intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Độ nhớt máu và mối liên quan với một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

138
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá độ nhớt máu và mối liên quan với một số chỉ số huyết học, sinh hóa ở BN HCTH nguyên phát. Đối tượng nghiên cứu: 45 BN HCTH nguyên phát được điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện E TW, thực hiện trong năm 2011 và 2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Độ nhớt máu và mối liên quan với một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> ĐỘ NHỚT MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ<br /> HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU Ở BỆNH NHÂN<br /> HỘI CHỨNG THẬN HƢ NGUYÊN PHÁT<br /> Phạm Xuân Phong*; Trần Thị Tuyết Nhung*<br /> TÓM TẮT<br /> Trong hội chứng thận hư (HCTH) nguyên phát, độ nhớt máu tăng là yếu tố có tính tiên<br /> lượng đối với biến chứng tắc mạch. Nghiên cứu này nhằm đánh giá độ nhớt máu và mối liên<br /> quan với một số chỉ số huyết học, sinh hóa ở BN HCTH nguyên phát. Đối tượng nghiên cứu:<br /> 45 BN HCTH nguyên phát được điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội, Bệnh viện<br /> Quân y 103, Bệnh viện E TW, thực hiện trong năm 2011 và 2012. Phương pháp nghiên cứu:<br /> mô tả, cắt ngang, so sánh với nhóm chứng. Kết quả: (1) độ nhớt máu ở BN HCTH nguyên phát<br /> 6,94 ± 1,65 mmPa.s, cao hơn ở nhóm chứng (5,36 ± 0,88 mPa.s) (p < 0,05). (2) Độ nhớt máu<br /> tương quan thuận với số lượng hồng cầu, hematocrit, cholesterol và triglycerid với r tương ứng<br /> là 0,38; 0,54; 0,47; 0,35 (p < 0,05).<br /> * Từ khóa: Hội chứng thận hư nguyên phát; Độ nhớt máu; Huyết học; Sinh hóa.<br /> <br /> Blood Viscosity and Its Relationship with Hematological and<br /> Biochemical Parameters in Primary Nephrotic Syndrome<br /> Summary<br /> High blood viscosity is a predictive factor of thromboembolic complications. In this study, we<br /> measured the blood viscosity and its relationship with hematologyical and biochemical<br /> parameters in 45 patients with primary nephrotic syndrome from Military Institute of Traditional<br /> Medicine, 103 Hospital and E Hospital between 2011 and 2012. The main methods included<br /> description, cross-section, comparison with control group. The results showed that blood<br /> viscosity in these patients (6.94 ± 1.65 mPa.s) was significally higher than in control group<br /> (5.36 ± 0.88 mPa.s) (p < 0.05). The blood viscosity was correlated with red blood cells,<br /> hematocrit, cholesterol and triglycerid (r: 0.38; 0.54; 0.47 and 0.35 and p < 0,05, respectively).<br /> * Key words: Primary nephrotic syndrome; Blood viscosity; Hematological and biochemical<br /> parameters.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hội chứng thận hư là hội chứng lâm<br /> sàng và sinh hóa do tổn thương ở cầu<br /> thận, đặc trưng bằng phù, protein niệu<br /> cao, protein máu giảm, lipid máu tăng.<br /> Khoảng 80% trường hợp có HCTH do tổn<br /> thương nguyên phát ở cầu thận. Bệnh<br /> <br /> thường tái phát nhiều lần và dẫn đến suy<br /> thận trong thời gian 5 - 10 năm tùy thuộc<br /> vào quá trình điều trị. Trong HCTH, nồng<br /> độ các yếu tố đông máu tăng, giảm thể<br /> tích tuần hoàn, tăng tính dính của huyết<br /> tương, rối loạn các thành phần lipid máu...<br /> Tất cả các yếu tố trên góp phần tăng nguy<br /> cơ thuyên tắc mạch máu.<br /> <br /> * Viện Y học Cổ truyền Quân đội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Phạm Xuân Phong (pxphongyhct@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 09/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/11/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 02/12/2014<br /> <br /> 107<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> Biến chứng máu tăng đông và thuyên<br /> tắc mạch máu là một trong những biến<br /> chứng nặng, nguy hiểm và gặp với tỷ lệ<br /> khá cao ở BN HCTH nguyên phát (10 42% theo từng tác giả). Tỷ lệ này theo<br /> Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011) là 21% [3].<br /> Nếu biến chứng tắc mạch không được<br /> điều trị kịp thời có thể dẫn đến những<br /> biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong.<br /> Sử dụng thuốc chống đông trong điều trị<br /> HCTH cũng được nhiều tác giả đề nghị<br /> [2]. Khi xét nghiệm, nếu thấy hiện tượng<br /> tăng đông cần cân nhắc sử dụng thuốc<br /> chống ngưng tập tiểu cầu, các thuốc<br /> chống đông để dự phòng biến chứng tắc<br /> mạch [2].<br /> Độ nhớt máu là một đại lượng vật lý<br /> đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại<br /> sinh ra giữa các thành phần của máu khi<br /> chúng chuyển động trượt lên nhau. Trong<br /> HCTH, albumin máu giảm, thay đổi thể<br /> tích huyết tương… gây tăng ngưng tập<br /> tiểu cầu, tăng lipid máu, rối loạn các yếu<br /> tố đông máu theo hướng tăng đông… gây<br /> ảnh hưởng tới độ nhớt máu.<br /> Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> này nhằm: Xác định độ nhớt máu ở BN<br /> HCTH nguyên phát và tìm mối liên quan<br /> giữa độ nhớt máu với một số chỉ số huyết<br /> học, sinh hóa máu ở những BN này.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng và phƣơng tiện nghiên<br /> cứu.<br /> - Đối tượng nghiên cứu: nhóm chứng<br /> gồm 30 người khỏe mạnh; nhóm bệnh:<br /> 45 BN được chẩn đoán xác định HCTH<br /> 108<br /> <br /> nguyên phát. Thời gian nghiên cứu từ<br /> 7 - 2011 đến 5 - 2012.<br /> - Phương tiện nghiên cứu: xét nghiệm<br /> độ nhớt máu trên máy ReoRox G2 tại Bệnh<br /> viện Y học Cổ truyền Quân đội, xét nghiệm<br /> huyết học và sinh hóa trên máy phân tích<br /> huyết học tự động 18 thông số Celltac<br /> alpha, máy sinh hóa tự động Hitachi 902.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> - BN từ 16 - 60 tuổi, được chẩn đoán<br /> xác định có HCTH nguyên phát, điều trị<br /> tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội,<br /> Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện E<br /> Trung ương.<br /> - BN không có bệnh lý khác kèm theo,<br /> không dùng thuốc chống đông trước khi<br /> vào viện và tình nguyện tham gia nghiên<br /> cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - HCTH thứ phát.<br /> - BN được chẩn đoán HCTH nguyên<br /> phát nhưng có kèm theo các bệnh sau: có<br /> suy thận, thiếu máu nặng, đang mắc các<br /> bệnh nhiễm trùng, sốt, ung thư và một số<br /> bệnh lý cấp tính khác.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu:<br /> Phương pháp mô tả cắt ngang, so sánh<br /> với nhóm chứng.<br /> * Phương pháp tiến hành:<br /> - Nhóm bệnh: lựa chọn những BN<br /> có HCTH theo tiêu chuẩn lựa chọn và<br /> loại trừ. Khám và làm xét nghiệm theo<br /> bệnh án mẫu.<br /> Nhóm chứng: lựa chọn những người<br /> khỏe mạnh và lấy máu xét nghiệm.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> - Quy trình làm xét nghiệm độ nhớt<br /> máu: lấy 2 ml máu tĩnh mạch, chống đông<br /> bằng EDTA và ủ ở nhiệt độ 370C, đo độ<br /> nhớt máu trong vòng 30 phút sau khi lấy<br /> máu.<br /> - Nguyên lý đo độ nhớt máu: dựa trên<br /> nguyên lý chuyển động dao động trên<br /> máy (Reorox G2) có hệ thống khung dây<br /> xoắn cùng với nam châm, nam châm sẽ<br /> kéo đầu đo và dây xoắn trở lại tạo nên<br /> dao động. Hệ thống khung dây xoắn khi<br /> dao động sẽ kéo theo dao động của cốc<br /> chứa mẫu máu. Biểu đồ ghi lại sự chuyển<br /> động dao động này bằng đầu đo quang<br /> học có độ nhạy cao. Máy tự động tính<br /> toán độ nhớt máu dựa trên nguyên lý định<br /> luật Póieulle. Quy trình xét nghiệm theo<br /> hướng dẫn của nhà sản xuất.<br /> - Xét nghiệm huyết học và sinh hóa thực<br /> hiện trên máy phân tích huyết học tự động<br /> 18 thông số Celltac alpha và máy sinh hóa<br /> tự động Hitachi 902. Quy trình xét nghiệm<br /> theo hướng dẫn của nhà sản xuất.<br /> * Xử lý số liệu:<br /> Theo phương pháp thống kê y học<br /> dựa trên phần mềm SPSS 16.0. Xác định<br /> hệ số tương quan r.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm chung của đối tƣợng<br /> nghiên cứu.<br /> Đối tượng nghiên cứu gồm 45 BN<br /> HCTH nguyên phát, từ 16 - 60 tuổi, tuổi<br /> trung bình 33,84 ± 14,42 và 30 người<br /> khỏe mạnh có độ tuổi từ 19 - 36, tuổi<br /> trung bình 21,67 ± 4,44.<br /> Nhóm bệnh: 21 BN nam (46,7%) và<br /> 24 BN nữ (53,3%). Không có sự khác biệt<br /> 109<br /> <br /> về giới giữa nhóm bệnh và nhóm chứng<br /> (p > 0,05).<br /> 2. So sánh độ nhớt máu giữa BN<br /> HCTH nguyên phát và nhóm chứng.<br /> Bảng 1:<br /> mPa.s<br /> <br /> p<br /> <br /> ±<br /> Nhóm HCTH<br /> (n = 45)<br /> <br /> 6,94 ± 1,65<br /> <br /> Nhóm chứng<br /> (n = 30)<br /> <br /> 5,36 ± 0,88<br /> <br /> p < 0,01<br /> <br /> Độ nhớt máu của nhóm BN HCTH<br /> nguyên phát (6,94 ± 1,65 mPa.s), cao<br /> hơn ở nhóm chứng (5,36 ± 0,88 mPa.s),<br /> (p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với<br /> nghiên cứu của McGinley E trên 21 BN<br /> HCTH có so sánh với người bình thường<br /> [6], GJ Streekstra và CS (1994) nghiên<br /> cứu trên 18 BN HCTH so sánh với 17<br /> người bình thường thấy độ nhớt máu tăng<br /> rõ rệt [8].<br /> Bình thường, albumin huyết tương<br /> mang điện tích âm nên rất khó lọt qua<br /> màng lọc cầu thận vì bị lớp điện tích âm<br /> của màng lọc cầu thận ngăn cản. Nhưng<br /> trong HCTH, do lắng đọng các phức hợp<br /> miễn dịch gây tổn thương lớp màng nền<br /> của cầu thận, làm cầu thận dễ để lọt các<br /> phân tử mang điện tích âm như albumin.<br /> Khi lượng protein (chủ yếu là albumin)<br /> được bài xuất qua nước tiểu nhiều sẽ kéo<br /> theo giảm thể tích huyết tương gây cô<br /> đặc máu. Mặt khác, albumin máu giảm<br /> làm tăng tổng hợp fibrinogen và cofactors<br /> ở gan, tăng độ ngưng tập tiểu cầu, tăng<br /> tính thấm cầu thận làm giảm plasminogen<br /> gây tăng độ nhớt máu.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> 3. Tƣơng quan giữa độ nhớt máu và một số chỉ số huyết học.<br /> Bảng 2: Tương quan giữa độ nhớt máu và một số chỉ số công thức máu trên BN<br /> HCTH (n = 45).<br /> Hồng cầu (T/l)<br /> <br /> r = 0,38<br /> <br /> p < 0,05<br /> <br /> Bạch cầu (G/l)<br /> <br /> r = 0,07<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> Tiểu cầu (G/l)<br /> <br /> r = -0,11<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> HCT (%)<br /> <br /> r = 0,54<br /> <br /> p < 0,01<br /> <br /> y1 = 0,85x1 + 3,04*<br /> y2 = 0,13x2 + 1,51*<br /> <br /> (* y1, y2: ĐNM (mPa.s); x1: số lượng hồng cầu (T/l); x2: HCT (%).<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên BN<br /> HCTH nguyên phát, độ nhớt máu tương<br /> quan thuận mức độ vừa với số lượng<br /> hồng cầu, r là 0,38 (p < 0,05). Tương<br /> quan thuận biểu hiện bằng phương trình<br /> y1 = 0,85x1 + 3,04. Khi số lượng hồng cầu<br /> tăng lên 1 (T/l), độ nhớt máu sẽ tăng lên<br /> 0,85 (mPa.s).<br /> Độ nhớt máu phụ thuộc vào nhiều yếu<br /> tố: số lượng thành phần tế bào máu,<br /> thành phần của huyết tương, mức độ cô<br /> đặc máu, khả năng biến dạng hồng cầu,<br /> khả năng kết tập tiểu cầu và rối loạn các<br /> yếu tố đông cầm máu [1]. Số lượng hồng<br /> cầu đóng vai trò quan trọng nhất trong<br /> các thành phần tế bào máu, vì hồng cầu<br /> chiếm số lượng rất lớn. Khi số lượng hồng<br /> cầu tăng, độ nhớt máu cũng tăng. Điều<br /> này phù hợp với kết quả nghiên cứu.<br /> Ngoài số lượng hồng cầu, hematocrit<br /> cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ nhớt<br /> máu. Trong nghiên cứu, độ nhớt máu tương<br /> quan tương quan thuận mức độ chặt và<br /> <br /> vừa với hematocrit, r là 0,54, p < 0,01.<br /> Phương trình tương quan tương ứng là:<br /> y2 = 0,13 x2 + 1,51.<br /> Độ nhớt máu có quan hệ mật thiết với<br /> hematocrit. Khi hematocrit tăng, độ nhớt<br /> máu cũng tăng và ngược lại. Nếu hematocrit<br /> tăng từ 40% lên tới 60%, độ nhớt máu<br /> tăng khoảng 2 lần [7].<br /> Ở BN HCTH có hiện tượng mất protein<br /> qua nước tiểu, tổng hợp protein của gan<br /> không bù đắp kịp. Hậu quả là áp lực keo<br /> của máu giảm, nước di chuyển từ lòng<br /> mạch ra tổ chức kẽ gây giảm thể tích<br /> huyết tương làm hematocrit tăng. Khi<br /> hematocrit tăng, độ nhớt máu cũng tăng.<br /> Trong điều kiện bình thường, số lượng<br /> bạch cầu, tiểu cầu ít có ảnh hưởng tới độ<br /> nhớt máu do số lượng của bạch cầu và<br /> tiểu cầu ít hơn nhiều so với số lượng<br /> hồng cầu. Trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi, độ nhớt máu ít có sự tương quan với<br /> số lượng tiểu cầu, bạch cầu.<br /> <br /> 4. Tƣơng quan giữa độ nhớt máu và một số chỉ số sinh hóa máu.<br /> Bảng 3: Tương quan giữa độ nhớt máu và các chỉ số lipid máu (n = 45).<br /> Cholesterol (mmol/l)<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Triglycerid (mmol/l)<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> LDL-C (mmol/l)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> HDL-C (mmol/l)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> y3 = 0,20x3 + 4,98*<br /> y4 = 0,22x4 + 6,19*<br /> <br /> (*y3, y4: độ nhớt máu (mPa.s); x3: cholesterol (mmol/l); x4: triglycerid (mmol/l)).<br /> 110<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> Trong nghiên cứu, độ nhớt máu tương<br /> quan thuận với cholesterol, triglycerid. Cụ<br /> thể: độ nhớt máu tương quan thuận mức<br /> độ vừa với cholesterol huyết thanh (r = 0,47;<br /> p < 0,05). Phương trình tương quan:<br /> y3 = 0,20x3 + 4,98. Độ nhớt máu tương<br /> quan thuận mức độ vừa với triglycerid<br /> huyết thanh (r = 0,35; p < 0,05). Phương<br /> trình tương quan: y4 = 0,22x4 + 6,19. Kết<br /> quả này cũng tương đương với nghiên cứu<br /> của Crowley JP và Carallo C [4, 5]. Độ nhớt<br /> máu ít có tương quan với LDL-C và HDLC, do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi<br /> nhỏ nên chưa có sự khác biệt thống kê.<br /> Bảng 4: Tương quan giữa độ nhớt máu<br /> và ure, creatinin huyết thanh trên BN HCTH<br /> (n = 45).<br /> p<br /> <br /> Ure (mmol/l)<br /> <br /> r = 0,02<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Creatinin (µmol/l)<br /> <br /> r = -0,02<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nghiên cứu lựa chọn những BN có ure,<br /> creatinin trong giới hạn bình thường. Kết<br /> quả nghiên cứu cho thấy, độ nhớt máu ít<br /> có tương quan với ure, creatinin máu với r<br /> tương ứng là 0,02 và -0,02 (p > 0,05).<br /> Bảng 5: Tương quan giữa độ nhớt máu<br /> và albumin, protein huyết thanh trên BN<br /> HCTH (n = 45).<br /> <br /> Albumin (g/l)<br /> <br /> r = -0,14<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> Protein (g/l)<br /> <br /> r = -0,13<br /> <br /> p > 0,05<br /> <br /> Trong HCTH, do lượng protein (chủ<br /> yếu là albumin) mất qua nước tiểu nhiều<br /> gây nên tình trạng giảm albumin và protein<br /> máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảm<br /> hàm lượng albumin, protein máu ít tương<br /> quan với độ nhớt máu, r tương ứng -0,14<br /> và -0,13 với p > 0,05.<br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu trên 45 BN HCTH nguyên<br /> phát và 30 người khỏe mạnh, chúng tôi rút<br /> ra kết luận:<br /> 111<br /> <br /> - Độ nhớt máu ở BN HCTH nguyên<br /> phát (6,94 ± 1,65 mmPa.s) cao hơn rõ rệt<br /> so với ở người bình thường (5,36 ± 0,88<br /> mPa.s) (p < 0,05).<br /> - Độ nhớt máu tương quan thuận mức<br /> độ vừa với số lượng hồng cầu, mức độ chặt<br /> chẽ và vừa với hematocrit, cholesterol và<br /> triglycerid ở BN HCTH nguyên phát, trong<br /> khi đó, độ nhớt máu ít tương quan với số<br /> lượng bạch cầu, tiểu cầu, LDL-C và HDL-C.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương. Đo<br /> độ nhớt của máu. Các xét nghiệm thường quy<br /> áp dụng trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất<br /> bản Y học. Hà Nội. 2011, tr.134-139.<br /> 2. Bộ môn Tim mạch - Thận - Khớp - Nội tiết,<br /> Học viện Quân Y. Hội chứng thận hư. Bệnh học<br /> nội khoa. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà<br /> Nội. 2008, tr.265-274.<br /> 3. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Nghiên cứu tình<br /> trạng rối loạn động máu và nghẽn tắc mạch<br /> ở BN HCTH. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện<br /> Quân y. Hà Nội. 2011.<br /> 4. Carrallo C et al. Relationship between<br /> lipid profile and blood viscosity in a sample<br /> calabrian population. Minerva Cardioangiologica.<br /> 1996, 44 (1-2), pp.53-57.<br /> 5. Crowley GP et al. Low density lipoprotein<br /> cholesterol and whole blood viscosity. Annal of<br /> Clinical and Laboratory Science. 1993, 24 (6),<br /> pp.533-541.<br /> 6. McGinley E et al. Blood viscosity and<br /> haemostasis in the nephrotic syndrome.<br /> Thrombosis and Haemostasis. 1983, 49 (3),<br /> pp.155-157.<br /> 7. Richard E. Klabunde. Vascular function.<br /> Cardiovascular physiology. Lippincott Williams.<br /> The United States of Americal. 2011, pp.98.<br /> 8. Streekstra GJ et al. The relation between<br /> blood viscosity and plasma viscosity in the<br /> nephrotic syndrome. Clin Hemorheol. 1994, 14,<br /> pp.769-778.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2