T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
ĐO LƯỜNG SỐ NĂM SỐNG KHỎE MẠNH BỊ MẤT DO<br />
TỬ VONG SỚM TẠI ĐẮK LẮK NĂM 2015<br />
Châu Đương*; Nguyễn Đỗ Quốc Thống*; Thân Trọng Quang*<br />
Thái Quang Hùng*; Nguyễn Đình Chiến*; Đỗ Thị Vân*; Nguyễn Thị Trang*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định gánh nặng do tử vong sớm (YLL) của Đắk Lắk năm 2015; xác định 10<br />
nguyên nhân hàng đầu của YLL theo giới tính, dân tộc và điều kiện kinh tế. Phương pháp:<br />
nghiên cứu thực hiện ở 32 cụm thôn, buôn của tỉnh Đắk Lắk, sử dụng phương pháp nghiên cứu<br />
gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2010, không sử dụng trọng số tuổi và chiết khấu; sử dụng bảng<br />
sống chuẩn mới của WHO. Nguồn số liệu được thu thập trực tiếp tại cộng đồng. Sử dụng công<br />
thức YLL = N*L để tính YLL cho từng nhóm tuổi và cho từng nguyên nhân bệnh. Kết quả: tổng<br />
số năm sống khỏe mạnh bị mất do YLL năm 2015 ở Đắk Lắk là 341.711,5 YLL, tương ứng với<br />
18.434 YLL/100.000 dân. 10 nguyên nhân dẫn đầu của YLL bao gồm đuối nước, tai nạn giao<br />
thông, tự tử, tai biến mạch máu não (TBMMN), bại não, ung thư gan, suy tim, ung thư não, sinh<br />
non và xơ gan. Nhóm tuổi 15 - 19 chiếm tỷ lệ cao nhất; nam gần gấp đôi nữ; nhóm các dân tộc<br />
khác cao hơn dân tộc Kinh và Ê Đê; nhóm nông dân chiếm > 50% tổng YLL; nhóm không<br />
nghèo và nhóm sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm<br />
khác. 10 nguyên nhân hàng đầu ở nam giới bao gồm tai nạn giao thông, đuối nước, tự tử, ung<br />
thư gan, TBMMN, bại não, xơ gan, ung thư vòm họng, rối loạn tâm thần do rượu và nhồi máu<br />
cơ tim; 10 nguyên nhân hàng đầu ở nữ gồm đuối nước, TBMMN, bại não, ung thư não, suy tim,<br />
tự tử, sinh non, viêm phổi, tim bẩm sinh và suy thận mạn tính. Kết luận: tổng số năm sống khỏe<br />
mạnh bị mất do YLL năm 2015 ở Đắk Lắk là 341.711,5 YLL. Nhóm tuổi 15 - 19 chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất; nam nhiều hơn nữ; nhóm các dân tộc khác nhiều hơn dân tộc Kinh và Ê Đê; nhóm nông<br />
dân, nhóm không nghèo và nhóm sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn chiếm tỷ lệ<br />
cao hơn các nhóm khác.<br />
* Từ khóa: Năm sống bị mất do tử vong sớm; Năm sống điều chỉnh theo bệnh tật; Đắk Lắk.<br />
<br />
Measurement Years of Life Lost due in Early Death in Daklak<br />
Province in 2015<br />
Summary<br />
Objectives: To determine the burden of premature mortality (YLL) of Daklak in 2015; identify<br />
10 leading causes of YLL by gender, ethnicity and economic conditions. Method: The study<br />
was conducted on 32 clusters of villages or hamlets of Daklak province, we use research<br />
methods global burden of disease in 2010, do not use age weighting and discounting; using<br />
the new standard life tables of WHO. Source data are collected directly at the community;<br />
using the formula YLL = N * L to calculate YLL for each age group and for each cause disease.<br />
* Bệnh viện Đa khoa CưMgar - Đắk Lắk<br />
Người phản hồi (Corresponding): Châu Đương (cdbvcmg@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/09/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/11/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2016<br />
<br />
40<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
Results: The total number of healthy life years lost due to premature death in 2015 in Daklak is<br />
341,711.5 YLL, corresponding to 18,434 YLL/100,000 people. Ten leading causes of YLL<br />
include drowning, traffic accidents, suicides, stroke, cerebral palsy, liver cancer, heart failure,<br />
brain cancer, premature birth and liver cirrhosis. The age group of 15 - 19 accounted for the<br />
highest proportion; men are nearly twice as much as women; other ethnic groups are higher<br />
than Kinh and Ede; farmer group is over 50% of total YLL; the non-poor and living in areas with<br />
social and economic conditions difficult groups have higher proportion than other groups. Ten<br />
leading causes in men include traffic accidents, drowning, suicide, liver cancer, stroke, cerebral<br />
palsy, liver cirrhosis, throat cancer, mental disorders caused by alcohol and myocardial<br />
infarction; ten leading causes in women include drowning, stroke, cerebral palsy, brain cancer,<br />
heart failure, suicide, premature birth, pneumonia, congenital heart diseases and chronic renal<br />
failure. Conclusion: The total number of healthy life years lost due to premature death in 2015 in<br />
Daklak is 341,711.5 YLL. The age group 15 - 19 accounted for the highest proportion; men<br />
more than women; other ethnic groups is higher than Kinh and Ede; the farmer, non-poor and<br />
living in areas with social and economic conditions difficult groups are higher proportion than<br />
other groups.<br />
* Key words: Years of life lost; Disability-adjusted life years; Daklak province.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ khi Dampsey (1947) giới thiệu khái<br />
niệm đo lường thời gian bị mất do YLL<br />
thay thế cho tỷ lệ tử vong chuẩn hóa theo<br />
tuổi hoặc tỷ lệ tử vong thô, đã có nhiều<br />
phương pháp đo lường số năm sống bị<br />
mất được đưa ra [5].<br />
Đối với xã hội, tử vong ở nhóm người<br />
trẻ, đặc biệt là trẻ em có tính chất nghiêm<br />
trọng hơn các trường hợp tử vong ở<br />
nhóm tuổi người già [2]. Chỉ số gánh<br />
nặng bệnh tật do tử vong sớm (YLLYears of Life Lost) đã giải quyết được vấn<br />
đề này bằng cách xem xét tử vong dựa<br />
vào kỳ vọng sống chuẩn. Chỉ số YLL cùng<br />
với chỉ số đo lường gánh nặng bệnh tật<br />
không gây tử vong (YLD- Years Lived<br />
with Disability) cấu thành chỉ số số năm<br />
sống hiệu chỉnh theo bệnh tật (DALYDisability Adjusted Life Years). Các chỉ số<br />
này được Murray và Aland Lopez áp dụng<br />
lần đầu tiên trong báo cáo sức khỏe toàn<br />
cầu năm 1993 do Tổ chức Y tế Thế giới<br />
và Trường Đại học Havard thực hiện [3].<br />
<br />
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên<br />
cứu đánh giá gánh nặng bệnh tật do<br />
YLL như Lê Vũ Anh (2000) đánh giá<br />
gánh nặng bệnh tật thông qua chỉ số số<br />
năm sống tiềm tàng bị mất (PYLL);<br />
năm 2012, Nguyễn Thị Trang Nhung,<br />
Bùi Thị Tú Quyên và CS nghiên cứu<br />
gánh nặng bệnh tật do YLL tại<br />
CHILILAB Chí Linh, Hải Dương… Tuy<br />
nhiên, các nghiên cứu này sử dụng<br />
nguồn số liệu thu thập gián tiếp, thông<br />
qua hệ thống báo cáo định kỳ hoặc<br />
thông qua cuộc tổng điều tra dân số,<br />
do đó nhiều trường hợp tử vong như:<br />
tử vong tại nhà của người già, tử vong<br />
sơ sinh, mất tích… thường không được<br />
ghi nhận; đồng thời nguyên nhân tử<br />
vong chủ yếu dựa vào phương pháp<br />
phỏng vấn (verbal-autopsy) nên khó<br />
tránh khỏi nhầm lẫn về chẩn đoán. Hơn<br />
nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu<br />
nào được tiến hành để đánh giá gánh<br />
nặng do YLL tại Đắk Lắk. Do đó, chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.<br />
41<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguồn số liệu.<br />
Chúng tôi thu thập số liệu tử vong trực<br />
tiếp từ 32 cụm trên 2.467 cụm thôn, buôn<br />
trong toàn tỉnh Đắk Lắk, chọn ngẫu nhiên<br />
theo phương pháp PPS. Tại mỗi cụm,<br />
thành lập một tổ cộng tác viên gồm: Giám<br />
đốc các trung tâm y tế huyện (thị xã,<br />
thành phố), 01 bác sỹ (hoặc y sỹ nếu trạm<br />
y tế không có bác sỹ) và cộng tác viên<br />
dân số (CTVDS) hoặc y tế của thôn, buôn<br />
đó. Tổ này có trách nhiệm theo dõi và thu<br />
thập thông tin các trường hợp tử vong.<br />
Nếu trên địa bàn có người tử vong, CTV<br />
sẽ thông báo để cán bộ nghiên cứu đến<br />
thu thập thông tin, xác định nguyên nhân<br />
tử vong theo mẫu.<br />
- Xác định nguyên nhân tử vong khi có<br />
giấy chứng nhận tử vong của bệnh viện<br />
từ hạng ba trở lên và có chẩn đoán cụ<br />
thể. Nếu nguyên nhân tử vong chưa xác<br />
định được, chúng tôi dùng bộ câu hỏi<br />
phỏng vấn nguyên nhân tử vong của<br />
WHO (2012) (dịch và điều chỉnh cho phù<br />
hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam) để<br />
điều tra nguyên nhân tử vong của nạn<br />
nhân. Để thẩm định nguyên nhân tử<br />
vong, chúng tôi mời nhóm chuyên gia là<br />
các bác sỹ đầu ngành, có kinh nghiệm<br />
của bệnh viện đa khoa tỉnh kết luận dựa<br />
trên thông tin thu thập theo mẫu của<br />
WHO. Sau đó, sử dụng phương pháp tính<br />
trọng số để ước tính tỷ lệ tử vong toàn bộ<br />
cho Đắk Lắk.<br />
- Thời gian thu thập thông tin tử vong<br />
là 1 năm (từ 01 - 01 - 2015 đến 31 12 - 2015).<br />
42<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu<br />
gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2010, không<br />
sử dụng trọng số tuổi và chiết khấu; sử<br />
dụng bảng sống chuẩn mới của WHO với<br />
kỳ vọng sống lúc sinh là 86 năm cho cả<br />
nam và nữ.<br />
Công thức tính như sau: YLL (c,s,a,t)<br />
= N (c,s,a,t)*L(s,a), trong đó:<br />
- N(c, s, a, t): số trường hợp tử vong<br />
do bởi nguyên nhân c đối với lứa tuổi a<br />
và giới tính s trong năm t.<br />
- L(s, a): số năm kỳ vọng sống chuẩn<br />
bị mất của một trường hợp tử vong ở<br />
nhóm tuổi a, giới tính s.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 145 trường hợp tử<br />
vong ở 32 cụm thôn, buôn cho thấy, tổng<br />
số năm sống khỏe mạnh bị mất do YLL<br />
tại Đắk Lắk năm 2015 là 341.711,5 YLL,<br />
sai số chuẩn 63.617,1; tương ứng với<br />
18.434 YLL/100.000 dân. Như vậy, trong<br />
một năm, cứ 100.000 người dân, số năm<br />
sống khỏe mạnh bị mất do YLL là 18.434<br />
năm. Số liệu này cao hơn so với nghiên<br />
cứu của Lê Vũ Anh (2006): số năm sống<br />
mất đi do YLL là 660,5 năm/10.000 dân<br />
[1], cao hơn so với nghiên cứu của Shang<br />
- Cheng Zhou và CS (2010) là 636/10.000<br />
dân [10]. Điều này có thể do ở Đắk Lắk<br />
nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói<br />
chung, công tác chăm sóc sức khỏe cho<br />
nhân dân còn hạn chế, gánh nặng do YLL<br />
còn cao. Hơn nữa, có thể do công tác<br />
thống kê, ghi nhận ca tử vong trực tiếp tại<br />
cộng đồng cần chặt chẽ và đầy đủ, không<br />
nên bỏ sót.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
1. 10 nguyên nhân hàng đầu của YLL tại Đắk Lắk.<br />
Bảng 1: 10 nguyên nhân hàng đầu của YLL tại Đắk Lắk năm 2015.<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
Mã ICD<br />
<br />
YLL/dân số<br />
<br />
YLL/100.000 dân<br />
<br />
% YLL<br />
<br />
Đuối nước<br />
<br />
W70<br />
<br />
52.581<br />
<br />
2.837<br />
<br />
15,4<br />
<br />
Tai nạn giao thông<br />
<br />
Y85<br />
<br />
48.643<br />
<br />
2.624<br />
<br />
14,2<br />
<br />
Tự tử<br />
<br />
X68<br />
<br />
39.546<br />
<br />
2.133<br />
<br />
11,6<br />
<br />
Tai biến mạch máu não<br />
<br />
I64<br />
<br />
31.900<br />
<br />
1.721<br />
<br />
9,3<br />
<br />
Bại não<br />
<br />
G80<br />
<br />
25.872<br />
<br />
1.396<br />
<br />
7,6<br />
<br />
Ung thư gan<br />
<br />
C22<br />
<br />
24.300<br />
<br />
1.311<br />
<br />
7,1<br />
<br />
Suy tim<br />
<br />
I50<br />
<br />
13.167<br />
<br />
710<br />
<br />
3,9<br />
<br />
Ung thu não<br />
<br />
C71<br />
<br />
12.092<br />
<br />
652<br />
<br />
3,5<br />
<br />
Sinh non<br />
<br />
O60<br />
<br />
9.985<br />
<br />
539<br />
<br />
2,9<br />
<br />
Xơ gan<br />
<br />
K74<br />
<br />
8.308<br />
<br />
448<br />
<br />
2,4<br />
<br />
266.394<br />
<br />
14.371<br />
<br />
77,9<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
10 nguyên nhân hàng đầu của YLL<br />
năm 2015 ở Đắk Lắk chiếm 77,9% tổng<br />
YLL. Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu<br />
của YLL (15,4%), tiếp theo là tai nạn giao<br />
thông, tự tử và TBMMN. Bại não, ung thư<br />
gan, suy tim, ung thư não, sinh non và xơ<br />
gan cũng là các nguyên nhân nằm trong<br />
tốp 10 nguyên nhân hàng đầu của YLL.<br />
Theo chúng tôi, có lẽ do ở Đắk Lắk có<br />
nhiều sông, suối, ao, hồ phục vụ cho<br />
nông nghiệp, tưới cà phê, nên người dân<br />
thường xuyên tiếp xúc, do đó xác suất và<br />
mức độ rủi ro bị đuối nước sẽ cao hơn;<br />
Mặt khác, do vấn đề dân trí và hiệu quả<br />
của mạng lưới truyền thông giáo dục sức<br />
<br />
khỏe, an toàn giao thông ở Đắk Lắk chưa<br />
tốt, nên số người tử vong do đuối nước,<br />
tai nạn giao thông và tự tử còn cao. So<br />
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang<br />
Nhung (2012), 10 bệnh hàng đầu ở<br />
CHILILAB Chí Linh gồm đột quỵ, tai nạn<br />
giao thông, nhẹ cân sơ sinh, HIV/AIDS,<br />
suy thận, ung thư gan, ung thư phổi, té<br />
ngã, tự tử và hội chứng viêm cầu thận<br />
cấp [2]. So với nghiên cứu của ShangCheng Zhou và CS, các nguyên nhân<br />
hàng đầu của YLL là: bệnh lý sản phụ,<br />
chấn thương không chủ định, chấn<br />
thương có chủ định, bệnh mạch vành và<br />
bệnh đường hô hấp [10].<br />
43<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
2. Phân bố YLL theo đặc trưng dân<br />
số.<br />
Bảng 2:<br />
Các đặc điểm<br />
<br />
YLL<br />
<br />
% YLL<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
YLL<br />
<br />
% YLL<br />
<br />
Còn nhỏ<br />
<br />
33.637<br />
<br />
9,8<br />
<br />
Học sinh - sinh viên<br />
<br />
71.255<br />
<br />
20,9<br />
<br />
Nông dân<br />
<br />
171.410<br />
<br />
50,2<br />
<br />
1.243<br />
<br />
0,4<br />
<br />
Già yếu<br />
<br />
37.029<br />
<br />
10,8<br />
<br />
Khác<br />
<br />
27.138<br />
<br />
7,9<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Trẻ sơ sinh<br />
<br />
9.985<br />
<br />
2,9<br />
<br />
50% tổng YLL, kế đến là nhóm học sinh<br />
- sinh viên, thấp nhất là nhóm cán bộ,<br />
<br />