YOMEDIA
ADSENSE
Đô thị hoá và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội: Phần 2
10
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Đô thị hoá và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội" cung cấp cho người đọc các nội dung: Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011-2020. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đô thị hoá và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội: Phần 2
- Chương 3 G IẢ I P H Á P H Ạ N C H Ê T Á C Đ Ộ N G T IÊ U cự c C Ủ A Đ Ô T H Ị H Ò A T Ớ I L A O Đ Ọ N G , V IỆ C L A M ở NÔNG THÔN NGOẠI THANH HÀ NỘI G IA I Đ O Ạ N 2 0 1 1 - 2 0 2 0 1. P h ư ơ n g h ư ớ n g p h á t t r iể n k in h t ế - x ã h ộ i t h ủ đ ô H à N ộ i đ ế n n ă m 2 0 2 0 , t ầ m n h ìn đ ế n n ă m 2 0 3 0 1.1. Định hướng chung phát triển Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Báo cáo Chính trị Đại hội khóa XV Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đô tới năm 2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ tới 2020 tầm nhìn 2030, đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thủ đô thời kỳ mới: đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện; phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội thủ đô bền vững; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đẩy nhanh xây dựng nền tảng vật chất kỳ thuật và văn hoá của thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thủ đô về vật chất và tinh thần; phát huy vai trò thủ đô là "đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá,
- Chương 3: Giải p h áp hạn chê tác đông... 167 khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế lón cùa cả nước". Cụ thể: Một là, Hà Nội phải trở thành một đô thị văn minh hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực, trung tâm tổ chức hội nghị khu vực và quốc tể; phát triển kế thừa các giá trị ngàn năm văn hiến của dân tộc. Hai là, Hà Nội sẽ phát triển hài hòa với vùng thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng; đô thị được cải tạo và xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; hệ thống hạ tầng kỳ thuật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mạng lưới đường sắt đô thị phát huy hiệu quả. Ba là, cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, đủ sức hội nhập hiệu quả và gan kết vững chắc vào nền kinh tế thế giới. Dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế thủ đô, hình thành mạng lưới công nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái có tính cạnh tranh bền vững. Bốn là, thể chế kinh tế thị trường định hưóng XHCN phát triển và vận hành đồng bộ. Các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường sức lao động... phát huy hiệu quả tới kinh tế - xã hội thủ đô. Năm là, các yếu tố của kinh tế tri thức hình thành rõ nét. Các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh, công nghệ kỹ thuật cao thân thiện với môi trường, khoa học kỳ thuật quản lý (kỹ thuật phần mềm)... giữ vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng.
- 168 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Sáu là, Hà Nội có sự thay đổi về chất trong phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức khá giả và phong phú. 1.2. Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu về kinh tế: tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từng bước theo xu thế hiện đại hóa: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; chất lưọng các ngành kỹ thuật được nâng lên; sức cạnh tranh của kinh tế thủ đô tiếp tục được cải thiện, ư u tiên phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm tạo nền tảng, có tính liên kết, liên ngành, có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, giá trị gia tăng lÓTi, có triển vọng thị trường trong nước và quốc tế. Từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, viễn thông, giáo dục - đào tạo chất lượng cao... ư u tiên phát triển các ngành dịch vụ, biến Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao của cả nước: với sự phát triển mạnh của các ngành thương mại, du lịch, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, viễn thông, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo... Chủ ý tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao tiêu biểu cho quốc gia như: dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Hình thành những trung tâm thương mại hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế. Phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại. Các ngành chủ lực sẽ được ưu tiên phát triển như: điện - điện tử - công nghệ
- C hương 3: Giải p h á p hạn chê tác đông... 169 thông tin và truyền thông, cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may cao cấp, công nghiệp hóa dược, vật liệu chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp - nông thôn ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp sạch và công nghệ cao. Quy hoạch phát triển ngoại thành theo mô hình chuồi đô thị - làng nghề - du lịch sinh thái và văn hóa; hình thành các vành đai xanh của thành phố. Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao: mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Nam Hồng (Đông Anh), Gia Lâm; các trang trại ứng dụng công nghệ cao, các trang trại nông nghiệp đô thị sinh thái... Quy hoạch, phát triển hạ tầng và đô thị: to chức không gian đô thị sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo hướng hợp lý, hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đô thị hóa nhanh trên địa bàn và hợp tác vùng. Thủ đô Hà Nội đã mở rộng với 3.344,7km^ và gần 6,5 triệu dân. Tiến trình đô thị hóa sẽ tiếp tục diễn ra nhanh hơn. Dự kiến trong 5 đến 10 năm tới, một số quận mới sẽ được thành lập trên địa bàn các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh... Cùng với việc quy hoạch thành lập các quận mới, một số cơ sở hạ tầng xã hội được điều chinh và phân bố họp lý. Tổ chức di dời ra ngoại vi một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các bệnh viện trong nội thành đã quá tải; đưa một số cơ quan trung ương và địa phương ra ngoại thành; mở thêm bảo tàng về khoa học tự nhiên, sân khấu, văn học, âm nhạc...
- 170 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Hạ tầng kỳ thuật thủ đô sẽ được quy hoạch phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại: cải tạo, nâng cấp các khu tập thể cũ thành các nhà cao tầng hiện đại kết họp với xây cất các khu đô thị mới ở khu vực ngoại thành; tiếp tục khai thác hiệu quả các khu công nghiệp tập trung hiện nay kết hợp với xây dựng thêm các khu công nghiệp tập trung trên các tuyến, hành lang liên kết kinh tế với các tỉnh liền kề Hà Nội; hoàn thành cải tạo và xây dựng các đường vành đai I, II, III, phát triển thêm vành đai IV; phát triển hệ thống giao thông công cộng, xây dựng các tuyến xe điện nội đô, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm. Nâng tỷ lệ đi lại bằng phương tiện công cộng đạt 70 - 80% năm 2020. Sông Hồng sẽ được cải tạo kè vở, khai thác hợp lý và hiệu quả. Hà Nội sẽ là thành phố của hai bên bờ sông với việc hình thành khu siêu đô thị Bắc Thăng Long có dân số dự kiến 1 triệu người, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thương mại hiện đại. Quy hoạch phát triển thành phố Hà Nội tương xứng với vai trò, vị trí là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phát triển Hà Nội với không gian mở theo hướng Bắc và Tây Bắc, Tây và Tây Nam; gắn kết với chuồi đô thị vệ tinh; Hòa Lạc, Xuân Mai, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Sơn Tây. Văn hóa - xã hội: hệ thống thiết chế văn hóa - thông tin trực thuộc thành phố, các thiết chế văn hóa thông tin quan trọng của trung ương... sẽ tiếp tục được đầu tư cải tạo, xây dựng mới theo hướng hiện đại, thu hút ngày càng nhiều quần chúng lao động tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa - thông tin. Tiếp tục xây dựng các công trình văn hóa mới hiện đại như Cửa ô
- C hương 3: Giải p h á p hạn chê tác động... 171 phía Nam, Cung văn hóa Thăng Long, công viên văn hóa, vui chơi, giải trí hiện đại cho trẻ em (như Công viên Thế giới tuổi thơ). Chấn hưng các di tích lịch sử - văn hóa thủ đô Hà Nội: lập và thực hiện các dự án phục hồi nguyên bản một số lễ hội truyền thống như lễ hội đền Gióng, cổ Loa, đền Sóc, đình Chèm...; dự án đầu tư xuất bản kho sách Hán, Nôm và các thư tịch về Hà Nội; phát huy tủ sách nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; các dự án bảo tồn, phát huy các làng nghề thủ công truyền thống và các làng nho học, truyền thống ở Hà Nội. Các vấn đề dân số, lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực sẽ được ưu tiên tập trung giải quyết một cách đồng bộ. Cơ cấu lao động dự báo sẽ có chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông thôn (do quá trình đô thị hóa nhanh), tăng lao động thành thị; lao động khu vực 2 (công nghiệp), khu vực 3 (dịch vụ) dự báo sẽ tăng mạnh. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thủ đô sẽ ưu tiên phát triển nhân lực chất lượng cao phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Các vấn đề đói nghèo, dịch bệnh sẽ được tập trung giải quyết hiệu quả hơn, với sự tham gia hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức và cộng đồng quốc tế. Chỉ số phát triển con người của Hà Nội (hiện nay là 0,798) sẽ tiếp lục tăng và là một lợi thế giúp giải quyết các vấn đề xã hội và đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế thủ đô có sức cạnh tranh. Hà Nội sẽ đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, đặc biệt là các lĩnh vực xóa nghèo, phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao trình độ dân trí của người dân.
- 172 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Giảo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ: củng cố mạng lưới các tổ chức khoa học - công nghệ trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn có 54 trường đại học và cao đẳng, 112 viện nghiên cứu chuyên ngành, 41 trường dạy nghề, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 9 tổ chức khoa học - công nghệ do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội thành lập. Nếu tính đến cả vùng thủ đô thì mạng lưới bao gồm gần 600 cơ quan khoa học - công nghệ, trong đó 398 cơ quan khoa học - công nghệ của các bộ, ngành trung ương, 58 cơ quan trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, 164 cơ quan trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, 53 cơ quan thuộc lĩnh vực y tế, 39 cơ quan thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 104 cơ quan trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Thành phố cũng dự kiến xây dựng Trung tâm Nghiên cứu công nghệ trong vùng tại Hà Nội. Hoàn thiện dự án Công viên phần mềm cùng với dự án chợ Công nghệ Hà Nội. Tiếp tục điều chỉnh hiện trạng phân bổ hệ thống nhà trường và thành lập mới các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo. Giãn một số trường đại học trong nội thành ra ngoại thành, đặc biệt là các huyện chưa có trường đại học và cao đẳng, hình thành một số khu đại học tập trung. Thành lập một số trường đại học, cao đẳng tư thục thuộc các ngành văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, thể thao, kinh tế - kỳ thuật, khoa học - công nghệ đặt tại các quận - huyện, chủ yếu là các huyện, địa phương lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Bình (dự kiến đến năm 2020 tăng thêm 1 5 - 2 0 trường). Xây dựng Viện Đại học Mở Hà Nội thành Trung tâm Đào tạo từ xa đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.
- Chương 3: Giải p h á p hạn chê tác động... 173 Có thể khẳng định, thực tiễn đang đặt ra đối với Hà Nội yêu cầu hình thành một mạng lưới thông tin khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là ở một số ngành quan trọng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức nghiên cứu - triển khai, các trưòng đại học, các doanh nghiệp, các cơ quan hoạch định chính sách; các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn thành phố. Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của thủ đô trong vài thập kỷ tới. 2. D ự b á o đ ô t h ị h o á v à la o đ ộ n g , v i ệ c là m ở n ô n g t h ô n n g o ạ i t h à n h H à N ộ i; q u a n đ iể m , n g u y ê n t ắ c đ iề u t iế t tá c đ ộ n g c ủ a Đ T H t ó i la o đ ộ n g , v i ệ c là m 2.1. Dự báo đô thị hoá và lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội Đồ án Quy hoạch thủ đô mới, vừa được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, đề xuất quỹ đất cho đô thị tăng từ 190km^ (hiện nay) lên 920km^ (lần đầu) và lên 1.200km^ (lần điều chỉnh). Như vậy, dự kiến trong vòng 20 năm tới (2011 - 2030), đất cho đô thị tăng từ 5 - 7 lần so với 1.000 năm Thăng long - Hà Nội (hiện trạng là 180,5km^). Nếu thực hiện theo bản Đồ án Quy hoạch mới thì tới năm 2030 sẽ phải thu hồi hàng chục vạn hécta đất, chủ yếu là đất nông nghiệp và phải bố trí việc làm cho hàng triệu nông dân ngoại thành. Theo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thủ đô thời kỳ tới năm 2020, tầm nhìn 2030 thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội sẽ thay đổi rất lớn. Các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông lâm nghiệp thủ đô trong cơ cẩu GDP
- 174 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... lần lượt sẽ là: 52,8% : 43,2% : 4% (năm 2015); 52,8% : 44,4% : 2,7% (năm 2020) và 53,8% : 44,8% ; 1,4% (năm 2030). Phát triển các khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội đến năm 2020 gồm 23 khu công nghiệp với tổng diện tích ó.OOOha; 55 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.554ha; 173 cụm công nghiệp, làng nghề với diện tích 1.475ha. Khi đó, thủ đô có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 11.900ha (tăng gần 3 lần so với hiện nay là khoảng 4.000ha). Tỷ lệ đô thị hóa Hà Nội tưorng ứng sẽ là 45 - 50% (2015); 65 - 70% (2020) và 80 - 85% (2030). Biến động tuyệt đối dân sổ nông thôn tưomg ứng là: 3,869 triệu người; 3,917 triệu người; 3,662 triệu người và 3,061 triệu người (dự kiến giảm 800.000 dân số nông thôn trong thời gian 20 năm). Biến động tỷ trọng lao động nông nghiệp tưong ứng là: 27,7%; 17,4%; 10,5% (dự kiến giảm 2/3 tỷ trọng lao động nông nghiệp trong thời gian 10 năm)'. 2.2. Quan điểm và nguyên tắc điều tiết tác động của ĐTH tới tao động, việc làm ờ nông thôn ngoại thành Hà Nội - Các quan điểm: Một /à, điều tiết tác động của ĐTH tới lao động, việc làm nông thôn phải trên cơ sở vận dụng tốt cơ chế thị trường, hệ thống các quy luật kinh tế, xã hội, tầm lý, sinh thái và các ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tới năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội, 2011, tr. 31.
- Chương 3: Giải p h á p hạn c h ế tác đông... 175 quy luật khác...; đồng thời có sự quản lý thống nhất của Nhà nước theo định hướng XHCN; đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch; sự tham gia phản biện xã hội, thống nhất cao về mặt nhận thức và hành động của các chủ thể. Hai là, phát triển ĐTH bền vững chú trọng giải quyết lao động, việc làm cho dân cư nông thôn; giải quyết lao động, việc làm cho người dân ngoại thành trong quá trình ĐTH phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của chính quyền và các cơ quan, ban ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân đồng thuận và hưỏng ứng. Đặc biệt, cần khai thác tính tích cực sáng kiến và sự tham gia của người dân. Ba là, cần phải thay đổi cách tư duy, cơ chế chính sách phù hợp với lợi ích người dân. Đồng thời, làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, tổ chức để người dân giác ngộ, trở thành “đối tác” và “chủ thể” tích cực trong quá trình ĐTH. Lâu nay, trong quá trình ĐTH, chúng ta thường vô hình trung đẩy người dân vào vị thế “bị động”, thành “đổi tượng” chịu xử lý của chính quyền. Điều đó là cực kỳ sai lầm, bởi nếu dân không đồng tình ủng hộ và tự giác thực hiện thì sẽ thất bại, mọi quyết sách sẽ không thể thành công. Bổn là, điều tiết tác động của ĐTH tới lao động, việc làm ở nông thôn; phải kết hợp hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia, gồm lợi ích Nhà nước, xã hội - lợi ích nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ - người nông dân ngoại thành. Trong đó, lợi ích của người nông dân cần được đặc biệt chú trọng, bởi họ phải chịu nhiều thiệt thòi và yếu thế trong cơ chế thị trường và hội nhập; phải chú V tới cả lợi ích
- 176 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp, nhằm đảm bảo cho người nông dân đi vào CNH, ĐTH có công việc làm ổn định, cuộc sống và vị thế được cải thiện tốt hon. Họ phải được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, coi đây là sự bù đắp của xã hội đối với sự mất mát, hy sinh của người nông dân trong quá trình CNH, ĐTH. Có như thế, chúng ta mới mong đưa nông dân và người lao động đi vào quỹ đạo phát triển, từ đó sự nghiệp đô thị hóa và công nghiệp hóa mới có thể thành công trọn vẹn. - Các nguyên tẳc cơ bản: Thứ nhất, Nhà nước và chính quyền thành phố có trách nhiệm quản lý, chủ động điều tiết quá trình ĐTH và quan hệ lao động việc làm nông thôn trên địa bàn thông qua các giải pháp chính sách và công cụ đồng bộ (hành chính - pháp lý, quy hoạch kế hoạch, cơ chế chính sách, công cụ kinh tế ...). Thứ hai, đảm bảo hạn chế, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình ĐTH; bố trí phân công lại lao động, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn; thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa nông thôn và thành thị; phân phối công bằng thành quả phát triển và đảm bảo lợi ích cho người nông dân khi đi vào CNH, ĐTH, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập. Thứ ba, kết hợp giữa các quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa với phát triển nông nghiệp - nông thôn thủ đô; CNH, HĐH phải lấy phục vụ nông nghiệp, nông thôn làm mục tiêu và bệ đỡ, lấy thị trường nông thôn ngoại thành rộng lớn làm địa bàn phục vụ; phấn đấu để thủ đô Hà Nội
- C hương 3: Giải p h á p hạn c h ế tác động... 177 hoàn thành CNH về trước cả nước vào năm 2020 với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp tiên tiến và hội nhập, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế tri thức. Thứ tư, phát triển nông nghiệp thủ đô hiện đại theo hướng đô thị sinh thái kết hợp với mở rộng dịch vụ - du lịch và làng nghề; bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các ngành nghề truyền thống, bảo vệ môi trưòng sinh thái, duy trì quỹ đất và quỹ gien cho phát triểr nông nghiệp; khai thác tổng họp, hiệu quả các nguồn lực và tạo nhiều sản phẩm đặc trưng với giá trị tăng thêm trong nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp đô thị công nghệ cao - giá trị cao. Thứ năm, phát triển thủ đô toàn diện, bền vững, hài hòa về kinh tế - xã hội - đô thị - môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp hiện đại và hội nhập cao; phấn đấu để Hà Nội trở thành thủ đô hiện đại, văn minh, văn hiến, giàu truyền thống và bản sắc dân tộc. 3. C á c g iả i p h á p CO’ b ả n n h ằ m đ iề u t iế t t á c đ ộ n g c ủ a Đ T H t ó i la o đ ộ n g , v iệ c là m ỏ’ n ô n g t h ô n n g o ạ i th à n h H à N ộ i 3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và điểu chỉnh mô hình CNH, ĐTH thủ đô theo hướng bền vững Công tác quy hoạch nói chung, có quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị trên địa bàn lâu nay cũng làm chậm, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn, tính pháp lý và tuân thủ quy hoạch cũng chưa nghiêm. Thời gian tới, cần khắc phục nhược điểm này, tạo chuyển biến căn bản trong công tác lập quy hoạch. Quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị cần
- 178 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp lấy đất ven đô hay trục lộ giao thông, nơi “bờ xôi, ruộng mật”, vốn từ lâu đời đã hình thành các làng nghề truyền thống, các vùng thâm canh trồng lúa, trồng rau, trồng hoa... gắn bó với đời sống, việc làm của người dân. Trong khi đó, chúng ta có thể tính toán chi phí cơ hội, quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp cách xa trung tâm, lấy vào đất đồi gò, đất bạc màu, đất hoang hóa như kinh nghiệm các nước đã làm, mà về lâu dài không gây tổn hại tới diện tích đất gieo trồng vốn hữu hạn và không tái tạo lại được, do đó không làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia, môi trường cũng như lao động và việc làm của người dân. Xây dựng quy hoạch cần có tầm nhìn và căn cứ khoa học, thực tiễn. Khi đó, quy hoạch có tác dụng tích cực giúp cho sự phát triển đô thị, các kế hoạch kinh tế xã hội của đất nước được thực hiện có hiệu quả cao. Đồng thời, cũng tạo thuận lợi trực tiếp cho công tác giải phóng mặt bằng và hạn chế tác động tiêu cực trong hậu giải phóng mặt bằng như: công tác đền bù và giải phóng mặt bàng được điều chỉnh phù hợp với khả năng và yêu cầu phát triển chung; làm giảm mạnh giá đền bù và các chi phí đầu tư dự án; do đó, giảm bớt sức ép thâm hụt ngân sách vốn có nguyên nhân sâu xa từ công tác quy hoạch thiếu tầm nhìn chiến lược, vấn đề mấu chốt để nâng cao chất lượng quy hoạch là quy định từ quyền hạn, trách nhiệm tương ứng với việc chịu trách nhiệm cá nhân của người lập quy hoạch và người có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch đối với chất lượng quy hoạch, gắn trách nhiệm cá nhân với chất lượng quy hoạch.
- C hương 3: Giải p h á p hạn chê tác đông... 179 Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở quy mô lớn nhất thiết phải do các cấp tối cao quyết định cho phép (ví dụ, Trung Quốc lấy từ hàng trăm hécta phải do Quốc vụ viện quyết định). Xây dựng, ban hành và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của thành phố một cách ổn định, lâu dài. Kèm theo phải có phưcmg án đền bù và bố trí công ăn việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân phải hợp lý. Giá đền bù khi thu đất phải tính tới cả những thiệt hại vật chất và thiệt hại vô hình, không chỉ chú ý thỏa mãn lợi ích kinh tế trước mắt mà còn phải tính đến lợi ích lâu dài, bảo đảm cho người dân bị thu hồi đất có cuộc sống và việc làm ổn định. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động tại địa phưong. Công tác quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đô thị mới cần phải có được sự tham gia của tất cả các địa phương, người dân liên quan, thông báo công khai cho người dân nắm được quy hoạch dài hạn và từ đó, họ có thể chủ động trong công việc sản xuất, kinh doanh và chủ động chuyển đổi ngành nghề mới khi Nhà nước thu hồi đất. Phải làm rõ khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở đâu? Quy mô của nó là bao nhiêu? Các doanh nghiệp nào sẽ đầu tư vào đó? Tránh tình trạng lãng phí đất nông nghiệp, thu hồi đất rồi để đó không kêu gọi được nhà đầu tư, trong khi nông dân không có đất để sản xuất hoặc quy hoạch mảnh đất tốt để lại mảnh đất xấu làm nông nghiệp. Phôi kết hợp tốt các loại quy hoạch, giữa lập quy hoạch chung với các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch dự án riêng cụ thê; gan quy hoạch, chiến lược dài hạn với các kế hoạch
- 180 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 5 năm và hằng năm; tăng cường trách nhiệm của cơ quan soạn thảo và phê duyệt quy hoạch; tăng cường tính pháp lý, điều kiện thực hiện và chế tài xử phạt vi phạm quy hoạch. Quy hoạch cũng cần tuân thủ các yêu cầu chuyên ngành: tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng đô thị phải phù họp với quy hoạch sử dụng đất và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải bám sát và căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả; có giải pháp huy động vốn và các nguồn lực đáp ứng nhu cầu đầu tư, thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, giải quyết kịp thời các tranh chấp đất đai, kiên quyết xử lý các trường họp vi phạm Luật Đất đai, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở bản Đồ án Quy hoạch tổng thể Hà Nội mở rộng vừa được Thủ tưóng Chính phủ phê duyệt, cần đẩy nhanh việc xây dựng và thông qua các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch bộ phận, quy hoạch xây dựng cho từng vùng, liên vùng để điều chỉnh, hướng dẫn các quy hoạch vi mô. Yêu cầu các dự án, đồ án phù họp với quy hoạch sau khi Hà Nội mở rộng, nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, đặc biệt là đảm bảo quỹ đất trồng lúa, rau quả năng suất cao, sử dụng vốn đầu tư an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng mất cân đối trong phát triển như: tập trung quá mức vào trung tâm nhưng coi nhẹ đầu tư cho khu vực ngoại thành; dư thừa nhà ở,
- C hương 3: Giải p h á p hạn chê tác đông... 181 biệt thự cao cấp nhưng lại thiếu nhà ở phân khúc bình dân cho người thu nhập thấp; chỉ tập trung xây các khu thương mại, đô thị nhưng thiếu đồng bộ hạ tầng, đường sá, trường học, bệnh viện... Từ đây, tất yếu phải xem xét việc đình, hoãn, giảm, giãn tiến độ, thậm chí chuyển công năng của một số dự án chưa thực sự cần thiết. Đồng thời, đảm bảo các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư nằm trong cùng một khu vực, địa bàn có sự gắn kết, hỗ trợ cho nhau; đặc biệt là có sự kết nổi, chia sẻ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật khung như đường giao thông, cấp thoát nước, xử lý rác thải, nước thải, cấp điện... Khắc phục tình trạng "xôi đỗ" trong các khu đô thị, các dự án chỉ lô nhô mấy tòa nhà, không gắn kết đồng bộ gây lãng phí lớn. Trận mưa ngập úng cuối năm 2008 là một bài học cho phát triển đô thị quá nhanh mà chưa tính toán hết hậu quả xã hội và môi trưòng. Rõ ràng, trên phương diện quy hoạch, đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển thiếu bền vững, không chỉ đối với từng dự án cụ thể mà đối với cả Hà Nội nói chung. Đặc biệt, cần tận dụng khai thác cơ hội quy hoạch Hà Nội mở rộng. Việc quy hoạch lại phải được gắn với tạo lập hình thành một sô trung tâm mới (như là đô thị vệ tinh hay đổi trọng) và các vùng phụ cận. Điều này không chỉ có ý nghĩa nâng cao hiệu quả đầu tư với việc làm cho suất đầu tư trên một đơn vị diện tích tương đương tại địa điểm mới giảm đáng kể so với đầu tư cải tạo Hà Nội cũ, mà còn tạo khả năng hình thành một thành phố mới hiện đại. Song song với việc hoàn thiện công tác quy hoạch, Hà Nội cần điều chỉnh mô hình tăng trưởng, CNH - HĐH và đô thị hóa
- 182 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... theo hướng ưu tiên chất lượng, hiệu quả, gắn kết giữa phát triển công nghiệp - đô thị với nông nghiệp - nông thôn bền vững, thu hút và giải quyết tốt lao động trên địa bàn (có lao động khu vực nông thôn trong ĐTH). Sự cần thiết chuyển đổi mô hình tăng trưởng và CNH của Hà Nội trong thời kỳ mới là một tất yếu. Điều này không chỉ do xu thế quốc tế tái cấu trúc thời hậu khủng hoảng, suy thoái, mà còn do chính các mâu thuẫn và giới hạn nội tại nền kinh tế của chúng ta bắt buộc. Thủ đô đang xuất hiện những mâu thuẫn và nguy cơ phát triển: nền kinh tế kém hiệu quả và kém sức cạnh tranh, nhất là cạnh tranh quốc tế; các nguồn lực cơ bản của thủ đô chưa được khai thác phát huy tốt, trong đó có nguồn lực con người, khoa học công nghệ và văn hóa, đất đai - tài nguyên...; các mặt chất lượng sống, xã hội, môi trưòmg chậm được cải thiện, thậm chí có biểu hiện suy thoái, xuống cấp; các mâu thuẫn xã hội và chênh lệch mức sống tăng lên, nhất là chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Hà Nội sẽ không thể trở thành thủ đô CNH hiện đại, văn minh nếu các mặt trên đây chưa được quan tâm giải quyết đồng bộ. Cho tới nay, Hà Nội vẫn là thủ đô nghèo so với thủ đô của các nước trong khu vực như Băng Cốc - Thái Lan, Cuala Lămpơ - Mailaixia, Manila - Philippin... Có thể thấy hệ lụy tăng trưởng và CNH theo mô hình cũ ngày càng gây áp lực lớn lên các chỉ sổ vĩ mô như hiệu quả đầu tư, lạm phát, thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại, nợ nước ngoài... đều đã tăng quá ngưỡng an toàn. Trong bối cảnh tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng chung hiện nay, thủ đô càng cần thực hiện mô hình
- Chương 3: Giải p h á p hạn chê tác động... 183 công nghiệp hóa, đô thị hóa bền vững theo nguyên tắc gắn kết hữu cơ giữa công nghiệp hóa, đô thị hóa với giải quyết đồng bộ vấn đề “tam nông” phát triển nông nghiệp, nông thôn hài hòa về kinh tế - xã hội - đô thị - môi trường. Xây dựng nền nông nghiệp thủ đô theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, sử dụng công nghệ cao và tạo ra giá trị cao, khai thác hiệu quả các nguồn lực quý giá của Hà Nội là lao động và đất đai. Trong đó, người nông dân là chủ thể sáng tạo ra các giá trị mới và được hưởng lợi ích từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp, đô thị và vấn đề “tam nông” đã là cách thức tồn tại trong quá khứ 1.000 năm của Thăng Long, đồng thời cũng là thách thức phát triển của thủ đô Hà Nội trong hiện tại và tương lai. Chỉ trên cơ sở giải quyết tổt mối quan hệ này, Việt Nam và thủ đô Hà Nội - thủ đô của quốc gia nông nghiệp với nền văn minh nông nghiệp lúa nước hàng nghìn năm tuổi, mới có thể cạnh tranh, phát triển và trường tồn trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. 3.2. Phát triển ngành nghề tạo việc làm tại chô và chuvển (lịch cơ cẩu kinh tế nội bộ khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội Để phát triển ngành nghề tạo việc làm tại chỗ và chuyên dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực nông thôn ngoại thành có hiệu quả thì phải phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tể hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp; quy hoạch ồn định các vùng sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở xây dựng nông thôn mới, phổi hợp đồng bộ vấn đề giải quyết việc làm,
- 184 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... giảm nghèo, khuyến nông. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu, cụm công nghiệp - làng nghề nông thôn; phát triển các hoạt động ngành nghề thủ công và dịch vụ nông thôn; phát triển bền vững các làng nghề truyền thống, ưu tiên cho các đối tượng lao động phải chuyển đổi nghề do thu hồi đất nông nghiệp. Đẩy mạnh phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới cho người lao động, phát triển nông nghiệp sạch với công nghệ cao, đặc biệt là hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trưòng (sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch...). Đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ nuốt dần quỹ đất nông nghiệp, nhưng điều này không có nghĩa là nông nghiệp hết tương lai trong xã hội hiện đại. Trong bối cảnh Hà Nội mở rộng địa giới với diện tích tăng gần 3,5 lần và dân số tăng 2 lần, khu vực nông nghiệp - nông thôn ngoại thành chiếm tỷ trọng đáng kể với khoảng 60% dân cư. Do đó, vấn đề đô thị hóa, thu hẹp quỹ đất canh tác và yêu cầu giải quyết việc làm vùng ngoại thành sẽ ngày càng trở nên nan giải và bức thiết. Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) nông nghiệp - nông thôn ngoại thành là cách thức ứng xử tích cực để nông nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển phù hợp với tình hình mới - nhất là với Hà Nội đất chật người đông, tấc đất tẩc vàng. Trên ý nghĩa này, CDCC khu vực nông nghiệp - nông thôn sẽ là giải pháp căn cơ, lâu dài và bền vững cho xử lý các vấn đề hậu giải phóng mặt bằng và đô thị hóa ở thủ đô tác động tới nông thôn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa manh mẽ, thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ,
- Chương 3: Giải p h á p hạn chê tác động... 185 giáo dục - đào tạo, kinh tế - dịch vụ, giao lưu và hợp tác lớn trong nước và quốc tế. Theo quy hoạch tương lai, Hà Nội sẽ là đô thị cỡ hàng chục triệu người, bao gồm cả dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp thủ đô tất yếu phải CDCC theo hưóng xây dựng nền nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững, chất lượng cao - giá trị cao, sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực; mặt khác, thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp, chuyển một bộ phận lớn dân cư sang làm các ngành nghề - dịch vụ trong nông thôn (ly nông bất ly hương) cũng như chuyển dịch tuyệt đối một bộ phận dân cư ra khỏi khu vực nông thôn (ly nông và ly hương). Như vậy, nông nghiệp thủ đô giữ vai trò là ngành kinh tế quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của thủ đô cỡ chục triệu người, trên cơ sở sử dụng các nguồn lực đô thị, vùng ven đô; quan trọng là nó đảm bảo cung cấp lương thực - thực phẩm và các nông sản sạch cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng trước hết là trên địa bàn, giải quyết tốt việc làm và thu nhập cho người dân; ngoài ra còn đem lại sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái thủ đô để Hà Nội là thành phố giàu đẹp, hiện đại, văn minh, xanh sạch đẹp, điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách và bạn bè thế giới. Trong thời gian qua, CDCC sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhưng CDCC lao động nông thôn ngoại thành còn hết sức chậm che chưa theo kịp, ngành nông nghiệp vẫn còn giữ quy mô lớn và ảnh hưởng đáng kể, trong khi phát triển các ngành nghề và dịch vụ còn chậm và chưa trở thành một tất yếu sâu sắc. Mặt khác, việc dân cư tập trung trong nông nghiệp - nông thôn đang tạo bức xúc về mặt xã hội,
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn