Đổi mới công nghệ, thiết bị đóng gói hạt giống rau màu
lượt xem 3
download
Bài viết với mục tiêu đổi mới thiết bị công nghệ đóng gói hạt giống rau màu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu thời vụ của thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới công nghệ, thiết bị đóng gói hạt giống rau màu
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ ĐÓNG GÓI HẠT GIỐNG RAU MÀU Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung Năm nghiệm thu: 2019 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong suốt gần 18 năm kể từ ngày được thành lập, Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung là một trong những đơn vị có uy tín trong sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các loại hạt giống. Thị trường của Công ty không chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Miền Trung mà hiện tại các loại sản phẩm về hạt giống của công ty đã có mặt trên khắp tất cả các thị trường từ Bắc vào Nam, ngày càng được bà con nông dân tin dùng. Trung bình mỗi năm Công ty cung ứng cho thị trường khoảng 20 tấn hạt giống bắp và trên 20 tấn các loại hạt giống rau màu. Tuy nhiên, các thiết bị Công ty hiện đang sử dụng chỉ là những máy móc đơn lẻ, sản phẩm được cân đo và đóng gói hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, do vậy hao tốn nhiều nhân công lao động, kéo dài thời gian tạo ra sản phẩm dẫn đến đến giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh sản phẩm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên việc xây dựng và triển khai dự án “Đổi mới thiết bị, công nghệ đóng gói hạt giống rau màu” là hết sức cần thiết nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. II. MỤC TIÊU Đổi mới thiết bị công nghệ đóng gói hạt giống rau màu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu thời vụ của thị trường. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Máy móc, thiết bị đầu tư Máy đóng gói hạt giống rau màu 04 đầu cân điện tử tự động: Model DB-300, gồm các thiết bị: - Cân điện tử 4 đầu: Tốc độ 10 - 60 vòng/phút, phễu chứa: 50 L, Lượng chiết rót: 1,5 –250g/đầu cân, sai số: ±0,05 - 0,5g, màn hình cảm ứng 7”, Motor bước. - Máy đóng gói chính: Khung máy inox 304 dày 3mm; Kích thước máy (DxRxC): 1.750 x 510 x 1.300(mm); Kích thước túi (RxD): (100-300)x(100-300) mm; Khối lượng đóng gói: 2-1.000g; Loại túi: 03 biên, túi tự đứng; Tốc độ: 5 -15 túi/phút - Chân giá đỡ đầu cân - Bộ phận rung túi: Để hỗ trợ cho các túi có khối lượng lớn (≥ 1 kg). Nguyên liệu có thể được đổ mạnh và nhanh tới đáy túi bằng bộ đánh túi - Băng tải ra sản phẩm 2. Qui trình công nghệ sau khi đầu tư 2.1. Sơ đồ quy trình 204 LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 2.2. Thuyết minh quy trình: Hạt giống được đựng trong thùng chứa, túi được xếp vào khay. Khi máy hoạt động, qua 4 đầu cân khối lượng nguyên liệu được chuẩn bị sẵn theo cài đặt trước. Việc lấy túi in đát, nhận nguyên liệu, hàn miện và ra sản phẩm trên băng tải trải qua 8 công đoạn: Công đoạn 1 – Bộ phận lên túi: Đặt túi vào thiết bị cấp túi đặt túi; Do mâm hút lần 1 hút từng cái túi từ bộ phận cấp túi; Do mâm hút lần 2 đưa túi đến nơi kẹp túi bằng; Khi thiết bị kẹp túi đã kẹp chặt, sẽ đưa túi đến nơi tay robot, tay robot sẽ kẹp túi vận chuyển đến công vị tiếp theo. Công đoạn 2 - Bộ phận indate: Sau khi hoàn thành công vị đưa túi, tay gắp chuyển túi đến công vị indate, phía dưới túi đi vào máy indate và in ngày tháng. Công đoạn 3 - Bộ phận mở miệng túi, đáy túi: Tay lấy túi chuyển đến công vị mở túi, mâm hút kéo túi mở ra, đồng thời ống hơi thổi khí mở túi, làm cho toàn bộ túi mở ra. Khi toàn bộ túi mở ra, râu hỗ trợ sẽ hạ xuống, đưa vào trong túi để mở miệng túi ra, sau đó chuyển đến công việc tiếp theo. Thiết bị mở túi (thiết bị mở túi, thổi khí mở túi) chỉ khi di chuyển cảm biến cho đến khi kiểm soát được túi thì mới hoạt động được. Công đoạn 4 – Bộ phận chiết rót và rung động (Mở miệng đồng bộ) : Khi phễu liệu được đưa vào túi, do râu mở túi đã hỗ trợ cho túi mở miệng ra, nên phễu liệu được đưa vào túi rất dễ dàng. Phễu liệu dừng ở trạng thái hạ xuống thấp nhất Chỉ khi tín hiệu tự động xả liệu ở trên mâm xoay được lựa chọn ở vị trí “Mở”, thì tín hiệu cảm biến xuống liệu mới tiến hành kiểm soát túi, mới có thể hoạt động thiết bị xả liệu tự động. Công đoạn 5 – Bộ phận rung động có tác dụng giúp nguyên liệu xuống được đáy túi hoàn toàn tranh trường hợp nguyên liệu bị dính vào miệng túi hay bị trào ra ngoài khi hàn miệng. Công đoạn 6, 7 – Bộ phận thải khí, hàn nhiệt (kiểm soát hàn miệng): Vị trí giữa cảm biến và lá lò xo cách nhau khoảng 5-10mm. Nếu trong túi có nguyên liệu, cảm biến sẽ kiểm soát được, thiết bị hàn nhiệt sẽ hoạt động; Nếu là túi trống, kiểm soát không được nguyên liệu, hàn nhiệt không hoạt động. Ở trên đồng hồ nhiệt có phím (/,) dùng để cài đặt nhiệt độ. - Tùy thuộc vào nguyên liệu chứa trong túi nhiều hay ít và yêu cầu thải khí hàn miệng lần 1 tiến hành hàn bằng đối với bề mặt trên của túi. Sau khi hàn miệng lần 1 hoàn tất, túi LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 205
- KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 được di chuyển đến công vị 7, sau khi dừng thì tiến hành chỉnh hình hàn miệng lần 2. Trên răng hàn có lắp đặt ống gia nhiệt, thông qua ống gia nhiệt sẽ truyền nhiệt đến răng hàn. Công đoạn 8 – Bộ phận xuất sản phẩm: Sau khi miệng túi được hàn xong tay robot nhả túi xuống băng tải. Băng tải chuyển túi thành phẩm ra ngoài 2.3. So sánh quy trình đóng gói cũ và quy trình đóng gói mới + Quy trình đóng gói cũ Nhược điểm: Công nghệ đơn giản, không thành một hệ thống dây chuyền đồng bộ; Chi phí nhân công cao: 230,77 đồng/gói; Chi phí điện năng tiêu thụ cao: 40,17 đồng/gói; Công suất thấp 650 gói/người/ca nên không đáp ứng được nhu cầu sản xuất khi vào mùa vụ; Không kiểm soát được số lượng thành phẩm trong quá trình đóng gói; Hình ảnh đát in xấu; Tốn nhân công gấp 5 lần quy trình mới. Ưu điểm: Chi phí đầu tư ban đầu thấp: 27.830.000 đồng. + Quy trình đóng gói mới Ưu điểm: Tích hợp thành hệ thống dây chuyền đồng bộ; Chi phí nhân công thấp: 32,05 đồng/gói; Chi phí điện năng tiêu thụ thấp: 6,3 đồng/gói; Công suất cao 6.240 gói/ca phục vụ kịp thời theo nhu cầu của mùa vụ; Kiểm soát được số lượng thành phẩm chế biến ra trong quá trình đóng gói; Hình ảnh, thông tin in trên bao bì đẹp; Ít tốn nhân công hơn 5 lần quy trình cũ. Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao: 909 triệu đồng. 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường 3.1. Hiệu quả kinh tế Đầu tư và áp dụng công nghệ thiết bị mới trong đóng gói hạt giống rau màu đem lại hiệu quả kinh tế tăng thêm cho doanh nghiệp là 140 đồng/sản phẩm tương đương với 598 triệu đồng (trước thuế)/năm. Giảm chi phí thông qua giảm giá thành 2,77% (kế hoạch đề ra giảm 2.21%). Tăng thu nhập cho người lao động trực tiếp 50 nghìn đồng/ngày công. Do giảm được giá thành, sản phẩm có khối lượng tịnh chính xác hơn thấp hơn sai số cho phép 1,5 – 3%, mẫu mã sản phẩm đẹp hơn, cung ứng kịp cho nhu cầu thị trường nên tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển bền vững. Thời gian hoàn vốn: 3,72 năm. 3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường Từ việc giảm được giá thành sản phẩm, mục tiêu của Công ty đến năm 2019 sẽ tăng lượng tiêu thụ hạt giống trên thị trường lên 20% so với hiện tại, từ đó công ty sẽ mở rộng vùng sản xuất giống, việc này sẽ làm tăng thu nhập trực tiếp đối với những hộ dân trong vùng sản xuất; tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất cho gần 20 cán bộ nhân viên công ty và 10 lao động thời vụ; góp phần nâng cao uy tín chất lượng, thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh thời kinh tế hội nhập, hòa vào dòng chảy hàng hóa của Việt Nam. IV. KẾT LUẬN Việc đầu tư dự án “Đổi mới thiết bị, công nghệ đóng gói hạt giống rau màu” mang lại lợi ích rõ ràng: Giảm áp lực đặc thù mang tính mùa vụ của nông nghiệp cung cấp kịp thời nhu cầu thị trường; giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí. Sản phẩm sau đóng gói có mẫu mã đẹp hơn, khối lượng tịnh chính xác hơn. Sai số thấp hơn sai số cho phép từ 1,5 – 3% (theo Thông tư 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ) 206 LĨNH VỰC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH CHỐNG CHỊU ĐỐI VỚI THIỆT HẠI DO MÔI TRƯỜNG CỦA CÂY LÚA - CHƯƠNG 1
22 p | 142 | 28
-
Bài giảng Công nghệ sản suất thức ăn công nghiệp: Chương 4 - TS. Lê Việt Phương
80 p | 125 | 17
-
Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
8 p | 53 | 8
-
Đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến gỗ tại công ty TNHH chế biến gỗ Minh Dương Dung Quất
4 p | 37 | 6
-
Đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến gỗ ở công ty TNHH sản xuất thương mại và đầu tư Tam Minh
3 p | 50 | 6
-
Kết quả nghiên cứu công nghệ và thiết bị phục vụ chăn nuôi
3 p | 96 | 6
-
Đổi mới thiết bị công nghệ chế biến gỗ ở Công ty cổ phần lâm sản Tân Tân Thành
4 p | 49 | 6
-
Đổi mới thiết bị công nghệ chế biến gỗ ở công ty TNHH Hoàn Vũ
4 p | 40 | 6
-
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 p | 25 | 5
-
Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất sản phẩm tại nhà máy chế biến thủy sản Tấn Thành
4 p | 53 | 4
-
Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong cấp đông sản phẩm tại nhà máy chế biến thủy sản Hưng Phong
3 p | 44 | 3
-
Đổi mới thiết bị, công nghệ trong dây chuyền sản xuất hàng mộc dân dụng xuất khẩu
3 p | 30 | 3
-
Nghiên cứu chế tạo thiết bị sấy thủy sản sử dụng thanh gốm hồng ngoại kết hợp với đối lưu
6 p | 95 | 3
-
Thiết kế, chế tạo các thiết bị điều khiển phân tán cho các đối tượng thủy lợi điển hình
5 p | 80 | 3
-
Đổi mới công nghệ, thiết bị trong chế biến và bảo quản hạt giống lúa
4 p | 33 | 3
-
Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến và bảo quản hạt giống lúa
4 p | 55 | 2
-
Đổi mới thiết bị, công nghệ bảo quản hạt giống lúa
3 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn