JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 43-49<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0128<br />
<br />
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN<br />
ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015<br />
Nguyễn Trọng Khanh<br />
<br />
Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2015 của Bộ<br />
GD&ĐT, hệ thống các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới được chia ra<br />
hai nhóm môn: bắt buộc và tự chọn. Mỗi học sinh sẽ phải học một số môn bắt buộc và tự<br />
chọn học một số môn trong nhóm các môn tự chọn. Điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng tới cơ<br />
cấu đội ngũ giáo viên phổ thông mà còn ảnh hưởng tới cơ cấu các khoa đào tạo ở trường<br />
đại học sư phạm. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp là trường đại học<br />
sư phạm phát triển chương trình đào tạo theo hướng đào tạo giáo viên có thể dạy được hai<br />
môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.<br />
Từ khóa: Chương trình đào tạo ghép, cơ cấu đội ngũ giáo viên, đào tạo cấp chứng chỉ, môn<br />
học bắt buộc, môn học tự chọn.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Ngày 5/8/2015, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.<br />
Trong dự thảo chương trình đã nêu rõ các lĩnh vực giáo dục và hệ thống các môn học, thời lượng<br />
của từng môn học, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và phân chia<br />
vào các môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc. Việc cấu trúc<br />
chương trình giáo dục phổ thông có môn học bắt buộc và môn học tự chọn sẽ tạo điều kiện cho<br />
học sinh có thể lựa chọn môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng<br />
nghề nghiệp cá nhân. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ gây khó khăn cho nhà trường phổ thông trong<br />
việc cơ cấu đội ngũ giáo viên. Để khắc phục khó khăn này, một trong những giải pháp là các trường<br />
sư phạm cần nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo giáo viên có thể dạy được 2 môn học ở<br />
trường phổ thông.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Cơ sở khoa học của việc phát triển chương trình đào tạo<br />
<br />
2.1.1. Khái quát chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cấp trung học<br />
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể, các môn học ở cả 3 cấp<br />
học được chia thành môn học bắt buộc và môn học tự chọn (TC). Các môn học tự chọn gồm 3 loại:<br />
Ngày nhận bài: 1/7/2016. Ngày nhận đăng: 22/9/2016<br />
Liên hệ: Nguyễn Trọng Khanh, e-mail: khanhnt@hnue.edu.vn<br />
<br />
43<br />
<br />
Nguyễn Trọng Khanh<br />
<br />
Tự chọn tuỳ ý: học sinh có thể chọn hoặc không chọn (TC1); Tự chọn trong nhóm môn học: học<br />
sinh buộc phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học theo quy định trong chương<br />
trình (TC2); Tự chọn trong môn học: học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học<br />
(TC3). Tỉ lệ môn học tự chọn hoặc nội dung học tự chọn tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên.<br />
Theo đó, cấu trúc các môn học, hoạt động giáo dục ở cấp trung học được xác định như sau:<br />
* Ở cấp THCS:<br />
- Các môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục công dân,<br />
Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội.<br />
- Các môn học tự chọn gồm:<br />
+ Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm: Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc, Nghiên cứu khoa học kĩ thuật (ở<br />
lớp 8, 9).<br />
+ Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Công nghệ, Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mĩ thuật,<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
* Ở cấp THPT:<br />
- Các môn bắt buộc gồm: Ngữ văn 1, Toán 1, Công dân với Tổ quốc, Ngoại ngữ 1.<br />
- Các môn học tự chọn gồm:<br />
+ Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm: Nghiên cứu khoa học kĩ thuật, Ngoại ngữ 2.<br />
+ Tự chọn trong nhóm môn học (TC2) gồm 4 môn (dành cho lớp 10, 11) và 3 môn (dành<br />
cho lớp 12) trong các môn: Ngữ văn 2, Toán 2, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Lịch sử, Địa<br />
lí, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ và môn Tin học. Nếu chọn môn Khoa học Tự nhiên thì<br />
không chọn các môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học; nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn<br />
các môn: Lịch sử, Địa lí. Các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội chỉ học ở lớp 10 và 11.<br />
+ Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Hoạt động trải nghiệm<br />
sáng tạo (dành cho các lớp 10, 11, 12); Chuyên đề học tập (dành cho lớp 11, 12).<br />
<br />
2.1.2. Các môn học mới so với chương trình hiện hành<br />
Như vậy, so với chương trình hiện hành, chương trình GDPT tổng thể xuất hiện một số môn<br />
học mới như sau:<br />
- Khoa học tự nhiên (KHTN) với cấu trúc nội dung tích hợp kiến thức của các môn Vật lí,<br />
Hoá học, Sinh học, Khoa học trái đất, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn được sắp xếp sao<br />
cho vừa bảo đảm liên hệ theo logic tuyến tính vừa tích hợp đồng tâm về sự hình thành các nguyên<br />
lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.<br />
- Khoa học xã hội (KHXH) với cấu trúc nội dung tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức<br />
về Lịch sử, Địa lí, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá,<br />
khoa học, tôn giáo,...<br />
- Công dân với Tổ quốc được hình thành chủ yếu từ kiến thức các môn Giáo dục công dân,<br />
Giáo dục Quốc phòng - An ninh và một số nội dung thuộc môn Lịch sử, Địa lí trong chương trình<br />
hiện hành.<br />
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục mới của cả 3 cấp học, được phát<br />
triển từ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá của chương trình hiện hành,<br />
được thiết kế thành các chuyên đề tự chọn nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, kĩ năng,<br />
niềm tin, đạo đức. . . nhờ vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đă học từ nhà trường<br />
và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.<br />
44<br />
<br />
Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015<br />
<br />
Như vậy, có thể thấy hiện nay trong chương trình đào tạo của trường đại học sư phạm chưa<br />
đào tạo giáo viên dạy các môn KHTN, KHXH, Công dân với Tổ quốc và Hoạt động trải nghiệm<br />
sáng tạo.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Dự kiến thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông khi thực hiện chương<br />
trình mới<br />
<br />
Khối<br />
thi<br />
<br />
Bảng 1. Giả định các môn học tự chọn mà học sinh chọn theo khối thi<br />
Môn thi<br />
<br />
A<br />
A1<br />
B<br />
<br />
Toán, Lí, Hóa<br />
Toán, Lí, Tiếng Anh<br />
Sinh, Toán, Hóa<br />
<br />
C<br />
<br />
Văn, Sử, Địa<br />
<br />
D1<br />
D2<br />
D3<br />
D4<br />
D5<br />
D6<br />
V<br />
V1<br />
T<br />
M<br />
N<br />
H<br />
H1<br />
R<br />
S<br />
K<br />
<br />
Văn, Toán, Tiếng<br />
Anh<br />
Văn, Toán, Tiếng<br />
Nga<br />
Văn, Toán, Tiếng<br />
Pháp<br />
Văn, Toán, Tiếng<br />
Trung<br />
Văn, Toán, Tiếng<br />
Đức<br />
Văn, Toán, Tiếng<br />
Nhật<br />
Toán, Lí, Vẽ mĩ thuật<br />
Toán, Ngữ văn, Vẽ mĩ<br />
thuật<br />
Sinh, Toán, Năng<br />
khiếu TDTT<br />
Văn, Toán, Năng<br />
khiếu<br />
Văn, 2 môn năng<br />
khiếu Nhạc<br />
Văn, Năng khiếu - Mĩ<br />
thuật<br />
Toán, Ngữ văn, Vẽ<br />
Trang trí màu<br />
Văn, Sử, Năng khiếu<br />
báo chí<br />
Văn, 2 môn năng<br />
khiếu Điện ảnh<br />
Toán, Lí, môn Kĩ<br />
thuật nghề<br />
<br />
Nhóm môn học tự chọn 2<br />
Lớp 10 và 11<br />
KHXH, Toán 2, Vật lí, Hoá học<br />
KHXH, Toán 2, Vật lí, Hoá học<br />
KHXH, Toán 2, Hoá học, Sinh<br />
KHTN, Ngữ văn 2, Lịch sử, Địa<br />
lí<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, một<br />
môn nào đó<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2,<br />
Ngoại ngữ 2<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2,<br />
Ngoại ngữ 2<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2,<br />
Ngoại ngữ 2<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2,<br />
Ngoại ngữ 2<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2,<br />
Ngoại ngữ 2<br />
KHXH, Toán 2, Vật lí, Tin học<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Tin<br />
học<br />
KHXH, Toán 2, Sinh, một môn<br />
nào đó<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, một<br />
môn nào đó<br />
KHXH, Ngữ văn 2, hai môn nào<br />
đó<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Tin học,<br />
một môn nào đó<br />
KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Tin<br />
học<br />
KHTN, Ngữ văn 2, Lịch sử, Tin<br />
học<br />
KHXH, Ngữ văn 2, hai môn nào<br />
đó<br />
KHXH, Toán 2, Vật lí, Công<br />
nghệ<br />
<br />
Lớp 12<br />
Toán 2, Vật lí, Hoá học<br />
Toán 2, Vật lí, Hoá học<br />
Toán 2, Hoá học, Sinh<br />
Ngữ văn 2, Lịch sử, Địa lí<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, một môn nào<br />
đó<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2<br />
Toán 2, Vật lí, Tin học<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, Tin học<br />
Toán 2, Sinh, một môn nào đó<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, một môn nào<br />
đó<br />
Ngữ văn 2, hai môn nào đó<br />
Ngữ văn 2, Tin học, một môn<br />
nào đó<br />
Ngữ văn 2, Toán 2, Tin học<br />
Ngữ văn 2, Lịch sử, Tin học<br />
Ngữ văn 2, hai môn nào đó<br />
Toán 2, Vật lí, Công nghệ<br />
<br />
45<br />
<br />
Nguyễn Trọng Khanh<br />
<br />
Giả sử xét chương trình giáo dục trung học phổ thông, đối với các môn học tự chọn, học<br />
sinh căn cứ vào môn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ chọn như trong Bảng 1.<br />
Như vậy sẽ xảy ra một vấn đề như sau:<br />
- Thường học sinh đặt ra mục tiêu học để thi tuyển sinh vào đại học cao đẳng nên các em<br />
sẽ chọn những môn nào phục vụ tốt cho việc thi của mình. Vì thế việc chọn môn học tự chọn 2 sẽ<br />
căn cứ vào các môn thi trong khối mà các em dự định đăng kí thi. Như thế, số môn tự chọn 2 được<br />
chọn và số lượng học sinh lựa chọn ở mỗi trường sẽ khác nhau và ở cùng một trường cũng khác<br />
nhau theo từng năm học. Do vậy nhà trường thường sẽ rơi vào tình trạng thiếu giáo viên dạy môn<br />
này và thừa giáo viên dạy môn kia; năm học này thì thiếu nhưng có khi năm học sau lại thừa.<br />
- Như Bảng 1 đã trình bày, dù là giả định nhưng cũng dễ nhận thấy có những môn được<br />
chọn rất ít, thậm chí không được chọn.<br />
Đó là chưa kể có môn học mà số học sinh chọn quá ít (trên dưới 10 em chẳng hạn) thì có<br />
thể nhà trường sẽ không tổ chức dạy môn này mà sẽ khuyên hoặc buộc các em phải chọn tổ hợp<br />
khác.<br />
Như vậy sẽ dẫn tới tình trạng khi trong năm học có một vài môn học không được học sinh<br />
chọn thì giáo viên dạy những môn đó sẽ không có việc làm, phải nghỉ, phải làm một công việc<br />
khác nào đó hoặc phải chuyển công tác, thậm chí có thể bị buộc thôi việc, nghỉ hưu sớm,. . . Và<br />
nếu giáo viên dạy môn đó đã chuyển khỏi trường rồi, đến năm học sau hoặc vài năm sau lại có<br />
nhiều học sinh đăng kí học môn đó thì nhà trường sẽ lại phải tuyển giáo viên mới hoặc cử giáo<br />
viên bộ môn nào đó (đang bị thiếu giờ) sang dạy. Nếu lấy giáo viên dạy môn khác sang dạy thì<br />
chất lượng dạy học sẽ khó được đảm bảo. Mặt khác, khi một vài môn học nào đó mà hầu như học<br />
sinh ở tất cả các trường không chọn thì không những giáo viên đang công tác gặp khó khăn mà<br />
nhà trường sẽ không tuyển giáo viên mới. Hệ lụy tiếp theo là khi sinh viên tốt nghiệp không xin<br />
được việc làm thì các trường sư phạm cũng sẽ không tuyển được sinh viên học những ngành này.<br />
Và hãy tưởng tượng sau một hai năm mà trường sư phạm không tuyển sinh được những ngành này<br />
thì đương nhiên những khoa đào tạo giáo viên ngành đó sẽ bị giải thể. Và cứ thế thì tiếp theo sẽ là<br />
các môn học đó sẽ bị xóa khỏi chương trình giáo dục phổ thông.<br />
Trong dự thảo chương trình GDPT tổng thể cũng có đề ra cách giải quyết khi thiếu giáo viên<br />
dạy là nhà trường có thể mời giáo viên thỉnh giảng hoặc cho các em học ở trường lân cận nhưng<br />
xem ra tính khả thi của cách này cũng không cao. Như thế, về lí thuyết thì học sinh có quyền tự do<br />
lựa chọn nhưng thực tế có thể thực hiện được đúng như vậy không.<br />
Như vậy, trường đại học sư phạm cần có giải pháp để khắc phục thực trạng này ở trường<br />
phổ thông và cũng là đảm bảo sự ổn định trong đào tạo của nhà trường.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Đề xuất giải pháp phát triển chương trình đào tạo giáo viên<br />
<br />
Căn cứ vào thực trạng nêu trên, tác giả đề xuất một trong những cách giải quyết là các<br />
trường đại học sư phạm nên nghiên cứu để đào tạo giáo viên có thể dạy được hai môn ở trường phổ<br />
thông.<br />
<br />
2.3.1. Những cặp môn đào tạo ghép<br />
Căn cứ vào những môn học mới trong dự thảo chương trình GDPT tổng thể, có thể ghép<br />
chương trình đào tạo như sau:<br />
- Môn KHTN có nội dung tích hợp các chủ đề của các phân môn Vật lí, Hoá học, Sinh học,<br />
Khoa học trái đất nên có thể ghép chương trình đào tạo:<br />
46<br />
<br />
Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015<br />
<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Vật lí có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo<br />
viên Hóa học và Sinh học. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Vật lí và môn KHTN.<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Hóa học có ghép thêm một phần chương trình đào tạo<br />
giáo viên Vật lí và Sinh học. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Hóa học và môn KHTN.<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Sinh học có ghép thêm một phần chương trình đào tạo<br />
giáo viên Vật lí và Hóa học. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Sinh học và môn KHTN.<br />
- Môn KHXH có nội dung tích hợp các chủ đề của các phân môn Lịch sử, Địa lí nên có thể<br />
ghép chương trình đào tạo:<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Lịch sử có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo<br />
viên Địa lí. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Lịch sử và môn KHXH.<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Địa lí có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo<br />
viên Lịch sử. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Địa lí và môn KHXH.<br />
- Môn Công dân với Tổ quốc có nội dung tích hợp các chủ đề của các phân môn Giáo dục<br />
công dân và Giáo dục về quốc phòng - an ninh nên có thể ghép chương trình đào tạo:<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục công dân có ghép thêm một phần chương trình<br />
đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng và một số nội dung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng có ghép thêm một phần chương<br />
trình đào tạo giáo viên Giáo dục công dân và một số nội dung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
Ngoài ra, còn có thể ghép chương trình đào tạo giáo viên dạy hai môn Công nghệ và Tin<br />
học như sau:<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ có ghép thêm một phần chương trình đào tạo<br />
giáo viên Tin học và nội dung về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
+ Chương trình đào tạo giáo viên Tin học có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo<br />
viên Công nghệ và nội dung về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.<br />
<br />
2.3.2. Cấu trúc chương trình và thời lượng đào tạo<br />
- Đối với chương trình đào tạo ghép 2 môn, thời lượng đào tạo khóa học có thể điều chỉnh<br />
tăng lên 150 tín chỉ. Trong đó, chương trình đào tạo môn chính có 130 tín chỉ và chương trình đào<br />
tạo môn thứ hai có 20 tín chỉ (chỉ gồm những môn chuyên ngành).<br />
- Đối với chương trình đào tạo ghép 3 môn, thời lượng đào tạo khóa học cũng điều chỉnh<br />
tăng lên 150 hoặc 160 tín chỉ. Trong đó, chương trình đào tạo môn chính cũng có 130 tín chỉ còn<br />
chương trình đào tạo chuyên ngành của hai môn thứ hai và thứ ba mỗi môn 10 - 15 tín chỉ.<br />
Theo tác giả, phương án này hoàn toàn khả thi bởi thời lượng đào tạo một khóa học 150<br />
hoặc 160 tín chỉ vẫn có thể thực hiện được trong thực tế đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay (Vẫn<br />
còn mang nặng phong cách đào tạo theo niên chế).<br />
<br />
2.3.3. Cách thức tiến hành<br />
Nhà trường tổ chức các khoa có tham gia đào tạo ghép để thống nhất kế hoạch. Các khoa có<br />
đào tạo ghép sẽ thảo luận để có thể điều chỉnh các học phần thuộc kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên<br />
ngành (nếu cần). Sau đó các khoa đào tạo môn chính (gọi là khoa đào tạo môn thứ nhất) sẽ chuyển<br />
chương trình khung cho khoa đào tạo môn ghép (gọi là khoa đào tạo môn thứ hai). Khoa đào tạo<br />
môn thứ hai (nếu ghép với hai khoa thì gọi chung cả hai khoa ghép là khoa đào tạo môn thứ hai)<br />
sẽ xây dựng chương trình các học phần bổ sung với thời lượng 10, 15 hoặc 20 tín chỉ. Sau khi xây<br />
dựng xong, khoa đào tạo môn thứ hai chuyển cho khoa đào tạo môn thứ nhất để hoàn chỉnh chương<br />
47<br />
<br />