Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với Cộng đồng kinh tế ASEAN - cơ hội và thách thức
lượt xem 4
download
Bài viết với mục đích trình bày những nét cơ bản nhất của Cộng đồng kinh tế ASEAN, tập trung làm rõ thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó nhận diện cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với Cộng đồng kinh tế ASEAN - cơ hội và thách thức
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES WITH ASEAN ECONOMIC COMMUNITY - OPPORTUNITIES AND CHALLENGES Trần Thị Thu Trâm; Phạm Thị Mai Quyên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tramtrankt@gmail.com TÓM TẮT Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng hơn 90% tổng số các doanh nghiệp và hơn 60% lao động của tất cả các nước thành viên ASEAN. Như vậy, có thể nói doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế ASEAN và là một bộ phận quan trọng trong quá trình Cộng đồng kinh tế ASEAN đạt được các trụ cột chủ yếu của mình. Bài viết với mục đích trình bày những nét cơ bản nhất của Cộng đồng kinh tế ASEAN, tập trung làm rõ thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó nhận diện cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp này. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội, thách thức. ABSTRACT Small and medium Enterprises (SMEs) occupy higher than 90 percent of total number of enterprises and about 60 percent of the total employment in all the ASEAN Member States. So, they play a crucial role in the ASEAN Economic Community (AEC) and an important component in the process that leads to the AEC achieving its key characteristics. This study aims to present fundamental of AEC and state of SMEs, then identify these firms’ opportunities and challenges. Key words: SMEs, AEC, opportunities, challenges. 1. Vài nét về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Với mong muốn phát triển ASEAN thành một khu vực ổn định, thịnh vƣợng và cạnh tranh cao với sự phát triển kinh tế công bằng, giảm nghèo và giảm sự chênh lệch về kinh tế-xã hội, vào ngày 7 tháng 10 năm 2003, lãnh đạo các nƣớc ASEAN đã ký tuyên bố hòa hợp ASEAN II (còn gọi là tuyên bố Bali II) thống nhất đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN đến năm 2020 với 3 trụ cột chính, đó là: Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng an ninh (ASC) và Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC). Tiếp đó, tại hội nghị ASEAN lần thứ 12 đƣợc tổ chức vào tháng 1 năm 2007, tiến trình thành lập AEC đã đƣợc các nƣớc thành viên thống nhất đẩy nhanh thực hiện đến năm 2015. Mục tiêu của AEC là: Thứ nhất, đƣa ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất và thị trƣờng chung. Cụ thể: hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, lao động có tay nghề đƣợc chu chuyển tự do và vốn đầu tƣ đƣợc lƣu chuyển tự do hơn. Thứ hai, đƣa ASEAN trở thành khu vực kinh tế cạnh tranh, bao gồm: thiết lập văn hóa cạnh tranh công bằng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, hợp tác trong khu vực về quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện mạng lƣới các cam kết song phƣơng về tránh đánh thuế hai lần giữa các nƣớc thành viên và phát triển thƣơng mại điện tử. Thứ ba, đƣa ASEAN hội nhập sâu sắc hơn với kinh tế toàn cầu: Tiếp cận thống nhất cùng với hợp tác kinh tế ngoại khối và tăng cƣờng tham gia vào mạng lƣới cung ứng toàn cầu. Thứ tư, đƣa ASEAN trở thành khu vực có sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các nƣớc thành viên, bao gồm: phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong khu vực và thực hiện Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI). Thông qua IAI, các chƣơng trình hỗ trợ về vốn và kỹ thuật sẽ đƣợc nhận dạng và thực hiện cho các nƣớc CLMV (Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam); Tam giác phát triển In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia, 37
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thái Lan (IMT-GT) và Khu vực phát triển Đông ASEAN gồm Bru-nây, In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia và Phi- lip-pin (BIMP-EAGA) nhằm giúp các nƣớc này đạt đƣợc sự ngang bằng trong phát triển mạng lƣới sản xuất và phân phối trong khu vực. Bên cạnh đó, lộ trình tổng thể của AEC cũng đã xác định rõ các mục tiêu liên quan đến sự phát triển của các DNNVV trong khu vực là: Thu hẹp khoảng cách về sự phát triển của các DNNVV, tối ƣu hóa sự đa dạng của các nƣớc thành viên; Nâng cao tính cạnh tranh và năng động của các DNNVV bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận thông tin, thị trƣờng, các kỹ năng và sự phát triển nguồn nhân lực, tài chính cũng nhƣ công nghệ; Tăng cƣờng sức bật/khả năng phục hồi của các DNNVV để chống lại tốt hơn với các khó khăn tài chính và vĩ mô, cũng nhƣ những thách thức của một môi trƣờng kinh doanh tự do; và Gia tăng đóng góp của các DNNVV cho sự tăng trƣờng kinh tế và phát triển của khu vực ASEAN. Để thực hiện các mục tiêu trên, AEC đã đƣa ra chƣơng trình hành động cụ thể, đó là: Thực hiện đúng lộ trình về kế hoạch chính sách của ASEAN cho sự phát triển của các DNNVV giai đoạn 2004-2014; Xúc tiến mạng lƣới các DNNVV và sự tham gia của các doanh nghiệp này trong mạng lƣới sản xuất và phân phối của khu vực; và Thúc đẩy thực hành phát triển các DNNVV một cách tốt nhất, bao gồm việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp này. 2. Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Toàn cảnh DNNVV giai đoạn 2011-2013 đƣợc Bộ Kế hoạch và đầu tƣ tái hiện khá rõ nét trong ―Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015‖, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, DNNVV là lực lƣợng chính trong các doanh nghiệp Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tƣ, hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Xét về quy mô lao động, trong tổng số khoảng 348 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động năm 2012 thì có tới khoảng 97% là DNNVV. Từ năm 2011 đến năm 2013, cả nƣớc có thêm khoảng 224 ngàn doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 41% tổng số doanh nghiệp đƣợc thành lập trong giai đoạn 20 năm từ 1991-2010. Tuy nhiên, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới lại giảm liên tục, từ 83,6 ngàn doanh nghiệp đăng ký năm 2010 xuống còn 77,5 ngàn doanh nghiệp đăng ký năm 2011, tiếp đó giảm sâu xuống còn 69,8 doanh nghiệp năm 2012. Năm 2013, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới có dấu hiệu tăng trở lại (đạt gần 77 ngàn doanh nghiệp, tăng 10% so với năm 2012), nhƣng không bằng số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới của các năm 2009 và 2010. Trong số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chủ yếu vẫn là DNNVV. Bên cạnh đó, quy mô vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp trong những năm gần đây cũng có xu hƣớng giảm. Năm 2011, bình quân 1 doanh nghiệp đăng ký với 6,63 tỷ đồng, nhƣng đã giảm xuống 5,13 tỷ đồng năm 2013 (chƣa tính tới yếu tố lạm phát). Bộ Kế hoạch đầu tƣ nhận định ―trong thời kỳ khó khăn và môi trƣờng kinh doanh còn nhiều rủi ro, doanh nghiệp đã thận trọng hơn với từng đồng vốn bỏ ra, thể hiện qua việc thu hẹp quy mô vốn để nâng cao hệ số an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh‖. 38
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Mặt khác, số lƣợng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trƣờng có xu hƣớng gia tăng, chất lƣợng doanh nghiệp đang đƣợc sàng lọc. Cụ thể, trong năm 2013 có tới 60,7 ngàn doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011. Hình 1: Quy mô vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp giai đoạn 2006-2013 Thứ hai, tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV thể hiện qua mấy điểm sau: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Mặc dù chiếm đến hơn 97% về số lƣợng và lƣợng vốn tăng qua các năm nhƣng các DNNVV chiếm chƣa đến 40% tổng nguồn vốn kinh doanh của toàn bộ khối doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2012, tổng nguồn vốn của DNNVV trong năm 2010 là 4.681,68 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,8% tổng nguồn vốn của toàn bộ khối doanh nghiệp thì con số này lần lƣợt là 5.369,54 nghìn tỷ đồng ở năm 2011 (chiếm 35,3%) và 5.930,80 nghìn tỷ đồng ở năm 2012 (chiếm 37,8%). Hình 2: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và của DNNVV Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn của DNNVV cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn khối doanh nghiệp. Điều này một mặt thể hiện tính tự chủ của các DNVVV là khá cao, mặt khác cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các khoản vay so với các doanh nghiệp lớn. 39
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 3: Tỷ lệ VCSH/ TNV của khối doanh nghiệp và của DNVVV Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn còn thấp. Vì nguồn vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên hoạt động đầu tƣ mua sắm tài sản cố định và các khoản đầu tƣ dài hạn tƣơng đối ít (chiếm chƣa tới 40% tổng tài sản cố định và các khoản đầu tƣ dài hạn của toàn khối doanh nghiệp). Hình 4: Tỷ lệ TSCĐ và ĐTDH của DNNVV/TSCĐ và ĐTDH của khối DN Doanh thu, lợi nhuận đang có xu hƣớng giảm. Doanh thu của DNVVV đạt 3.641,19 ngàn tỷ đồng trong năm 2010, năm 2011 giảm nhẹ xuống còn 3.641,01 ngàn tỷ đồng và con số này đã đƣợc cải thiện ở năm 2012 (đạt 5.032,57 ngàn tỷ đồng). Trong khi đó, lợi nhuận trƣớc thuế năm 2010 là 80,59 ngàn tỷ đồng, năm 2011 tăng nhẹ lên mức 81,12 ngàn tỷ đồng, nhƣng đến năm 2012 thì giảm mạnh, chỉ còn 22,82 ngàn tỷ đồng. Doanh thu tăng nhƣng lợi nhuận lại giảm, điều này chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh tăng với mức độ cao hơn mức tăng của doanh thu, điều này gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các DNNVV. 40
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Hình 5: Doanh thu, lợi nhuận của DNNVV Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ đáng kể. Từ năm 2010, ảnh hƣởng của khó khăn kinh tế trong nƣớc đã khiến tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ, chủ yếu là DNNVV tăng đáng kể, từ 25,14% năm 2010 lên 65,8% vào cuối tháng 9/2013. Cơ quan này cũng bày tỏ lo ngại rằng ―tình trạng thua lỗ kéo dài khiến doanh nghiệp rơi vào phá sản, giải thể và tạm dừng hoạt dộng, gây ảnh hƣởng xấu đối với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trong thời gian tới‖. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/vốn sản xuất kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã đƣa ra minh chứng rằng hiệu quả hoạt động của DNNVV thấp hơn nhiều so với mức chung của toàn bộ khối doanh nghiệp. Chẳng hạn năm 2012, với cùng 1 đồng doanh thu có đƣợc thì DNNVV chỉ thu đƣợc 0,45 đồng lợi nhuận so với mức 2,73 đồng theo theo mức chung của các doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy năng lực quản lý, điều hành của các DNNVV còn rất hạn chế so với các doanh nghiệp quy mô lớn. Bảng 1. Tỷ suất lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp 3. Cơ hội và thách thức Để đạt đƣợc vị thế chủ động khi AEC đi vào hoạt động, trƣớc hết các DNNVV cần nhận diện các cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng để cạnh tranh thành công và ngày càng phát triển. Thứ nhất, AEC thực hiện hỗ trợ để các doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập và phát triển đồng đều Một trong những ƣu tiên hƣớng đến sự phát triển kinh tế đồng đều trong công đồng AEC là phát triển các DNNVV. Theo kế hoạch hoạt động chiến lƣợc, AEC tập trung vào hỗ trợ tài chính, thị trƣờng, môi trƣờng, kỹ thuật, nhân sự và thông tin (The Asia foundation, 2014). Để các DNNVV có thể hòa nhập 41
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG và phát triển, AEC có tổ chức các chƣơng trình và hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp nhƣ các buổi seminar, tập huấn về thƣơng mại điện tử, thiết lập trung tâm dịch vụ về kỹ thuật cũng nhƣ hỗ trợ các nhà xuất khẩu về tìm hiểu sự phù hợp về kinh doanh thông qua các hội chợ thƣơng mại, phái đoàn thƣơng mại và các chƣơng trình xúc tiến xuất khẩu... Đây là cơ hội tốt cho các DNNVV Việt Nam phát triển. Bên cạnh sự hỗ trợ từ AEC nhƣ đã đề cập ở trên, chìa khóa để DNNVV thành công khi gia nhập AEC vẫn chính là sự chủ động thích ứng. Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác khi vào thị trƣờng Việt Nam và sức ép hội nhập với cộng đồng các doanh nghiệp ASEAN sẽ thúc đẩy các DNNVV Việt Nam nhanh chóng thích ứng, đổi mới tƣ duy quản lý và chiến lƣợc hoạt động. Các DNNVV có cơ hội học hỏi và thay đổi phƣơng thức quản lý phù hợp từ các doanh nghiệp khác để nâng cao vị thế của sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ hình ảnh của doanh nghiệp. Thứ hai, mở rộng trao đổi thương mại, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực. Cơ hội này xuất phát từ đặc điểm về sự dịch chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ trong AEC. Thông qua việc thực hiện ―Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN‖ (ASEAN Harmonized Tariffs Nomenclature - gọi tắt là AHTN), các rào cản thuế quan và phi thuế quan dần đƣợc gỡ bỏ, tạo điều kiện cho thƣơng mại nội khối. Các DNNVV sẽ có cơ hội tiếp cận với dòng hàng nhập khẩu đa dạng và rẻ hơn, để cải tiến sản phẩm của họ. Cùng với đó, khi là thành viên của AEC, Việt Nam còn có cơ hội mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc đối tác của AEC, các nƣớc mà AEC có ký hiệp định thƣơng mại tự do (Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc… một cách dễ dàng. Bên cạnh đó là lợi ích mà các doanh nghiệp nhận đƣợc từ việc hoàn thiện cơ chế ―Một cửa ASEAN‖ (ASEAN Single Window - gọi tắt là ASW) mà tiền đề là cơ chế ―Một cửa quốc gia‖ (National Single Window - gọi tắt là NSW). Đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, NSW giúp giảm thời gian và kinh phí cho thủ tục hành chính cần thực hiện. Thông qua cơ chế này, doanh nghiệp sẽ tiếp cận thông tin dễ dàng hơn và đem đến những lợi ích rất rõ ràng cho doanh nghiệp nhƣ: giảm chi phí tuân thủ, tăng độ chắc chắn, các giao dịch đƣợc thực hiện một cách minh bạch và đơn giản hơn. Thứ ba, cơ hội về vốn và đầu tư. Cơ hội này có sự gắn kết chặt chẽ với đặc điểm về sự dịch chuyển tự do của hoạt động đầu tƣ, vốn và lao động có tay nghề. Nhƣ đã đề cập ở trên, các DNNVV của nƣớc ta đang gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mà một trong các nguyên nhân đó là sự hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhƣ vậy, việc AEC đƣợc thành lập vào cuối năm nay sẽ sớm mở ra cơ hội cho các DNNVV để giải quyết khó khăn về vốn này. Mặt khác, khi AEC đi vào hoạt động cũng tạo ra môi trƣờng đầu tƣ mở rộng và đa dạng hơn cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Bên cạnh các cơ hội nhận đƣợc thì các DNNVV của nƣớc ta cũng phải đối mặt với những thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là các DNNVV Việt Nam có năng lực cạnh tranh và hội nhập còn yếu. Trong số DNNVV, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại dƣới hình thức cơ sở/doanh nghiệp hộ gia đình chiếm 63,1%, công ty TNHH 22,2%, doanh nghiệp tƣ nhân/1 thành viên 8%, công ty cổ phần 4,4%, doanh 1 nghiệp hợp doanh/tập thể/hợp tác xã 2,2% (2013). Có thể thấy, DNNVV tại Việt Nam tồn tại dƣới hình thức gia đình chiếm tỷ trọng lớn. Mà hầu hết các doanh nghiệp này tồn tại manh mún, yếu kém trong quản lý… Sự liên kết lỏng lẻo trong chuỗi giá trị của các nhóm hàng, dịch vụ ở Việt Nam cũng nhƣ sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp (36%, (Trọng, 2015)). Cùng 1 CIEM, DoE và ILSSA (2014), Đặc điểm môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam, kết quả điều tra DNNVV năm 2013, Nhà xuất bản tài chính. 42
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) với những khó khăn về nội lực, các DNNVV Việt Nam thiếu sự chuẩn bị cần thiết để tham gia AEC. 72% 2 các DNNVV Việt Nam không biết về AEC , thiếu sự chuẩn bị cần thiết để đón đầu khi Việt Nam gia nhập AEC. DNNVV Việt Nam chƣa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp, chƣa chú trọng cũng nhƣ chƣa xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, chƣa tạo đƣợc cho mình năng lực cốt lõi. Trong khi đó, tham gia AEC tức là tham gia vào một thị trƣờng và cơ sở sản xuất thống nhất, mà hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, vốn và lao động đƣợc dịch chuyển tự do. Hơn thế nữa với sự giảm thuế quan các nhóm hàng, dịch vụ, sự đơn giản hóa về các thủ tục hải quan, thƣơng mại, ngƣời tiêu dùng trong nƣớc sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn; sự cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ, vốn … trong nƣớc cao hơn. Nhiều DNNVV của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các DNNVV Việt Nam. Hai là, sự dịch chuyển và cạnh tranh về lao động. Khi gia nhập AEC, lao động có tay nghề giữa các nƣớc thành viên ở 8 ngành nghề: kế toán, kiến trúc sƣ, nha sĩ, bác sĩ, điều dƣỡng, kỹ sƣ, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch đƣợc công nhận tay nghề tƣơng đƣơng. Do đó sẽ dẫn đến sự dịch chuyển về 3 lao động có tay nghề ở các doanh nghiệp Việt Nam (20% lao động Việt Nam có kỹ năng chuyên môn ) sang các doanh nghiệp khác và một bộ phận lao động bị thay thế bởi lao động nƣớc ngoài có tay nghề thâm nhập vào thị trƣờng lao động Việt Nam. Cùng với sự chảy máu chất xám thì hiện tại vẫn còn một bộ phận lao động có tay nghề thấp và thiếu kĩ năng nghề nghiệp. Lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kỹ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ hạn chế, cùng với sự hạn chế về tay nghề đã gây cản trở 4 cho các DNNVV Việt Nam trong việc tiếp cận khoa học công nghệ . Thêm vào đó, lao động tại các DNNVV Việt Nam thiếu tác phong làm việc công nghiệp, năng suất lao động tại các DNNVV Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực. Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam còn chƣa chú ý đến đầu tƣ vào nguồn nhân lực quản lý. Trái lại, lao động chuyên môn và đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp ở các nƣớc trong cộng đồng AEC thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc cao hơn. Do đó, khi gia nhập thị trƣờng AEC, doanh nghiệp Việt Nam phải vƣợt qua thách thức này trong: (1) giữ chân nguồn lao động chất lƣợng, có tay nghề; (2) đầu tƣ vào nguồn nhân lực để cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; (3) nâng cao khả năng hòa nhập và cạnh tranh. Hơn thế nữa, việc cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thu hút luồng vốn đầu tƣ tự do dịch chuyển vào Việt Nam, tham gia vào mạng lƣới liên kết toàn cầu (hội nhập kinh tế toàn cầu, một trong 4 trụ cột của AEC). Ba là, các DNNVV Việt Nam gặp thách thức lớn với các rào cản kỹ thuật, và dịch vụ sau khi bán. Mặc dù khi tham gia AEC, hàng rào thuế quan giảm (xóa bỏ), hàng hóa dịch vụ luân chuyển tự do giữa các nƣớc thành viên AEC. Các sản phẩm có ƣu thế của các DNNVV cũng đứng trƣớc những thách thức nhất định. Đối với thị trƣờng trong nƣớc, đó là sự xâm nhập của các sản phẩm tƣơng đƣơng của các doanh nghiệp ngoại (mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng từ Thái Lan, Malaysia với giá rẻ, mẫu mã, bao bì đẹp, có thƣơng hiệu, có ghi nhận xuất xứ rõ ràng; hay với sản phẩm kỹ thuật và các lĩnh vực dịch vụ đến từ Singapore…). Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc tham gia AEC cũng gặp nhiều thử thách. Mặc dù khi AEC đi vào hoạt động thì các rào cản thuế quan sẽ dần đƣợc loại bỏ, tuy nhiên hàng rào phi thuế quan, phi thƣơng mại vẫn đƣợc các nƣớc dựng lên để bảo vệ các 2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngơ ngác trƣớc thềm AEC, Doanh Nhân Sài Gòn Điện Tử - 23/07/2015 9:33:46 SA. 3 AEC: Cơ hội lớn, thách thức nhiều (Kỳ 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập thành công), http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/4773/aec--co-hoi-lon--thach-thuc-nhieu-%28ky-3--nang-cao-nang-luc-canh- tranh-de-hoi-nhap-thanh-cong%29.aspx 4 Lao động trong hội nhập: Thừa số lƣợng, thiếu chất lƣợng, http://www.vietnamplus.vn/lao-dong-trong-hoi-nhap- thua-so-luong-thieu-chat-luong/320370.vnp 43
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG doanh nghiệp của nƣớc sở tại, nhƣ là: (1) nguồn gốc, xuất xứ, (2) chất lƣợng sản phẩm, (3) các tiêu chuẩn nhãn mác, bao bì, mẫu mã, trình độ kỹ thuật, công nghệ… Hơn thế nữa, nhƣ đã trình bày ở trên, do qui mô vốn nhỏ, sự hạn chế tiếp cận về vốn nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tƣ vào khoa học công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Và một vấn đề khác cũng đặt ra đối với DNNVV là dịch vụ hỗ trợ, chính sách bảo vệ khách hàng cũng nhƣ trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp. 4. Kết luận Nhƣ vậy, khi AEC đi vào hoạt động thì cơ hội đối với các DNNVV của nƣớc ta là rất lớn, nhƣng thách thức phải đối mặt cũng không nhỏ. Với tình hình hoạt động trong giai đoạn hiện nay, các DNNVV Việt Nam cần chủ động chuẩn bị để đón đầu khi AEC đi vào hoạt động. Các DNNVV Việt Nam cần tạo cho mình một nền tảng vững chắc thông qua: (1) những lĩnh vực hoạt động có thế mạnh, (2) chất lƣợng và cải tiến, (3) tạo mạng lƣới thông tin thông qua các phƣơng tiện xã hội và phƣơng tiện trực tuyến (bởi đây là phƣơng tiện truyền thông nhanh nhất và rẻ tiền nhất về hình ảnh của doanh nghiệp đến cộng đồng) và (4) dám thử thách, mạo hiểm tìm thị trƣờng ngách, phân khúc mới về sản phẩm, dịch vụ để phát triển. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Asean Economic Community Blueprint. [2] AEC: Cơ hội lớn, thách thức nhiều (Kỳ 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập thành công), http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/4773/aec--co-hoi-lon--thach-thuc-nhieu-%28ky- 3--nang-cao-nang-luc-canh-tranh-de-hoi-nhap-thanh-cong%29.aspx [3] Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ. [4] Báo cáo tổng quan về tình hình doanh nghiệp và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014-2015, Bộ kế hoạch và đầu tƣ. [5] CIEM, DoE và ILSSA (2014), Đặc điểm môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam, kết quả điều tra DNNVV năm 2013, Nhà xuất bản tài chính. [6] Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngơ ngác trƣớc thềm AEC. Doanh Nhân Sài Gòn Điện Tử, 2015. [7] Lao động trong hội nhập: Thừa số lƣợng, thiếu chất lƣợng, http://www.vietnamplus.vn/lao-dong- trong-hoi-nhap-thua-so-luong-thieu-chat-luong/320370.vnp [8] The Asia Foundation (2014), Key outcomes, Regional economic cooperation forum: Making AEC work for SMEs. [9] Trọng, H. (2015). Doanh nghiệp Việt khó chen chân vào chuỗi cung ứng. Tạp chí tài chính. 44
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
6 p | 253 | 78
-
Tài liệu về DỰ ÁN QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VỪA VÀ NHỎ (SMEDF)
46 p | 112 | 31
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Giải pháp phát triển: Phần 1
151 p | 116 | 25
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Giải pháp phát triển: Phần 2
54 p | 129 | 19
-
Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do
6 p | 142 | 14
-
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn miền Bắc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
10 p | 102 | 10
-
Các yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
16 p | 81 | 10
-
Cải thiện môi trường kinh doanh để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới tăng trưởng bao trùm
15 p | 39 | 9
-
Ảnh hưởng của chính sách công và thể chế lên sự mở rộng quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN
8 p | 28 | 6
-
Tác động của FTA thế hệ mới đến doanh nghiệp vừa và nhỏ thực trạng và giải pháp
5 p | 38 | 4
-
Giải pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - góc nhìn từ chỉ số dự báo phá sản doanh nghiệp Z-SCORE
7 p | 29 | 4
-
Sử dụng vốn xã hội trong mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Phòng
11 p | 20 | 4
-
Tác động của định hướng sáng nghiệp đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một nghiên cứu ở Việt Nam
16 p | 33 | 3
-
Cần Thơ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
2 p | 69 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)
11 p | 27 | 3
-
Tác động của hoạt động đối mới và mạng lưới kết nối đến xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
14 p | 29 | 3
-
Dự thảo thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN - Những tác động đến nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh bất động sản tại Hải Phòng
8 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn