YOMEDIA
ADSENSE
Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador - GV. TS. Phan Thị Giác Tâm
210
lượt xem 56
download
lượt xem 56
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador do GV. TS. Phan Thị Giác Tâm trình bày về việc định giá rừng ngập mặn ở Salvador, từ đó giúp các bạn nắm được phương pháp, quy trình để định giá rừng để có thể áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam cũng như ở từng địa phương cụ thể.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador - GV. TS. Phan Thị Giác Tâm
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM ĐỊNH GIÁ RỪNG NGẬP MẶN GIÀU TÀI NGUYÊN Ở SALVADOR GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 1 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM MỤC LỤC GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƢỚC EL SALVADOR ............................................................. 4 A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ TÌNH TRẠNG MÔI TRƢỜNG Ở EL SALVADOR ..... 4 B. NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM SUY THOÁI MÔI TRƢỜNG Ở EL SALVADOR ................................................................................................................. 5 1. Sự nghèo nàn ở nông thôn và sự thất bại trong việc đề xƣớng luật cải cách ruộng đất. ......................................................................................................................... 5 2. Sự xung đột ........................................................................................................ 6 3. Tƣơng lai đất nƣớc trong thời kỳ khôi phục ........................................................ 7 C. HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN ................................................................. 8 D. VỊ TRÍ DỰ ÁN: EL TAMARINDO, LA UNÍON, EL SALVADOR .................... 15 ĐỊNH GIÁ KINH TẾ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN EL TAMARINDO, LA UNÍON, EL SALVADOR ............................................................................................. 19 2.1 Tổng giá trị kinh tế (TEV - Total economic value) ............................................ 19 2.1.1 Họat động đánh giá lợi ích và những phƣơng pháp định giá ...................... 22 2.2. Những phƣơng pháp sử dụng giá cả thị trƣờng ..................................................... 28 2.2.1. Định giá chi phí từ việc sử dụng giá cả thị trƣờng thật sự của những hàng hóa và dịch vụ môi trƣờng. ................................................................................... 29 2.2.2. Phƣơng pháp hàm sản xuất ......................................................................... 29 2.2.3. Những kỹ thuật liều lƣợng – đáp ứng ......................................................... 31 2.3 Sự định giá chi phí bằng cách sử dụng giá cả thực sự trên thị trƣờng trong việc bảo vệ môi trƣờng. ............................................................................................................. 34 2 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 2.3.1. Chi phí ngăn ngừa, bảo vệ .......................................................................... 35 2.3.2. Chi phí thay thế .......................................................................................... 35 2.3.3.Phƣơng pháp sử dụng đề án bóng ................................................................ 35 2.4. Định giá lợi ích sử dụng những thị trƣờng thay thế ............................................... 36 2.4.1. Hàng hóa thị trƣờng nhƣ là những vật thay thế cho hàng hóa môi trƣờn g ... 36 2.4.2. Gía trị tài sản và phƣơng pháp giá tiện ích .................................................. 37 2.4.3. Xác định giá trị của những dịch vụ bảo vệ từ rừng ngập mặn ..................... 39 2.4.4. Định giá đất đai theo vị thế gần khu rừng ngập mặn ................................... 39 2.4.5. Những vấn đề của việc suy luận: Sở thích đặc biệt đối với những giá trị đất đai ........................................................................................................................ 41 2.4.6. Phƣơng pháp chi phí du hành: Ƣớc tính nhu cầu đối với những dịch vụ và hàng hóa môi trƣờng. ........................................................................................... 43 2.4.7. Những vấn đề liên quan đến phƣơng pháp chi phí du hành ......................... 45 2.4.8. Tiền lƣơng ẩn và phƣơng pháp chi phí đầu vào .......................................... 48 2.5. Phƣơng pháp định giá khảo sát ............................................................................. 50 2.5.1. Định giá ngẫu nhiên ................................................................................... 50 2.5.2. Những vấn đề trong phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên ............................... 52 Kết luận ......................................................................................................................... 55 3 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM Phần 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƢỚC EL SALVADOR A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ TÌNH TRẠNG MÔI TRƢỜNG Ở EL SALVADOR El Salvador là một trong những nƣớc Cộng hòa nhỏ nhất của Châu Mỹ và có dân cƣ đông đúc nhất. Dân số trung bình 246 ngƣời/21.040km2, những vùng lân cận thì trung bình chỉ là 49 ngƣời/km2. El Salvador cũng là một trong những nƣớc có nền kinh tế nông nghiệp mạnh nhất, 35% diện tích là đất nông nghiệp trồng trọt và 29% là diện tích đồng cỏ để chăn nuôi (Leonard 1987). Đất nông nghiệp thì dùng để trồng các lọai cây trồng để xuất khẩu nhƣ cafe, cây bông và mía đƣờng, một số để trồng các lọai cây dùng trong nƣớc nhƣ ngũ cốc, lúa miến. Gần đây, El Salvador đã vƣợt khỏi 12 năm nội chiến, trong suốt thời gian đó nhiều cơ sở hạ tầng quốc gia đã bị phá hủy và phần đông dân số trong vùng di cƣ . Trong khi triển vọng cho hòa bình có dấu hiệu tốt thì những mặt hạn chế mà đất nƣớc đang phải đối mặt là rất lớn. Vào năm 1993 sự thâm hụt ngân sách là 3,3% GDP và đã đƣợc tài trợ từ sự viện trợ của nƣớc ngòai. Đó là sự tài trợ từ nƣớc ngoài, từ sự viện trợ của những công nhân El Salvador đang sống ở nƣớc ngòai (10,93% GDP, 1993) và sẽ phải đƣợc thanh tóan trong 5 năm tới, đó là sự giúp đỡ to lớn đem lại sự thành công cho đất nƣớc. El Salvador đƣợc khắp mọi nơi ở Châu Mỹ biết đến là một đất nƣớc có diện tích rừng bị phá hủy triệt để nhất. Dãy rừng phía Bắc bị phá hoang để chuyển sang đất nông nghiệp và những trang trại to lớn để chăn nuôi gia súc. Những khu rừng ở trung tâm cao nguyên và những đồng bằng ven biển ven biên giới cũng bị biến thành những đồn điền cafe và mía đƣờng, hình thành nền kinh tế nông nghiệp. Leonard (1987) ƣớc lƣợng rằng trong vùng chỉ ở Guatemada và Honduras là có khoảng chừng 34% và 36% rừng nguyên thuỷ bao phủ còn nguyên vẹn. El Salvador không có hơn 2% vùng đất đủ lớn để có thể gọi là rừng. Theo nhƣ Cenren (The Centro de Recursos Naturales), một bộ phận của Bộ Nông nghiệp đã ƣớc lƣợng khoảng chừng 200.000 hecta cần thiết để trồng lại rừng khẩn 4 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM cấp vào cuối năm 1980. Tuy nhiên, trong 15 năm qua, chỉ có 1 phần nhỏ diện tích này – khoảng 12.000 hecta đã đƣợc trồng rừng bởi những chƣơng trình của Chính Phủ. Áp lực về dân số và những vấn đề kéo theo góp phần là m xấu đi và suy thoái đất trồng trọt (Foy and Daky 1989). Giữa những năm 1971 và 1988, tổng số đất nông nghiệp chỉ tăng 7% trong khi dân số lại tăng lên 36% (Chapin 1990). Tình trạng thiếu ruộng đất trồng trọt cũng đƣợc xem là một nhân tố làm tăng tốc độ xói mòn và phá rừng. Giữa những năm 1950 – 1975, số nông dân không có ruộng đất đã tăng lên từ 11,8% đến 40,9% trong tổng nông dân. Những ngƣời không có ruộng đất thì đi làm thuê ở nhiều đồn điền cafe hay những vùng trồng mía, bông vào mùa vụ, để phụ thêm thu nhập họ phải thuê thêm ruộng đất để trồng cây lƣơng thực. Khi những ngƣời tá điền này suy nghĩ về bản thân họ trong tƣơng lai và sự chiếm giữ đất đai tạm thời, họ không hiểu rõ các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và đã đốt rẫy phá rừng để canh tác nông nghiệp ngày một tăng nhanh ở những khu rừng xung quanh. Vì mật độ dân số ngày một tăng nhanh nên thời gian đất bị bỏ hoang ngày rút ngắn dần và tình trạng di cƣ từ nông thôn ra thành thị cũng ngày một tăng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hoá chất nông nghiệp khác đã làm ô nhiễm hệ thống sông ngòi và nguồn nƣớc. Nồng độ của các thuốc trừ sâu đƣợc phát hiện là cao trong thịt gia súc, sữa, rau quả và các loại động vật biển. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc vùng cửa sông, đầm lầy đã làm giảm năng suất thu hoạch tôm, ƣớc tính là giảm 50% so với năm 1964 và 1974. Hiện tại năng suất thu hoạch tăng lên đáng kể nhờ sự đầu tƣ vốn và nhân lực, tuy nhiên việc làm tổn hại đến các loài ấu trùng ở vùng cửa sông do sự ô nhiễm từ việc dùng hoá chất trên vẫn tiếp tục trong tình trạng báo động. B. NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM SUY THOÁI MÔI TRƢỜNG Ở EL SALVADOR 1. Sự nghèo nàn ở nông thôn và sự thất bại trong việc đề xƣớng luật cải cách ruộng đất. Sự nghèo nàn và sự suy thoái môi trƣờng có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sự nghèo nàn đƣợc xem nhƣ là một nhân tố “thúc đẩy” gây áp lực buộc ngƣời dân lên sống ở 5 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM những vùng đất khó trồng trọt và điều nhất thiết không chống đối đƣợc là họ phải đối mặt với thuế cá nhân cao. Chính điều này làm cho đời sống ngƣời dân sống ở nông thôn nghèo hơn và hơn thế nữa làm nghèo khổ hơn những ngƣời nông dân vốn đã nghèo. Vào năm 1977, hãng thông tấn xã về phát triển quốc tế của Mỹ đã báo cáo là hiện có 83,5% dân số sống ở nông thôn có mức sống dƣới mức sống tối thiểu. Từ khi có báo cáo này đã giảm sút hơn 30% thu nhập theo đầu ngƣời. Tình trạng không có ruộng đất có tỉ lệ % gần bằng với tỷ lệ ngƣời dân sống ở nông thôn, tỷ lệ này đã và đang diễn ra đều đặn, khoảng chừng 40,9% (Burke 1976). Một cuộc nghiên cứu gần đây về đời sống nông dân nghèo ở El Salvador đã phát hiện ra rằng có 81% nông dân nghèo sống ở Phía Đông và 69% ở phía Tây của đất nƣớc, những nông dân này không có đất để thuê và càng không có đất là tài sản riêng của họ để canh tác trồng trọt (Cenitec 1992). Vào năm 1980, Chính phủ của El Salvador đã bắt đầu một chƣơng trình cải cách ruộng đất với nguồn vốn lớn từ sự giúp đỡ của Mỹ. Một trong những mục tiêu về cải cách ruộng đất đã đƣợc tuyên bố là hạn chế sự không công bằng trong việc phân chia ruộng đất. Một chƣơng trình phân phát lại ruộng đất lần thứ hai đƣợc ban hành nhƣ một Hiệp ƣớc đƣợc ký kết vào tháng 12/1991. Đất đƣợc chia cho các chiến binh và những ngƣời đến chiếm đất ở những vùng trƣớc đây có đấu tranh. Mặc dù đã đầu tƣ hàng trăm nghìn đôla nhƣng cuộc cải cách này đã không thành công trong việc làm thay đổi quyền về sở hữu đất đai. Sự phân chia đất đai không công bằng đƣợc nói đến gần nhƣ là một điều xuyên tạc cho ngày nay bởi vì điều này đã xảy ra trƣớc khi có cải cách ruộng đất. Chế độ sở hữu đất đai của đất nƣớc đã chịu sự thay đổi rất nhỏ, và ngƣời nông dân chỉ có thể đứng nhìn mà không thể làm gì để thay đổi đƣợc bởi vì sẽ dẫn đến mâu thuẫn. 2. Sự xung đột Chiến tranh đã ảnh hƣởng rất lớn và dẫn đến sự suy thoái môi trƣờng gần đây. Hậu quả trực tiếp là nhiều vùng đất vốn là rừng tự nhiên đã bị binh lính thả bom bằng photpho trắng phá hoại, và những hậu quả gián tiếp là ngƣời dân buộc phải di cƣ đến sống ở gần bờ biển hoặc các vùng ngoại thành làm tăng thêm sự phá rừng và làm suy thoái nhanh đất canh tác trồng trọt. Chiến tranh đã để lại nhiều chất gây ô nhiễm môi trƣờng ở một số khu vực và việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu cũng làm ô nhiễm môi trƣờng. Đứng trƣớc tình 6 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM hình bông vải bị tụt giá và sự phá hoại của các du kích, những khu vực sử dụng làm đồn điền bông vải đã giảm bớt. Điều này đã làm giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu và việc sử dụng các loại hóa chất hóa học gây ảnh hƣởng đến đất trồng và nguồn nƣớc. 3. Tƣơng lai đất nƣớc trong thời kỳ khôi phục Trọng tâm khôi phục lại của El Salvador là phát triển nền kinh tế và mở rộng các căn cứ quân sự. Sự phục hồi này có thể là tiếp cận những chính sách nhƣng không thể đảm bảo hài hoà đƣợc về phƣơng diện kinh tế và môi trƣờng. Nói cụ thể là họ có thể tiếp cận những chính sách về nông nghiệp, nhƣng điều đó làm tăng thêm sự phá rừng và chi phí bỏ ra khá cao cho việc thực hiện quản lý đất canh tác trong tình trạng tốt hơn về phƣơng diện môi trƣờng. So với việc phải bảo tồn các khu rừng, việc cung cấp cho những ngƣời nông dân và những ngƣời trại chăn nuôi gia súc với những vùng đất rộng lớn mới rất có ích, nhiều lá cây chỉ mới kịp phân hủy không phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. Những khu đất rừng đã bị đốn sạch thì khả năng sản xuất bị thu nhỏ, sự mất đi các rễ cây sẽ kéo theo sự tăng xói mòn đất và nƣớc, làm giảm dần c ác chất dinh dƣỡng, đất mất khả năng canh tác trồng trọt do thiếu nƣớc trong đất. Sự mất đi lớp thực vật bề mặt bao phủ ở các khu vực ven sông đã tăng nguy cơ lũ lụt, cuốn trôi đi lớp đất mặt, trầm tích và làm xói mòn đất. Cái giá phải trả cho sự phá rừng hay việc sử dụng khu rừng bảo tồn là rất lớn, đó là sự mất đi các sản phẩm rừng nhƣ là: gỗ cây, gỗ đốt sợi, nhựa thông, quả hạch, cây mây, dầu, trái cây, gia vị, thảo mộc. Cái giá phải trả sau này còn to lớn hơn nhƣ là xói lở đất, lũ lụt, sự cuốn trôi lớp đất dinh dƣỡng trên bề mặt đất, ảnh hƣởng môi trƣờng sống tự nhiên và làm tiêu diệt động vật hoang dã. Mối đe dọa chính phá họai nhiều đất rừng đang đƣợc diễn ra tiếp tục đó là việc mở rộng những đồn điền, trang trại gia súc, chặt đốn gỗ, xây dựng đƣờng xá , phát triển thủy điện, mở rộng thành phố. Nhiều trong số các họat động đó có thể phải trá giá rất lớn cho sự phát triển kinh tế mặc dù áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn là có giới hạn. Điều này vô cùng quan trọng, do vậy việc phát triển kinh tế phải đƣợc trang bị với một kiến thức đầy đủ về các chi phí cơ hội. Thƣờng thì sự phá rừng là kết quả của những chính sách không thích hợp và những động cơ thúc đẩy. Một hệ quả của sự phát triển giá trị tài nguyên rừng ngập mặn là sự vạch trần các động cơ làm tăng nhanh sự phá rừng. Ít 7 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM ra việc đánh giá của hệ thống động cơ đó có thể nâng cao ý thức của những nhà làm chính sách. “ Môi trường phải được xem là một vấn đề ưu tiên của quốc gia. Nó phải được nhận biết như là một vấn đề chính thống, chính điều đó đã tác động cốt yếu đến kinh tế quốc gia và chất lượng cuộc sống”. (Chapin 1990). Lời mệnh lệnh này đang đƣợc quan tâm thông qua việc thành lập một bộ phận môi trƣờng và các chính sách về sinh thái học trong chƣơng trình Nghị sự 5 năm của kế hoạch Chính phủ (MIPLAN). Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản là để chấn chỉnh quản lý nạn phá rừng. Những trọng tâm của sự nghiên cứu này là sự nổ lực để tính tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhằm đƣa ra một sự hƣớng dẫn rõ ràng cho những nhà vạch ra kế hoạch và chính sách điều chỉnh thất bại thị trƣờng và những động cơ thúc đẩy mà chính điều đó đã khuyến khích phá rừng. Thêm vào đó những cố gắng của sự nghiên cứu để cung cấp một hệ thống chung cho sự định giá tài nguyên môi trƣờng mà điều này cho phép sự quản lý công bằng trong Chƣơng trình Nghị sự về phát triển. C. HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái thuộc vùng khí hậu ẩm, rất đa dạng về hệ động vật và thực vật. Động vật thuộc vùng cửa sông và ven vùng biển nhƣ là cua, ngọc trai, sò ốc, tôm và cá là những quần thể động vật chủ yếu của vùng đới bờ. Chúng cung cấp không chỉ nguồn thu nhập mà còn cung cấp một nguồn protein. Sự dồi dào về các giống lòai phụ thuộc một cách mật thiết vào tình trạng bền vững của rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn Rhizophora từ xƣa đến nay là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc chế tác các công cụ gia đình. Gỗ của cây rừng ngập mặn có giá trị cao, và dễ dàng sử dụng để làm ra các dụng cụ trong nhà và đƣợc sử dụng nhƣ là nguồn vật liệu trong xây dựng. Ngòai ra, gỗ còn là một nguồn nguyên liệu chất đốt quan trọng của nhiều cƣ dân El Salvador sinh sống ven biển. 8 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 9 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM Rừng ngập mặn có một chu kỳ phát triển tƣơng đối cao trong khoảng 25 đến 30 năm tuổi. Trong suốt vòng đời của nó, rừng ngập mặn cung cấ p trung bình khoảng 9 tấn lá cây mỗi năm. Trong năm sinh trƣởng đầu tiên, một cây đƣớc có thể đạt tới chiều cao 2.5m, cây trƣởng thành thì chiều cao khoảng 15 đến 20m. Sự phân hủy lá cây thì rất cần thiết cho hệ sinh thái rừng. Tôm thƣờng ăn lớp biểu bì của lá cây mà nó sẽ bị phân hủy trở thành thức ăn cho nhiều hệ sinh vật cửa sông. Những loại lá cây sẽ bị phân hủy ngay khi nó bị các lọai vi khuẩn và nấm mốc tấn công, qúa trình này mất từ 80 đến 100 ngày. Sau đó, vật chất lá cây sẽ bị chuyển thành chất dinh dƣỡng, kích thích cho sự phát triển của những phiêu sinh động vật, hình thành một mối liên kết quan trọng trong chuỗi thức ăn của cá, tôm, cua, các loài giáp xác, hào. Hình: Một số hình ảnh về Hệ sinh thái rừng ngập mặn 10 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 11 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 12 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 13 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 14 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM Hệ sinh thái rừng ngập mặn đòi hỏi các quá trình vận chuyển, trầm tích không thay đổi. Vật chất trầm tích đƣợc vận chuyển lơ lững theo dòng chảy và đến tích tụ ở vùng cửa sông. Vật chất trầm tích bao gồm sét silicat bị hòa tan trong nƣớc lợ mà nó chứa nhiều kim loại phụ, sắt, magie, và can xi. Bùn sẽ tích tích ở vùng cửa sông bởi nhiều nguồn khác nhau, sự xâm thực theo dòng chảy, sự xâm thực ở bên ngòai của những đƣờng biên của cửa sông, và sự tích tụ cát từ những đợt thủy triều lên. Tất cả cung cấp một sự cân bằng hóa học cần thiết cho quá trình phân hủy lá cây. Những giống lòai khác nhau của rừng ngập mặn biểu thị những tốc độ khác nhau và biến đổi của việc tái tạo. Điều này phụ thuộc vào chất lƣợng nƣớc của dòng chảy từ các chi lƣu sông, phạm vi của việc đốn gỗ, phạm vi của việc ô nhiễm từ thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, và hƣớng gió. Dƣới sự quản lý một cách cẩn thận trong từng khu vực, có thể hàng năm sẽ gia tăng dần lên khoảng 6 m3 đến 8m3(1). Nếu không quản lý tốt có thể chỉ đạt đƣợc khoảng 1m3 trên 1 ha mỗi năm(2). Tốc độ này phụ thuộc vào thành phần và tuổi của rừng ngập mặn. Khoảng 24.000 gia đình Salvador phụ thuộc trực tiếp vào những khu rừng ngập mặn hoặc rừng nƣớc lợ (Paredes và nnk,1991). Sản phẩm của rừng ngập mặn rất quan trong cho kinh tế gia đình ở nông thôn dọc ven biển, nó cung cấp một nguồn nguyên liệu chất đốt, gỗ quý, quần xã động vật mà chúng đáp ứng một cách đều đặn cho những nhu cầu sinh họat gia đình. Luật pháp nhà nƣớc bảo vệ những khu rừng đƣớc và rừng ngập nƣớc lợ. Tất cả những hệ sinh thái này là tài sản của nhà nƣớc, chịu sự quản lý của FFS (Forestry and Fauna Service) thuộc Director General of Natural Resourses của bộ Nông nghiệp. FFS quản lý việc bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, trồng rừng và cải thiện phạm vi của những khu rừng nƣớc lợ và quản lý, kiểm soát, điều chỉnh cách đánh giá và sử dụng sản phẩm của rừng ngập mặn. D. VỊ TRÍ DỰ ÁN: EL TAMARINDO, LA UNÍON, EL SALVADOR Rừng ngập mặn ở EL Tamavindo ƣớc lƣợng khoảng chừng 487,33 ha (1/1994). Chúng gồm có 3 loài: Rhizophora; Avicennia Nitida, Conocarpus Erecta. 15 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM Hệ thống rừng ngập mặn này mặc dù không rộng đáng kể nhƣng lại bị đốn chặt liên tục. Ngƣời dân ở bao quanh khu rừng sống dựa vào những sản phẩm của rừng nhƣ nhiên liệu, gỗ cây, rừng và những sản phẩm vùng cửa sông. El Tamarindo đƣợc chọn bởi vì nơi đây đại diện cho một hệ thống rừng ngập mặn bị các họat động chặt phá và xâm chiếm đất rừng. Ƣớc tính tổng số cây bị chặt đi ở El Tamarindo (năm 1994) là 7.041 m3 hay 17 ha/ năm. Rừng ngập mặn ở El Tamarindo cũng ƣớc tính có một tiềm năng nuôi trồng thủy sản lớn (Marroquin 1992). Hệ sinh thái này là một ví dụ xuất sắc việc chọn lựa sự phát triển có hiệu quả của hầu hết những khu rừng ngập mặn ở El Tamarindo. --------------------------------------------------------------------------------------------- (1) CATIE/IUCN, „Programma Manejo Integrado de Recuros Naturales, Proyecto Conservación para el Desarrollo Sostenible En Centro America – Barra de Santiago, August 1991. (2) Ezequiel Miranda Martínez, Seminario Ecosystemas de Maanglares‟ 1990. 16 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 17 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM 18 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM Phần 2 ĐỊNH GIÁ KINH TẾ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN Ở EL TAMARINDO, LA UNÍON, EL SALVADOR “Mục đích của sự đánh giá là để hiệu chỉnh những giá trị mà nó không tương ứng với giá trị kinh tế thực và giá trị dự tính”( K.G. Malen,1989). Sự định giá tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng là quyết định của tòan xã hội vì ở đó sự phân bổ của những tài nguyên khan hiếm tối ƣu nhất là không chắc đảm bảo bởi sự phân quyền việc làm trên thị trƣờng. Trong trƣờng hợp không thể xác định giá các nguồn hàng hóa và dịch vụ tài n guyên môi trƣờng, chuyển nhƣợng giá trị của các chức năng môi trƣờng này sang giá trị tiền tệ là một giá trị trung bình của số lƣợng. Điều này sẽ làm cho các nhà làm chính sách đạt đƣợc sự liên kết với nhau trong việc định giá của những lợi ích trực tiếp hay gián tiếp và những giá cả đƣa ra từ những quy định kinh tế nào đó. Kỹ thuật định giá đã đƣợc thiết kế để điều chỉnh những ƣu tiên cơ bản từ thị trƣờng dễ thấy thay đổi. Nếu những việc làm cá nhân nhƣ giữ một mức giá của hàng hóa và dịch vụ trên tất cả các thị trƣờng và nếu chúng ta thừa nhận trạng thái cân bằng chung đựơc giữ vững trong nền kinh tế thì chúng ta phải cố gắng sửa lại đƣợc những sự ƣu tiên đó. Nếu những thị trƣờng này cạnh tranh một cách hoàn hảo thì giá cả sẽ biểu lộ đƣợc sự đánh giá đúng của những hàng hóa và dịch vụ trao đổi trên thị trƣờng. Định giá những loại đất không có khả năng canh tác có thể sau này đƣợc tập hợp lại đến một giá trị ƣớc lƣợng toàn xã hội về môi trƣờng và dịch vụ môi trƣờng. Tuy vậy, nhiều vấn đề xảy ra từ khi hàng h óa và dịch vụ môi trƣờng ít mua bán trên thị trƣờng và nhƣ vậy giá trị của chúng là không bộc lộ một cách trực tiếp. Trong trƣờng hợp này những giải pháp khác phải đƣợc tận dụng để đƣa ra sự định giá. 2.1 Tổng giá trị kinh tế (TEV - Total economic value) Khái niệm về “tổng giá trị kinh tế” là trọng tâm để định giá môi trƣờng tự nhiên và nhân tạo. Nó không thích hợp với những lợi ích khác nhau của môi trƣờng tự nhiên 19 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
- KTMT: Định giá rừng ngập mặn giàu tài nguyên ở Salvador GV: TS.PHAN THỊ GIÁC TÂM mà chúng ta có thể xác định đƣợc những lợi ích đó và bắt nguồn từ sự nâng cao, bảo quản và cải thiện chúng. Những lợi ích đó đƣợc chia thành hai loại: giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng. Giá trị sử dụng: liên quan đến việc sử dụng môi trƣờng và dịch vụ môi trƣờng mang lại. Có những lợi ích trực tiếp nhƣ việc sử dụng cây cối để làm nhiê n liệu đốt và gỗ mộc hoặc việc tận dụng dòng sông để xả chất thải. Trong nhiều trƣờng hợp, những lợi ích đó bị mất giá trị khi đến thị trƣờng. Những lợi ích sử dụng bao gồm cả giá trị hao phí và giá trị không hao phí. Lợi ích nhận đƣợc của rừng là từ sự đố n chặt hoặc thu hoạch gỗ và nhiên liệu. Những giá trị không hao phí, nhƣ là du lịch, nó đem lại thỏai mái thích thú mà không cần đầu tƣ nhiều hoặc giới hạn quyền sử dụng. Một ví dụ dễ thấy của lợi ích không hao phí là du lịch. Những thành phần khác của giá trị sử dụng là giá trị lựa chọn, nó đo đƣợc giá trị của tài sản môi trƣờng có thể sử dụng vào giai đoạn nào đó trong tƣơng lai. Giá trị lựa chọn quy vào giá trị của nguồn tài nguyên bảo tồn ngày nay, do đó cần bảo quản giá trị lựa chọn trở thành giá trị đặt biệt của giá trị sử dụng trong tƣơng lai. Khi giá trị lựa chọn là một giá trị riêng biệt của giá trị sử dụng tƣơng lai mà giá trị đó không đƣợc biết đến vào thời điểm hiện tại nhƣng trong khoa học tiên tiến đƣợc nghiên cứu nhiều hơn thì có thể phát hiện. Sự không biết về giá trị y học của một số thực vât cung cấp một số dƣợc liệu là một ví dụ cụ thể về giá trị lựa chọn. Những giá trị nội tại: là những giá trị mà nó tổng hợp nhƣ giá trị có liên quan đến sự tồn tại của con ngƣời, của sản phẩm môi trƣờng. Chẳng hạn nhƣ giá trị tồn tại của cá voi xanh. Điều chắn chắn của việc tiếp tục tồn tại của một tài sản môi trƣờng nào đó và tiếp tục lƣu tồn cho xã hội trong tƣơng lai, mang lại một lợi ích cho xã hội ngày nay mà nó có thể cho lƣu hành nhƣ tiền tệ. Xin thảo luận chi tiết hơn những lợi ích của ngƣời dùng và tình trạng giá trị (xem K.G. Malen 1989). Sự nghiên cứu này cố gắng để thăm dò tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái rừng ngập mặn dƣới nhiều cách quản lý khác nhau. Tổng giá trị kinh tế đƣợc thông qua bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng: 20 HVTH: Phan Thò Nguyeät Minh & Voõ Thò Bích Ngoïc
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn