intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp nước ngoài và nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra một số giải pháp cơ bản. Đó là: Về phía người lao động cần phải tự ý thức và nỗ lực; Về phía nhà trường cần nâng cao uy tín đào tạo; Về phía các doanh nghiệp cần phải tích cực chung tay với nhà trường trong quá trình đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp nước ngoài và nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0061 DOANH NGHIỆP NƢỚC NGOÀI VÀ NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TẠI VIỆT NAM Nguyễn Khoa Huy Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM nkhuygtvt2@gmail.com TÓM TẮT: Trong những năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã được quan tâm, đầu tư và cải thiện. Số người lao động có trình độ kỹ thuật cao làm trong các nhà máy, xí nghiệp hiện đại ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Điều này gây nên sự lo lắng cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng đó, trên cơ sở các tư liệu, số liệu thu thập được cũng như sử dụng phương pháp phân tích và so sánh, bài viết xin đưa ra một số giải pháp cơ bản. Đó là: về phía người lao động cần phải tự ý thức và nổ lực; về phía nhà trường cần nâng cao uy tín đào tạo; về phía các doanh nghiệp cần phải tích cực chung tay với nhà trường trong quá trình đào tạo. Thông qua các giải pháp này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước trong thời đại hội nhập quốc tế, cũng như yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp nước ngoài, hội nhập quốc tế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí nhất định. Nó không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước mà còn tăng cường các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia với nhau trong khu vực cũng như trên thế giới. Và để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài nói riêng đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, quy mô hơn thì bên cạnh các biện pháp như hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng còn cần phải chú trọng đến vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam vừa có ý nghĩa quan trọng vừa mang tính cấp thiết. II. KHÁI NIỆM NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO VÀ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY A. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao Trước khi đi vào khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao, ta cần hiểu nguồn nhân lực là gì? Nguồn nhân lực theo quan điểm của Đảng chính là: “người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại” [1]. Với GS.VS Phạm Minh Hạc thì ông cho rằng: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó” [2]. Còn theo giáo trình “Nguồn nhân lực” của Trường Đại học Lao động - Xã hội do PGS. TS. Nguyễn Tiệp chủ biên, thì nguồn nhân lực được hiểu một cách ngắn gọn đó là: “bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động” [3]. Từ khái niệm nguồn nhân lực, ta tiếp tục đi vào tìm hiểu khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao. Về nguồn nhân lực chất lượng cao, thuật ngữ này lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá IX khi khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua con đường phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ chính là khâu then chốt để nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển” [4]. Về sau này, khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao đã được sử dụng và đề cập khá phổ biến, cũng như được mở rộng. Như theo PGS. Đàm Đức Vượng: “Xây dựng nhân lực chất lượng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” [5]. Từ đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chỉ đội ngũ người lao động vừa có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao vừa có ý thức lao động, tác phong công nghiệp cũng như có thể lực để có thể đáp ứng tốt những yêu cầu trong môi trường làm việc hiện đại.
  2. 64 DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI VÀ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆT NAM B. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công. Các thành phần kinh tế không ngừng phát triển, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh. Đặc biệt năm 2019, như tạp chí Tài chính đánh giá là “tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam năm 2019 cao nhất trong vòng 10 năm”. Điều đó phần nào cho thấy, sự tin tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đã có những bước tiến. Nó ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Lê Quân thì: “Nếu như năm 1995, cả nước mới có khoảng 33 vạn lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI thì đến năm 2007 tăng lên 1,3 triệu người. Trong giai đoạn 2008 - 2017, lao động khu vực FDI tiếp tục tăng với tốc độ bình quân 12 %/năm, cao gấp hơn 5 lần mức tăng việc làm chung của cả nước. Tính đến năm 2018, cả nước có khoảng 14 ngàn doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp này thu hút gần 4 triệu lao động” [6]. Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên ở quý 3 năm 2019 là 12,74 triệu người, tăng 420 nghìn người so với quý 3 năm 2018 (3,41 %). Trong đó, tăng ở nhóm Đại học (15,76 %) và giảm ở các nhóm Cao đẳng (-1,40 %), Trung cấp (-7,94 %) và Sơ cấp nghề (-8,13 %). Sơ cấp nghề 2.09 1.92 Trung cấp 2.77 2.55 Cao đẳng 2.13 2.1 Đại học/trên ĐH 5.33 6.17 Tổng số 12.32 12.74 0 2 4 6 8 10 12 14 Q3/2018 Q3/2019 Hình 1. Số lượng lllđ từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn Kỹ thuật, quý 3/2018 và quý 3/2019 (Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB&XH) (Đơn vị: triệu người) Bảng 1. Báo cáo nhanh đầu tư nước ngoài năm 2019 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài) TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 1 Vốn thực hiện triệu USD 19,100 20,380 2 Vốn đăng ký* triệu USD 35,465.56 38,019.11 2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD 17,976.17 16,745.60 2.2 Đăng ký điều chỉnh triệu USD 7,596.65 5,802.03 2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD 9,892.73 15,471.48 3 Số dự án* 3.1 Cấp mới dự án 3,046 3,883 3.2 Điều chỉnh vốn lượt dự án 1,169 1,381 3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án 6,496 9,842 4 Xuất khẩu 4.1 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) triệu USD 173,964 181,352 4.2 Xuất khẩu (không kể dầu thô) triệu USD 171,767 179,327 5 Nhập khẩu triệu USD 141,939 145,495
  3. Nguyễn Khoa Huy 65 Bên cạnh đó, số lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2019 đã tăng hơn năm 2018 (từ số vốn thực hiện; xuất khẩu đến nhập khẩu đều tăng). Trong năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 20,380 triệu USD, tăng 6,7 % so với năm 2018. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,352 triệu USD, tăng 4,24 % so năm 2018. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 179,327 triệu USD, tăng 4,4 % so với năm 2018. Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 145,495 triệu USD, tăng 2,5 % so với năm 2018. Đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự trưởng thành và đi lên của nền kinh tế đất nước nói chung, của nguồn nhân lực Việt Nam nói riêng. Trong tương lai, nếu biết phát huy thì nguồn nhân lực chất lượng cao này sẽ thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, quy mô hơn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại và hạn chế. Như ông Pler Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra: “Các nhà đầu tư châu Âu luôn đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ thuật cao. Việt Nam có thể tự hào là có nguồn lao động dồi dào, có sức khoẻ, chăm chỉ, cần mẫn… nhưng như vậy chưa đủ. Các doanh nghiệp châu Âu cần một đội ngũ công nhân lao động chuyên nghiệp, lành nghề, có kỹ thuật tốt, có thể đảm nhận những khâu khó trong một dây chuyền sản xuất” [7]. Vào ngày 20 tháng 08 năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết “Về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030” (Số 50-NQ/TW). Trong Nghị quyết này cũng đã nêu ra nhận định về tình hình đầu tư ở Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng là: “Việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn những tồn tại, hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển… Hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu” [8]. Hay thực tế cho thấy, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tính theo các quý trong năm 2019 có sự biến đổi, tăng giảm không ổn định. Ví như ở quý 1/2019 đạt 15 %, nhưng đến quý 2/2019 lại giảm xuống, chỉ còn 12,1 %. Còn quý 3/2019 lại tăng lên, tuy nhiên không bằng quý 1/2019 (14,1 %). 0.8 0.4 0.3 0.4 0.4 100% 11.2 12.1 14.4 15 14.1 90% 80% 70% 60% 50% 78.7 76.5 76.6 81.7 78.9 40% 30% 20% 10% 9.3 8.7 8.1 6.6 5.8 0% Q3/2018 Q4/2018 Q1/2019 Q2/2019 Q3/2019 Nhà nước Ngoài nhà nước Vốn đầu tư nước ngoài Không xác định Hình 2. Nhu cầu tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp (Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB&XH) Có thể nhận thấy, vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế. Nguồn nhân lực tương đối dồi dào nhưng chưa đạt chất lượng. Số lượng người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao, lại thêm thiếu ý thức, tác phong công nghiệp. Họ chỉ có thể đáp ứng được những công việc đòi hỏi trình độ hay công nghệ trung bình, còn đứng trước những công nghệ hiện đại đòi hỏi trình độ cao thì chưa thể đảm đương tốt. Thậm chí, với nguồn lao động chất lượng không cao này có thể gây nên những sai lầm nghiêm trọng khi đứng trước những máy móc hiện đại, ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một doanh nghiệp, một tập đoàn. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài còn sợ cách làm việc thiếu nghiêm túc của lao động Việt Nam (đi muộn về sớm; trốn việc, làm dối...). Tất cả những tồn tại và hạn chế đó đã làm cản trở không ít cho sự phát triển kinh tế đất nước, cũng như gây ra tâm lý lo lắng khi đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài. Về nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong nguồn nhân lực Việt Nam. Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi tổng kết lại thành các nguyên nhân dưới đây. Nguyên nhân khách quan: Do điều kiện về kinh tế, giáo dục của Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển. Ở giáo dục đào tạo thì nặng về mặt lý thuyết, chưa có điều kiện nhiều để phát triển mạnh về mặt thực hành. Đặc biệt, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu
  4. 66 DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI VÀ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆT NAM khiến cho người lao động Việt Nam chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với những máy móc hiện đại, tân tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chưa nhiều và đa phần là các doanh nghiệp đến từ châu Á. Nguyên nhân chủ quan Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn chậm, lại nhiều thiếu sót và máy móc. Đội ngũ giáo viên, một số còn yếu kém về trình độ, thiếu tâm huyết với nghề, không tuân thủ những quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong giảng dạy. Đặc biệt, người lao động Việt Nam còn thiếu ý thức, tác phong công nghiệp. Họ thường có thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ít tuân thủ quy tắc, tự giác trong công việc. Ngoài ra, sự liên kết giữa cơ sở đào tạo lao động và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam còn lỏng lẻo, thiếu sự hợp tác chặt chẽ. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN A. Về phía người lao động Như TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh: “Bản thân người lao động phải cố gắng học hỏi ngay từ khi đào tạo tại các trường đào tạo nghề, chọn được những nghề phù hợp với năng lực, lấy việc tinh thông nghề nghiệp làm mục tiêu phấn đấu” [9]. Người lao động cần xác định mục tiêu để xây dựng thái độ học tập tích cực cho bản thân ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Họ không nên chạy đua theo xu thế mà cần chọn đúng nghề mà mình thích, cũng như đúng năng lực của bản thân. Trong quá trình học thì các em cần nổ lực, quyết tâm và tự giác. Bên cạnh đó, các em cũng cần xây dựng thói quen tự mày mò, tự nghiên cứu thêm. Không chỉ đơn giản là bắt chước lại những gì mình được học, mà còn nên biến những kiến thức đó thành của riêng mình. Khác với học sinh phổ thông, bên cạnh hoạt động chủ đạo là học tập, lĩnh hội tri thức của thầy cô, học viên còn phải có nhiệm vụ tự nghiên cứu trên cở sở tư duy độc lập. Không ý thức việc học, không có thái độ học tập tích cực thì bản thân có năng lực thật sự cũng dễ chán nản, dễ bị xao động, dẫn tới sa sút trong học tập… hệ quả là sau này ra trường trình độ chuyên môn, tay nghề sẽ rất kém không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài. Ý thức về việc học của bản thân, xây dựng thái độ học tập tích cực đồng thời học viên cũng cần phải có phương pháp học. Phương pháp học tập một cách khoa học vừa mang lại hiệu quả cao vừa tiết kiệm thời gian. Trong quá trình học, học viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi nghe giảng, dự giờ). Học viên ở trên lớp phải chịu khó lắng nghe, ghi chép, phát biểu và tích cực thực hành. Vấn đề gì chưa rõ thì cần phải trao đổi với nhóm học tập (thảo luận nhóm), nếu vẫn chưa thoả mãn thì có thể trao đổi tiếp với giáo viên. Bản thân mỗi người phải tự giác, tích cực thảo luận và tích cực làm việc theo nhóm. Cả nhóm cùng làm là hình thức học rất quan trọng, qua đó học viên sẽ phát hiện những vấn đề mình còn thiếu sót để tự bổ sung, cũng như có thể giúp đỡ nhau trong quá trình làm. Nhưng muốn việc học trên lớp có hiệu quả thì học viên trước khi đến lớp cần nghiên cứu trước tài liệu, tự mày mò trước ở nhà. Về tài liệu, không chỉ đọc giáo trình của giáo viên cung cấp mà học viên còn cần phải đọc thêm các tài liệu có liên quan. Lưu ý, sau khi học xong học viên cần dành thời gian ôn luyện lại những kiến thức mình đã được học, đồng thời biết liên hệ xâu chuỗi thành một hệ thống. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XII từng nhấn mạnh: “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” [10]. Trong thời đại ngày này, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự kết hợp các công nghệ lại với nhau đã làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Điều này đã tác động không nhỏ đến đời sống xã hội, làm biến đổi cách sống, cách làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại. Nó thúc đẩy sản xuất, đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển kinh tế ở nước ta nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có thể thích ứng và phát triển trong môi trường mới, cũng như có thể đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cao của các doanh nghiệp nước ngoài thì người lao động Việt Nam bên cạnh sự nổ lực học tập, rèn luyện tay nghề, họ cần tự bổ sung thêm cho bản thân những hành trang cần thiết. Đó chính là khả năng ngoại ngữ, tin học cũng như thành thạo các kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, quản lý thời gian…). Đặc biệt, người Việt Nam “thường có thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ít chịu tuân thủ những gì là quy tắc, ràng buộc con người. Việc làm của người Việt thường được thực hiện khi người ta chưa suy nghĩ một cách chín chắn về những hệ quả của nó” [11]. Bước vào môi trường công nghiệp, làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài thì những thói quen này không được phép tồn tại. Người lao động Việt Nam cần phải có ý thức và tác phong công nghiệp. Để xây dựng được tác phong công nghiệp thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, người lao động cần phải có ý thức rèn luyện. Cụ thể như: đi học đúng giờ; không làm việc riêng trong giờ học; nghiêm túc thực hiện những bài tập được giao; không gian lận trong kiểm tra, thi cử; tự giác làm việc theo nhóm… Những việc làm này tuy nhỏ, nhưng về sau sẽ giúp người lao động tránh được những sai phạm lớn khi làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài. Người lao động Việt Nam khi muốn đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ có ý thức, trí lực và tác phong công nghiệp mà còn cần có thể lực. Thể lực là tình trạng sức khoẻ của người lao động, bao gồm nhiều yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần. Một người lao động chất lượng cao cần đảm bảo hai yếu trên. Để nâng cao thể lực, người lao động cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp, đặc biệt đảm bảo chế độ dinh dưỡng và luyên tập thể dục thể thao. Họ cần tuyệt đối tránh xa những kiểu sinh hoạt bừa bãi, thiếu lành mạnh (rượu chè; thuốc là; chích hút… ).
  5. Nguyễn Khoa Huy 67 B. Về phía nhà trường Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì không chỉ người lao động cần tự ý thức và nỗ lực mà nhà trường cũng cần phải thay đổi, nâng cao chất lượng đào tạo. Như trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII” từng nhấn mạnh: “chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động” [12]. Về chương trình đào tạo chung, bên cạnh trang bị cho học viên những kiến thức về mặt lý thuyết thì nhà trường còn chú ý đến trau dồi những kỹ năng thực hành. Tránh tình trạng học lệch, học viên chỉ giỏi lý thuyết suông, còn thực hành thì kém. Nội dung học phải gắn với thực tiễn, thông qua các bài tập, các buổi thảo luận để hình thành tác phong công nghiệp cho học viên, đồng thời phát huy tính tự giác, năng động sáng tạo. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cũng cần hướng tới những chương trình học hiện đại trên thế giới, nhằm giúp các em vừa tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu vừa theo kịp thời đại. Đặc biệt, chú ý đến công việc các em sẽ làm sau khi ra trường để đưa ra chương trình học tập phù hợp, bám sát thực tế. Điều đó sẽ giúp các em tự tin hơn, thành thạo hơn, cũng như làm việc có hiệu quả hơn trong các doanh nghiệp nước ngoài sau này. Trong quá trình dạy học, giáo viên chính là người đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích thích ý thức học tập cho học viên. Có thể nói: “người giáo viên với phương pháp dạy và khuyến khích sự phát triển nội lực học sinh sẽ kích thích quá trình lĩnh hội tri thức và phát triển trí tuệ của học sinh” [13]. Giáo viên cần nắm bắt tâm lý của người học, tạo sự say mê học tập ở các em bằng chính những tiết học hấp dẫn, lôi cuốn trên lớp. Tùy theo nội dung của từng vấn đề, từng môn học cũng như từng đối tượng học viên để giáo viên có thể đưa ra những phương pháp phù hợp. Đồng thời, giáo viên cần tạo không khí thân thiện, tích cực, thoải mái trong quá trình học tập, đặc biệt là khuyến khích, động viên các học viên phát biểu, xây dựng bài. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc khích lệ tinh thần người học, góp phần xây dựng, phát triển ý thức học tập. Đặc biệt, nhà trường không nên nặng về mặt số lượng giáo viên, mà cần quan tâm, chú trọng về mặt chất lượng. Chọn lựa những giáo viên ưu tú, có trình độ cao và tay nghề giỏi, có tinh thần học hỏi, giàu tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần có chế độ khen thưởng, nâng cao nghiệp vụ, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Có như vậy, đội ngũ giảng dạy này mới toàn tâm toàn ý trong công việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá như hiện nay, nhà trường cần phải trao đổi kinh nghiệm quốc tế (về công tác quản lý, kiểm định chất lượng, phát triển chương trình đào tạo…). Bên cạnh đó, cũng cần tham gia các tổ chức quốc tế về đảm bảo chất lượng, kiểm định và công nhận chất lượng đào tạo, tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với cơ sở đào tạo. Đặc biệt, các trường đại học cần tìm hiểu và nỗ lực phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Như tiêu chuẩn AUN-QA, là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của hệ thống các trường đại học ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance); tiêu chuẩn HCERES - do Hội đồng cấp cao đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học có uy tín ở Châu Âu; hay tiêu chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology); tiêu chuẩn ACBSP (Accreditation Council for Business Schools and Programs); tiêu chuẩn FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation... Do tính khắt khe và yêu cầu cao, quy trình rõ ràng cũng như mang tính ứng dụng cao nên các kiểm định trên là những chứng nhận tốt nhất và được công nhận rộng rãi trên thế giới. Nó không chỉ khẳng định uy tín, chất lượng đào tạo có đẳng cấp quốc tế của nhà trường mà còn tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài về nguồn nhân lực khi đầu tư vào Việt Nam. C. Về phía doanh nghiệp Theo số liệu thống kê thì “có 37 % lao động được tuyển dụng không đáp ứng được công việc, 39,86 % doanh nghiệp FDI đang thiếu hụt lao động; nhiều công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại lực lượng lao động” [14]. Đây là thực tế đáng lo ngại, gây ra lãng phí lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước, cũng như làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Để giải quyết triệt để vấn đề này cần có sự chung tay, góp sức từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù rất lo lắng về nguồn nhân lực chất lượng cao khi đầu tư vào Việt Nam, nhưng đa phần còn bị động trong việc tuyển chọn người tài, phó mặc tất cả cho nhà trường hay cơ sở đào tạo lao động. Họ thường ngồi chờ người lao động đến xin việc. Trong quá trình sơ tuyển, một số doanh nghiệp lại còn thiếu chu đáo, thiếu chuyên nghiệp, không chịu xét kỹ quá trình đào tạo trước đây của người lao động. Dẫn đến việc, sau khi tuyển dụng xong thì những lao động đó phải đào tạo lại mới có thể làm việc. Do đó, để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đào tạo lại lao động thì doanh nghiệp nước ngoài cần chủ động, tích cực hơn ngay từ trong khâu đầu vào. Các doanh nghiệp nước ngoài cần chủ động, tích cực trong việc liên kết với các trường học, các cơ sở đào tạo lao động có uy tín tại Việt Nam khi xác định đầu tư vào. Trong quá trình đào tạo tại nhà trường, các doanh nghiệp có thể cử những chuyên gia giỏi trong công ty, trong tập đoàn tham gia vào công tác giới thiệu hay giảng dạy những kỹ năng cần thiết cho học viên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi cho học viên có thể đến ngay tại doanh nghiệp của mình để vừa học vừa làm. Hay các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, cũng như xây dựng các xưởng mẫu, cung cấp các vật liệu mẫu ngay trong quá trình học. Thậm chí, các doanh nghiệp cũng có thể đặt những đơn hàng đơn giản cho học viên làm và thu mua chúng như hoạt động kinh doanh ngoài thị trường… Tất cả đều nhắm đến mục đích là rèn luyện cho học viên, làm quen với môi trường công nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng như giúp họ tự tin và thuần thục các kỹ năng sau khi ra trường mà không cần phải đào tạo lại.
  6. 68 DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI VÀ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆT NAM Trong quá trình tham gia đào tạo này, không chỉ học viên có cơ hội để học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ tay nghề, tự tin hơn trong công việc mà doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể rút ra cho mình những bài học, kinh nghiệm trong công tác đào tạo, tuyển chọn người lao động Việt Nam. Vì ở mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có những trình độ lao động khác nhau, cũng như tâm lý lao động không giống nhau. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài còn có thể kịp thời thay đổi chiến lược, đưa ra những định hướng phát triển cho sản xuất, tăng sức cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của xã hội. IV. KẾT LUẬN Nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, để nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nỗi trăn trở của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, cũng như đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì chúng ta cần có chiến lược đúng đắn và những giải pháp đồng bộ. Trong đó, không chỉ người lao động phải tự ý thức và nỗ lực, nhà trường phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mà bản thân các doanh nghiệp nước ngoài cũng cần phải tích cực và chủ động hợp tác. Tất cả cùng hướng đến mục tiêu là: “Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030” [15] mà Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đã đề ra. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 11. [2] Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 323. [3] Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Nguồn nhân lực, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội, tr. 7. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Ban Chấp hành TW khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 15. [5] Đàm Đức Vượng (2012), Thực trạng và giải pháp phát triển nhân lực Việt Nam, Viện khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực, Hà Nội, tr. 56. [6] [14] Minh Phương (2019), Thu hút FDI thế hệ mới: Gỡ nút thắt nguồn nhân lực, http://daidoanket.vn/kinh-te/thu-hut- fdi-the-he-moi-go-nut-that-nguon-nhan-luc-tintuc448853, Truy cập: ngày 14 tháng 03 năm 2020. [7] Duy Phương (2019), FDI chất lượng cao cần nhân lực chất lượng cao, http://daidoanket.vn/goc-nhin-dai-doan- ket/fdi-chat-luong-cao-can-nhan-luc-chat-luong-cao-tintuc446667, Truy cập: ngày 08 tháng 03 năm 2020 [8] [15] Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 1. [9] Thanh Hương (2018), Doanh nghiệp FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động Việt Nam, https://baodautu.vn/doanh-nghiep-fdi-gop-phan-nang-cao-chat-luong-lao-dong-viet-nam-d90385.html, Truy cập: ngày 01 tháng 03 năm 2020 [10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 54. [11] Bùi Xuân Phái (2010), Tâm lý người Việt và văn hoá pháp lý trong việc thực hiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/09/21/tm-l-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-v-van- ho-php-l-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87c-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-php-lu%E1%BA%ADt-trong- ti%E1%BA%BFn-trigr/, Truy cập: ngày 28 tháng 02 năm 2020 [12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 114 - 115. [13] Nguyễn Đào (2007), Những kỹ năng và lời khuyên thực tế để cải tiến phương pháp giảng dạy, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội, tr. 12. FOREIGN ENTERPRISES AND HIGH-QUALITY HUMAN RESOURCES IN VIETNAM Nguyen Khoa Huy ABSTRACT: In recent years, the quality of Vietnam’s human resources has been focused on, invested, and improved. The number of skilled workers working in modern factories and enterprises has been increasing. However, in addition to the achievements, the current high-quality human resources of Vietnam still has some limitations, leading to worries from foreign investors. From this situation, based on the collected data as well as the analytical and comparative methods, this article offers some basic solutions. Such as: workers need to be aware of the reality and make efforts by themselves; the training facilities need to improve the training approaches; businesses need to actively join hands with the training facilities in the training process. Not only does the article contribute to improve the quality of human resources to better meet the foreign enterprises’ requirements when deciding to invest in Vietnam, but also promote the development of high-quality human resources in our country in the era of international integration, along with the requirement of the current industrial revolution 4.0.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2