intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng phát triển năng lực thẩm mỹ qua ngữ liệu văn học nhằm bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới phổ thông

Chia sẻ: ViChaeng ViChaeng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chương trình GDPT tổng thể, nhận thấy yêu cầu về năng lực thẩm mỹ rất sát với những yêu cầu cụ thể về các phẩm chất chủ yếu cần đạt đối với học sinh phổ thông. Vì vậy, bài viết này hướng tới khai thác cách tiếp cận NLTM trong dạy học Ngữ văn nhằm giúp học sinh hoàn thiện các yêu cầu về phẩm chất mà chương trình GDPT đặt ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng phát triển năng lực thẩm mỹ qua ngữ liệu văn học nhằm bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới phổ thông

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học 113 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MỸ QUA NGỮ LIỆU VĂN HỌC NHẰM BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI PHỔ THÔNG ThS. Tạ Thị Thanh Hà - ThS. Trần Thị Lệ Dung Khoa THCS, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Trong chương trình GDPT tổng thể, chúng tôi nhận thấy yêu cầu về năng lực thẩm mỹ rất sát với những yêu cầu cụ thể về các phẩm chất chủ yếu cần đạt đối với học sinh phổ thông. Vì vậy, bài viết này hướng tới khai thác cách tiếp cận NLTM trong dạy học Ngữ văn nhằm giúp học sinh hoàn thiện các yêu cầu về phẩm chất mà chương trình GDPT đặt ra. 1. Đặt vấn đề Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể [2] xác định rất rõ các biểu hiện năng lực của HS, trong đó, có 3 năng lực chung và 7 năng lực chuyên môn. Với môn Ngữ văn, 2 năng lực được xem là đặc thù là năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ. Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn [3.3] cũng khẳng định: “Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mỹ- nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha”. Môn Ngữ văn mang tính tổng hợp cao, tích hợp nhiều kiến thức, liên quan đến nhiều môn học, đồng thời đây cũng là môn học có nhiều liên quan với cuộc sống hàng ngày. Trong chương trình GDPT tổng thể, chúng tôi nhận thấy yêu cầu về năng lực thẩm mỹ (NLTM) rất sát với những yêu cầu cụ thể về các phẩm chất chủ yếu cần đạt mà chương trình yêu cầu đối với học sinh phổ thông. Vì vậy, bài viết này hướng tới khai thác cách tiếp cận NLTM trong dạy học Ngữ văn nhằm giúp học sinh hoàn thiện các yêu cầu về phẩm chất mà chương trình GDPT đặt ra. 2. Năng lực thẩm mỹ trong dạy học Ngữ văn và các phẩm chất cần đạt theo chương trình GDPT mới. 2.1. Năng lực thẩm mỹ Nói đến NLTM, người ta thường đề cập đến năng lực khám phá cái đẹp và năng lực thưởng thức cái đẹp. Qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, người đọc sẽ khám phá, cảm nhận cái đẹp của tác phẩm rồi tự nguyện chuyển hóa thành cái đẹp trong chính tâm hồn mỗi con người. Môn Ngữ văn chính là cơ hội tốt nhất để phát triển năng lực thẩm mỹ khi học sinh được tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học của các quốc gia, các thời kỳ lịch sử. Thông qua dạy học các tác phẩm văn học, giáo viên có thể bồi dưỡng cho học sinh có khả năng phát hiện cái đep, cảm thụ cái đẹp, đánh giá cái đẹp, từ đó tự làm đẹp tâm hồn mình. Mục tiêu chung của môn Ngữ văn mới cũng nhấn mạnh: Môn Ngữ văn giúp “hình
  2. 114 Kỷ yếu hội thảo khoa học thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam, có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế” [3.5]. NLTM thể hiện trong các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật và Ngữ văn; trong môn Ngữ văn NLTM chính là năng lực văn học (NLVH). Năng lực văn học là khả năng hiểu một văn bản của người đọc trên cơ sở biết rõ về sự diễn giải hợp lý hệ thống tín hiệu hoặc “mã” của văn học. Năng lực văn học được tạo nên bởi các thành tố sau: Kiến thức về văn học (những hiểu biết về lịch sử văn học, tác phẩm văn học và lý luận văn học); kỹ năng về văn học (kỹ năng đọc hiểu văn bản, phân tích và đánh giá giá trị văn học); tình cảm, thái độ đối với tiếp nhận văn học (lòng say mê văn học, ý thức tìm tòi khám phá các giá trị sâu sắc, độc đáo của tác phẩm văn học trong quá trình tiếp nhận, thưởng thức văn học). Ngữ văn là một môn học đặc biệt có thể tác động một cách trực tiếp đến cảm xúc, tình cảm, tâm hồn người học. “Thông qua những văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói, nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm hchất tốt đẹp cũng như những năng lực cốt lõi để sống, làm việc hiệu quả, để học suốt đời”[3.3]. Ở bậc Tiểu học, NLVH yêu cầu đơn giản là “biết phân biệt văn bản truyện và thơ, nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết, bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học. Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói” [3.8]. BậcTrung hoc cơ sở, yêu cầu về năng lực văn học là “nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, ký và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn bản; hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm văn học đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.”[3.10]. Bậc Trung học phổ thông, NLVH yêu cầu cao hơn, đó là “phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học. Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học và với các loại hình tượng nghệ thuât khác, phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học…Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học” [3.12]. Như vậy, yêu cầu về NLVH đặt ra đối với học sinh phổ thông chính là ngoài việc hiểu được tác phẩm, tác giả văn học còn phải biết tự cảm nhận, tự trình bày được những cảm xúc, rung động mà văn học đưa lại với bản thân mình; và từ đó chính họ có thể tạo ra những
  3. Kỷ yếu hội thảo khoa học 115 sản phẩm tâm hồn có giá trị. 2.2. Các phẩm chất chủ yếu cần đạt trong chương trình GDPT Mục tiêu xây dựng con người Việt Nam “phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật” trở thành mục tiêu quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu ấy đã được cụ thể hóa trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình mới đặt ra các yêu cầu về phẩm chất chủ yếu cần đạt cho học sinh như sau: yêu nước; nhân ái (yêu quý mọi người, tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người); chăm chỉ (ham học, chăm làm); trung thực; trách nhiệm (có trách nhiệm với bản thân, gia đình, với nhà trường và xã hội, với môi trường sống). Với mỗi cấp học, các phẩm chất trên được yêu cầu ở các mức độ khác nhau. Các phẩm chất này chính là hướng đến mục tiêu chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời đại mới. Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục. Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người, luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sự phát triển nhân cách. Do vậy, có thể xem quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người gắn liền với quá trình tích tụ, phát triển các yếu tố của phẩm chất và năng lực. Trong quá trình giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học là một phương pháp dạy học ưu thế hướng người học tiếp cận gần hơn với phát triển nhân cách của mình. Vì vậy, khi xây dựng Chương trình và sách giáo khoa mới, mục tiêu này được xác định rõ: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [1]. Khi tiếp cận Chương trình GDPT tổng thể và nguồn ngữ liệu được đưa ra trong Chương trình chi tiết môn Ngữ văn [3.16,17], chúng tôi nhận thấy giữa yêu cầu về NLVH và sự phát triển các phẩm chất theo định hướng phát triển con người toàn diện có một mối quan hệ với nhau; nâng cao năng lực văn học cho học sinh phổ thông là một trong những con đường, cách thức tự nhiên nhất để học sinh có thể tự mình hoàn thiện những phẩm chất theo yêu cầu của chương trình đặt ra, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam thế hệ mới. 2.3. Bồi dưỡng, hoàn thiện các phẩm chất cho học sinh phổ thông bằng cách nâng cao năng lực thẩm mỹ (NLVH) trong dạy học các tác phẩm văn học thuộc chương trình Ngữ văn mới. 2.3.1. Ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, giáo dục những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc, từ đó bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về đất nước Việt Nam. Chương trình có định hướng mở về ngữ liệu, đó là sự quy định thống nhất trên toàn quốc những văn bản bắt buộc như: Nam
  4. 116 Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc sơn hà (thời Lý), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Những văn bản này đều là những áng thơ văn nổi tiếng xuyên suốt chiều dài lịch sử -văn hóa Việt Nam, nối mạch truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường của dân tộc. Thông qua những tác phẩm này, học sinh sẽ hiểu hơn về giá trị thiêng liêng của độc lập, tự do, những khát vọng mãnh liệt về độc lập tự do ngàn đời của ông cha; hiểu hơn về lịch sử hào hùng chống ngoại xâm để bảo vệ dân tộc, non sống đất nước; cũng từ đó giáo dục ý thức về độc lập tự do của người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; một tấc đất, một gang sông đều gắn với giá trị của lịch sử, văn hóa Việt. Nguồn ngữ liệu trên là những tác phẩm lớn nhất, những bài ca ca ngợi ý thức tự tôn dân tộc, cuộc đấu tranh kiên cường, những thắng lợi vẻ vang lừng lẫy của dân tộc; đó cũng là những văn hào lớn nhất mà tên tuổi của họ mãi trường tồn trong lịch sử văn học Việt Nam. Tình yêu với tiếng Việt cũng chính là tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa Việt Nam. Đối với một quốc gia độc lập, ngôn ngữ được xem là một trong ba biểu tượng của một quốc gia (cùng với quốc kỳ và quốc ca). Phạm Văn Đồng đã nói: “Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp… Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài”. Nâng cao NLVH qua đọc hiểu các tác phẩm văn học cũng là cách giúp học sinh thêm yêu tiếng Việt, luôn có ý thức giữ gìn trong sáng của tiếng Việt. Tác phẩm kinh điển “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng là tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới. Không thể phủ nhận được rằng tiếng Việt trở nên giàu có, phong phú, tinh túy và đặc sắc hơn là nhờ một phần vào Truyện Kiều. Bao nhiêu lời ca ngợi cũng không đủ nói hết sự vĩ đại của tác phẩm này. “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn” (Chế Lan Viên), “Ngôn ngữ Truyện Kiều như được làm bằng ánh sáng vậy” (Nguyễn Đình Thi), “Truyện Kiều là tác phẩm được đánh giá cao nâng tầm giá trị ngôn ngữ Việt” (Phong Linh)… Dạy học những tác phẩm lớn này, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được giá trị của tiếng Việt, thêm yêu quý và tự hào về tiếng mẹ đẻ, có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tiếng Việt, nhất là trong bối cảnh hòa nhập văn hóa hiện nay, tiếng Việt cũng không nằm ngoài sự vận động, phát triển theo hướng hiện đại này. 2.3.2 Văn học còn giúp học sinh phát triển những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái vị tha. Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống. Giá trị của văn học gắn với đặc trưng, bản chất của văn học. Văn học có ba giá trị cơ bản là nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. Văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống. Văn học giúp đỡ người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung, đồng thời từ cuộc đời của người khác mỗi người có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân. Đó là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người. Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục, không có nhận thức
  5. Kỷ yếu hội thảo khoa học 117 đúng đắn thì văn học không thể thực hiện chức năng giáo dục được con người. Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ở khả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. Văn học hình thành trong người đọc một tư tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Văn học làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Văn học có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đông thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. Tác dụng giáo dục của văn học với tâm hồn con người dần dần thấm sâu, bền lâu. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng họ tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Ngoài ra, con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp, và trong sự tồn tại của mình, con người không những muốn cuộc sống tốt hơn mà còn đẹp hơn, do vậy giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả nhiều vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế sâu sắc trước vẻ đẹp đó. Cùng các môn học khác, văn học giúp hoàn thiện phẩm chất của con người. “Những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha” theo mục tiêu đặt ra trong Chương trình Ngữ văn sẽ được hình thành qua hệ thống ngữ liệu là những “tác phẩm bắt buộc lựa chọn”, được định hướng về chủ đề cụ thể như sau: 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại truyện dân gian; 3 bài ca dao về các chủ đề tình yêu quê hướng đấ nước, tình yêu, tình cảm gia đình, con người và xã hội; 1 sử thi, 1 truyện thơ, 1 kịch bản chèo hoặc tuồng; ngoài ra chương trình còn yêu cầu bắt buộc học các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu (trước Cách mạng tháng Tám), Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ; các tác phẩm và tác giả văn học nước ngoài của các nền văn học lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Hy Lạp, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ (ít nhất một tác phẩm cho một nền văn học). So với ngữ liệu của chương trình hiện hành thì hệ thống ngữ liệu mới cơ bản không thay đổi nhiều nhưng không áp đặt mà yêu cầu mở cho các nhà soạn sách giáo khoa và các bộ sách giáo khoa. Nhìn tổng thể, hệ thống ngữ liệu đọc hiểu “bắt buộc” và “bắt buộc lựa chọn” cho môn Ngữ văn cơ bản đáp ứng được yêu cầu “giúp học sinh phát triển những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái vị tha” mà mục tiêu chung đưa ra. 2.3.3 Cùng với các môn học khác, Ngữ văn giúp hoàn thiện dần những phẩm chất tốt đẹp của con người đáp ứng mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới, đó là “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Chương trình GDPT mới còn nhấn mạnh mục tiêu phát triển con người năng lực, hài hòa con người xã hội và con người cá nhân. Mục tiêu này rất gần với bốn trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI mà Unessco đưa ra: “Học để biết; học để làm; học để tồn tại và học để chung sống”. Để đạt được
  6. 118 Kỷ yếu hội thảo khoa học mục tiêu chung, học sinh phổ thông cần thiết phải trau dồi những phẩm chất cơ bản, những phẩm chất ấy chính là điều kiện để tiếp tục phát huy những năng lực của con người trong cuộc sống hòa nhập vào thế giới hiện đại. Trong quan điểm tích, hợp với các môn học khác trong chương trình, NLTM trong dạy học Ngữ văn có một vai trò quan trong trong việc hoàn thiện phẩm chất tốt đẹp của học sinh, phẩm chất ấy được hình thành và ổn định trong suốt quá trình dài, ngày một hoàn thiện theo hướng vừa có thể tự tin hòa nhập vào thế giới phẳng với “những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái vị tha’ mà vẫn biết trân trọng giá trị cốt lõi của cội nguồn, những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc. 3. Kết luận Nghị quyết 29-NQTƯ 8 (Khoá XI) đặt ra mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Những mục tiêu này đã được cụ thể hóa trong những yêu cầu về phẩm chất cần đạt trong Chương trình GDPT mới. Để có thể giúp hoàn thiện phẩm chất của mỗi cá nhân theo định hướng mục tiêu của giáo dục Việt Nam đề ra, một trong những cách quan trọng và hiệu quả chính là nâng cao năng lực thẩm mỹ cho học sinh trong dạy học các tác phẩm văn học./. Tài liệu tham khảo 1. Quốc hội Việt Nam- Nghị quyết 88/2014/QH13 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình GDPT tổng thể 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình GDPT môn Ngữ văn 4. Nguyễn Quang Cương (2011). Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cho học sinh phổ thông trước yêu cầu mới. Tạp chí Giáo dục số 266, tháng 7/2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1