intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới giảng dạy thực hành Hóa học - ThS. Phan Thị Nhì

Chia sẻ: Trần Dự Trữ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

108
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục đích để kích thích sinh viên không chuyên Hóa, thích học Hóa học và thích làm thí nghiệm Hóa học, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Đổi mới giảng dạy thực hành Hóa học" dưới đây. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới giảng dạy thực hành Hóa học - ThS. Phan Thị Nhì

ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY THỰC HÀNH HÓA HỌC<br />                                                      Thạc sĩ: Phan Thị Nhì<br />    Bộ môn Hóa<br /> <br /> I. Đặt vấn đề<br /> Sử  dụng các phương pháp tích cực vào giảng dạy Hoá học  ở  bậc Đại học <br /> hiện nay là rất cấp thiết. Với việc trang bị  những thiết bị  và đồ  dùng dạy học,  <br /> phục vụ  cho việc cải cách giáo dục hiện nay tại Bộ môn Hóa­ Đại học Nha trang  <br /> (NTU) sẽ  tạo điều kiện thuận lợi cho Giảng viên sử  dụng các phương pháp dạy <br /> học tích cực trong quá trình dạy và học Hoá học. Thí nghiệm Hóa học sẽ  tạo cơ <br /> hội cho Sinh viên bổ  sung kiến thức, nắm vững các khái niệm, định luật … về  lý <br /> thuyết và rèn luyện kỹ  năng làm thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, làm sáng tỏ <br /> những gì học tại lớp và học qua sách vở. Sự hình thành những câu hỏi, kiểm chứng <br /> giả thuyết, thu thập dữ liệu và phân tích số liệu để giải quyết vấn đề trong lí luận <br /> và thực tiễn về Hóa học chỉ có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm. <br /> Mục đích của bài viết này là làm thế nào để kích thích Sinh viên không chuyên <br /> Hóa, thích học Hóa học và thích làm thí nghiệm Hóa học. Phương pháp dạy học “  <br /> Nêu và giải quyết vấn đề trong thí nghiệm Hóa học” theo phương pháp Spickler hy  <br /> vọng đạt được kết quả cao. <br /> II.   Những vấn đề cần giải quyết<br /> 1. Tại sao cần đổi mới phương pháp dạy trong thực hành thí nghiệm Hóa học? <br /> Mấy năm vừa qua, tuyển sinh Đại học nước ta thực hiện theo tiêu chí 3 chung. <br /> Môn Hóa học được đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm. Vì vậy, Sinh viên <br /> không quen học theo kiểu tự  luận, tự  mình giải quyết các tình huống có vấn đề. <br /> Qua thực tế  giảng dạy, rất nhiều Sinh viên (Tôi không dám nói là phần đông)  <br /> không nắm được các kiến thức cơ  bản về  Hóa học  ở  bậc trung học phổ  thông. <br /> Thậm chí, công thức Hóa học, cách gọi tên … một chất Hóa học đơn giản,  thông <br /> thường cũng không biết viết, biết  đọc. Điều này đã cản trở  Sinh viên tiếp thu <br /> những kiến thức mới, cao hơn nhiều­  ở bậc Đại học. Như  một ngôi nhà cao tầng  <br /> được xây trên một nền móng yếu kém, với lại xã hội có nhiều điều hấp dẫn hơn,  <br /> Sinh viên chơi nhiều hơn học. Sinh viên phải đăng kí học lại nhiều. Đó là điều <br /> hiển nhiên. <br /> Giáo viên không chỉ  “khổ  sở  dài dài” khi đánh giá kết quả  học tập lí thuyết  <br /> qua kiểu tự luận mà còn “vất vả dài dài hơn” khi cho Sinh viên thực hành Hóa học.  <br /> Hiện nay, việc học tập Hóa học của Sinh viên thông qua môn thực hành thí nghiệm <br /> ở  bậc Đại học, theo Tôi vẫn chưa thực sự phản  ảnh đúng với bản chất của khoa <br /> học. Trong nhiều năm qua, tại NTU­ hình thức giảng dạy thực hành Hóa học là bắt  <br /> Sinh viên phải tuân thủ đúng theo những bước đã được soạn thảo trong tài liệu thí <br /> nghiệm, tỉ  mỉ  rập khuôn lại các bài thực tập nhằm kiểm tra các khái niệm và lý <br /> thuyết học tại lớp (còn các môn học khác có thí nghiệm thì sao?). Nhưng thực sự, <br /> khoa học là luôn gắn liền với các yếu tố “khám phá và phóng tới” chứ không phải  <br /> khuôn mẫu. Lâu nay, Sinh viên được yêu cầu mua các “tài liệu hướng dẫn thí  <br /> nghiệm” mà trong tài liệu này đã có sẵn những chỉ  dẫn về thao tác và từng bước <br /> thực hiện cụ thể. Như vậy, Sinh viên  gần như thụ động và rập khuôn mà không có  <br /> sự sáng tạo của riêng mình. Sinh viện thực hiện theo các mệnh lệnh trong tài liệu <br /> hướng dẫn. Công việc này bắt đầu từ việc Giảng viên giải thích cho Sinh viên rất <br /> chi tiết về  những điều gì sẽ  xảy ra từ  đầu đến cuối thí nghiệm với mục đích là <br /> phải đảm bảo cho Sinh viên thí ngiệm “đúng”. Sinh viên chỉ biết thực hiện các thí <br /> nghiệm một cách máy móc,  không có sáng tạo và tư duy. Cách dạy này đã tồn tại <br /> bao nhiêu năm nay rồi và kết quả là sau khi kết thúc môn học, kiến thức, kĩ năng và <br /> thái độ thực nghiệm của Sinh viên hầu như quay lại điểm xuất phát ban đầu. <br /> Tự  nhận thấy trước đây, ai thích học ngoại ngữ  thì học vì ít có nhu cầu về <br /> cập nhật kiến thức chuyên môn và giao tiếp, làm việc với người nước ngoài, đọc <br /> và dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài. Nhưng trong thời kì hội nhập ngày nay, <br /> điều đó không phải là tùy thích nữa mà nhà trường yêu cầu mỗi Giảng viên dạy <br /> Đại học­ để tồn tại và làm việc có hiệu quả, mỗi Giảng viên phải có các văn bằng <br /> ngoại ngữ theo yêu cầu. Bao khó khăn phải vượt qua và thực sự  chúng ta đã vượt <br /> qua. NTU ngày càng có đông đảo các Thạc sĩ, Tiến sĩ được đào tạo từ nước ngoài, <br /> chất lượng người thầy, người cô được tăng lên. Chúng ta nên nhớ  rằng, “ Bộ  não <br /> của con người có khả năng tiếp nhận nhiều thông tin ở bất kỳ một thời điểm nào”  <br /> và đó là những cái ngưỡng mà mỗi con người có ý chí phải cố gắng vượt qua. Nếu  <br /> bộ  não của Sinh viên hoạt động theo bài thí nghiệm đã được biên soạn tỉ  mỉ  thì <br /> trong suốt quá trình thí nghiệm, Sinh viên sẽ không có thời gian dành cho quá trình <br /> suy nghĩ về  các vấn đề  khoa học đang đặt ra. Sinh viên cũng không đủ  thời gian <br /> suy nghĩ để chọn lựa cách tiến hành thí nghiệm khoa học, đặc biệt các kỹ năng xử <br /> lý sáng tạo. Cách giảng dạy rập khuôn theo từng chi tiết, đi đúng từng bước và cho <br /> từng giọt hóa chất vào ống nghiệm không những làm tê liệt việc rèn luyện những <br /> kỹ năng xử lý có tính khoa học mà còn làm cho Sinh viên nhàm chán, thiếu thích thú  <br /> trong thí nghiệm. Khi Giáo viên yêu cầu Sinh viên tự thí nghiệm và tự tìm tòi khám  <br /> phá với sự  hướng dẫn, theo dõi của Giáo viên thì chắc chắn rằng, Sinh viên sẽ <br /> thực hiện và đáp ứng được (ngoại trừ Sinh viên Trung cấp và Cao đẳng) những yêu  <br /> cầu của môn học và Họ sẽ phát triển và phát huy được khả  năng tiếp nhận nhiều <br /> thông tin ở bất kỳ một thời điểm nào. <br /> 2. Chúng ta cần làm gì?<br /> Thực tế  tại NTU, số Sinh viên trong mỗi lớp là khá đông, trình độ  Sinh viên  <br /> trong lớp quá chênh lệch nên khả  năng tiếp thu là khác nhau. Để  nâng cao chất  <br /> lượng giáo dục­ đào tạo, thực hiện được tinh thần chủ  đạo “Lấy học sinh làm <br /> trung tâm của quá trình dạy học” theo Tôi, cần:<br /> a. Tăng cường giáo dục thái độ, không ngừng kích thích sự ham muốn tìm tòi <br /> những cái mới nhằm phát huy sự chủ  động, sáng tạo của Sinh viên ở  mức độ  cao <br /> nhất, biến Họ  thành những người có khả năng nghiên cứu, nắm vững các nội dung <br /> cần học và thiết tha những kiến thức mới về  Hoá học để  có thể  áp dụng nghề <br /> nghiệp trong tương lai.<br /> b. Tăng cường các hoạt động rèn luyện kĩ năng thực hành của Sinh viên trong <br /> giờ học, làm cho Sinh viên trở thành chủ thể hoạt động bằng các biện pháp hợp lí <br /> như:<br />  Tổ chức cho Sinh viên tự giác làm các thí nghiệm, tự nhận xét thí nghiệm,  <br /> ưu tiên sử dụng hình thức thảo luận, tranh luận, xây dựng giả thuyết…<br />  Các gợi ý của giáo viên phải làm tăng mức độ trí lực Sinh viên qua việc trả <br /> lời các câu hỏi tổng hợp, đòi hỏi so sánh, suy luận trước và sau khi thí <br /> nghiệm để  Sinh viên tự  mình giải quyết các tình huống có “vấn đề” từ <br /> thấp đến cao.<br /> c.   Đổi   mới   phương   pháp   dạy   thực   hành   Hóa   hữu   cơ   bằng   phương   pháp <br /> Spickler.<br /> Công trình nghiên cứu của Sphickler và một số nhà giáo dục Bắc Mỹ về việc  <br /> khảo sát nhiệm vụ thực hành trong các môn khoa học bậc Đại học đã cho các kết  <br /> luận [2]:<br />  Gắn Sinh viên vào quá trình học tập tích cực.<br />  Làm cho Sinh viên có trách nhiệm học và lựa chọn tiến hành thí nghiệm <br /> một cách hứng thú.<br />  Đòi hỏi Sinh viên phải áp dụng nhiều kỹ năng xử lý thí nghiệm bao quát  <br /> hơn và có thể đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay “Sinh viên tự <br /> nghiên cứu, tự học, tự phát triển tư duy và phát huy tính sáng tạo”.<br />  Thể  hiện chất lượng công việc thí nghiệm khảo sát tốt hơn cho Sinh  <br /> viên  ở  tất cả  các trình độ, không những chỉ  có những Sinh viên có trình  <br /> độ cao và tư duy tốt mà thậm chí cho Sinh viên có trình độ tư duy thấp.<br /> Với yêu cầu hiện nay của nhà trường, phải đổi mới phương pháp giảng dạy <br /> bằng mọi hình thức từ  nội dung đến phương pháp. Vì thế, tôi đã mạnh dạn đổi <br /> mới phương pháp giảng dạy trong thực hành Hóa học theo phương pháp Spickler <br /> (1984).<br /> 3. Đổi mới như thế nào?<br /> Xuất phát từ  suy nghĩ và mong muốn đem lại cách học tập chủ  động hơn  <br /> cho Sinh viên, Tôi đã  ứng dụng phương pháp Spickler trong quá trình hướng dẫn  <br /> thực nghiệm nhằm gắn Sinh viên với quá trình tự  điều khiển thí nghiệm. Theo  <br /> Spickler, muốn phát huy được tính tích cực của sự học qua thực nghiệm, cần tiến  <br /> hành ba giai đoạn [1]:<br /> a. Giai đoạn khảo sát thăm dò là giai đoạn Sinh viên tự vạch ra cách tiến hành <br /> hoặc có thể truy tìm thí nghiệm và tham khảo trên Internet với mục đích là <br /> Sinh viên tiến hành thu thập số liệu mà không được giảng viên hướng dẫn  <br /> chi tiết và tỉ mỉ.<br /> b. Giai đoạn sáng tạo là giai đoạn yêu cầu Sinh viên tự thiết kế cách thực hiện, <br /> tiến hành, phân tích số liệu và hình thành giả thiết.<br /> c. Giai   đoạn   khám   phá,   phát   minh   và   kiểm   tra   giả   thiết   qua   phản   ứng   thí  <br /> nghiệm.<br /> Tôi đã xây dựng các thí  nghiệm trên cơ sở không cung cấp chi tiết các bước  <br /> tiến hành thí nghiệm như  trước đây mà để  Sinh viên tự  tìm hiểu cách thức thí  <br /> nghiệm theo sự hướng dẫn nội dung của Tôi và phải suy nghĩ làm thế nào để thực <br /> hiện được hiệu quả nội dung đó. Để  Sinh viên nắm vững kiến thức, sau quá trình <br /> hướng dẫn và theo dõi Sinh viên thực hành thí nghiệm, Tôi đã củng cố lại toàn bộ <br /> kiến thức về  phản  ứng trong thực nghiệm cho Sinh viên nhờ  minh họa qua hình  <br /> ảnh, băng Video, file minh họa thí nghiệm … những thực nghiệm đó nhờ các thiết <br /> bị  dạy học đã được trang bị. Và cuối cùng, Tôi yêu cầu Sinh viên viết tường trình  <br /> những gì tự thực hiện được và đánh giá.<br /> Qua thực tiễn đổi mới, bảng 1 cho thấy sự khác biệt giữ 2 phương pháp dạy  <br /> truyền thống và phương pháp Spickler.<br /> Bảng 1: So sánh cách dạy truyền thống và phương pháp Spickler<br />  Thứ tự Cách dạy truyền thống Cách dạy theo phương pháp Spickler<br /> 1 Thí nghiệm kiểm chứng, cung   Thí  nghiệm  cho  Sinh  viên   tự   khảo  sát <br /> cấp cho Sinh viên qua tài liệu theo hướng dẫn<br />  ­ Lý thuyết thí nghiệm trước khi   ­ Có   thể   cung   cấp     lý   thuyết   thí  <br /> tiến hành thí nghiệm. nghiệm hoặc yêu cầu Sinh viên tìm tòi  <br /> những thí nghiệm theo yêu cầu của giáo  <br /> ­ Tiến   hành   thí   nghiệm   chính   viên.<br /> xác và tỉ mỉ như tài liệu hướng   ­ Hướng   dẫn   sử   dụng   thiết   bị   và  <br /> dẫn. dụng cụ thí nghiệm.<br /> ­ Sinh viên trình bày cách tiến hành  <br /> và giáo viên kiểm tra lại tính khả thi của  <br /> thí nghiệm  hoặc có gợi ý kịp thời sơ bộ  <br /> sau khi Sinh viên đã trình bày cách của  <br /> ­ Mô tả  chi tiết như  công thức   mình<br /> Hóa học, hiện tượng quan sát,   ­ Không cung cấp các  mô tả  chi tiết cách  <br /> cách   tính   toán,   phân   tích   kết   tiến hành thí nghiệm, cách tính toán, phân  <br /> quả   thí   nghiệm   và   giải   thích   tích kết quả    thí   nghiêm.  Giải thích kết  <br /> kết   quả   và   hiện   tượng   quan   quả thí nghiệm.<br /> sát được.<br /> 2 Mục đích đạt được<br /> ­ Sinh   viên   kiểm   tra   lại   hiện   Mục đích đạt được<br /> tượng   Hóa   học   và   tính   chất   ­ Sinh viên tự vạch ra các bước tiến hành  <br /> Hóa học được học tại lớp. thí nghiệm.<br /> ­ Sinh viên tự thu thập số liệu<br /> ­ Sinh viên phân thích những gì thu thập  <br /> Quá trình học tập được và đưa ra kết luận<br /> 3<br /> ­ Tuân   theo   những   thí   nghiệm   Quá trình học tập<br /> cho sẵn và theo từng bước một   ­ Quá trình thực hiện tìm tòi và khám phá.<br /> của thí nghiệm.<br /> ­ Giảng   viên   giảng   trước   khi  <br /> Sinh viên tiến hành thí nghiệm. ­   Giảng   viên   nhận   xét   và   đánh   giá   quá  <br /> trình học và củng cố kiến thức.<br /> <br /> <br /> III.     Kết luận<br /> Những đổi mới giảng dạy thực hành Hóa học theo phương pháp Spickler <br /> này được áp dụng cho Sinh viên K51, ngành Công nghệ sinh học, hệ Đại học chính  <br /> quy tại phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ­ NTU. Kết quả đánh giá cho thấy kiến thức, <br /> kĩ năng và thái độ của Sinh viên tiến bộ vượt bực so với những năm trước đây. <br /> Tôi hy vọng báo cáo này sẽ  có ích cho những môn học có học phần thực  <br /> nghiệm   và   là   một   trong   những   cách   đổi   mới   về   phương   pháp   giảng   dạy   thí <br /> nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường chúng ta trong thời gian  <br /> tới.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> 1. Keith   W   Prichard   and   R.   mclaran   Sawyer   (1994).     Hand   book   of   College <br /> teaching­theory   and   application,   Greenwood   press,   Westport   Connectial <br /> London.<br /> 2. Spickler, T.R (1884), an experiment on the efficacy of intuition development in <br /> improving   higher   levels   of   learning   and   reasoning   in   physical   science. <br /> Dissertation Abstracts International, I, 143A<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2