intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới cách tiếp cận và chiến lược tăng trưởng để giải quyết bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất bình đẳng trong tiến trình phát triển đang là chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bài viết trình bày thực trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam; Cách tiếp cận và chiến lược tăng trưởng để giải quyết bất bình đẳng về thu nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới cách tiếp cận và chiến lược tăng trưởng để giải quyết bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020

  1. ĐỔI MỚI CÁCH TIẾP CẬN VÀ CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG ĐỂ GIẢI QUYẾT BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ THU NHẬP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà PGS.TS. Lưu Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bất bình đẳng trong tiến trình phát triển đang là chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Bất bình đẳng liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế đồng thời là chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển xã hội. Theo các nhà kinh tế, ở một góc độ, bất bình đẳng trong thu nhập ở một mức độ nhất định là động lực cho tăng trưởng, song bất bình đẳng có thể làm giảm tăng trưởng khi mà người thu nhập thấp chịu nhiều vấn đề về sức khỏe dẫn đến năng suất lao động thấp; hoặc khi mà, người nghèo phải vật lộn chi trả các khoản đầu tư cho giáo dục. Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao trong khi bất bình đẳng về thu nhập chỉ ở mức tăng “khiêm tốn” trong những năm qua. Tuy nhiên, “bức tranh” về chênh lệch phân phối thu nhập được thể hiện rõ nét trên tất cả các khía cạnh: chênh lệch giữa những người giàu nhất và nghèo nhất, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; chênh lệch giữa các thành phố và vùng miền và chênh lệch thu nhập giữa các ngành kinh tế và chênh lệch thu nhập theo giới. Nguyên nhân của bất bình đẳng gắn với mô hình tăng trưởng, sự khác biệt giữa các vùng miền, giữa các ngành, các khu vực, các nhóm dân tộc. Để giải quyết căn bản tình trạng bất bình đẳng về thu nhập nói chung, cần phải đổi mới cách tiếp cận và xây dựng chiến lược tăng trưởng phù hợp hơn cho Việt Nam. Từ khoá: Bất bình đẳng thu nhập, bất bình đẳng cơ hội, chiến lược tăng trưởng, tiếp cận toàn diện 185
  2. 1. Đặt vấn đề Bất bình đẳng là một trong những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng trong các vấn đề gây ra bởi bất bình đẳng, các Chính phủ cần quan tâm đặc biệt tới ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Họ ước tính rằng một điểm phần trăm tăng thêm trong phần thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất sẽ kéo tăng trưởng giảm 0,08 điểm phần trăm trong 5 năm, trong khi phần tăng thêm trong thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất lại thực sự thúc đẩy tăng trưởng. Cũng theo các nhà kinh tế, bất bình đẳng ở một mức độ nhất định là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng. Nếu không có “củ cà rốt” là phần thưởng tài chính lớn, tinh thần kinh doanh mạo hiểm và đổi mới, tăng trưởng sẽ chững lại. Vào năm 1975, nhà kinh tế người Mỹ Arthur Okun lập luận rằng xã hội không thể có cả bình đẳng tuyệt đối và hiệu quả tuyệt đối, mà phải chọn lựa hy sinh bao nhiêu phần của cái này cho cái kia. Trong khi các nhà kinh tế vẫn tiếp tục giữ quan điểm đó, gia tăng gần đây của bất bình đẳng đã gợi ra một cái nhìn mới về chi phí kinh tế của nó. Bất bình đẳng có thể làm giảm tăng trưởng khi mà người thu nhập thấp chịu nhiều vấn đề về sức khỏe dẫn đến năng suất lao động thấp; hoặc khi mà, như các bằng chứng cho thấy, người nghèo phải vật lộn chi trả các khoản đầu tư cho giáo dục1. Theo Ngân hàng Thế giới2 (NHTG, 2014), Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao trong khi bất bình đẳng về thu nhập chỉ ở mức tăng “khiêm tốn” trong thời gian qua. Từ năm 1993 đến 2012, theo NHTG, tại Việt Nam thu nhập bình quân của nhóm 40% có thu nhập thấp nhất tăng 9% mỗi năm. Đây là một trong các tỷ lệ tăng cao nhất trên thế giới về thu nhập của nhóm 40% có thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, những quan ngại về bất bình đẳng vẫn phát sinh cho dù Việt Nam đạt thành tích về tăng trưởng đồng đều. Những quan ngại đó phần nào phản ánh sự khác biệt đáng kể về điều kiện kinh tế theo nhóm dân tộc và vùng miền. Bên cạnh đó là khoảng cách giữa những người rất giàu và phần đông người Việt Nam cũng như tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội. 1 The Economist (2015), How inequality affects growth, 15/06/2015. 2 NHTG (2014), Các phát hiện chính của báo cáo Điểm lại: Trọng tâm đặc biệt về bất bình đẳng ở Việt Nam, 7/2014. 186
  3. Cụ thể, trong giai đoạn 2004-2010, khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập trung bình của 20% hộ khá giả nhất với 20% hộ nghèo nhất đã tăng từ 7 lần lên 8,5 lần (do tốc độ tăng thu nhập trung bình hàng năm của nhóm khá giả nhất là 9% trong khi tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất chỉ là 4%). Các nhóm người dân tộc thiểu số ngày càng bị tụt hậu trong quá trình tăng trưởng, dẫn đến nghèo tại Việt Nam ngày càng tập trung trong các nhóm dân tộc thiểu số. Nếu như năm 1998, người dân tộc thiểu số chiếm 29% trong tổng số người nghèo thì đến năm 2010 người dân tộc thiếu số chiếm đến 47% trong tổng số người nghèo tại Việt Nam. Hầu hết những quan ngại về tăng bất bình đẳng tập trung vào khoảng cách giữa những người rất giàu với số đông người dân Việt Nam. Cứ khoảng một triệu người Việt Nam thì có một người siêu giàu. Việt Nam ước tính có 110 người siêu giàu vào năm 2013 so với 34 người siêu giàu của năm 2003. Có thể thấy rất rõ bất bình đẳng gia tăng gắn liền với sự chia sẻ không đều cơ hội dịch chuyển xã hội, đồng thời cản trở dịch chuyển xã hội liên thế hệ. Đầu tư vào giáo dục để có việc làm tốt hơn được xem là con đường chủ yếu để dịch chuyển xã hội liên thế hệ, nhưng đang gặp hai cản trở chính là chênh lệch về chất lượng giáo dục và vai trò không chính đáng của quan hệ, quyền thế, tiền bạc trong xin việc làm, nhất là việc làm trong khu vực công. Ngoài ra, bất bình đẳng gia tăng đang làm suy giảm niềm tin xã hội và niềm tin vào thể chế của người dân. Thái độ thờ ơ, im lặng và cách “tự giải quyết” những khúc mắc nảy sinh mà không dựa vào các cấp chính quyền tại một số nơi là những dấu hiệu đáng lo ngại bắt nguồn từ sự suy giảm niềm tin3. Khai thác dữ liệu từ các kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) các năm gia đoạn 2002-2012, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở của Tổng cục Thống kê qua các năm 1989, 1999, 2009 và các báo cáo về đói nghèo và ở Việt Nam của UNDP, của Ngân hàng Thế giới, của OXFAM năm 2013..., bài viết này phân tích thực trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam trong khoảng thời gian 2000-2013, các nguyên nhân gây nên bất bình đẳng về thu nhập, luận bàn về các cách tiếp cận và mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020 để giải quyết bài toán đảm bảo tăng trưởng và công bằng trong phát triển bền vững. Một hạn chế của phân tích này chính là tính cập nhật của các số liệu thống kê quốc gia. Số liệu dùng cho phân tích sâu về bất bình đẳng về thu nhập chỉ có 3 OXFAM (2013), Bất bình đẳng gia tăng: Người dân nghĩ gì?, Báo cáo chuyên khảo, 7 trang. 187
  4. thể sử dụng nguồn của khảo sát mức sống dân cư quốc gia. Tại thời điểm hiện tại, kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014 chưa được công bố. Do vậy, phân tích chỉ thực hiện trên panel số liệu từ năm 2000 đến năm 2012. Niên giám Thống kê và các báo cáo quốc gia hiện chỉ cho số liệu đến năm 2013 hoặc sơ bộ của năm 2014. 2. Thực trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam Sau những tác động chính sách to lớn do đổi mới đưa lại, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Sau gần ba thập kỷ đạt nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, Việt Nam đã xác định mục tiêu phải phát triển mạnh và bền vững nền kinh tế trong thời gian tới. Phát triển bền vững, trong tư duy hiện đại, đòi hỏi quá trình phát triển của một quốc gia phải chú trọng tới cả ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với Việt Nam nói riêng, phát triển bền vững, là một nhu cầu thực sự cấp bách vì ngoài việc phải duy trì được tốc độ tăng trưởng để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, chúng ta còn phải giải quyết khía cạnh phân phối thu nhập. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy khả năng phát triển bền vững của Việt Nam đang là dấu hỏi rất lớn xét từ góc độ của cả ba trụ cột nói trên. Cùng với việc đất nước có thêm nhiều người siêu giàu như NHTG công bố, thì số hộ nghèo trên cả nước cũng tăng. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội4 thì số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ mức thu nhập 200 ngàn đồng/người/tháng lên 400 ngàn đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 260 ngàn đồng/người/tháng lên 500 ngàn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị vào năm 2010. Theo mức chuẩn vừa nêu thì tỷ lệ hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 12,6% năm 2011; 11,1% năm 2012, 9,8% năm 2013 và 8,4% năm 20145. Đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng, nếu tính theo chuẩn nghèo đa chiều mà Chính phủ mới công bố và có hiệu lực thực tế từ 1/1/2016, tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam sau 5 năm phấn đấu nỗ lực lại quay về mức năm 2010. Bên cạnh đó, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra trầm trọng ở một số địa phương6. Nói cách khác, giảm nghèo ở Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững! Bức tranh về chênh lệch phân phối thu nhập được thể hiện rõ nét trên tất cả các khía cạnh: chênh lệch giữa những người giàu nhất và nghèo nhất, giữa nam 4 Bộ LĐ, TB&XH (2011), Chia sẻ thông tin trong lĩnh vực an sinh xã hội. 5 TCTK (2015), Niêm giám Thống kê năm 2014. 6 CIEM, đã dẫn. 188
  5. và nữ, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; chênh lệch giữa các thành phố và vùng miền và chênh lệch thu nhập giữa các ngành kinh tế. Cụ thể: + Khoảng cách chênh lệch thu giữa nhóm 20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhất đang ngày càng doãng rộng. Kết quả khảo sát mức sống dân cư các năm cho thấy chênh lệch thu nhập đã không ngừng tăng giữa nhóm dân cư 20% nghèo nhất và nhóm dân cư 20% giàu nhất (từ 7 lần năm 1995 lên 9,7 lần năm 2014). Đáng chú ý là càng về sau này, trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2008, từ 2008 đến 2010 và từ 2012 đến 2014 khoảng cách chênh lệch này đã gia tăng mạnh hơn những giai đoạn trước (Bảng 1). Trong khi mức thu nhập vốn đã chênh lệch theo hướng ngày càng tăng, thì nhóm thu nhập thấp lại có tốc độ tăng thu nhập chậm và ít hơn các nhóm khác. Tốc độ tăng thu nhập một nhân khẩu/tháng của nhóm nghèo nhất từ năm 2002- 2012 là gấp 3,4 lần, song vẫn thấp hơn tốc độ tăng của nhóm giàu và giàu nhất - 3,9 lần trong cùng thời kỳ. Như vậy, cho dù thu nhập bình quân của hộ gia đình có tăng lên, thì sự gia tăng này cũng không đồng đều và theo hướng làm cách biệt giữa giàu và nghèo ngày càng tăng. Bảng 1. Thu nhập bình quân đầu người và chênh lệch thu nhập qua các năm Năm Thu nhập bình quân đầu người/tháng Chênh lệch thu theo giá thực tế (nghìn đồng) nhập giữa nhóm cao Nhóm thu nhập Nhóm thu nhập nhất và nhóm thấp cao nhất thấp nhất nhất (lần) 1995 519,6 74,3 7,0 1996 574,7 78,6 7,3 1999 741,6 97,0 7,6 2002 872,9 107,0 8,1 2004 1182,3 141,8 8,3 2006 1541,7 184,3 8,4 2008 2458,2 275,0 8,9 2010 3410,2 369,4 9,2 2012 4784,5 511,6 9,4 2014 6426,4 659,1 9,7 Nguồn: TCTK, Niên giám Thống kê hàng năm. 189
  6. + Chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân tộc thiểu số với nhóm người Kinh cũng gia tăng Báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam năm 20127 của NHTG đã khẳng định bất bình đẳng về thu nhập tại Việt Nam đã gia tăng, dù là ở mức khiêm tốn. Chênh lệch giữa thu nhập trung bình đầu người của nhóm 20% hộ khá giả nhất với 20% hộ nghèo nhất đã doãng rộng. Đối tượng thu nhập thấp tập trung chủ yếu ở nhóm dân tộc thiểu số. Thu nhập của nhóm 20% hộ có thu nhập cao nhất gấp 11,4 lần so với nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất vào năm 2004 và gấp 17,5 lần vào năm 2012. Người dân tộc thiểu số ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người nghèo, đồng thời khoảng cách giữa người dân tộc thiểu số và các nhóm còn lại đang tăng lên. Chênh lệch thu nhập của nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất của dân tộc thiểu số với nhóm 20% thu nhập thấp nhất của dân tộc đa số cũng đã tăng từ mức 1,4 lần lên mức 2,1 lần. + Khác biệt rõ trong cơ cấu nguồn thu và nguồn thu nhập chính giữa nhóm giàu và nhóm nghèo Nếu so sánh cơ cấu nguồn thu nhập giữa nhóm dân cư 20% giàu nhất và nhóm dân cư 20% nghèo nhất cũng minh chứng cho bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Theo Tổng cục Thống kê8, kết quả khảo sát mức sống dân cư từ năm 2002 đến năm 2012 cho thấy tăng thu nhập của hộ dân cư chủ yếu do tăng từ công việc hưởng tiền lương, tiền công và công việc tự làm xây dựng, tương ứng là 7,9 lần và 9 lần. Trong tổng thu nhập, giai đoạn 2002-2012, bình quân tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công tăng từ 32,7% lên 46,2%; thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 28,9% xuống 19,8%; thu từ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giữ tương đối ổn định ở mức 22%. Có thể thấy cơ cấu thu nhập năm 2012 đã có sự dịch chuyển so với các năm trước, theo hướng tăng mạnh các khoản thu về tiền lương, tiền công và giảm các khoản thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản. Sự chênh lệch thể hiện rõ trong nguồn gốc thu nhập giữa nhóm dân cư 20% giàu nhất và nhóm dân cư 20% nghèo nhất. Năm 2012, nếu nhóm giàu nhất có nguồn thu chủ yếu từ tiền công/tiền lương (đóng góp 46,5% trong tổng thu nhập) thì thu nhập của nhóm nghèo nhất chủ yếu vẫn dựa vào các hoạt động nông nghiệp (40,9%). Các hoạt động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ có đóng góp hầu như không đáng kể vào tổng thu nhập của nhóm nghèo nhất (nhiều nhất là 2% 7 NHTG (2012), Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012. 8 TCTK (2013), Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2012. 190
  7. trong năm 2012 trong khi tỷ lệ này ở nhóm giàu nhất là gần 5%). Nếu so sánh các hoạt động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ luôn chiếm hơn 70-80% tổng đầu tư xã hội hàng năm, thì rõ ràng những hiệu ứng và thành quả của đổi mới và phát triển kinh tế dường như chưa lan tỏa và thấm sâu xuống tầng lớp người nghèo, người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa… + Về chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, mặc dù, chênh lệch trong thu nhập trung bình giữa thành thị và nông thôn có xu hướng giảm nhưng chênh lệch trong thu nhập tuyệt đối giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng. Bảng 2. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo khu vực thành thị - nông thôn ở Việt Nam các năm Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 TNBQ ở thành thị (1.000 đ) 622,1 815,4 1058,4 1605,2 2129,5 2989,1 3968,2 TNBQ ở nông thôn (1.000 đ) 275,1 378,1 505,7 762,2 1070,4 1579,4 2041,4 Chệnh lệch tuyệt đối TT-NT 347,0 437,3 552,7 843,0 1059,1 1409,7 1926,8 (1.000đ) Hệ số chênh lệch TT-NT (lần) 2,3 2,2 2,1 2,1 2,0 1,9 1,94 Nguồn: TCTK, Niên giám Thống kê hàng năm. Kết quả Niên giám Thống kê các năm ở Bảng 2 cho thấy, nếu năm 2002 thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) một tháng ở nông thôn là 275,1 nghìn đồng thì đến năm 2014 là 2041,4 nghìn đồng (gấp 7,4 lần); còn ở khu vực thành thị TNBQĐN một tháng năm 2014 là 3968,2 nghìn đồng gấp 6,4 lần so với năm 2002 (622,1 nghìn đồng). Mặc dù thu nhập của thành thị vẫn cao hơn ở nông thôn nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người qua các năm ở giai đoạn này của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị. Hệ số chênh lệch thu nhập giữa thành thị với nông thôn giảm 17,4%, từ 2,3 lần vào năm 2002 giảm xuống còn 1,9 lần vào năm 2012 nhưng lại có xu hướng nhích lên 1,94 lần vào năm 2014. Tuy nhiên, mức chệnh lệch tuyệt đối về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng giữa hai khu vực đã gia tăng đến 554%. Nếu như năm 2002, chênh lệch này chỉ là 347 nghìn đồng, thì đến năm 2014, nó đã lên đến 1926,8 nghìn đồng (Bảng 2). 191
  8. + Chênh lệch giàu nghèo trong nội bộ khu vực nông thôn gia tăng khiến “bức tranh” phân hoá giàu nghèo càng “u ám” hơn Không chỉ giữa đô thị và nông thôn, mà ngay trong các vùng quê, chênh lệch giàu nghèo cũng ngày càng lớn. Các kết quả khảo sát từ các nguồn khác nhau đều cùng cho thấy ngay trong những gia đình nông thôn, giãn cách giàu nghèo ngày càng rộng. Theo các kết quả khảo sát mức sống dân cư, trong khi khoảng cách chênh lệch giữa nhóm 20% thu nhập cao nhất và 20% thu nhập thấp nhất ở thành thị có xu hướng giảm từ 8 lần xuống 7,1 lần, khoảng cách chênh lệch này ở khu vực nông thông lại gia tăng từ 6 lần lên 8 lần (TCTK, 2013). Một nguyên nhân của vấn đề này là hiện tượng người dân không có đất và mất đất. Năm 1993, tỷ lệ số hộ nông thôn không có đất ở khu vực Đông Nam Bộ chỉ là 17% thì đến năm 2004, số hộ nông thôn không có đất khu vực này tăng lên 40%. Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, những năm qua nước ta đã mất khoảng 200.000 ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, căn hộ, biệt thự. Điều này có nghĩa là gần 2,5 triệu lao động mất việc làm và bình quân một người nông dân có tới 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm. Việc người nông dân không có đất cũng đồng nghĩa với việc họ mất đi nguồn thu nhập chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, giá đất đai tăng mạnh trong thời gian qua cùng với tình trạng mất đất của người nông dân đã làm cho tình trạng chênh lệch thu nhập gia tăng mạnh hơn ở khu vực này. Ngoài ra, gia tăng chênh lệch thu nhập ở khu vực nông thôn cũng có thể do hiện tượng di cư tìm việc làm của lao động từ nông thôn ra thành thị. Điều này đã góp phần làm tăng thu nhập và chi tiêu của những hộ gia đình ở nông thôn có người di cư so với những hộ không có người di cư. Theo NHTG, khu vực nông thôn “đóng góp” chính vào sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập gần đây. Tốc độ tăng trưởng thu nhập của 10% hộ nghèo nhất ở khu vực này chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng thu nhập của 10% hộ giàu nhất trong giai đoạn 2004-2012. Lần đầu tiên, hệ số Gini về bất bình đẳng thu nhập ghi nhận bất bình đẳng ở khu vực thành thị và nông thôn hiện tương đương nhau. Hệ số Gini tại khu vực nông thôn đã tăng từ 0,360 năm 2002 lên 0,398 năm 2014, trong khi hệ số này tại khu vực thành thị giảm từ 0,410 năm 2002 xuống còn 0,397 năm 2014. Hệ số GINI chung cả nước vẫn có xu hướng gia tăng (Bảng 3). 192
  9. Bảng 3. Hệ số Gini tính theo thu nhập chia theo khu vực thành thị - nông thôn ở Việt Nam các năm 2002-2012 Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 Khu vực Thành thị 0,410 0,410 0,393 0,404 0,402 0,385 0,397 Nông Thôn 0,360 0,370 0,378 0,385 0,395 0,399 0,398 Chung cả nước 0,421 0,423 0,424 0,434 0,433 0,424 0,430 Nguồn: TCTK (2013, 2015), Niêm giám thống kê 2012 (trang 731), 2014 (trang 725). Cũng trong giai đoạn 2004-2014, bất bình đẳng về thu nhập và chi tiêu do chênh lệch thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị đã giảm. Khoảng cách này đã giảm từ 1,87 lần xuống còn 1,67 lần - giảm 0,2 điểm. Tương tự, tỷ lệ giữa chi tiêu trung bình tại khu vực thành thị so với nông thôn cũng giảm từ 2,26 lần năm 2004 xuống còn 1,68 lần năm 2014 - giảm 25,7 điểm phần trăm. So với nông thôn, tỉ lệ nghèo tính theo chuẩn cũ ở thành thị giảm nhanh hơn, từ 9% (1998) xuống còn 3,3% (2008) (giảm 63,3%). Trong khi đó ở nông thôn, cùng kỳ tương ứng là từ 44,9% (1998) xuống còn 18,7% (2008) (giảm 58,3%). Theo chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 17,4% năm 2010 xuống 10,8% năm 2014 (giảm 37,9%), trong khi tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị giảm từ 6,9% năm 2010 xuống 3,0% năm 2014 (giảm 56,5%) (TCTK, 2015)9. Như vậy, trong khi khoảng cách chênh lệch giàu/nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm dần, thì ngược lại, ở khu vực nông thôn lại đang tăng dần đã làm cho chênh lệch giàu/nghèo trên phạm vi cả nước có xu hướng gia tăng. + Chênh lệch thu nhập của người dân giữa các thành phố và các vùng miền không được cải thiện Hiện chênh lệch thu nhập, đặc biệt giữa các vùng miền đang tạo ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Năm 2014, trong 6 vùng kinh tế hiện nay, Đông Nam Bộ vẫn là vùng có mức TNBQĐN hàng tháng cao nhất cả nước (4124 nghìn đồng), tiếp đó là vùng Đồng bằng sông Hồng (3278 nghìn đồng); vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2326 nghìn đồng). Hai vùng có mức TNBQĐN hàng tháng thấp nhất là Miền núi trung 9 TCTK (2015), Niên giám thống kê 2014, trang 731. 193
  10. du Bắc Bộ (1613 nghìn đồng) và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1982 nghìn đồng) (Bảng 4). Bảng 4. TNBQĐN hàng tháng ở Việt Nam qua các năm phân theo 8 vùng kinh tế (1000 VNĐ) Năm 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 Vùng 3278 Đồng bằng sông Hồng 353,1 488,2 653,3 1,048,5 1567,8 2337,1 Đông Bắc 268,8 379,9 511,2 768,0 1054,8 1482,1 1613 Tây Bắc 197,0 265,7 372,5 549,6 740,9 998,8 BắcTrung Bộ 235,4 317,1 418,3 641,1 902,8 1344,8 1982 DH Nam Trung Bộ 305,8 414,9 550,7 843,3 1162,1 1698,4 Tây Nguyên 244,0 390,2 522,4 794,6 1087,9 1643,3 2008 Đông Nam Bộ 619,7 833,0 1064,7 1649,2 2165,0 3016,4 4124 ĐB sông Cửu Long 371,3 471,1 627,6 939,9 1247,2 1796,7 2326 Hệ số chênh giàu/nghèo 3,1 3,1 2,9 3,0 2,9 3,0 3,1 Nguồn: TCTK (2013), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2012; TCTK (2015), Niên giám Thống kê 2014. Để có thể so sánh trong thời kỳ 2002-2012, số liệu được thu thập theo 8 vùng địa kinh tế. Kết quả trong Bảng 4 cho thấy, trong 10 năm phát triển, tăng trưởng chung khá, song khoảng cách chênh lệch về TNBQĐN hàng tháng của vùng giàu nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng nghèo nhất (Tây Bắc) vẫn giữ nguyên ở mức 3 lần. Tỷ lệ hộ nghèo mặc dù đã giảm qua các năm song tại Miền núi Tây Bắc và Miền núi Đông Bắc, tỷ lệ hộ nghèo tương ứng của năm 2013 là 25,86% và 14,81%, gấp 26 hay 15 lần so với vùng Đông Nam Bộ (1%) (Bảng 5). 194
  11. Bảng 5. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2010-2013 phân theo các vùng địa kinh tế Năm 2010 2011 2012 2013 2014* Vùng Đông Bắc 24,62 21,01 17,39 14,81 18,4 Tây Bắc 39,16 33,02 28,55 25,86 Đồng bằng sông Hồng 8,30 6,50 4,89 3,63 4,0 BắcTrung Bộ 23,20 18,28 15,01 12,22 11,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 17,29 14,49 12,20 10,15 Tây Nguyên 22,48 18,47 15,00 12,56 13,8 Đông Nam Bộ 2,11 1,70 1,27 0,95 1,0 Đồng bằng sông Cửu Long 13,48 11,39 9,24 7,41 7,9 Cả nước 14,2 12,6 11,1 9,8 8,4 Nguồn: Bộ LĐ, TB&XH (2014), Báo cáo Điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013; * TCTK (2015), Niêm giám Thống kê năm 2014. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách, nhiều hỗ trợ, kể cả sự phân bổ vốn ưu tiên cho những tỉnh nghèo để thúc đẩy phát triển đồng đều hơn song tốc độ phát triển giữa các khu vực vẫn có sự chênh lệch đáng kể và đã hình thành nên những vùng “trũng” nghèo, tập trung ở các vùng sâu, vùng xa như ở Lai Châu (tỷ lệ hộ nghèo năm 2014: 35,3%); Điện Biên (33,0%); Hà Giang (28,2%), Cao Bằng (27,0%); Lào Cai (25,3%); Sơn La (25,5%); Kon Tum (19,0%); Đắc Nông (18,4%). Bên cạnh đó, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra trầm trọng ở một số địa phương10. Xét giữa các thành phố, chênh lệch trong mức thu nhập cũng thể hiện rõ. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn nhất nước, cùng mức tăng trưởng GDP hàng năm giai đoạn 2010-2014 trên 10% song GDP của Hà Nội ước tính bằng 15,6% GDP của thành phố Hồ Chí Minh (bằng 1/6). TNBQĐN hàng tháng của người dân thành phố Hồ Chí Minh gấp 1,45 lần TNBQĐN của người dân Hà Nội vào năm 2002 và hiện mức chênh lệch này là 1,17 lần vào năm 2014 (4839 nghìn đồng so với 4112 nghìn đồng). Năm 2002, TNBQĐN hàng tháng của người dân thành phố Hồ Chí Minh gấp 2,5 lần mức trung bình của cả nước, gấp 5,2 lần TNBQĐN hàng tháng của tỉnh nghèo nhất nước (Lai Châu). Đến năm 10 CIEM, đã dẫn. 195
  12. 2012, mức chênh lệch tương ứng còn 1,8 lần và 4,8 lần. TNBQĐN hàng tháng của người dân Hà Nội năm 2012 gấp 1,8 lần mức trung bình của cả nước và gấp 4,9 lần mức TNBQĐN hàng tháng của tỉnh nghèo nhất11. + Ở các tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người rất thấp Hiện nay, mức TNBQĐN tuyệt đối ở những tỉnh có kinh tế kém phát triển đang ở mức rất thấp. Tại vùng Miền núi Tây Bắc, năm 2014, TNBQĐN của Lai Châu (nghèo nhất) chỉ có 987 nghìn đồng, tương đương khoảng 45 USD (theo tỷ giá hiện hành), hay 1,5 USD/ngày; TNBQĐN của Hoà Bình (khá nhất) cũng chỉ 1597 nghìn đồng, tương đương 72 USD hay 2,4 USD/ngày. Tương tự, TNBQĐN ở Hà Giang, Cao Bằng - những tỉnh nghèo nhất vùng Miền núi Đông bắc cũng chỉ từ 1,5 - 1,8 USD/ngày. Tỉnh nghèo nhất vùng Bắc Trung Bộ là Thanh Hoá, TNBQĐN năm 2014 là 2,5 USD/ngày. Tỉnh nghèo nhất khu vực Tây Nguyên là Kon-Tum, TNBQĐN năm 2014 là khoảng 2,4 USD/ngày12. + Chênh lệch mức lương không chỉ theo giới tính, trình độ chuyên môn, giữa nông thôn - thành thị, giữa các vùng miền mà đặc biệt rất lớn giữa các khu vực, ngành kinh tế Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tiền lương bình quân của người lao động trong những năm qua tiếp tục được ổn định và có xu hướng tăng. Năm 2014, tiền lương bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương là 4397 nghìn đồng, tăng 34,3% so với năm 2011. Mức lương trung bình tại khu vực nhà nước là 5323 nghìn đồng (tăng 40% so với năm 2011); khu vực ngoài nhà nước là 3860 nghìn đồng (tăng 30,4% so với năm 2011); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 4946 nghìn đồng (tăng 23,4% so với năm 2011) (TCTK, 2015)13. Qua đây có thể thấy bên cạnh tốc độ gia tăng mức lương trung bình rất khác nhau trong nội bộ từng khu vực, hiện chênh lệch mức lương giữa khu vực nhà nước với khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1,4 lần - 1,1 lần và giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước là 1,3 lần. Bảng 6 cho thấy mức chênh lệch mức lương bình quân tháng của lao động làm công ăn lương theo trình độ chuyên môn và theo giới tính. Người có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên nhận mức lương trung bình cao gấp 1,7 lần người chưa 11 Các tác giả tính toán từ Kết quả Khảo sát mức sống dân cư các năm và Niêm giám Thống kê 2014. 12 Các tác giả tính toán từ kết quả Khảo sát mức sống dân cư các năm và Niên giám Thống kê 2014. 13 TCTK (2015). Điều tra Lao động – Việc làm Quý IV.2014, trang 29. 196
  13. được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, gấp 1,5 lần người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. Nhìn chung, mức lương trung bình của nam giới cao hơn của phụ nữ khoảng 10% nhưng nó gia tăng theo trình độ chuyên môn được đào tạo, ở nhóm những lao động tốt nghiệp đại học trở lên, chênh lệch tiền lương bình quân/tháng của nam cao hơn của nữ 20,1%. Bảng 6. Tiền lương bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương chia theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật, năm 2014 Tiền lương bình quân/tháng Chênh lệch Trình độ chuyên môn (1000 đồng) TN theo giới kỹ thuật Chung Nam Nữ tính Tổng số 4397 4576 4144 10,4% Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật 3636 3787 3408 11,2% Dạy nghề 4889 5021 4377 14,7% Trung cấp chuyên nghiệp 4610 4924 4335 13,9% Cao đẳng 4923 5147 4788 7,5% Đại học trở lên 6612 7177 5974 20,1% Nguồn: TCTK (2015). Điều tra Lao động - Việc làm Q IV.2014, trang 28. Trong 22 ngành kinh tế, năm 2013, lao động hoạt động trong các tổ chức quốc tế nhận lương cao nhất - 11229 nghìn đồng/tháng. Nhóm ngành lao động có mức lương cao nhất - trên 6 triệu đồng/tháng (vượt hơn 60% mức lương trung bình), gồm: Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (7230 nghìn đồng/tháng); Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ (6532 nghìn đồng/tháng); Hoạt động kinh doanh bất động sản (6395 nghìn đồng/tháng); Thông tin và truyền thông (6262 nghìn đồng/tháng). Nhóm ngành mà lao động có mức lương trên 5 triệu đồng/tháng, gồm: Sản xuất và phân phối khí đốt, điều hoà không khí (5635 nghìn đồng/tháng); Vận tải kho bãi (5184 nghìn đồng/tháng); Y tế và Giáo dục (5000 nghìn đồng/tháng). Nhóm ngành có mức tiền lương thấp nhất - dưới 3 triệu đồng/tháng (bằng khoảng 60% mức lương trung bình), gồm Nông, lâm, thuỷ sản (2630 nghìn đồng) và Giúp việc hộ gia đình (2346 nghìn đồng). Như vậy, có thể nhận định một cách chung nhất về thực trạng bất bình đẳng về thu nhập hiện nay ở nước ta là mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm rõ rệt nhưng 197
  14. chất lượng cuộc sống ở nhiều nơi bị suy giảm, chênh lệch về thu nhập, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng không có dấu hiệu thu hẹp mà lại có xu hướng giãn ra. Chênh lệch trong thu nhập ngày càng rõ nét và gay gắt hơn với tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn về điều kiện tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, về trình độ dân trí cũng như về trình độ sản xuất. Kết quả của sự phân hoá này đang có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội. + Các nguyên nhân của bất bình đẳng trong thu nhập Có nhiều nguyên nhân gây nên bất bình đẳng, theo NHTG14, sự khác nhau giữa các vùng miền và mô hình tăng trưởng là nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng bất bình đẳng song nguyên nhân quan trọng nhất là do mô hình tăng trưởng. Trong giai đoạn 2002-2014, mức độ tăng trưởng giữa các vùng là không đồng đều. Tăng trưởng thu nhập ở vùng Đông bắc bộ chậm hơn so với các vùng khác trong cả nước, còn tăng trưởng thu nhập ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên lại cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân 8%. Đông Nam bộ vẫn là vùng có mức tăng trưởng cao hơn hẳn các vùng khác (khoảng 11%/năm). Gia tăng bất bình đẳng cũng liên quan tới những chuyển dịch về mô hình sản xuất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2002-2014, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 65% xuống 46,3%, trong khi lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng từ 12% lên 14,1% và lĩnh vực dịch vụ tăng từ 20% lên 35%. Ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị, thu nhập từ tiền công có mức tăng trưởng bình quân nhanh nhất trong khi thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động liên quan tăng tương đối chậm. Mặc dù nông nghiệp và các hoạt động liên quan tiếp tục đóng vai trò là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ ở nông thôn nhưng tỷ trọng đóng góp của các hoạt động này đã giảm từ mức gần 50% tổng thu nhập năm 1998 xuống còn 19,8% tổng thu nhập năm 2012. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa nam giới và phụ nữ vẫn xuất phát từ những “định kiến giới” và “phân biệt đối xử giới” giữa nam giới và phụ nữ. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữ đã tương đương với nam giới song cùng làm việc một giờ công lao động nhưng phụ nữ chỉ nhận được mức lương bằng 70% so với nam giới, số giờ công lao động của phụ nữ cao hơn của nam giới. Phụ nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp và khu vực phi chính thức nhiều hơn trong khi nam giới có xu hướng làm việc trong khu vực phi nông nghiệp và khu vực kinh tế chính thức. 14 NHTG, đã dẫn. 198
  15. Còn nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập là do nhóm dân tộc thiểu số không đạt tiến bộ nhanh chóng. Người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hơn và bị hạn chế hơn về khả năng tiếp cận nguồn vốn sản xuất nên chênh lệch về thu nhập giữa các dân tộc ngày càng gia tăng. Trên thực tế, khu vực phi nông nghiệp ở Việt Nam đã tăng trưởng và ngày càng nhiều cá nhân có học vấn được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này. Do đó, việc người dân tộc thiểu số chiếm số đông trong lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng chậm hơn đã khiến cho khoảng cách trung bình về thu nhập ngày càng giãn rộng. Bất bình đẳng về thu nhập gia tăng ở Việt Nam cho thấy, các tiến trình tăng trưởng không còn mang lại nhiều thuận lợi hơn cho người nghèo và những hộ gia đình nghèo đang bị bỏ lại phía sau. Các hộ gia đình dân tộc thiểu số, các hộ gia đình có trình độ học vấn thấp ít có cơ hội hưởng lợi từ các quá trình tăng trưởng và chuyển dịch sang khu vực phi nông nghiệp hơn các hộ có trình độ học vấn cao đang trở thành những xu hướng nổi trội trong nền kinh tế nước ta. Điều này cho thấy Nhà nước cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa nhằm giúp các hộ gia đình nghèo vượt qua các cản trở về cơ cấu và đạt được tiềm năng tăng trưởng của họ. Ngoài ra, để giải quyết căn bản tình trạng bất bình đẳng nói chung, cần thay đổi cách tiếp cận và xây dựng chiến lược tăng trưởng phù hợp hơn. 2. Cách tiếp cận và chiến lược tăng trưởng để giải quyết bất bình đẳng về thu nhập Thứ nhất, về cách tiếp cận, ở cấp độ vi mô, bất bình đẳng thu nhập và xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào 5 nguồn vốn sinh kế gồm: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, và vốn xã hội (DFID, 2001). Các số liệu trên cho thấy những hệ quả tất yếu của bất bình đẳng về thu nhập, đó là bất bình đẳng về mặt xã hội và đầu tư về con người. Cơ hội cho đầu tư vào học tập của các nhóm thu nhập thấp hơn giảm sút, điều đó cũng có nghĩa tương lai họ càng không có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể tham gia vào thị trường lao động mang lại thu nhập cao hơn. Tương tự, họ ít có cơ hội đầu tư phát triển về thể chất và tinh thần, thông qua chế độ dinh dưỡng tốt và các hoạt động thể thao giải trí, cũng làm giảm khả năng phát triển vốn con người của nhóm này. Việc suy giảm khả năng phát triển vốn con người tất yếu dẫn đến suy giảm khả năng tiếp cận và cải thiện các nguồn vốn còn lại, đặc biệt là vốn xã hội, một nguồn vốn đang ngày càng nắm vai trò quan trọng hơn trong chiến lược sinh kế của từng cá nhân, từng hộ gia đình. 199
  16. Có thể thấy rằng bất bình đẳng về thu nhập ở đây chính là bất bình đẳng về kết quả. Nó chứa đựng các nguyên nhân xuất phát từ bất bình đẳng cơ hội, nhất là cơ hội phát triển vốn con người thông qua giáo dục. Hiện tượng thực tế phổ biến là con nhà nghèo thì đầu tư vào giáo dục thường ít hơn, với nhiều thách thức hơn và ít cơ hội hơn, đồng thời cũng dễ bỏ học hơn. Vậy, đó là nguyên nhân hay hệ quả của bất bình đẳng? Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định mối liên quan qua lại chặt chẽ giữa bất bình đẳng cơ hội và bất bình đẳng thu nhập. Bất bình đẳng thu nhập dẫn đến bất bình đẳng cơ hội và làm hiệu quả vốn con người của toàn xã hội trở nên yếu đi. Và bất bình đẳng cơ hội, ngược lại, cũng là nguồn gốc của bất bình đẳng về kinh tế và làm nó trở nên khó giải quyết hơn. Việc chỉ ra mối quan hệ giữa cơ hội giáo dục và thu nhập cá nhân là một trong những cơ sở quan trọng cho việc ban hành các chính sách giảm bất bình đẳng. Cụ thể hơn, một số học giả đưa ra những giả thiết liên quan đến nền tảng gia đình có tác động tích cực đến thu nhập. Cá nhân có nền tảng gia đình tốt hơn thường có mức thu nhập cao hơn. Nếu nền tảng gia đình có ảnh hưởng tích cực tới thu nhập, thì chính sách nên tác động vào nó để giúp giảm bất bình đẳng. Ví dụ, chính sách sẽ tập trung vào việc giảm nghèo để giúp tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, từ đó giảm bất bình đẳng thu nhập. Hoặc, một số nghiên cứu khẳng định yếu tố thu nhập của cha mẹ cũng tác động quan trọng đến đầu tư cho ngân sách giáo dục của mỗi gia đình. Đây là một trong những yếu tố mà có thể dẫn tới vòng luẩn quẩn bất bình đẳng cơ hội - “bẫy bất bình đẳng”. Các gia đình chạy đua về ngân sách giáo dục, dẫn đến những trẻ em nghèo càng ít cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục chất lượng cao… Tựu trung lại, có nhiều cách tiếp cận giúp lý giải vì sao, và như thế nào mà nền tảng gia đình (và một số biến số khác) tác động đến bất bình đẳng cơ hội, và bất bình đẳng cơ hội tác động đến bất bình đẳng thu nhập. NHTG15 và Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2013) đã thực hiện một khảo sát nhận thức về bất bình đẳng trên diện rộng. Kết quả cho thấy, phần lớn những người được khảo sát, và tám trong số mười người dân đô thị cho biết họ quan ngại đến bất bình đẳng về mức sống tại Việt Nam; phần lớn người trả lời nói rằng bất bình đẳng giữa giàu và nghèo phần nào do tài năng và sự chăm chỉ; quan ngại về bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo trở nên lớn hơn khi người ta cho rằng bất bình đẳng là do những hành vi thiếu chính đáng (tham nhũng, vi phạm dân chủ…); những người trả lời khảo sát về nhận thức ủng hộ mạnh mẽ các 15 NHTG, đã dẫn. 200
  17. chính sách tái phân phối của Chính phủ nhằm giảm bất bình đẳng trong xã hội. Có thể nói khái quát hơn đây chính là nhu cầu cần cải cách các yếu tố thuộc về thể chế. NHTG cho rằng trọng tâm chính sách nhằm giải quyết những trở ngại đối với bất bình đẳng về cơ hội là phản ứng hợp lý đối với những quan ngại tăng lên về bất bình đẳng thu nhập. Như vậy, bất bình đẳng là một vấn đề chính sách mà bất kỳ Chính phủ nào cũng phải quan tâm. Bất bình đẳng cơ hội giúp ta nhìn rõ hơn các vấn đề bất bình đẳng trong xã hội so với bất bình đẳng thu nhập hay còn gọi là bất bình đẳng kết quả (qua hệ số Gini). Chẳng hạn, đo lường bất bình đẳng thu nhập theo hệ số Gini đã che lấp sự khác biệt về vùng/miền, giới tính, dân tộc, học vấn giữa các thành viên trong xã hội. Bởi vậy, giảm bất bình đẳng cơ hội có thể giảm bất bình đẳng thu nhập. Do đó, việc chỉ ra những yếu tố chính tác động tới bất bình đẳng cơ hội, sẽ đóng góp tích cực trong việc cung cấp bằng chứng cho các nhà chính sách ở mỗi quốc gia trong thời gian tới. Thứ hai, về mô hình mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết công bằng xã hội. Hiện trên thế giới có 3 mô hình được bàn luận nhiều nhất: Đó là mô hình “Công bằng trước - Tăng trưởng sau”; mô hình “Tăng trưởng trước - Công bằng sau” và mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng”. + Mô hình “Công bằng trước - Tăng trưởng sau” nhấn mạnh và đặt công bằng lên trên, đi trước và là cơ sở vì cho rằng mục tiêu của phát triển là nâng cao đời sống dân cư, xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Vận dụng mô hình này khi điều kiện vật chất, trình độ văn minh chưa đủ độ chín muồi, có thể tạo nguy cơ hủy hoại động lực phát triển, kiềm chế, đẩy lùi sự phát triển của lịch sử. + Mô hình “Tăng trưởng trước - Công bằng sau” cho rằng trạng thái bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là khó tránh khỏi trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Thực hiện theo mô hình này, nhiều nước đã đặt ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế trước, rồi mới giải quyết vấn đề công bằng xã hội sau, đôi khi còn hy sinh cả công bằng xã hội. Kinh tế càng phát triển, càng có điều kiện để thực thi các chính sách công bằng xã hội, chỉ có hiệu quả kinh tế mới tạo ra tăng trưởng và như vậy là tạo ra tiềm lực kinh tế giúp đất nước có nguồn lực để giảm bớt tình trạng bất bình đẳng. Tuy nhiên, như chúng ta đã rõ, tăng trưởng kinh tế tự nó không thể đem đến công bằng xã hội được. + Mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng” có thể hạn chế sự bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, bằng cách tập trung cải thiện 201
  18. thu nhập ở khu vực nông nghiệp như mở rộng và phát triển ngành nghề nhằm tạo ra nhiều việc làm cho thời gian nhàn rỗi. Sau đó, tiến hành đa dạng hóa nông nghiệp, tiến tới công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, tăng việc làm phi nông nghiệp (như chế biến lương thực, thực phẩm, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ và các hoạt động dịch vụ) làm cho lao động được dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, nhờ vậy tiền lương thực tế nói chung và đặc biệt tiền lương trong lĩnh vực nông nghiệp và ở khu vực nông thôn tăng lên, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị dần dần được cải thiện. Như vậy, tăng trưởng kinh tế có thể đi đôi với công bằng xã hội. NHTG cho rằng, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bình đẳng trong phân phối thu nhập có thể thực hiện được với điều kiện nguồn lợi thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với thời gian thực hiện tăng trưởng, phân phối thu nhập dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự lựa chọn các giải pháp chính sách phân phối lại được xem là quan trọng. Nó bao gồm chính sách phân phối lại tài sản (của cải, đất đai, thuế) và chính sách phân phối lại từ tăng trưởng (các dịch vụ công). Chính sách phân phối lại tài sản nhằm khắc phục sự bất bình đẳng trong vấn đề sở hữu tài sản và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Chính sách phân phối lại từ tăng trưởng như chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế cho nhiều người. Đây là mô hình có tính khả thi với phần lớn các quốc gia, kể cả Việt Nam. Theo mô hình này, Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư dựa trên cơ sở phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích người dân làm giàu và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp của các nguồn lực. Thứ ba, về chiến lược tăng trưởng để giải quyết bất bình đẳng về thu nhập. Những phân tích trên cho thấy sự quan ngại về khả năng thực hiện tăng trưởng bền vững nhìn từ góc độ đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối thu nhập ở Việt Nam hoàn toàn có căn cứ. Sự quan ngại này có thể được loại bỏ nếu Việt Nam không ỷ lại vào những thành tựu kinh tế hiện thời mà xây dựng được một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới cùng với các chính sách phân phối thu nhập thích hợp. Có hàng loạt chính sách có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, gồm: i/ cải thiện các điều kiện thị trường, ii/ tạo sân chơi bình đẳng cho cả các 202
  19. doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, iii/ đầu tư vào nguồn lực con người, iv/ khuyến khích tạo việc làm. Giai đoạn 2016-2020, những giải pháp cần được quan tâm thực hiện ngay như cải cách thể chế và pháp luật nhằm củng cố vai trò của luật pháp, thúc đẩy môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng và mở. Cải cách thể chế cũng đã được xác định là một trong ba trọng tâm cần đột phá theo tinh thần các Văn kiện Đại hội Đảng XI và Dự thảo Văn kiện Đại hội XII. Giáo dục là lĩnh vực chủ chốt phải nhắm tới khi thúc đẩy tăng trưởng toàn diện. Hoàn thiện khả năng và chất lượng của giáo dục sẽ mở ra môi trường rộng lớn cho tài năng phát triển trong lực lượng lao động, nâng cấp và mở rộng nền tảng kỹ năng của lực lượng đó đồng thời tận dụng được “dư lợi dân số” mạnh nhất trong giai đoạn này. Đây là cơ hội có một không hai trong quá độ nhân khẩu học mà Việt Nam đang trải qua. Một chiến lược tăng trưởng toàn diện như trên đề cập nên bao gồm ít nhất những vấn đề sau: i/ Tăng cường đầu tư, phát triển nguồn vốn nhân lực. Đây không chỉ đơn thuần là đầu tư tiền bạc, thời gian cho giáo dục, đào tạo mà còn phải tạo ra sự công bằng tương đối trong các cơ hội giáo dục và đào tạo đối với mọi người dân. Xây dựng xã hội học tập là điều kiện tiên quyết để thực hiện công bằng về các cơ hội được giáo dục và đào tạo. ii/ Hình thành một tầng lớp trung lưu rộng lớn trong xã hội. Hiện tầng lớp này đã bắt đầu được hình thành trong xu thế của phát triển ở Việt Nam. Đây là ý tưởng16 rất đáng được quan tâm. Tất nhiên, giảm nghèo hay tăng tầng lớp trung lưu thực chất là một vấn đề. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng giảm nghèo thì bất bình đẳng vẫn có thể gia tăng vì tốc độ làm giàu của người giàu có thể nhanh hơn tốc độ làm giàu của người nghèo. Việc đặt mục tiêu tạo ra tầng lớp trung lưu rộng lớn sẽ khuyến khích người nghèo làm giàu nhiều hơn đồng thời tái phân phối thu nhập của người giàu. Các công cụ có thể sử dụng để tái phân phối thu nhập ở đây nên tập trung vào khía cạnh tài sản như thuế thừa kế, thuế đầu tư, thuế tài sản. Tuy nhiên, cần thiết kế hệ thống thuế sao cho không triệt tiêu động lực làm giàu của những người giàu. iii/ Tăng đầu tư công vào những khu vực kém phát triển. Nông thôn và miền núi là những khu vực kém phát triển, và là những khu vực không đem lại lợi suất cao về kinh tế như các khu vực khác nên khó có thể tiếp cận với đầu tư tư nhân 16 O.Galor and J.Zeira (1992), Income Distribution and Macroeconomics. 203
  20. hay đầu tư nước ngoài. Việc sử dụng những khuyến khích tài chính vào khu vực này để thu hút đầu tư tư nhân về dài hạn không đem lại hiệu quả vì nó chỉ khuyến khích những dự án đầu tư trục lợi ngắn hạn. Do vậy, Nhà nước nên quy hoạch lại hoạt động đầu tư của mình, tập trung đầu tư vào những khu vực nông thôn và miền núi, những dự án lợi nhuận cao, nhiều rủi ro cho đầu tư tư nhân và nước ngoài. Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ công, nếu không, các kết quả đầu tư sẽ không đến với người dân, đặc biệt là người nghèo. 4. Kết luận Bên cạnh các thành tựu về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội sau đổi mới, bất bình đẳng nói chung, đặc biệt bất bình đẳng trong thu nhập vẫn là một hạn chế cố hữu trong quá trình tiến tới mục tiêu phát triển bề vững ở Việt Nam. Chênh lệch phân phối thu nhập được thể hiện rõ nét trên tất cả các khía cạnh: chênh lệch giữa những người giàu nhất và nghèo nhất, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; chênh lệch giữa các thành phố và vùng miền và chênh lệch thu nhập giữa các ngành kinh tế và chênh lệch thu nhập theo giới. Ở một góc nhìn tích cực, bất bình đẳng trong thu nhập ở một mức độ nhất định là động lực cho tăng trưởng, song ở góc nhìn khác bất bình đẳng có thể làm giảm tăng trưởng khi mà thu nhập thấp đồng nghĩa với suy giảm các cơ hội nâng cao các nguồn vốn sinh kế, đặc biệt là vốn con người. Hiện mặc dù tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm rõ rệt nhưng chất lượng cuộc sống ở nhiều nơi bị suy giảm, chênh lệch về thu nhập, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng không có dấu hiệu thu hẹp mà lại có xu hướng giãn ra. Chênh lệch trong thu nhập ngày càng rõ nét và gay gắt hơn với tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn về điều kiện tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, về trình độ dân trí cũng như về trình độ sản xuất. Kết quả của sự phân hoá này đang có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội. Nguyên nhân của bất bình đẳng gắn với mô hình tăng trưởng, sự khác biệt giữa các vùng miền, giữa các ngành, các khu vực, các nhóm dân tộc và sâu xa chính là bất bình đẳng cơ hội. Để giải quyết căn bản tình trạng bất bình đẳng về thu nhập nói chung, cần phải đổi mới cách tiếp cận và xây dựng chiến lược tăng trưởng phù hợp hơn cho Việt Nam ngay trong giai đoạn mới 2016-2020. Giải quyết bất bình đẳng về thu nhập không thể chỉ bằng những giải pháp trực tiếp hướng tới phân phối thu nhập một cách “miễn cưỡng” mà phải hướng tới cách tiếp cận gia tăng bình đẳng về cơ hội, đặc biệt cơ hội về giáo dục - đào tạo. Đồng thời, việc định hướng lại chiến 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2