HMT<br />
MT<br />
MT<br />
ĐT lên<br />
MT<br />
ĐT lên<br />
MT<br />
MT<br />
MT, ĐT<br />
MT<br />
MT<br />
HMT<br />
<br />
Thời gian mổ Thời gian<br />
(phút)<br />
nằm viện<br />
125<br />
120<br />
85<br />
110<br />
150<br />
90<br />
80<br />
110<br />
65<br />
110<br />
60<br />
110<br />
75<br />
90<br />
85<br />
90<br />
<br />
8<br />
5<br />
4<br />
5<br />
6<br />
5<br />
6<br />
8<br />
4<br />
6<br />
4<br />
9<br />
5<br />
5<br />
5<br />
5<br />
<br />
177<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Khác với bệnh túi thừa đại tràng trái, túi thừa đại tràng phải ít gặp hơn nhiều, chiếm<br />
khoảng 5-14% bệnh lý túi thừa đại tràng nói chung(1,4). Theo các báo cáo trước đây thì tần<br />
suất viêm túi thừa đại tràng phải vào khoảng 1/300 – 1/34 các trường hợp cắt ruột thừa(2),<br />
thường gặp ở các nước phương Đông hơn phương Tây (đây là một điểm khác biệt nữa đối<br />
với túi thừa đại tràng trái)(2,4,7). Tỉ lệ này phù hợp với số liệu chúng tôi thu thập được trong<br />
nghiên cứu vì với số lượng 16 ca (không tính các trường hợp nghi ngờ túi thừa nhưng<br />
không xử lý gì) trong 4 năm (hàng năm số lượng cắt ruột thừa ở bệnh viện chúng tôi là<br />
khoảng 1300 ca), thì tỉ lệ trong nghiên cứu là khoảng trên 1/300.<br />
Túi thừa đại tràng phải thường là đơn độc và bẩm sinh(3). Các bệnh nhân của chúng tôi<br />
đều khá trẻ, đa số là dưới 40, nhiều trường hợp dưới 20 tuổi, đây là lứa tuổi mà các yếu tố<br />
nguy cơ gây túi thừa đại tràng mắc phải chưa hoặc chưa kịp ảnh hưởng. Ngược lại, túi thừa<br />
đại tràng trái thường gặp ở các bệnh nhân trên 50(1).<br />
Vì vị trí giải phẫu như vậy nên khi viêm, rất dễ chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa(4). Tất<br />
cả các bệnh nhân của chúng tôi đều đau bụng phải, đa số có thời gian đau từ 1- 2 ngày<br />
(14/16 trường hợp), 15/16 trường hợp có sốt và bạch cầu tăng (94%). Như vậy, hầu như bệnh<br />
cảnh lâm sàng và sinh hóa rất khó để phân biệt với viêm ruột thừa. Chính vì thế, 14/16<br />
trường hợp của chúng tôi không chẩn đoán được trước mổ. Siêu âm cũng không thể giúp<br />
phân biệt hữu hiệu được 2 bệnh lý này. Một số tác giả đánh giá cao vai trò của CT scan(1),<br />
tuy nhiên, chúng tôi chỉ có trường hợp được chụp CT scan nên không không bàn luận<br />
nhiều. Chụp đại tràng là phương pháp tốt để chẩn đoán nhưng không được chỉ định trong<br />
tình trạng túi thừa viêm với nguy cơ thủng cao.<br />
Việc điều trị vẫn đang còn bàn cãi. Đối với túi thừa viêm chẩn đoán được trước và<br />
chưa có biến chứng, nhiều tác giả chọn giải pháp điều trị nội khoa bảo tồn bằng cách cho<br />
ruột nghỉ ngơi và dùng kháng sinh tĩnh mạch. Kháng sinh được khuyên nên sử dụng tối<br />
thiểu 7-10 ngày, trong trường hợp nhẹ có thể điều trị ngoại trú và theo dõi sát(1). Có<br />
khoảng 50-80% đáp ứng với điều trị nội, nhưng có tới 15-30% tái phát sau đợt điều trị<br />
đầu tiên(1,5). Chúng tôi cũng có 1 trường hợp đã được chẩn đoán viêm túi thừa và điều trị<br />
bảo tồn, 6 tháng bị tái phát lại và được mổ.<br />
Một số thái độ khi phát hiện tổn thương trong lúc mổ nghi ngờ túi thừa là: cắt ruột thừa<br />
và điều trị nội khoa túi thừa; cắt túi thừa và ruột thừa, cắt đại tràng phải, cắt hồi manh<br />
tràng(2). Phương pháp phẫu thuật chuẩn được lựa chọn khi phát hiện một khối ở đại tràng<br />
phải trong khi mổ là cắt đại tràng phải và nối hồi đại tràng ngang(4), việc này giúp điều trị<br />
triệt để đồng thời cũng giúp tránh bỏ sót một số bệnh khác như ung thư. Một số tác giả thì<br />
chọn giải pháp không làm gì nếu túi thừa viêm không biến chứng(2). Cả 2 thái độ này đều có<br />
những nhược điểm nhất định. Túi thừa đại tràng phải thường gặp ở người trẻ, việc cắt ruột<br />
ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của ruột, còn không can thiệp gì thì hầu<br />
như bệnh nhân sẽ bị tái phát trong tương lai, khoảng 55% sau thời gian theo dõi trung bình<br />
là 5,72 năm(5).<br />
Cắt túi thừa là một lựa chọn hợp lý, theo tác giả Ngoi, đây là phẫu thuật an toàn và vừa<br />
đủ. Papaziogas cũng chia sẻ quan điểm này(8). Tuy nhiên, theo Yang, phẫu thuật không dễ vì<br />
sẽ rất khó khăn khi phẫu tích mô viêm xung quanh túi thừa, chính vì vậy ông chỉ thực hiện<br />
<br />
178<br />
<br />
được 8 trong số 113 trường hợp ông đã gặp(2). Tất cả các trường hợp của chúng tôi đều được<br />
phẫu thuật cắt túi thừa kèm ruột thừa, chúng tôi cũng ghi nhận được những khó khăn khi<br />
phẫu tích. Tuy nhiên, với việc phẫu tích tỉ mỉ, bám sát thành đại tràng, chúng tôi luôn tìm<br />
được vị trí túi thừa đổ vô đại tràng và đảm bảo được mép ruột an toàn để khâu kín. Có<br />
những trường hợp khó khăn như áp xe và viêm phúc mạc, chúng tôi cũng cắt lọc sạch mô<br />
hoại tử, bộc lộ bờ cắt an toàn để khâu. Hai trường hợp túi thừa nằm ngay chỗ đổ của hồi<br />
tràng, chúng tôi cắt túi thừa theo chiều cùa van Bauhin và khâu mặt trước hồi tràng vào<br />
manh tràng. Tất cả 16 trường hợp đều được thực hiện hoàn toàn qua nội soi.<br />
Hậu phẫu không gặp vấn đề gì trong hầu hết các trường hợp, một trường hợp tụ<br />
dịch ở hố chậu phải khi siêu âm ở ngày hậu phẫu thứ 3, được sử dụng kháng sinh đủ 7<br />
ngày thì ổn định, đây là trường hợp viêm phúc mạc. Như vậy, chúng tôi không gặp bất<br />
cứ vấn đề gì liên quan tới việc khâu đại tràng, thời gian điều trị sau mổ cũng không kéo<br />
dài, có trường hợp xuất viện sau mổ 2 ngày. Kháng sinh cũng chỉ sử dụng nhiều nhất là<br />
7 ngày, thậm chí không dài ngày hơn việc khuyến cáo khi điều trị nội khoa không mổ,<br />
nhiều trường hợp chỉ sử dụng một kháng sinh.<br />
Tóm lại, việc cắt túi thừa qua nội soi ổ bụng vừa đảm bảo được điều trị triệt để, vừa<br />
không kéo dài hơn thời gian điều trị, vừa giữ được toàn vẹn giải phẫu cũng như sinh lý của<br />
đại tràng và cuộc mổ cũng không quá lớn, vẫn đảm bảo được các ưu điểm của phẫu thuật<br />
nội soi.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với kết quả trên, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: túi thừa đại tràng phải<br />
không phải là quá hiếm; thường xuất hiện đơn độc; dễ chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa;<br />
phẫu thuật nội soi cắt túi thừa là một phương pháp an toàn và hiệu quả, Trong thời gian tới,<br />
chúng tôi tiếp tục thực hiện và theo dõi kết quả lâu dài trên những bệnh nhân này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Dominguez EP, Sweeney JF, Choi YU (2006), Diagnosis and Management of Diverticulitis and Appendicitis,<br />
Gastroenterol Clin N Am, 35, p,367–391.<br />
Yang HR, Huang HH, Wang YC et al (2006), Management of Right Colon Diverticulitis: A 10-Year Experience, World J<br />
Surg, 30, p, 1929–1934.<br />
Nirula, Raminder, Greaney et al (1997), Right-sided diverticulitis: a difficult diagnosis, Am Surg, 63(10), p, 177-193.<br />
Funicello, Fares LG, Oza K et al (2002), Right-Sided Diverticulitis - Surgical and Nonsurgical Treatment: Two Case Reports<br />
and Review of the Literature, Am Surg, 68(8), p, 740-742.<br />
Greenberg AS, Gal R, Coben RM et al (2005), A retrospective analysis of medical or surgical therapy in young patients<br />
with diverticulitis, Aliment Pharmacol Ther, 21, p, 1225–1229.<br />
Junge K, Marx A, Peiper Ch et al (2003), Caecal-diverticulitis: A rare differential diagnosis for right-sided lower abdominal<br />
pain, Colorectal Dis, 5, p, 241–245,<br />
Hildebrand P, Kropp M, Stellmacher F et al (2007), Surgery for right-sided colonic diverticulitis: results of a 10-yearobservation period, Langenbecks Arch Surg, 392, p, 143–147.<br />
Papaziogas B, Makris J, Koutelidakis I et al (2005), Surgical management of cecal diverticulitis: is diverticulectomy enough?<br />
Int J Colorectal Dis, 20, p, 24–27.<br />
<br />
179<br />
<br />