intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỊNH NGHĨA HAI CHỮ VĂN HÓA

Chia sẻ: Trương Thị Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:59

404
lượt xem
141
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hóa thể hiện ở học thuật, văn chương, nghệ thuật, luân lý, tôn giáo, phong tục của một dân tộc. Và ta cũng có thể trong một phạm vi nào, nhận thấy trình độ văn hóa của một người ở sở thích, ở sự phán đoán, cùng cách làm việc của người ấy. Danh từ “Văn hóa” chúng ta đã mượn ở tiếng Tàu – người Tàu lấy hai chữ này ở sách cổ - bô kinh Dịch – để phô diễn một khái niệm mới của Khoa học hiện đại. Cho nên xét theo từ nguyên thì chữ Văn hóa không ngụ được cái...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỊNH NGHĨA HAI CHỮ VĂN HÓA

  1. ĐỊNH NGHĨA HAI CHỮ VĂN HÓA Đặng Thai Mai và Nguyễn Hữu Đang Văn hóa thể hiện ở học thuật, văn chương, nghệ thuật, luân lý, tôn giáo, phong tục của một dân tộc. Và ta cũng có thể trong một phạm vi nào, nhận thấy trình độ văn hóa của một người ở sở thích, ở sự phán đoán, cùng cách làm việc của người ấy. Danh từ “Văn hóa” chúng ta đã mượn ở tiếng Tàu – người Tàu lấy hai chữ này ở sách cổ - bô kinh Dịch – để phô diễn một khái niệm mới của Khoa học hiện đại. Cho nên xét theo từ nguyên thì chữ Văn hóa không ngụ được cái ý nghĩa cơ bản là trồng trọt, cày cấy, trong chữ “cultus” của tiếng Latin (Tiếng Pháp: Culture, - tiếng Anh: Cultures, tiếng Đức: Kultur). Vậy muốn có ý niệm xác đáng, ta phải công nhận cho hai chữ “Văn hóa” hiện thời một nghĩa mới nguồn gốc tự Tây phương. Một mặt nữa, hiện tượng xã hội rất là phức tạp, quan điểm nghiên cứu của học giả cũng khác nhau, cho nên sự biện biệt ý nghĩa các danh từ lắm lúc tinh vi đến nỗi khó thể chỉ ra những giới hạn rành mạch. Vì thế mà nhiều nhà học giả đã dùng hai chữ “Văn hóa” như là một danh từ khác âm đồng nghĩa với chữ “Văn minh”. Trong bộ Việt Nam Văn hóa sử cương, ông Đào Duy Anh theo giới thuyết của Félix Sartlaux mà thích nghĩa Văn hóa là: “chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt”. Ở Tàu, Lương Thấu Minh cũng định nghĩa chữ Văn hóa trong một câu giới thuyết tương tự. Theo quan điểm của Lương thì Văn hóa “chẳng qua là sự sinh hoạt của một dân tộc về tất cả các phương diện” (tinh thần và vật chất). Chính vì không định nghĩa cho đích xác, chặt chẽ, cho nên bộ sách của ông Đào cũng có thể gọi là Việt Nam Văn minh sử cương. Và tập sách của Lương Thấu Minh, tuy đề là Đông Tây văn hóa cập kỳ triết học cũng chỉ là một công trình khảo cứu về văn minh Đông Tây là thôi. Cũng vì vậy mà nhiều học giả khác như Vương Vân Ngũ ở Tàu đã dùng hẳn chữ văn hóa để dịch nghĩa chữ civilization trong tiếng Anh và thích nghĩa văn hóa là hình thức sinh hoạt (dịch nghĩa chữ Life mode trong câu giới thuyết của một nhà xã hội học nước Anh). Gần đây ở ta, trong tờ Văn mới nghị luận, số ra ngày 10-10-44, ông Nguyễn Đức Quỳnh viết: “Đứng về phương diện tĩnh mà xét, văn hóa là ý thức hệ của một trạng thái xã hội nhất định” và “theo phương diện động của nó thì văn hóa là ý thức hệ của quá trình đấu tranh đẳng cấp trong một xã hội nhất định”. Vừa rồi, cũng trong tờ tạp chí đó (loại mới số một, ngày 5-6-45) ông Nguyễn Bách Khoa lại nói thêm: “Khoa học, tư tưởng, nghệ thuật, văn chương, đó là những yếu tố cấu thành văn hóa”. 1
  2. Trong hai câu kể trên, ta nhận thấy rằng: ông Quỳnh đã chỉ rõ tính cách hoạt động, tính cách tranh đấu của văn hóa. Nhưng đáng tiếc là chữ ý thức hệ, ông dùng để thích nghĩa chữ văn hóa lại cũng cần phải giải thích. Và trong lời nói của ông Nguyễn Bách Khoa, chữ “cấu thành” (gây nên) có thể làm cho ta hiểu rằng: nghệ thuật, văn chương, tư tưởng là “nguyên nhân” (yếu tố cấu thành) và văn hóa là “kết quả”. Có lẽ trong bản ý ông Bách Khoa, ông cũng chỉ muốn nói rằng: bấy nhiêu sự trạng đều là những trạng thái của văn hóa chăng ? * * * Theo ý chúng tôi thì ta cần phân biệt hai khái niệm văn hóa và văn minh. Hai danh từ này đều căn cứ vào những hiện tượng chung trong xã hội học và sự biện biệt chỉ căn cứ ở quan điểm nghiên cứu mà thôi. Văn minh là một thành tích của nghị lực giống người trên con đường tiến hóa, là tất cả thực trạng tiến bộ ở một giai đoạn nào trong lịch sử nhân loại. Hiểu như vậy, văn minh là một “số thành” gồm tất cả các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội, bao quát cả đời sống công cộng vật chất và tinh thần. Văn hóa, trái lại, thu gọn trong phạm vi của tinh thần1. Đấy là bộ phận tinh vi cao thâm trong các thành tích tiến bộ của nhân quần. Trong một xã hội đã đến trình độ văn minh khá cao, người ta vẫn có thể phân biệt ra hai hạng người. Một hạng có đủ năng lực để thưởng thức, lý giải, hoặc sáng tác các công trình kiến thiết của loài người… Ấy là những người có văn hóa (Tàu dịch là văn hóa nhân, theo chữ espirit cultivés trong tiếng Pháp). Một hạng nữa chỉ biết thừa nhận, hưởng thụ mà không biết lý giải; mà chính sự hưởng thụ của họ cũng rất là thô thiển. Ông Nguyễn Đức Quỳnh trong bài xã thuyết đã trích dẫn trên kia, có nói rằng: “Văn hóa không thuộc hẳn về tri thức”. Thực ra ý nghĩa thiết yếu của văn hóa vẫn là tri thức, đối với người sáng tác cũng như người hưởng thụ. Văn hóa thể hiện ở học thuật, văn chương, nghệ thuật, luân lý, tôn giáo, phong tục của một dân tộc. Và ta cũng có thể trong một phạm vi nào, nhận thấy trình độ văn hóa của một người ở sở thích, ở sự phán đoán, cùng cách làm việc của người ấy. Trong việc tạo tác những công trình văn hóa, trí khôn của cá nhân cố nhiên có công lao, địa vị của nó, song sự hoàn thành và ứng dụng những công trình ấy bao giờ cũng là sự nghiệp chung của một giai cấp, một xã hội luôn luôn tiếp tục và tiến bộ. Còn nói nền văn hóa là nói gồm tất cả những công trình, những cụ tượng thuộc về tư tưởng hay tình cảm do cơ năng tinh thần của con người đã gầy dựng được, nhưng nó cũng còn có ý nghĩa vận dụng, hưởng thụ, lý giải và sáng tác nữa. Bao nhiêu trạng thái ấy của nó đều có sự liên lạc, quan hệ cùng nhau họp nên một toàn thể mà sự cấu thành và sự phát triển đều theo những định luật nhân quả hẳn hoi, cho nên người ta có thể nói văn hóa là một “ý thức hệ”. 2
  3. Ý thức hệ đó nảy nở theo những điều kiện sinh hoạt vật chất của đoàn thể mà trình độ kỹ thuật đã tạo ra ở từng giai đoạn lịch sử. Ở thời dã man, kỹ thuật chưa ngoài năng lực của đôi bàn tay không, ý thức của giống người chỉ tóm tắt trong việc nhặt hái để được no ấm. Đến đời thạch khí, kỹ thuật của đồ dùng bằng đá thô kệch giúp cho đời sống phong phú hơn đôi chút (săn, câu, trồng trọt), ý thức của giống người đã thêm lòng chuộng sống hợp đoàn và một mớ tín ngưỡng, kiêng kỵ đối với sức mạnh của ngoại giới hay đồng loại có thể súc phạm đến sinh kế, tính mệnh. Tiến lên thời kim khí, nhờ có kỹ thuật điêu luyện của những đồ dùng tiện lợi, cuộc sinh hoạt kinh tế dồi dào và quy củ (nông nghiệp bành trướng) đã giúp cho bọn tù trưởng, quý tộc là bọn đoạt được nhiều quyền lợi có đủ thì giờ chuyên luyện sự suy nghĩ, sự súc cảm mà tạo ra hoặc chế biến những tin tưởng (tôn giáo) ước lệ (pháp luật, luân lý) và những cách tô điểm đời sống (ca, múa, hội họa, điêu khắc, kiến trúc) để củng cố địa vị của họ. Từ đấy ý thức hệ (nghĩa là văn hóa) có tính chất giai cấp rõ rệt. Và cũng từ đấy, văn hóa trở nên một lợi khí tranh đấu trong cuộc xung đột giữa các giai cấp. Giai cấp thống trị nào cũng tạo ra một nền văn hóa riêng để phụng sự quyền lợi của họ. Bởi đã có những giai cấp quý tộc, thương nhân nhờ những lối sinh sản biến đổi mà thay phiên nhau giữ địa vị quản trị xã hội nên nhân loại đã lần lượt có những nền văn hóa phong kiến, tư sản. Tuy văn hóa là sản phẩm trực tiếp của một giai cấp nắm những phương tiện sinh sản trong tay và do đó giữ quyền tổ chức và điều khiển xã hội, nhưng một là họ đã nhờ địa vị ưu thắng mà tiến hơn cả, hai là chính họ cũng không thoát khỏi sự chi phối toàn thể của xã hội, nên mặc dầu họ không phải là tất cả nhân dân, ý thức của họ lúc toàn thịnh có thể tiêu biểu được mực tiến hóa của xã hội thời ấy. Có điều nguy hại là một đằng thì trong lịch trình tiến hóa, một giai cấp thống trị chỉ có sứ mệnh lãnh đạo ở một giai đoạn nhất định và một nền văn hóa cũng chỉ có ích cho nhân loại ở một thời nào; một đằng thì các giai cấp thống trị cưỡng luật đào thải cứ muốn duy trì địa vị mãi mãi, cố nêu văn hóa của họ lên như một nền trật tự xã hội hoàn toàn, một kho chân lý đại đồng và bất diệt. Ấy là xu hướng bảo thủ, phản động, thoái hóa. Nhưng không phải bao giờ giai cấp thống trị cũng giữ vững được độc quyền văn hóa, giai cấp bị trị vẫn ngấm ngầm sản xuất những giá trị văn hóa có tính cách đại chúng và luôn luôn chống chọi lại sự đè nén, bóc lột, bưng bít, xuyên tạc. Những đại biểu anh tuấn của họ, sau khi thừa hưởng được những ánh sáng mà kẻ thù để lọt ra, đã tự rèn luyện được những giá trị tinh thần và những thủ đoạn công phá để nhằm lúc phe địch suy đồi, xông vào nơi “cấm địa” mà ném ra những quả tạc đạn cách mạng nó làm rung chuyển cả lâu đài cũ nát. Ấy là trào lưu văn hóa tiên phong. CHÚ THÍCH 1. Mặc dầu văn hóa vốn do nền kinh tế quy định rồi lại trở lại ảnh hưởng đời sống vật chất, nhưng hình thái của nó vẫn ở địa hạt tinh thần. Vấn đề văn hóa không phải chỉ là vấn đề tri thức, song tri thức đích là yếu tố chính của văn hóa. Nguồn: Bộ sưu tập Tạp chí Tiên phong 1945-1946 3
  4. Nxb. Hội nhà văn, 1996 QUAN NIỆM CỦA CHÚ GIẢI HỌC VỀ VĂN HÓA Trần Quang Thái Với cách tiếp cận nhân học – văn hoá, các nhà chú giải học đã đi đến quan niệm coi văn hoá là hệ thống tư tưởng và ý nghĩa chung ở dạng tường minh hoặc tiềm ẩn nhằm giải thích thế giới và thiết định hành vi con người. Phân tích quan niệm của hai nhà chú giải học tiêu biểu – M.Heidegger và H.Gadamer về hệ thống ý nghĩa văn hoá, mối liên hệ giữa văn hoá với ngôn ngữ và hoạt động giáo dục, tính sáng tạo của ý nghĩa văn hoá, tác giả bài viết đã đưa ra kết luận sơ bộ về những hạn chế và đóng góp mới trong quan niệm của hai nhà chú giải học này về văn hoá. Văn hóa là một phạm trù rộng, bao quát nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu tiếp cận văn hóa theo cách thức đặc thù của nó. Vì thế, hiện nay, người ta đã thống kê được hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Thật khó để đưa ra một định nghĩa sau cùng về văn hóa, song có thể đưa ra nhiều luận giải khác nhau về nó. Cách tiếp cận văn hóa của chú giải học được triển khai theo góc độ nhân học - văn hóa. Theo đó, văn hóa là hệ thống tư tưởng và ý nghĩa chung ở dạng tường minh hoặc tiềm ẩn nhằm giải thích thế giới và thiết định hành vi con người. Điểm cốt lõi trong khái niệm văn hóa này là hệ thống các ý nghĩa văn hóa do con người tạo ra từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các nhà tư tưởng của trào lưu chú giải học đã đưa ra nhiều luận giải riêng về hệ thống ý nghĩa của văn hóa, mối liên hệ giữa văn hóa với ngôn ngữ và hoạt động giáo dục, tính sáng tạo của ý nghĩa văn hóa, tiêu biểu là Martin Heidegger (1889 – 1976) và Hans Georg Gadamer (1900 – 2002). 1. Tư tưởng của M.Heidegger về văn hóa Trong tác phẩm Hữu thể và thời gian (Being and Time) (Sein und Zeit), xuất bản năm 1927, Heidegger đã phê phán mạnh mẽ khái niệm chủ thể và tính khách quan về nhận thức của triết học cận đại bắt nguồn từ Descartes, thay thế khái niệm “chủ thể” (subject) bằng khái niệm “hữu thể” (Dasein), thay thế quan niệm về con người như chủ thể tự lập, thống nhất và tự hiện bằng quan niệm về tồn tại người – hữu thể. Ông cho rằng, tồn tại của hữu thể được quy định bởi thế giới, tồn tại của hữu thể là “tồn tại – trong – thế giới”. Do vậy, cách thức mà con người tự dự phóng (projection), ở chừng mực bao quát, chịu sự quy định của hoàn cảnh. Hữu thể, theo Heidegger, là một khả năng và luôn là một dự án bất tận. Ông viết: “Khả năng cao hơn hiện thực”(1). Với quan niệm này, Heidegger đã công kích một cách trực diện thuyết phổ quát, thuyết nền tảng mà theo đó, con người là một tồn tại bản thể có cùng những tính chất và bản sắc cố định, bất biến. Khi phê phán tính khách quan của quá trình nhận thức, Heidegger cho rằng, ý nghĩa mà con người gán vào tồn tại luôn là hệ quả của một dự phóng dựa trên kinh nghiệm về sự hoài mong nào đó (nostalgia), hay nói cách khác, từ sự hợp nhất của tồn tại trong một giới hạn hiểu biết nhất định và do vậy, cách tiếp cận thực tại của con người luôn nhờ đến sự trung gian của hệ thống ngôn ngữ và khái niệm . Đây là đặc trưng của quá trình nhận thức và cũng là đặc điểm căn bản của sự tái lý giải mang tính bản thể của chú giải học do Heidegger đề xướng. 4
  5. Điều này cho thấy sự đối đầu thường xuyên mà người chú giải phải xử lý là sự đối đầu giữa một bên là phần độc đáo, cá biệt của văn bản và bên kia là nhu cầu nắm bắt trước toàn bộ văn bản cho đến khi đạt tới một sự hiểu biết đầy đủ. Theo Heidegger, dự phóng về sự nắm bắt trước những hoài mong như thế là một yếu tố thường xuyên và không thể tránh; nó bao hàm không chỉ việc lý giải các văn bản, mà còn mọi kinh nghiệm về ý nghĩa cấu thành bản thể của hữu thể. Như vậy, có thể nói, Heidegger là người theo quan điểm tương đối luận, đa nguyên luận về nhận thức, khi bác bỏ quan niệm về tính khách quan trong sự lý giải thế giới và phê phán học thuyết về chân lý – một trong những hòn đá tảng của truyền thống triết học phương Tây. Dưới góc nhìn chú giải học, sự tương đương giữa mệnh đề với sự vật vừa là phi tuyến tính, vừa không có giá trị phổ quát; nó phụ thuộc vào một giới hạn mở hoặc một nền tảng lý thuyết và thực hành mà trong đó, mọi sự chứng minh hay phủ chứng các mệnh đề đều có thể diễn ra. Tư tưởng của Heidegger về văn hóa được hình thành trên nền tảng triết học – nhận thức luận nhấn mạnh tính chất ngữ cảnh (contextualism) mà theo đó, bất kỳ sự quy chiếu nào đến các chuẩn mực và giá trị phổ quát đều là sai lầm; mọi ý nghĩa đều phụ thuộc vào ngữ cảnh và vì thế, không thể ổn định, không thể không biến đổi. Quan niệm như vậy về văn hóa, có thể nói, mang tính sáng tạo hơn các quan niệm truyền thống và cho thấy thái độ của Heidegger đối với di sản văn hóa là thái độ muốn xóa bỏ (destruction). Trong Hữu thể và thời gian, ông đề nghị xóa bỏ lịch sử bản thể luận với mục đích là phá tan “sự che đậy” do truyền thống cứng nhắc tạo nên để trở về với “những kinh nghiệm nguyên thủy” và coi đó mới là cái cấu thành nguồn gốc của bản thể(2). Còn sự xóa bỏ được ông mô tả như công việc “dọn dẹp” các khái niệm truyền thống và khôi phục (wiederholung) nguồn gốc nguyên thủy của chúng. Xóa bỏ liên quan đến khôi phục, nhưng khôi phục ở đây được ông hiểu như một quá trình tích cực và sáng tạo. Xóa bỏ và khôi phục, theo Heidegger, không biểu hiện một sự trở lại thuần túy với nguồn gốc đã mất, mà là biến đổi và nắm bắt một cách sáng tạo những nội dung của di sản văn hóa. Ông cho rằng, chú giải không phải là “tiếp nhận thông tin về những cái đã hiểu, khác hơn, đó là sự triển khai những khả năng được dự phóng trong khi tìm hiểu” (3). Khái niệm xóa bỏ và khôi phục của Heidegger là sự phản ánh vai trò bước ngoặt của chú giải học trong quan niệm về văn hóa như thế giới của những khả năng luôn biến đổi, bất định, luôn mở ra cho những khám phá mới mẻ hơn, sâu sắc hơn. Nhìn chung, tư tưởng của Heidegger về văn hóa như một tiến trình vô tận của những lý giải tích cực, sáng tạo về các sản phẩm của quá khứ. Di sản văn hóa là kho chứa khổng lồ các lực lượng sống, chúng chỉ có thể được trải nghiệm khi con người giải thoát chúng khỏi “sự hóa đá” trong nhiều thế kỷ. Văn hóa không phải là hoạt động khám phá những cấu trúc quá khứ cùng những ý nghĩa khách quan, mà là tiến trình sáng tạo, khai phá những khả năng do các sản phẩm của quá khứ mở ra, theo ngôn ngữ của Heidegger, là khai phá chiều kích hữu thể – nơi chứa đựng mọi nguồn gốc tư duy con người. 2. Tư tưởng của H.Gadamer về văn hóa Hans Georg Gadamer là nhà tư tưởng mà tên tuổi gắn liền với trào lưu chú giải học với tư cách một trong những “con đường” của triết học phương Tây hiện đại (cách nói của Melvin), là người thừa kế và phát triển một cách đầy đủ và sâu sắc tư tưởng chú giải học còn mang tính manh nha, gợi mở ở Heidegger. Ông đưa ra một hệ chuẩn chú giải với lý thuyết về văn hóa trên cơ sở kế thừa, sáng tạo những luận điểm cơ bản nhất của Heidegger. Chú giải học triết học của Gadamer triển khai từ tư tưởng về tiền cấu trúc của nhận thức (pre-structure) trong “Hữu thể và thời gian” của Heidegger. Đó là tư tưởng cho rằng, mọi ý nghĩa đều được mong đợi bởi một giới hạn hay cơ sở đặc thù – cái tạo nên kinh nghiệm về thế giới. Trong Chân lý và phương pháp 5
  6. (Truth and Method) (Wahrheit und Methode), xuất bản năm 1979, ông viết: “… mọi hiểu biết cuối cùng đều là tự hiểu biết…, bất kỳ ai hiểu đều tự hiểu, tự dự phóng trên những khả năng của mình”(4). Với quan niệm này, Gadamer đưa ra khái niệm “định kiến” (prejudice) và cho rằng, nếu mọi hiểu biết đều liên quan đến sự mong đợi ý nghĩa thì mục tiêu của nó không bao hàm trong sự hạn chế mọi định kiến mà khác hơn, trong sự phân biệt giữa những định kiến sai và đúng. Và, do vậy, theo ông, chân lý của những định kiến được chứng minh bằng khả năng tạo ra cái nhìn chặt chẽ và hài hòa về cái toàn thể được đem đến cho sự hiểu biết của chúng ta; ngược lại, là biểu hiện của sự sai lầm. Phân tích phạm trù định kiến, Gadamer đã chứng minh cho hai luận điểm xuyên suốt dự án triết học của ông là tạo lập sự cân bằng đối với tính chất hữu hạn, chủ quan của kinh nghiệm con người và né tránh những hiểm nguy của tương đối luận triệt để. Khái niệm “sự hợp nhất các giới hạn” (fusion of horizons) là sự chứng minh rõ ràng nhất của chiến lược tránh đi đồng thời cả khuynh hướng tương đối luận lẫn khách quan luận trong chú giải học triết học của ông. Do hệ chuẩn chú giải học được đặc trưng bởi khuynh hướng chủ toàn luận (holism) và ngữ cảnh luận (contextualism), nên khái niệm “giới hạn” (horizon) như là nền tảng của tính khả niệm chiếm một vị trí quan trọng. Theo Gadamer, nếu mọi ý nghĩa đều lệ thuộc ngữ cảnh thì việc nhận thức không đơn giản chỉ là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, mà là quan hệ giữa các giới hạn. Do không thể lờ đi hay vượt ra khỏi giới hạn của chủ thể, nên việc nhận thức được thực hiện thông qua sự hợp nhất các giới hạn mới lạ. Sự hợp nhất như thế có nghĩa là, một mặt, giới hạn của chủ thể được thay đổi; mặt khác, giới hạn được làm sáng tỏ bởi những quan điểm mới và do vậy, nhận thức như là một tiến trình hợp nhất các giới hạn (5). Gadamer cho rằng, các khoa học nhân văn phải được xem xét một cách cơ bản không phải từ quan điểm đặc trưng cho sự lý tưởng hóa về mặt phương pháp của khoa học hiện đại, mà là trên cơ sở tiến trình hợp nhất các giới hạn. Nếu mọi ý nghĩa ở lĩnh vực khoa học nhân văn (Geisteswissenschaften) xuất phát từ sự hợp nhất các giới hạn thì lý tưởng khách quan tính bị xói mòn, các giới hạn của tri thức được kiểm soát bởi phương pháp luận đã được phơi bày ra một cách rõ ràng. Tuy nhiên, Gadamer không xem thường các khoa học nhân văn mà ngược lại, sự mô tả của ông về các khoa học này như sự hợp nhất các giới hạn lại được kết thúc trong sự đánh giá cao văn hóa học. Sự thật là, các khoa học nhân văn hiệu quả hơn tri thức khoa học thuần túy ở chỗ, chúng hình thành nên một phương tiện không thể thay thế trong việc kiến tạo và giáo dục con người. Gadamer cho rằng, chiều kích quan trọng nhất của các khoa học nhân văn không phải là phương pháp luận, mà là mối tương giao của nó với lý tưởng nhân văn – tiến trình giáo dục (bildung – educative process – edification). Với quan niệm này, ông đã nhấn mạnh chức năng kiến tạo và giáo dục của văn hóa học. Theo Gadamer, “bildung” không liên quan gì tới cách tiếp cận truyền thống về tính chất mục đích luận của tiến trình giáo dục. Ở hình thức đầu tiên, “bildung” có nghĩa là, việc kiến tạo và giáo dục con người là sự vươn lên của cá nhân tới một lý tưởng có giá trị phổ quát, đến bản chất thật sự của con người. Theo nhãn quan này, để mở rộng sự hiểu biết, trước hết cần giả định một mô hình mà mỗi cá nhân phải tự nội hóa và hoàn thành. Phê phán quan niệm mục đích luận về tiến trình giáo dục, Gadamer cho rằng, tiến trình giáo dục là sự hợp nhất các giới hạn vô tận và không thể tiên đoán, còn việc kiến tạo con người chỉ đơn giản là biến đổi con người. Trong “Chân lý và phương pháp”, Gadamer cho rằng, khái niệm “tiến trình giáo dục” bắt nguồn từ Huyền học Đức thời Trung cổ; nó có nghĩa là sự trau dồi hình ảnh Thượng đế nơi con người. Ý nghĩa mang đậm tính thần học này mai một dần và thay vào đó là ý nghĩa mang tính nhân văn qua cách dùng của Gi.Herder (1744 – 1803) nhà triết học Khai sáng Đức. Tuy nhiên, chính nhờ Hêghen mà Gadamer đã tìm ra những suy tư quan trọng nhất. Sự phân tích của Hêghen về tiến 6
  7. trình giáo dục dựa trên hai giả định căn bản: một là, tiến trình giáo dục với tư cách là tiến trình mà nhờ đó, con người học được cách từ bỏ các khuynh hướng đặc thù nhằm đạt tới cái phổ quát; hai là, tiến trình này phản ánh cấu trúc của sự tha hóa (enfremdung) và là sự quay lại nhằm đặc trưng hóa tinh thần (Geist), hoạt động của nó bao hàm trong sự chiếm hữu cái khác, như Gadamer viết, “để tìm thấy mình trong cái xa lạ, để trở nên quen thuộc trong nó, là sự vận động chủ yếu của tinh thần, cái mà sự tồn tại của nó chỉ là sự quay lại với chính bản thân nó từ cái khác”(6). Từ quan niệm của Hêghen về sự vươn lên cái phổ quát, Gadamer đã đưa ra quan niệm về sự hợp nhất các giới hạn và sự điều chỉnh các định kiến diễn ra khi có sự hợp nhất ấy. Theo ông, khi cố gắng tìm hiểu một tác phẩm hoặc một sản phẩm văn hóa nào đó, con người buộc phải lấp đi các lỗ hổng định kiến để có thể tương thích với sự mới lạ của một thế giới văn hóa khác. Thông qua tiến trình này, nền tảng các dự phóng của con người được mở rộng ra, ý nghĩa mà con người gán cho thế giới được hồi sinh và nhờ đó, khả năng hiểu được cái khác (otherness) ở con người cũng được cải thiện. Con người luôn là con tin cho những định kiến của mình, nhưng cái đặc thù trong nhãn quan của họ có thể dần vượt qua nhờ một tiến trình phi mục đích, vô tận của sự hợp nhất các giới hạn. Cái khác (otherness) là liều thuốc giải duy nhất cho định kiến của con người và là nấc thang dẫn tới cái phổ quát. Một người thường xuyên trau dồi hiểu biết và có nhiều kinh nghiệm sống là người luôn tìm kiếm những kinh nghiệm chú giải mới cùng các thế giới văn hóa khác nhau nhằm hợp nhất chúng trong ngữ cảnh và nền tảng riêng để tạo ra sự hiểu biết. Nói cách khác, hiểu biết (nhận thức) là hành vi chiếm hữu (appropriation) duy nhất có thể thông qua hành vi tước hữu (expropriation). Quan niệm của Gadamer về tiến trình giáo dục là hòn đá tảng trong Chân lý và phương pháp; nó không chỉ là hạt nhân lý giải về các khoa học nhân văn, mà còn là toàn bộ dự án triết học của ông. Từ cơ sở này, học thuyết chú giải học – văn hóa của ông được hình thành với những luận điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, văn hóa là một trò chơi (game) và tiến trình giáo dục không có mục đích nào khác ngoài chính nó(7). Luận điểm này liên quan đến định nghĩa trò chơi của Cantơ – “tính mục đích không có mục đích”. Cách hiểu văn hóa như trò chơi phản ánh bản chất phi mục đích của tiến trình giáo dục, bởi sự mở rộng hiểu biết không nhằm mục đích hoàn thiện các chuẩn mực khách quan hay là tự nội hóa theo một mô hình lý tưởng nào đó mà khác hơn, là một cuộc chiến không có hồi kết nhằm chống lại những hạn chế của định kiến. Nói cách khác, nó bao hàm một sự mở ra tuyệt đối tới những kinh nghiệm chú giải mới và sự hợp nhất các giới hạn. Trò chơi này vận hành giống như một mô hình hoàn hảo cho việc hợp nhất các giới hạn. Điều này có thể thấy qua sự phân tích của Gadamer về nghệ thuật trong Chân lý và phương pháp. Giống như nghệ sĩ phải hòa mình vào các quy luật của trò chơi nào đó, người chú giải cũng phải hợp nhất và nhận ra được giá trị của những nhãn quan do các biểu hiện văn hóa khác nhau mang tới. Rằng, giống như một trò chơi chỉ tồn tại khi nó được chơi, ý nghĩa của một tác phẩm nào đó không bao giờ nằm trong các dữ liệu khách quan, mà là ở chỗ chúng được thực hiện bởi sự sáng tạo của người chú giải. Nói cách khác, hiểu biết là hiểu biết một cách khác. Thứ hai, văn hóa luôn dựa vào mô hình chuyển ngữ, bởi “tồn tại có thể được hiểu là ngôn ngữ”(8). Do mọi hiểu biết đều thể hiện thông qua ngôn ngữ, nên “sự hợp nhất các giới hạn” cũng chính là một tiến trình chuyển ngữ. Hiểu biết bao hàm sự chuyển ngữ một điều gì đó trong một thế giới khác hay trò chơi ngôn ngữ khác sang thế giới hay trò chơi ngôn ngữ của chúng ta. Nếu mọi ý nghĩa đều phụ thuộc vào ngữ cảnh thì việc chuyển ngữ như một tiến trình tái ngữ cảnh hóa tất yếu tạo nên những ý nghĩa mới. Vì thế, Gadamer cho rằng, hoàn cảnh của 7
  8. người chuyển ngữ và người chú giải về cơ bản là như nhau(9). Như vậy, mặc dù luôn bị giới hạn bởi phạm vi ngữ cảnh đặc thù, ngôn ngữ của chúng ta vẫn có thể hạn chế ít nhiều tính đặc thù và thiên vị của nó bằng cách tự hòa mình vào tiến trình bất tận của sự hợp nhất các ngôn ngữ. Thứ ba, văn hóa luôn mang tính ẩn dụ (metaphor). Gadamer viết: “Sự dịch chuyển từ giới hạn này sang giới hạn khác… tương đương với tính ẩn dụ của ngôn ngữ”(10). Việc coi ẩn dụ là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ không phải là ý tưởng mới mẻ, bởi từ thời Arixtốt, văn hóa châu Âu đã hiểu ẩn dụ như sự dịch chuyển một danh xưng từ ngữ cảnh này sang ngữ cảnh khác mà ở đó, nó đạt được nhiều khả năng diễn đạt mới. Sự vận hành của quá trình tái ngữ cảnh hóa và ẩn dụ hóa cấu thành bản chất của sự chuyển ngữ và hiểu biết. Do vậy, cả ngôn ngữ lẫn hiểu biết đều mang tính ẩn dụ và tiến trình giáo dục – sự hiểu biết cái khác qua sự hợp nhất các ngôn ngữ và giới hạn – cũng chính là một tiến trình ẩn dụ. Từ quan điểm của Gadamer, chúng ta có thể so sánh mỗi cá nhân như một từ mang nghĩa đen (a literal word) bị nhốt trong một ngữ cảnh đặc thù, trong khi đó thì một người thường xuyên trau dồi hiểu biết luôn có những nỗ lực nhằm tái ngữ cảnh hóa bản thân qua một tiến trình vô tận của sự hợp nhất các giới hạn và nhờ đó, anh ta có thể mở rộng những khả năng tồn tại của mình. Như vậy, tự trở thành ẩn dụ là bản chất của tiến trình giáo dục. 3. Mấy kết luận sơ bộ Tư tưởng của Heidegger về văn hóa như một tiến trình khám phá vô tận di sản quá khứ một cách tích cực, sáng tạo nhằm tạo nên hệ thống các ý nghĩa văn hóa mới đã đem lại một cách nhìn mới về lịch sử văn hóa, về các hệ thống giá trị và chuẩn mực với tư cách không chỉ là sản phẩm của lý tính đã được khách quan hóa, lý tưởng hóa, mà còn là sản phẩm của sự sáng tạo độc đáo của tư duy. Do quá nhấn mạnh năng lực sáng tạo của chủ thể chú giải học nên học thuyết văn hóa của Heidegger mang đậm tính chủ quan, duy tâm về nhận thức. Nhưng vào thời điểm mà tư duy khoa học có tham vọng trở nên phổ quát, mong muốn giải thích tất cả theo một khuôn mẫu lý tính, bác bỏ và thậm chí, xem thường các cách tiếp cận khác, có thể coi tư tưởng của Heidegger như một sự giải thoát cho khát vọng tự do sáng tạo của tư duy phi lý tính, hạn chế sự cứng nhắc, giáo điều của những cách nhìn có tham vọng trở thành nhãn quan phổ quát, áp đặt, một chiều. Do vậy, có thể nói, học thuyết về văn hóa của Heidegger đã tạo nên một lộ trình mới cho tinh thần tự do, sáng tạo của tư duy, mở ra khả năng tìm kiếm, khám phá những hiểu biết mới về các giá trị và chuẩn mực nhân văn. Cũng vì thế, Heidegger có thể được coi là nhà triết học mở đường cho khuynh hướng phi duy lý trong triết học phương Tây thế kỷ XX. Là người kế thừa đích thực và phát triển xuất sắc tư tưởng của Heidegger, Gadamer hiểu văn hóa không chỉ như là tiến trình sáng tạo vô tận những ý nghĩa mới, mà còn là tiến trình hợp nhất các thế giới văn hóa khác nhau. Khai thác triệt để ý tưởng về khả năng sáng tạo vô tận của chú thể chú giải trong tư tưởng của Heidegger, Gadamer đã đi đến quan niệm cho rằng, thế giới văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, thậm chí sự khác nhau này có thể dẫn tới những đối lập và xung đột gay gắt (định kiến khác nhau). Và, khi vạch ra cách thức mà định kiến trói buộc mỗi cá nhân, ông cho rằng, sự trao đổi, hợp nhất các định kiến vừa là cách thức làm phong phú thế giới văn hóa, vừa mở rộng khả năng tồn tại của mỗi người. Việc đưa ra và phân tích khái niệm “bildung” của Gadamer với tư cách sự mở rộng hiểu biết mang tính phi nền tảng luận và phi mục đích luận, có thể coi là một trong những đóng góp đáng kể nhất của chú giải học đối với lĩnh vực văn hóa học./. ________________ 8
  9. (1) M.Heidegger. Being and Time (Bản dịch Anh ngữ của J.Macquarrie và E.Robinson). Blackwell, 1962, p.38. (2) M.Heidegger. Ibid., p.22. (3) M.Heidegger. Ibid., p.148. (4) H.Gadamer. Truth and Method (Bản dịch Anh ngữ của G.Barden và J.Cumming). Seabury, 1975, p.265. (5) H.Gadamer. Ibid., p.311. (6) H.Gadamer. Ibid., pp.19-20. (7) H.Gadamer. Ibid., p.17. (8) H.Gadamer. Ibid., p.478. (9) H.Gadamer. Ibid., p.390. (10) H.Gadamer. Ibid., p.434. Nguồn: www.vientriethoc.com.vn VĂN HÓA HỌC LÀ KHOA HỌC LIÊN NGÀNH TS. Nguyễn Văn Hậu Bài do tác giả gửi cho trang web vanhoahoc.edu.vn I. Lịch sử ra đời văn hóa học Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa ở thế kỷ XX và vai trò của nó ngày càng tác động to lớn trong đời sống hiện đại, đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho nghiên cứu khoa học về văn hóa. Việc đẩy mạnh nghiên cứu Văn hóa học đã dẫn đến những thay đổi lớn trong nhận thức đầy đủ và toàn diện về văn hóa. Văn hóa học là một bộ môn khoa học tương đối mới, nó nghiên cứu văn hóa nói chung và các hiện tượng văn hóa riêng biệt như văn hóa gia đình, tôn giáo, nghệ thuật, lối sống, chính trị, kinh tế, giáo dục v.v..Theo quan niệm của V.M. Rodin - nhà văn hóa học Nga cho rằng, Văn hóa học là một khoa học nhân văn, từ đó tạo ra nghịch lý là không có một Văn hóa học thuần tuý. Có bao nhiêu nhà Văn hóa học thì cũng có bấy nhiêu lý thuyết văn hóa, mỗi khuynh hướng Văn hóa học đều quy định cách tiếp cận về đối tượng của mình. Mặc dù vậy, các nhà khoa học về văn hóa đều hướng đến việc xây dựng tri thức Văn hóa học theo hướng tiếp cận liên ngành, cách tiếp cận này có thể giao tiếp được các ngành học với nhau trong quá trình nghiên cứu. Có thể nói, cùng với triết học, sử học, các khoa học về văn hóa và phương pháp luận khoa học, Văn hóa học thể hiện với tư cách là cơ sở của các khoa học nhân văn. 9
  10. Người đầu tiên mở đường cho nghiên cứu khoa học về văn hóa có thể kể đến Edward B.Tylor với tác phẩm nổi tiếng “Văn hóa nguyên thủy”. Cho đến gần 40 năm sau, từ khi cuốn sách “Văn hóa nguyên thuỷ” ra đời, năm 1909 thuật ngữ Văn hóa học mới được khẳng định bởi Willhelm Ostwald – nhà khoa học và triết học Đức. Thuật ngữ này dùng chỉ cho môn học mới mà ông gọi là “Khoa học về các hoạt động văn hóa, tức là hoạt động đặc biệt của con người”. Nhưng người sáng lập thực thụ văn hóa học lại chính là Leslie Alvin White (1900 – 1975) – nhà Nhân học Hoa Kỳ nổi tiếng với toàn bộ công trình lý luận về sự tiến hóa của văn hóa và với nghiên cứu khoa học về văn hóa mà ông gọi là Văn hóa học. Trong các tác phẩm: “Khoa học về văn hóa” (The Science of Culture. 1949), và “Khái niệm văn hóa” (The Concept of Culture. 1973), L.A. White đã đặt cơ sở cho Văn hóa học với tư cách là một khoa học độc lập, lý giải văn hóa như một hệ thống toàn vẹn, làm rõ được phạm vi nghiên cứu, nguyên tắc và đối tượng nghiên cứu Văn hóa học. Khi nói về bộ môn Văn hóa học, các nhà khoa học về văn hóa cho rằng, có ba định hướng nhận thức cơ bản là: Văn hóa học triết học, Văn hóa học lịch sử và Văn hóa học lý thuyết. Như vậy, ngày nay trong văn hóa học, người ta có thể phân ra: - Triết học văn hóa( Văn hóa học đại cương) - Lịch sử văn hóa - Các khoa học về văn hóa Trong lĩnh vực nghiên cứu, các nhà văn hóa học thường hay đặt đối lập giữa ba lĩnh vực nhận thức văn hóa học. Theo E.A.Ô-rơ-lô-va đặt đối lập nhận thức lý luận về văn hóa không chỉ với triết học mà với cả lịch sử. Ông cho rằng: Tiếp cận Triết học nghiên cứu văn hóa thường mang tính chất tiên nghiệm (siêu hình) và không được kiểm tra bằng thực nghiệm, còn tiếp cận Sử học lại bị hạn chế bởi sự miêu tả các sự kiện và không vượt ra khỏi cấp độ giải thích. Vì thế, trong các khoa học về văn hóa, cho đến nay, đã có sự đóng góp của nhiều môn học khác nhau như: dân tộc chí, dân tộc học, nhân học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học, ký hiệu học v.v.. mà trước hết và chủ yếu là hai môn : Nhân học và Xã hội học. Tất cả các môn học này, từ nhiều khía cạnh khác nhau, chúng nghiên cứu các hiện tượng văn hóa cũng bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Như vậy, Văn hóa học là một khoa học nghiên cứu phức hợp về văn hóa. Trong thực tế, đã trình bày trên đây có nhiều bộ môn khoa học cùng nghiên cứu văn hóa dưới nhiều góc cạnh khác nhau, song không loại trừ nhau, từ đó Văn hóa học đã ra đời. Có thể nói, Văn hóa học được xem là môn học mang tính xuyên/ liên ngành – một khoa học tích hợp bao quát nhiều bộ môn nghiên cứu chuyên biệt về văn hóa. Đây là một phương hướng nghiên cứu lý luận bao gồm phương pháp luận và bộ máy phân tích của Triết học văn hóa, Lịch sử văn hóa, Nhân học văn hóa và Xã hội học văn hóa. Khác với phần lớn các ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu mọi lĩnh vực trong hoạt động đời sống của con người, được phân biệt theo đối tượng đặc thù của hoạt động như: kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, nghệ thuật v.v.. và các khoa học khác, Văn hóa học thuộc về 10
  11. nhóm các khoa học nghiên cứu với tư cách khách thể tất cả các hình thức và thể loại thực hành, có mục đích trong hoạt động sống của con người. Nhóm này bao gồm các khoa học Lịch sử, Tâm lý học Xã hội học, Nhân học v.v... Văn hóa học Nga thường chia Văn hóa học ra thành Văn hóa học cơ bản (lý thuyết) nghiên cứu văn hóa với mục đích nhận thức Lý luận và Lịch sử về hiện tượng đặc biệt này(hiện tượng tinh thần), qua đó tạo lập hệ thống phạm trù và phương pháp nghiên cứu v.v...và Văn hoá học ứng dụng định hướng việc sử dụng các kiến thức cơ bản về văn hóa với mục đích dự báo, lập dự án và điều chỉnh các quá trình văn hóa cấp thiết có trong thực tiễn. Ở đây, trong khuôn khổ Văn hóa học cơ bản lại chia ra những khuynh hướng tuỳ theo đối tượng đã định hình nhiều hay ít như: - Nhân học văn hóa và xã hội nghiên cứu văn hóa như các hiện tượng xã hội đặc biệt và nghiên cứu tính vi mô năng động xã hội trong sự hình thành và hoạt động của các hiện tượng văn hóa. - Văn hóa học lịch sử nghiên cứu tính năng động vĩ mô trong sự hình thành và hoạt động của các “công ước xã hội” trong hoạt động sống tập thể của con người, cũng như nghiên cứu cách phân loại văn hóa - lịch sử các cộng đồng người. - Nhân học tâm lý xem xét cá nhân con người như “sản phẩm”, “người tiêu thụ”và“người sản xuất” văn hóa, cũng như nghiên cứu tâm lý học các động cơ văn hóa - xã hội, sự tự đồng nhất và tác động lẫn nhau giữa con người. - Ký hiệu học văn hóa nghiên cứu các đặc điểm và chức năng ký hiệu – giao tiếp của các hiện tượng văn hóa, sử dụng các phương pháp của ngôn ngữ học và ngữ văn học để “giải mã” và tái cấu trúc các khách thể văn hóa với tư cách là các văn bản mang ý nghĩa Trong mỗi bộ môn của Văn hóa học cơ bản (lý thuyết) có thể đưa ra vài cấp độ nhận thức và tổng kết tư liệu như cấp độ lý luận đại cương, cấp độ tiểu hệ thống khách thể, cấp độ cụ thể hóa (các hình thức có tính khuôn mẫu, chuẩn mực), cấp độ các nguyên mẫu riêng lẻ của văn hóa. Trong Văn hóa học ứng dụng cũng hình thành các hướng nghiên cứu như: quản lý văn hóa, lập dự án văn hóa - xã hội, hoạt động bảo tồn văn hóa, phục hồi văn hóa - xã hội, công tác giáo dục văn hóa và thời gian rỗi, công tác bảo tàng, thông tin - thư viện, công tác lưu trữ v.v.. Khác với Văn hóa học lý thuyết thuần tuý, các ứng dụng có tính nghiên cứu văn hóa được xem xét trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào của con người, ngoài các mục đích và công nghệ đạt kết quả thực dụng chủ yếu, còn tồn tại một hệ thống các quy tắc và hiệu chỉnh có tính phi thực dụng. Từ đó xác định các hình thức được xã hội chấp nhận để thực hiện hoạt động nào đó và các kết quả của nó, xác định các ảnh hưởng mang giá trị xã hội của mọi hoạt động, xác định đạo đức chuyên môn và truyền thống nghề nghiệp, các tiêu chí của tính chuyên nghiệp, các ngôn ngữ trao đổi thông tin nghiệp vụ v.v... Tổng thể các đặc điểm này tạo nên một hiện tượng như là “văn hóa nghề nghiệp” trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của các chuyên ngành như: văn hóa kinh tế, văn hóa quản lý, văn hóa du lịch, văn hóa tổ chức....v.v .(1) Ngoài định nghĩa miêu tả theo quan điểm của Tylor, ngày nay, Văn hóa học gắn liền với tên tuổi của L.A. White – nhà nhân học người Hoa Kỳ nổi tiếng với những công trình lý luận văn hóa và với 11
  12. nghiên cứu khoa học về văn hóa mà ông gọi là “Văn hóa học”. L.A. White trong định nghĩa về văn hóa của mình hướng tới cách giải thích vật chất – vật thể. Văn hóa theo ông, là lớp vật thể và các hiện tượng phụ thuộc vào khả năng “tượng trưng hóa” của con người được xem xét trong một văn cảnh nhất định. Văn hóa đối với ông là hình thức tổ chức hoàn chỉnh đời sống của con người, được xem xét từ góc cạnh của lớp đặc biệt các vật thể và hiện tượng. Ở bình diện lý thuyết chung, L.A. White đã xác định văn hóa học là “một lĩnh vực nhân học”. Ông định nghĩa văn hóa như là truyền thống ngoài thân xác, trong đó biểu tượng đóng vai trò chủ đạo và hành vi biểu tượng là một trong những đặc điểm chủ yếu của văn hóa. Ông còn nhấn mạnh, phải tách văn hóa ra khỏi sự trừu tượng không nắm bắt được, không tồn tại một cách siêu hình và nên thay thế nó bằng một đối tượng nghiên cứu là vật chất có thể nhận thức được. Và Ông đi đến kết luận: “Văn hóa là lớp các đối tượng và hiện tượng phụ thuộc vào khả năng “tượng trưng hóa” của con người, lớp này được xem xét trong văn cảnh thân xác con người”. (2) Văn hóa học luôn gắn liền với tên tuổi của L.A. White. Thậm chí người ta nói đến “Văn hóa học của White” (Cultureology of White) hoặc gọi Văn hóa học là “Lý luận của White” (Theory of White). L.A. White được mời viết mục từ Văn hóa học trong bộ “Bách khoa thư quốc tế về các khoa học xã hội” (Internationnal Eneyelopedia of the Social Science). Trên thực tế, dù có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu văn hóa, song quan niệm của các tác giả về những định nghĩa văn hóa khác nhau này vẫn có một sự đồng thuận nào đó. Họ thống nhất với nhau ở chỗ, xem văn hóa là cái làm phân biệt giữa người và động vật, và là cái đặc hữu chỉ có ở xã hội người. Đương nhiên, họ nhất trí với nhau rằng, văn hóa không “kế thừa” theo con đường sinh học mà phải qua con đường học thuật, đồng thời nó trực tiếp gắn liền với các tư tưởng, tồn tại và được truyền đạt dưới hình thức biểu tượng (Symbol). Đó là những phán đoán chung nhất về văn hóa mà các nhà nghiên cứu thuộc mọi khuynh hướng khác nhau trong các khoa học xã hội và nhân văn đều có thể chấp nhận. II.. Văn hóa học là một môn học liên ngành Liên ngành là một khái niệm nói lên một thực tế diễn ra trong lý luận và nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong văn hóa học nói riêng. Nó được hiểu như là một cách tiếp cận hiện đại trong nghiên cứu khoa học và là một sự phản ứng trước hiện tượng chuyên môn hóa ngày càng cao trong những chuyên ngành khoa học đã mang tính ổn định. Vì vậy, tính đa tầng của các lĩnh vực khoa học đang đặt ra hiện nay ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Liên ngành còn đóng một vai trò hết sức quan trọng trước sự đòi hỏi cần phải quay về cách tư duy nguyên hợp, tổng hợp trước đây nhưng ở cấp độ cao hơn. Bởi vì, ban đầu con người nhận thức thế giới một cách tổng hợp, tư duy huyền thoại như là một đặc trưng, rồi sau đó, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội không phân chia. Sau nhiều thế kỷ, tư duy nhân loại phát triển theo hướng phân tích đã dẫn đến sự ra đời các ngành chuyên môn hẹp càng chuyên sâu và chuyên biệt. Tư duy phân tích đã thể hiện tính ưu việt của nó. Song, thế giới hiện thực dù tự nhiên hay xã hội lại chằng chịt các mối liên hệ biện chứng và mang tính liên ngành, người ta không thể nhận thức thế giới một cách đơn tuyến và siêu hình. Sự liên ngành trong khoa học hiện đại dựa trên nền tảng phát triển cao của các khoa học phân tích đã ra đời. Đó chính là sự nghiên cứu mang tính hợp đề. 12
  13. J. Kokelmans – nhà triết học người Đức đã đưa ra một cách phân biệt các thuật ngữ trong nghiên cứu khoa học hiện đại (phân loại mang tính hình thức) như sau: + Ngành (hay bộ môn): Lĩnh vực tri thức hay là phạm vi nghiên cứu được quy định bởi những phương pháp liên hợp nghiên cứu đối tượng. + Chuyên ngành: Lĩnh vực tri thức hay là phạm vi nghiên cứu mang tính chuyên biệt ở phạm vi hẹp. + Đa ngành: Khái niệm chỉ quá trình nghiên cứu trong đó ít nhất có hai ngành hoặc hai khái niệm tham gia. + Liên ngành: Khái niệm để chỉ một khoa học nào đó, mà sự hoạt động của nó có được là nhờ một hay nhiều khoa học khác. Trong ngành khoa học này, người ta tìm ra được những vấn đề để giải quyết, mà kết quả của chúng chỉ có thể đạt được là nhờ vào sự liên kết giữa các bộ phận của những chuyên ngành đã ổn định trong một ngành khoa học mới. Ví dụ: ngôn ngữ học tâm lý, phân tâm học tôn giáo, hoá sinh, lý sinh..v.v... Cách giải thích sự khác biệt giữa các thuật ngữ trên đây của J. Kokelmans hoàn toàn mang tính hình thức. Nó không tạo ra được một thuật ngữ có tính chính xác khoa học. J. Mittelstrass – nhà khoa học người Đức đề nghị, nên xác định sự chuyên ngành hóa đích thực là sự xuyên ngành. Các chuyên ngành phải định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu cho đến những vấn đề cần được giải quyết, mà không còn phụ thuộc vào cách lý giải của một chuyên ngành đơn lẻ. Ông định nghĩa:“Sự xuyên ngành là làm cho các ngành riêng lẻ không còn như nó vốn có”. Với định nghĩa này thì các khái niệm đa ngành, liên ngành và xuyên ngành là những cấp độ và là những hình thức tham gia của nhiều chuyên ngành khác nhau vào phương pháp nghiên cứu nào đó. Nhưng chỉ có sự xuyên ngành mới đạt đến chất lượng cao của phương pháp mà ta gọi là phương pháp liên ngành. Đó chính là sự hợp đề (Synthese). Sự liên ngành không chỉ là sự bổ sung của những phương pháp luận, mà còn là một ngành hay một chương trình độc lập đối với việc cải tiến khoa học trong thực tiễn nghiên cứu mới. (3) Có thể nói, liên ngành không phải là sự cộng lại của các ngành khoa học với nhau, mà là sự tổng tích hợp các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành vào trong một ngành khoa học mới. Vì vậy, để nghiên cứu các biểu thị văn hóa, bắt buộc người nghiên cứu phải tiếp cận nhiều môn học khác nhau: Xã hội học, Nhân học, Sử học, Khảo cổ học, Ký hiệu học, Tâm lý học v.v... Bởi lẽ, văn hóa là một lĩnh vực rất rộng và hết sức trừu tượng. Theo nhà giáo Đoàn Văn Chúc thì văn hóa là cái “vô sở bất tại”, muốn hiểu biết về văn hóa cần phải đứng ở nhiều góc độ khác nhau để có thể nhận thức về nó một cách đầy đủ và toàn diện. Con người không chỉ có hình hài, còn có cả một đời sống xã hội và cá nhân vô cùng phức tạp . Văn hóa học đã không dừng lại nghiên cứu con người sinh học đơn thuần, mà còn được mở rộng sang 13
  14. các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Con người ở đây được coi như là sự tổng hoà các mối quan hệ trong đời sống xã hội, mà con người với tư cách là chủ thể sáng tạo và là tạo vật của văn hóa. Khi nghiên cứu các khái niệm con người văn hóa - xã hội thì nhận thấy các khái niệm này đã có tính liên ngành, chẳng hạn con người chỉ có thể tồn tại trong những điều kiện xã hội và văn hóa nhất định, nhưng con người cũng là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa và giá trị xã hội. Và xã hội là những nhóm người được tổ chức lại theo một định chế chung đồng thời cũng bị quy định bởi một nền văn hóa chung. Còn văn hóa là những kết quả sau cùng, những giá trị chuẩn mực xã hội được sáng tạo bởi các thành viên xã hội. Do vậy, Nhân học nghiên cứu đời sống của các tập đoàn người thuộc các cộng đồng xã hội khác nhau; Xã hội học thì nghiên cứu các mối quan hệ trong đời sống xã hội; Triết học nghiên cứu bản chất, quy luật vận hành của các sự vật hiện tượng và Sử học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong lịch sử. Bản thân đối tượng nghiên cứu đã có tính liên ngành thì tất yếu sẽ đòi hỏi phương pháp nghiên cứu liên ngành. Nhìn chung, Con người, Xã hội và Văn hóa được gắn kết với nhau một cách biện chứng, hữu cơ và liên tục trong suốt chiều dài lịch sử ( ba trong một), nếu như chỉ tập trung nghiên cứu nhằm vào một lĩnh vực không có mối liên quan nào đến hai lĩnh vực kia thì sẽ đi vào lối mòn và bế tắc. Vì vậy, trong khi nghiên cứu văn hóa nên tránh cái nhìn chia cắt của các chuyên ngành khác nhau và nên đi vào hướng tiếp cận một khoa học mang tính xuyên / liên ngành – Văn hóa học. Khoa học này thống nhất được các kết quả nghiên cứu của Triết học, của Xã hội học, của Nhân học và Sử học thành một hợp đề (synthese). Đến đây có thể đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa học là một khoa học nhân văn, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực Văn hóa tinh thần. Nó được hình thành từ nhiều hướng nghiên cứu và lý thuyết khác nhau của các ngành khoa học xã hột đang có xu hướng tiếp cận liên ngành, đổi mới phương pháp và mở rộng đối tượng như: Triết học, Sử học, Nhân học, Xã hội học, Ký hiệu học, Tâm lý học, Nghệ thuật học... Nói chung, Văn hóa học là những khoa học về văn hóa, nghiên cứu đời sống xã hội và hoạt động của con người, cùng những sáng tạo văn hóa của nhân loại trong lịch sử” III. Cấu trúc bộ môn Văn hóa học Như đã trình bày ở trên, Văn hóa học là một khoa học liên ngành. Văn hóa học nghiên cứu những nét đặc thù, những mối tương quan của các lĩnh vực khác nhau, các loại hình văn hóa, sự tồn tại và phát triển của văn hóa trong lịch sử, những dạng hoạt động trong văn hóa cũng như vấn đề văn hóa tinh thần. Theo nhận định của A.A. Gorelov - nhà văn hóa học Nga, trong giáo trình Văn hóa học của ông (năm 2001) là: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành khoa học này là chỉ ra những quy luật phát triển của văn hóa khác với những quy luật tự nhiên và quy luật của cuộc sống vật chất của con người, nó xác định tính đặc thù của văn hóa như một lĩnh vực quan trọng của đời sống” (4) 14
  15. Như một bộ môn tách ra từ triết học, văn hóa học có những mối liên hệ bền vững với Triết học văn hóa. Và, bản thân văn hóa lại thuộc về lĩnh vực tinh thần, thuộc về khoa học nhân văn. Nên Văn hoá học còn được coi như là khoa học: “Triết học nhân văn” của mọi thời đại. Văn hóa học gắn liền với các bộ môn khoa học xã hội khác: Xã hội học văn hóa, Nhân học văn hóa, Lịch sử văn hóa, Tâm lý học văn hóa.v.v... Dưới đây là cấu trúc của bộ môn Văn hoá học: + Triết học văn hóa đóng vai trò như là phương pháp luận và thế giới quan của Văn hóa học như Triết học, qua đó, trình bày bản chất, ý nghĩa, chức năng của văn hóa đang vận hành trong đời sống xã hội. Thuật ngữ “Triết học văn hóa” lần đầu tiên được đưa vào đầu thế kỷ XIX bởi nhà văn người Đức A.Muller (1779 – 1829). + Nhân học văn hóa phân tích những mối liên hệ của văn hóa trên các đặc điểm thực chất của con người như tâm lý, trí tuệ của họ, tức là nghiên cứu con người dưới góc độ văn hóa tộc người. Có thể nói, Nhân học văn hóa có cơ sở là ngành dân tộc chí, dân tộc học và nghiên cứu văn hóa các tộc người, đồng thời nghiên cứu cả quá trình phát triển của các dân tộc dưới góc độ những sản phẩm văn hóa do con người sáng tạo nên. + Xã hội học văn hóa một mặt nghiên cứu những đặc điểm của mối quan hệ văn hóa, của các tầng lớp xã hội khác nhau như: văn hóa lối sống, văn hóa thanh niên, văn hóa tôn giáo v.v.., mặt khác, Xã hội học nghiên cứu đời sống văn hóa đang tồn tại, vận động và phát triển trong lòng đời sống xã hội, tức là nghiên cứu sự vận hành xã hội của văn hóa trong các xã hội đã phân tầng. + Lịch sử văn hóa nghiên cứu quá trình phát triển của văn hóa trong tiến trình phát triển của lịch sử. Lịch sử văn hóa có quan hệ cấp dưới theo chủ nghĩa kinh nghiệm hay tính thực tiễn của Văn hóa học, trong khi Triết học văn hóa là cấp độ siêu lý thuyết. Như là cơ sở của văn hóa học, Lịch sử văn hóa cùng với Triết học văn hóa, Xã hội học văn hóa, Nhân học văn hóa cấu thành nên bộ môn Văn hóa học. Dưới đây là sơ đồ cấu trúc Văn hóa học và mối liên hệ của nó với các bộ môn liên quan theo quan điểm của A.A. Gorelov. (5) 15
  16. Sau đây là mô hình cơ cấu Văn hóa học của người viết, dựa trên ba yếu tố cốt lõi trong đời sống xã hội: con người – xã hội – văn hóa (ba trong một). Ba bộ phận này tạo thành một phức thể thống nhất toàn vẹn làm nên đời sống văn hóa - xã hội. Như trình bày ở trên, khi nghiên cứu về Con người- Văn hóa - Xã hội, ta nhận thấy các yếu tố này đã có tính liên ngành, chúng được gắn kết với nhau một cách biện chứng, hữu cơ và liên tục trong suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, trong nghiên cứu văn hóa để tránh cái nhìn chia cắt, cần tiếp cận theo phương pháp xuyên/ liên ngành – Văn hóa học. Khoa học này thống nhất được các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau như: Triết học văn hóa, Xã hội học văn hóa, Lịch sử văn hóa, Nhân học văn hóa là bốn môn học cốt lõi, tạo thành Cơ cấu Văn hóa học cơ bản. Bên cạnh đó còn có một số chuyên ngành học khác hỗ trợ thêm trong quá trình nghiên cứu như là: Ký hiệu học văn hóa, Tâm lý học văn hóa, Sinh thái học văn hóa v.v.. 16
  17. GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ Sơ đồ trên có thể giải thích như sau: + Triết học văn hóa ở cấp độ siêu lý thuyết là môn học chủ chốt của Văn hoá học (văn hóa học đại cương) thực hiện vai trò là phương pháp luận và thế giới quan của các khoa học về văn hoá. + Lịch sử văn hóa là cơ sở của Văn hóa học, nghiên cứu quá trình sáng tạo văn hóa của nhân loại trong lịch sử. + Nhân học văn hóa nghiên cứu con người dưới góc độ văn hóa, từ đó tìm hiểu quá trình sáng tạo của mọi dân tộc qua các “tác phẩm văn hóa” do con người làm ra. + Xã hội học văn hóa nghiên cứu văn hóa dưới góc độ xã hội, cũng được hiểu là áp dụng các phương pháp xã hội học để giải thích sự vận hành và phát triển của văn hóa, coi văn hóa như một mảng tồn tại xã hội (tác phẩm) dưới góc độ hoạt động của nó trong đời sống xã hội. 17
  18. Đó cũng chính là cơ cấu của văn hóa học. Quá trình nghiên cứu được áp dụng theo phương pháp liên ngành, thông qua mối liên hệ biện chứng hữu cơ giữa ba yếu tố cốt lõi nhất của đời sống xã hội, đó là: con người – văn hóa – xã hội. Chính bản thân các khái niệm này đã có tính liên ngành (như đã trình bày kỹ ở mục liên ngành). Tức là, con người chỉ có thể hình thành, tồn tại và phát triển trong những điều kiện xã hội và văn hóa nhất định. Và xã hội là những nhóm người được tổ chức lại và bị quy định bởi một nền văn hóa chung. Còn văn hóa là thành quả của con người được sáng tạo ra trong một xã hội nhất định. Ba yếu tố này quan hệ với nhau một cách hữu cơ, biện chứng, không gì chia cắt được, như một cấu trúc hoàn chỉnh và thống nhất (tam vị nhất thể) Dường như, trong việc nghiên cứu các đối tượng này cũng có sự phân công khá hợp lý, như một định hướng mang tính quy luật. Nhân học văn hóa thì nghiên cứu con người – văn hóa. Xã hội học văn hóa thì nghiên cứu văn hóa - xã hội. Triết học văn hóa (siêu lý thuyết) và Lịch sử văn hóa (cơ sở của Văn hóa học) thì nghiên cứu cội nguồn, bản chất, ý nghĩa và quá trình phát triển của văn hóa trong lịch sử. Bản thân đối tượng (con người - văn hóa – xã hội) đã có tính liên ngành thì phương pháp nghiên cứu phải mang tính liên ngành. Điều này ngày càng biểu hiện rõ rằng, cá nhân, xã hội và văn hóa được gắn kết với nhau hết sức mật thiết trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Nếu một nhà khoa học nào đó chỉ tìm cách nghiên cứu nhằm vào một lĩnh vực, mà không có mối liên quan đến hai lĩnh vực kia thì tất yếu sẽ phá vỡ hệ thống nghiên cứu. Có phải chăng, việc hình thành một khoa học về con người, mà khoa học đó thống nhất được các thành quả của các chuyên ngành học khác nhau như :Triết học văn hóa, Lịch sử văn hóa và các Khoa học về văn hoá ( Xã hội học văn hóa , Nhân học văn hoá v.v... ), chúng tạo thành một cấu trúc chặt chẽ của liên ngành học mang tính hợp đề, thì đó là một việc làm đúng đắn và cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện đại.Và, đó cũng là lý do để ngành Văn hoá học được ra đời trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Ngoài ra, khi nhìn vào sơ đồ trên còn thấy các ngành học như: Sinh thái học văn hoá, Tâm lý học văn hoá, Ký hiệu học văn hóa..v.v...thì đó là các môn học hổ trợ cho quá trình nghiên cứu đối tượng - văn hoá. Ký hiệu học văn hoá nghiên cứu hình thái biểu hiện của văn hoá( biểu tượng- ngôn ngữ của tư duy). Tâm lý học văn hoá nghiên cứu văn hoá cá nhân( phần bên trong của con người với nhiêù chiều cạnh của đời sống tinh thần). Sinh thái học văn hoá nghiên cứu môi trường và điều kiện sống của con người. Qua đó, hình thành nên thói quen và phong cách sống của họ. Ngoài ra, những chuyên ngành học khác thuộc về Văn hoá học ứng dụng sẽ tạo nên những hiệu quả tốt đẹp cho quá trình hoạt động của con người trong cuộc sống. Tựu trung lại, mọi chuyên ngành học đều giúp người nghiên cứu có thể nhìn thấy mọi góc cạnh khác nhau của một lĩnh vực vốn dĩ đã là phức tạp và đa nghĩa. Đó là văn hoá- một lĩnh vực thuộc về đời sống tinh thần của con người. Qua quá trình nghiên cứu trên đây có thể khẳng định được rằng, Văn hoá học là một khoa học liên ngành. CHÚ THÍCH (1). Lược dẫn theo AI.A. Phlier:“Văn hóa học” trong “Thông báo Khoa học số 8”, 2003, Viện Văn hóa Thông tin, từ trang 73 đến trang 77 (2)Dẫn theo A.A. Belik: “Văn hóa học – Những lý thuyết Nhân học văn hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 2000, trang 117. (3). Lược dẫn theo Nguyễn Tri Nguyên “Khái niệm liên ngành” trong Thông báo Khoa học số 8, Viện 18
  19. Văn hóa Thông tin, 2003, trang 39. (4). Dẫn theo A.A. Gorelov: Cấu trúc và những khái niệm cơ bản của văn hóa học trong “Thông báo Khoa học số 8”, Nxb Viện Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, trang 78. (5). Dẫn theo A.A. Gorelov: Sơ đồ cấu trúc văn hóa học và mối liên hệ của nó với các bộ môn liên quan trong “Thông báo Khoa học số 8”, Nxb Viện Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, trang 80. Nguồn: Tác giả Người post bài: Phan Thu Hiên ̀ VĂN HÓA, TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT HỌC PGS.TS.Lương Việt Hải Phó viện trưởng Viện Triết học, Viện khoa học xã hội Việt Nam Bài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc. Xét trên nhiều khía cạnh, triết lý luôn ở tầm thấp hơn so với các hệ thống triết học, song nó chính là chất liệu của các hệ thống triết học bác học. Theo tác giả, văn hóa, các triết lý và các hệ thống triết học chính là ba tầng bậc khác nhau của văn hóa theo nghĩa rộng. Văn hóa theo gốc tiếng Latinh (cultura) có nghĩa là canh tác, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển, tôn trọng. Trong lịch sử, ban đầu người ta thường đồng nhất văn hóa với tất cả những gì do con người tạo ra. Văn hóa là hệ thống các nguyên tắc, cách thức, chương trình, phương thức hoạt động sống thuộc tầng trên sinh học của con người. Hệ thống ấy được hình thành và phát triển qua quá trình lịch sử và giúp cho việc duy trì và cải biến đời sống xã hội. Các chương trình, phương thức hoạt động ấy được hợp thành bởi các tri thức, chuẩn mực, thói quen, lý tưởng, cách hành động, tư tưởng, học thuyết, lòng tin, mục trêu, định hướng giá trị... Những cái đó lại rất đa dạng, được tích luỹ lâu đời, tạo thành kinh nghiệm xã hội - một yếu tố cấu thành văn hóa, được di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Văn hóa gắn liền với phương thức hoạt động sống của con người, nhờ đó mà phân biệt được sự tồn tại của con vật với cuộc sống của con người. Có nhiều nhánh quan điểm khác nhau về văn hóa, song nó luôn được xem như quá trình phát triển lý trí và các hình thức sống cố lý trí của con người, trái ngược với tính chất hoang dại và man rợ ở thời kỳ trền sử. Văn hóa là đời sống trnh thần của con người được duy trì và phát triển trong trến trình lịch sử, là sự trến hóa của ý thức đạo đức, luân lý, tôn giáo triết học, khoa học, pháp luật và ý thức chính trị, thúc đẩy sự trến bộ của nhân loại. Mặt khác, người ta cũng xem văn hóa như những điểm đặc thù của một xã hội. Văn hóa là hệ thống các giá trị và tư tưởng quy định kiểu tổ chức xã hội ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. Các hệ thống đó là khác nhau và tương đối độc lập với nhau, trong 19
  20. chúng bao gồm toàn bộ tài sản văn hóa vật chất, tập quán chủng tộc, các dạng ngôn ngữ và các hệ thống biểu trưng khác. Văn hóa chỉ là tính tích cực của con người trong hành vi, hoạt động và giao trếp nhằm tạo ra một thế giới mới - thế giới nhân tạo khác với giới tự nhiên. Văn hóa như là phương thức thực hiện và điều chỉnh các hoạt động của con người, là phương diện đặc biệt của đời sống xã hội. Nó tạo ra và truyền tải từ thế hệ này đến thế hệ khác các nguyên tắc, cách thức, các chương trình trên sinh học về hành vi, hoạt động và giao tiếp của con người. Như vậy, văn hóa không đồng nhất với xã hội mà chỉ là một phương diện đặc biệt của xã hội, hiện diện trong tất cả các trạng thái xã hội khác nhau và cũng không có một hiện tượng xã hội nào không chịu ảnh hưởng hoặc không mang dấu ấn của văn hóa. Văn hóa còn được xem là hệ thống mã code thông tin, mã hóa các kinh nghiệm xã hội của con người. Kinh nghiệm ấy thể hiện như những chương trình trên sinh học về hành vi, hoạt động và giao trếp. Nếu trong các hệ sinh học bao giờ cũng có những kết cấu thông tin đặc biệt đề quản lý và điều chỉnh hệ thống sinh học ấy (AND, ARN), được gọi là gen, thì trong các hệ thống xã hội gen di truyền ấy là văn hóa. Các dạng hành vi, hoạt động, giao tiếp được điều chỉnh bằng các "chương trình, mã văn hoá" nhằm tái sản xuất và phát triển các yếu tố, các trểu hệ thống xã hội và các quan hệ của chúng, các thiết chế xã hội, các loại nhân cách đặc trưng cho xã hội đó. Điều đó tương tự như mã di truyền sinh học điều khiển trao đổi chất để tạo nên các tế bào và các bộ phận của cơ thể sinh vật. Mã di truyền xã hội có chức năng chuyển tải từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác toàn bộ các kinh nghiệm xã hội. Để có thể truyền tải, bảo tồn được thì khối các kinh nghiệm đó phải được thể hiện dưới dạng các loại ký hiệu khác nhau, như âm thanh, chữ viết, tiếng nói, điệu bộ, hình ảnh… Hệ thống các ký hiệu như vậy phải rất đa dạng, phong phú mới có thể ghi nhận được khối các kinh nghiệm xã hội vốn thường xuyên được đổi mới, bổ sung và phát triển. Hệ thống ký hiệu ấy cũng là một trong những yếu tố cấu thành của văn hóa. Trong giới tự nhiên thứ hai, các sản phẩm do con người tạo nên cũng là những ký hiệu dưới các dạng thức và ý nghĩa khác nhau. Các vật thể văn hóa vật chất đóng vai trò kép trong đời sống con người: một mặt, chúng phục vụ trực tiếp mục trêu thực tiễn, cụ thể cho các nhu cầu hàng ngày của con người, như ăn, mặc, ở, đi lại... Mặt khác, chúng lại là phương tiện bảo tồn, chuyển giao các chương trình (programs), ý nghĩa, nội dung, phương thức điều chỉnh hoạt động, hành vi, giao tiếp. Dưới góc độ ấy, giới tự nhiên thứ hai mang ý nghĩa và nội dung văn hóa sâu sắc. Các thành tố văn hóa trong hệ thống chỉnh thể bao hàm và gắn kết lẫn nhau tạo nên những cái chung, những triết lý mang tính thế giới quan, trong đó tích trữ những kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được. Chúng không phải là những phạm trù triết học dù chúng phản ánh hiện thực, thể hiện thành những quy tắc, chuẩn mực của hoạt động, thành những triết lý, thành các cái chung văn hóa. Các triết lý có thể hoạt động và phát triển cả ở bên ngoài các hệ thống triết học, nhưng chúng lại vốn có trong các nền văn hóa mà ở đó, chưa có những hình thức phát triển của các hệ thống triết học. Các triết lý xuất hiện, phát triển và hoạt động trong đời sống xã hội và cá nhân, mỗi yếu tố đều hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, liên hệ với nhau. Trong các triết lý đã có thể hiện những 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2