intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1986 - 2015): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đổi mới hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1986 - 2015) phần 1 gồm các chuyên đề chính như: Đảng bộ các tỉnh thành ven biển đông nam bộ lãnh dạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới; khai thác và phát triển tiềm năng du lịch biển đảo đông nam bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa; công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ – lịch sử và hiện tại;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1986 - 2015): Phần 1

  1. NGUYỄN VĂN HIỆP - PHẠM NGỌC TRÂM (Chủ biên) ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀNĐÔNG NAM BỘ (1986 – 2015) Bình Dương, 11 - 2017
  2. MỤC LỤC Chuyên đề 1 : ĐẢNG BỘ CÁC TỈNH THÀNH VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH DẠO THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỪ TIỀM NĂNG THẾ MẠNH BIỂN, ĐẢO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI..................... 1 1.1. Những chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới ...................................................... 1 1.2. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới ......................................... 9 1.3. Đảng bộ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới ....................................... 18 1.4. Đánh giá quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới ở Đông Nam Bộ .................................................... 26 Chuyên đề 2 : KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA .................................................................................................................................. 27 2.1. Vị thế và tiềm năng du lịch vùng biển đảo Đông Nam Bộ ........................................ 27 2.2. Khai thác và phát triển tiềm năng du lịch biển Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ CNH-HĐH .................................................................................................................... 31 2.3. Phát triển tiềm năng du lịch biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời kỳ CNH-HĐH ...... 36 Chuyên đề 3: CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ Ở ĐÔNG NAM BỘ – LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI ......................................................................................................................... 46 3.1. Tiềm năng dầu khí ở Đông Nam Bộ........................................................................... 46 3.2. Công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ – lịch sử và hiện tại ....................................... 51 3.3. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 72
  3. Chuyên đề 4 : HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP ....................................................................................... 74 4.1. Vai trò của cảng biển Đông Nam Bộ trong hoạt động vận tải biển ........................... 74 4.2 Hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ thông qua hệ thống cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ............................................................... 79 4.3. Hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ thông qua hệ thống cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập .................................................................... 83 Chuyên đề 5 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN NỔI BẬT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÔNG NAM BỘ (1986 - 2015) .................................. 94 5.1. Mở đầu ........................................................................................................................ 94 5.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội Đông Nam Bộ (1986 - 2015) .............................. 95 5.3. Những chuyển biến nổi bật trong đời sống văn hóa và kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh (1986 - 2015) ................................................................. 100 5.4. Những chuyển biến nổi bật trong đời sống văn hóa và kinh tế - xã hội cộng đồng cư dân ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu (1986 - 2015)......................................................... 107 Chuyên đề 6: ĐÚC KẾT NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ Ý NGHĨA VỀ QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC BIỂN ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ............................................................................................ 121 6.1. Những bài học thành công và ý nghĩa về quá trình quản lý, khai thác biển đảo ở Đông Nam Bộ qua các thời kỳ lịch sử............................................................................. 121 6.2. Ý nghĩa về quá trình quản lý, khai thác biển đảo ở Đông Nam Bộ ......................... 128 6.3. Tiểu kết luận chuyên đề ............................................................................................ 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 136
  4. Chuyên đề 1 ĐẢNG BỘ CÁC TỈNH THÀNH VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ LÃNH DẠO THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỪ TIỀM NĂNG THẾ MẠNH BIỂN, ĐẢO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Những chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới Trong những năm 1980 các tỉnh thành ven biển Đông Nam Bộ cũng như cả nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng và kéo dài. Tư duy phát triển kinh tế - xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo còn nhiều hạn chế và đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, như xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân trong hoạt động đánh bắt hải sản, tập thể hóa và quốc doanh hóa các cơ sở đánh bắt hải sản, thực hiện quản lý theo kiểu mệnh lệnh hành chính, quan liêu bao cấp… hạn chế các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, xem nhẹ động lực lợi ích kinh tế. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986 với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” Đảng ta đã làm rõ nguyên nhân sai lầm: “Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết ... Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.”1. Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Đại hội VI nêu quyết tâm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến 1 Văn kiện Đại hội VI (1986) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/ 1
  5. lược xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo trong thời kỳ này được xác định gắn chặt với mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong quản lý và khai thác biển đảo, trên cơ sở tổng kết thực tiễn “xé rào”, “đột phá” của một số doanh nghiệp thủy sản như Xí nghiệp đánh bắt Côn Đảo – Vũng Tàu, hay Seaprodex... Đại hội VI thừa nhận: “Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”2. Từ đó Đại hội VI chủ trương: “Hải sản và thuỷ sản nước ngọt, nước lợ là một nguồn lợi lớn. Coi trọng cả đánh bắt và nuôi trồng, đi đôi với giải quyết tốt việc chế biến, vận chuyển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nhanh hàng xuất khẩu. Tăng đầu tư và bổ sung chính sách nhằm tận dụng mọi diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản. Những diện tích mặt nước mà các cơ sở quốc doanh và tập thể quản lý không sử dụng hết, thì giao cho nhân dân mượn hoặc nhận khoán để mở rộng sản xuất”3. Để khai thác tiềm năng dầu khí trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, Nghị quyết Đại hội VI nhấn mạnh: “Đẩy mạnh thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, để đến năm 1990 đạt sản lượng dầu thô đáng kể; có phương án sử dụng tốt lượng khí khai thác được cùng với dầu. Khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu với công suất đợt I là 3 triệu tấn/năm. Xúc tiến việc thăm dò dầu khí ở thềm lục địa ở phía Bắc”4. Sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, một số tàu chiến, tàu thăm dò của Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện sâu trong thềm lục địa phía Đông Nam Bộ, nơi có tiềm năng lớn về dầu khí và có ý nghĩa chiến lược về an ninh, quốc phòng. Trước tình hình đó, ngày 17 tháng 10 năm 1988, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký Nghị quyết 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam (gọi tắt là khu DK1)5. 2 Văn kiện Đại hội VI (1986), Tlđd. 3 Văn kiện Đại hội VI (1986), Tlđd. 4 Văn kiện Đại hội VI (1986), Tlđd. 5 DK là chữ cái đầu viết tắt của cụm từ Dịch vụ-Khoa học kỹ thuật, được hiểu như một công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển. Số1 chỉ những nhà giàn ở vòng ngoài cùng, xa nhất, so với phía gần đất liền hơn là hệ thống DK 2. 2
  6. Nghị quyết 19 của Trung ương khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam, đồng thời là dấu mốc quan trọng thể hiện tư duy độc lập tự chủ trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo; đặt nền móng quan trọng cho công cuộc bảo vệ chủ quyền và quản lý – khai thác biển đảo trong thời gian đó. Quán triệt chủ trương Đại hội VI, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, gắn chặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền với hoạt động quản lý – khai thác biển đảo. Ngày 29 tháng 03 năm 1989 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) tổ chức Hội nghị lần thứ sáu kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới. Hội nghị chủ trương điều chỉnh chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong hoạt động quản lý và khai thác biển đảo gắn với xây dựng quy hoạch quốc phòng dài hạn và các kế hoạch ứng phó với tình hình đột xuất. “Thực hiện có kết quả kế hoạch củng cố tổ chức phòng thủ đất nước, nhất là ở các khu vực trọng điểm. Đẩy mạnh xây dựng và sớm hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng công trình chiến đấu. Tập trung chỉ đạo tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố an ninh biên giới, bờ biển, hải đảo và những vùng xung yếu khác. Bố trí lại thế trận an ninh, đổi mới đối sách và biện pháp nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới”6. Trong các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) trong những năm 1990, về chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Đảng ta luôn nhấn mạnh quá trình thực hiện ba chương trình kinh tế lớn (sản xuất lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu), nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, văn hoá, y tế, chú trọng các vùng dân tộc, miền núi, biên giới đều phải gắn với mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội7. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) ngày 4-12-1991 xác định tiếp tục thực hiện phương hướng phát triển các kinh tế biển và các vùng ven biển được Đại hội VII đề ra. Hội nghị nhấn mạnh tiếp tục chương trình khai thác bán đảo Cà Mau; tăng nhanh năng lực và sản lượng khai thác dầu khí; đầu tư đồng bộ và 6 Nghị quyết số 06-NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới, ngày 29 tháng 03 năm 1989. 7 Nghị quyết số 10-NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về phương hướng chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1991, ngày 26 tháng 11 năm 1990. 3
  7. chiều sâu để tăng công suất hai cụm cảng Hải Phòng và Sài Gòn; phát triển đội tàu Viễn Dương8. Hội nghị đề ra một số giải pháp khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác phát triển kinh tế biển và nông thôn ven biển trên nguyên tắc thật sự tự nguyện và cùng có lợi. “Trong nghề cá, lấy tàu, thuyền làm đơn vị sản xuất cơ bản để tổ chức quan hệ hợp tác từng tàu, thuyền, giữa các tàu, thuyền và giữa người đánh bắt với các cơ sở dịch vụ”9. “Xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tận dụng các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn, các tuyến ven bờ, tuyến đảo; vươn mạnh ra đánh bắt ngoài khơi; áp dụng các kỹ thuật tiến bộ mới về nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản, chế biến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản” 10. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới Đảng ta chủ trương cải tạo, nâng cấp một số cảng biển, sân bay ven biển; xây dựng dần cảng biển nước sâu; tiếp tục phát triển và hiện đại hóa mạng thông tin liên lạc quốc gia, mở liên lạc điện thoại đến hầu hết các xã hải đảo. Trong những năm 1991 – 1996, mặc dù sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước tiếp tục phát triển trong tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nhưng Đảng ta vẫn kiên trì từng bước đổi mới chính sách bảo vệ chủ quyền và quản lý – khai thác biển đảo. Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với các khu công nghiệp ở các đô thị ven biển. Trong đó, đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống ở vùng biển nhằm giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và du lịch làng nghề ven biển. Đại hội VIII (năm 1996) chủ trương: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc.”11 8 Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) số 02-NQ/HNTW về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1992 - 1995, ngày 4-12-1991 9 Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), Tlđd. Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tiếp tục đổi mới 10 và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, ngày 10 tháng 6 năm 1993 11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/ 4
  8. Lần đầu tiên, trong chương trình nghị sự của Đại hội Đảng vấn đề bảo vệ chủ quyền và quản lý – khai thác biển đảo trong bối cảnh hội nhập được đặt ra và giải quyết một cách sâu sắc. Đồng thời khẳng định: “kết hợp khai thác kinh tế ven biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền tài phán quốc gia, theo quy ước Luật biển quốc tế. Chú trọng kinh tế hải đảo và các căn cứ xuất phát ven biển. Quy hoạch phát triển kinh tế biển trong một chương trình liên kết các ngành kinh tế quan trọng như dầu khí, hải sản, vận tải biển, công nghiệp, khoáng sản biển, đóng và sửa chữa tàu biển, dàn khoan, du lịch và dịch vụ biển, hình thành một số ngành mũi nhọn có công nghệ tiên tiến hiện đại, có giá trị xuất khẩu lớn, tạo nguồn tích luỹ cao và ổn định cho nền kinh tế quốc dân.” 12 Đây cũng là lần đầu tiên, một văn kiện Đại hội Đảng đã đề cập rất nhiều và nhiều lần nói về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo; trong đó có nhiều phần đề cập biển đảo Đông Nam Bộ. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 trình bày tại Đại hội VIII ghi rõ: “Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng ven biển và các huyện đảo, gắn với vùng kinh tế trọng điểm. Hình thành các trung tâm kinh tế biển, các đô thị lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và thương mại với hệ thống các cảng biển được mở rộng và xây dựng mới, nhất là các cảng nước sâu. Phát triển các hành lang kinh tế ven biển, trước hết là các dải Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, Huế - Quảng Ngãi, Vũng Tàu - Bà Rịa...”13 hoặc “Quy hoạch và xây dựng chương trình phát triển kinh tế hải đảo, trước hết tập trung vào một số đảo quan trọng về kinh tế và quốc phòng, an ninh như: Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Cô Tô, Vĩnh Thực, Bạch Long Vĩ...Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như các công trình thiết yếu về cầu cảng, đường sá, cấp điện, nước, thông tin liên lạc...Có chính sách ưu đãi đặc biệt để khuyến khích dân ra định cư phát triển kinh tế đảo, nâng cao đời sống và bảo đảm điều kiện cần thiết cho các chiến sỹ trên đảo. Nhà nước dành thêm vốn tín dụng ưu đãi cho dân vay để phát triển nghề cá biển khơi. Tăng cường các hoạt động điều tra cơ bản, khoa học và công nghệ về biển. Đặc biệt quan tâm bảo vệ tài nguyên và môi trường ven biển và biển. Đầu tư thích đáng cho việc tăng 12 Văn kiện Đại hội VIII (1996), Tlđd. 13 Văn kiện Đại hội VIII (1996), Tlđd 5
  9. cường, củng cố an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biển, đảo. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quản lý, khai thác biển, ven biển và các hải đảo”14. Tại Đại hội IX, tháng 4/2001, Đảng ta ghi nhận trong 5 năm qua (1996 - 2000) “bên cạnh một số thuận lợi, nước ta gặp nhiều khó khăn: những yếu kém vốn có của nền kinh tế, những thiên tai lớn liên tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước Châu Á, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp”15. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới, Báo cáo Đại hội IX chỉ rõ: “Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông, nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản” 16. “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu, thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”17. So với Đại hội VIII, điểm mới về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ 14 Văn kiện Đại hội VIII (1996), Tlđd. Văn kiện Đại hội IX (2001) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn 15 quốc lần thứ IX, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/. 16 Văn kiện Đại hội IX (2001), Tlđd. 17 Văn kiện Đại hội IX (2001), Tlđd. 6
  10. tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong những năm đầu thế kỷ XXI, được phản ánh trong Đại hội IX của Đảng đó là những chủ trương vừa sâu, vừa cụ thể trong phương hướng phát triển các vùng, miền ven biển. Đối với biển đảo Đông Nam Bộ, Nghị quyết Đại hội IX ghi rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí; sản xuất điện, phân bón và hoá chất từ dầu khí”18. Đồng thời, nâng cấp các tuyến quốc lộ nối với các vùng kinh tế biển; nâng cấp và xây dựng mới một số cảng biển, sân bay vùng ven biển. Xây dựng đô thị ven biển trên các trục phát triển gắn với khu công nghiệp. Giải quyết tốt hệ thống giao thông đô thị, cấp và thoát nước, khắc phục ô nhiễm môi trường biển và đô thị ven biển. Phát triển khai thác, nuôi, trồng, chế biến và các dịch vụ nghề cá. Hình thành hệ thống các trung tâm thương mại tại các đô thị ven biển. Tập trung phát triển du lịch, dịch vụ biển đảo ở Vũng Tàu, Côn Đảo, Kiên Giang. Từ năm 2006, tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biển đảo. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta tiếp tục đề ra nhiều chính sách hữu hiệu trong công tác quản lý và khai thác biển đảo; trong đó có nhiều phần liên quan đến Đông Nam Bộ. “Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, dịch vụ biển; đẩy nhanh ngành công nghiệp đóng tàu biển và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản. Phát triển mạnh, đi trước một bước một số vùng kinh tế ven biển và hải đảo”19. Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn của dân tộc Việt Nam. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh “Thế kỷ 21 được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”. 18 Văn kiện Đại hội IX (2001), Tlđd 19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/. 7
  11. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 - Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng làm cho đất nước giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể là xây dựng phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020 kinh tế trên biển, ven biển đóng góp khoảng 53 -55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển. Nguồn nhân lực là khâu then chốt trong Chiến lược biển Việt Nam. Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức cao ở bậc đại học về nghiên cứu, quản lý tài nguyên môi trường biển trong giai đoạn hiện nay là cấp bách, phải đi trước một bước làm cơ sở đào tạo các nguồn nhân lực khác về biển20. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới là lựa chọn sáng suốt của Đảng ta nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, văn minh; từng bước đưa nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 20 http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30668&cn_id=19112 8
  12. 1.2. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới Vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể là Cần Giờ với đường bờ biển dài khoảng 15km và diện tích mặt biển khoảng 900km2, nằm ở phía Đông Nam của thành phố. Nhờ luôn hội tụ và phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, sự giao thương rộng với bên ngoài và nguồn lực vật chất của lưu vực. Vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, giao thông thủy…). Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế biển đã và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro và hiểm họa như: sự xâm nhập mặn, xói mòn, sạt lở bờ biển, bồi tụ, dâng cao mực nước biển, bão lũ, ô nhiễm... Nguyên nhân chủ yếu gây nên các hiểm họa này là do hoạt động khai thác, sử dụng không hợp lý tài nguyên, môi trường biển, ven biển. Nhận thức được vai trò quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua triển khai thực hiện các chủ trương của Trung ương, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, tập trung là triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các chủ trương, chính sách về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo. Thành ủy đã chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 24- CTr/TU ngày 26 tháng 10 năm 2007 thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn Thành phố; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Ban thường vụ Thành ủy tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X cho Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 03 tháng 04 năm 2008, kèm theo kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa VIII) về thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến 9
  13. lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có các cơ chế, chính sách phát huy mọi tiềm lực, thế mạnh vùng biển, ven biển Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quyết định số 545/QĐ-UBND-M ngày 05 tháng 8 năm 2014 về Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Ban thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 60/KL-TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X cho Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế các vùng biển và ven biển, Đảng bộ Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố thực hiện việc điều chỉnh và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ. Cụ thể, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành hàng loạt văn bản triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới. Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 2 năm 2009 về Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2009 - 2015; Quyết định số 4766/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2012 về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ; Quyết định số 2357/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2014 về duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của huyện Cần Giờ. Ngoài ra, một số nhiệm vụ đang được tập trung triển khai: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2025; Điều chỉnh Quy hoạch sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025; Chương trình di dời dân cư sống ven sông, ven biển; Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2008 về quy chế khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; thực hiện Đề án “Điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển và ven biển, phòng chống thiên tai khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2012 về ban hành Quy định về nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối trong rừng phòng hộ Cần Giờ. 10
  14. Thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành và triển khai các Quyết định như sau: - Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đề án Quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy định công tác trực ban phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố; - Quyết định số 5116/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển và trong vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh; - Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Quyết định số 3402/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020; - Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đồng thời bố trí lực lực sẵn sàng ứng phó, trực ban, thông tin liên lạc được thông suốt và đảm bảo an toàn tại cơ quan trong mùa mưa bão. Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập Ban phòng chống, khắc phục thiên tai và sự cố môi trường theo Quyết định số 557/QĐ- TNMT-VP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời thực hiện Quyết định 2260/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố và Quyết định 2261/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thống kê các kho tàng, kho hóa chất, các bãi rác trên địa bàn thành phố và yêu cầu các đơn vị sở hữu lập phương án 11
  15. đảm bảo an toàn khi mưa, áp thấp nhiệt đới, bão và bão rất mạnh gây ngập úng trên diện rộng.21 Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã giành được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển sản xuất, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong giai đoạn 2011 – 2015, Thành phố đã quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cần Giờ, đẩy mạnh phát triển chương trình cá cảnh của thành phố. Từ cuối năm 2016 Thành phố đầu tư xây dựng Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Trên lĩnh vực xây dựng, phát triển cảng biển, vận tải biển và cơ sở hạ tầng phục vụ Chiến lược biển, Thành phố đã tập trung nâng cao và phát triển tăng khả năng hoạt động của cảng Cát Lái và Hiệp Phước nhằm đáp ứng yêu cầu ngành giao thông hàng hóa của khu vực. Nhờ vậy, Cảng Tân Cảng - Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào dịch vụ kho bãi và trung tâm phân phối hàng hóa; Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước kết nối các tuyến đường vành đai và hàng loạt khu công nghiệp, là nơi tập trung hàng hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các khu công nghiệp ở phía Nam thành phố. Ngoài ra, đang triển khai đầu tư Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá huyện Cần Giờ tại Sông Đồng Đình, sông Dinh Bà. Đối với hệ sinh thái ven biển Cần Giờ, từ năm 2008 Thành phố tập trung quản lý khu dự trữ sinh quyển, phát triển bền vững rừng phòng hộ, rừng ngập mặn huyện Cần Giờ. Tính đến cuối năm 2016, Thành phố đã hoàn thành Dự án “Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ”. Huyện Cần Giờ thực hiện tốt Dự án “Chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ”, đồng thời tiến hành xây dựng phương án “Tổ chức, quản lý sử dụng bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Huyện xây dựng mô hình thí điểm và phương án tỉa chăm sóc và trồng chuyển hóa để nâng cao chất lượng rừng ngập mặn Cần Giờ. Thực 21 Lược trích Báo cáo số 1142 /UBND-ĐT, ngày 07 tháng 3 năm 2017 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. 12
  16. hiện khảo sát và xây dựng Đề án bảo tồn, nâng cấp và phát triển rừng ngập mặn ven biển. Thông qua Chương trình phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ đã hoàn chỉnh đường rừng Sác, và tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường nhánh kết nối đường rừng Sác với các trung tâm xã. Từ năm 2016, Thành phố chỉ đạo triển khai dự án Xây dựng Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ với quy mô 600 ha và đang xây dựng dự án mở rộng 1048 ha. Hằng năm có tiến hành nạo vét luồng Soài Rạp đảm bảo tàu có trọng tải lớn ra vào cảng Hiệp Phước và đang đầu tư phát triển “Xây dựng khu du lịch sinh thái biển Cần Thạnh”. Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vùng trời, các vùng biển và hải đảo, từ năm 2007 đến nay, hằng năm Thành phố đã thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc vùng biển, đảo, ven biển. Trong những năm đổi mới, các đồn, trạm Biên Phòng và các lực lượng có liên quan đến công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Thành phố đã phối hợp với nắm tình hình trên biển, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, vùng biển, cửa khẩu cảng của thành phố, sẵn sàng đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động xâm phạm an ninh chủ quyền quốc gia, phát hiện xử lý kịp thời các hoạt động trái phép trên biển, quản lý bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên biển, tham gia thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm - cứu nạn trên biển. Đồng thời, các lực lượng chức năng còn kiểm soát, giám sát chặt chẽ các hoạt động của tàu, thuyền nước ngoài ra vào hoạt động trong khu vực vùng biển, cửa khẩu cảng. Biên Phòng và các lực lượng có liên quan đến công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Thành phố còn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và các Sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch huy động nhân lực, tàu thuyền dân sự tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cần Giờ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; xây dựng và triển khai “Kế hoạch bảo vệ Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, vùng biển, vùng trời Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”; lập Đề án xây dựng khu vực dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng, an 13
  17. ninh vùng biển, ven biển, thực hiện tốt công tác nắm và quản lý hệ thống công trình chiến đấu do địch để lại; lập dự án xây dựng các công trình chiến đấu theo quy hoạch tuyến phòng thủ bờ biển Cần Giờ; thực hiện Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ hiện có 04 khu vực nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh và triển khai bố trí lực lượng, phương tiện quân sự khi có tình huống xảy ra. Trong hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện Đề án “Điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển và ven biển, phòng chống thiên tai khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”. Thành phố đầu tư kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, tiếp cận các hướng nghiên cứu và công nghệ mới. Từ năm 2007 đến nay, theo chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học trên địa bàn thành phố thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ biển và hải đảo Việt Nam, trong đó có 02 nhiệm vụ nghiên cứu về năng lượng, 03 nhiệm vụ về vệ sinh môi trường, 04 nhiệm vụ về bảo vệ chủ quyền biển đảo nhằm phục nhu cầu của người dân cũng như bộ đội đóng quân trên quần đảo Trường Sa. Trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới ở Cần Giờ đã có những nghiên cứu quan trọng như: “Nghiên cứu về đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cần Giờ”. Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ. Kết quả đã xác định được số lượng loài, cấu trúc phân bố loài và tính đa dạng trong phân khu. Đánh giá chất lượng rừng Đước trồng thuần loại, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được hiện trạng sinh trưởng của rừng Đước, đồng thời thử nghiệm ba mô hình kỹ thuật lâm sinh (qui mô 20 ha) nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng Đước Cần Giờ 14
  18. và đề xuất mô hình áp dụng kỹ thuật lâm sinh có triển vọng rút ra từ các mô hình thử nghiệm. Thành phố cũng triển khai đề tài Nghiên cứu gây trồng một số loài cây bản địa phòng chống sạt lở ven sông rạch ở huyện Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệu quả của mô hình thí nghiệm ở xã Hiệp Phước sau 2 năm đã có tác dụng lớn trong việc tạo bồi lắng và hạn chế được sạt lở. Nghiên cứu hiện trạng và đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo loài Sâm đất tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Đánh giá được hiện trạng phân bố, trữ lượng và các yếu tố sinh thái môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của Sâm đất và vai trò của Sâm đất đối với rừng ngập mặn Cần Giờ, xây dựng bản đồ dự báo vùng phân bố của sâm đất tại Cần Giờ và đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn lợi sâm đất tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Nghiên cứu về giá trị kinh tế của thực vật rừng ngập mặn, vấn đề kinh tế xã hội và môi trường, các mô hình kinh tế nông lâm nghiệp. Kết quả của đề tài “Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ” là cơ sở để tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2012 về ban hành Quy định về nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối trong rừng phòng hộ Cần Giờ. Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng ngập mặn trong khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu đã tính toán được giá trị hấp thụ CO2 trung bình của 1 hecta rừng và đề xuất được giá trị kinh tế tương đương. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc rừng ngập mặn với các yếu tố môi trường làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ vùng cửa sông ven biển huyện Cần Giờ. Kết quả đề tài cung cấp phương pháp để nghiên cứu cấu trúc trên cơ sở định lượng cũng như nghiên cứu các yếu tố môi trường với cấu trúc rễ và biện pháp xử lý để cho rừng phát triển khi nước biển dâng cao. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ và đề xuất các giải pháp bảo vệ. Kết quả nghiên cứu đã mô phỏng được phân 15
  19. bố thành phần loài và diễn thế rừng ngập mặn tương ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu đồng thời đề xuất các giải pháp bảo vệ phù hợp. Xây dựng mô hình nuôi nhông cát sinh sản và thương phẩm trên nền đất cát ven biển Cần Giờ. Sản phẩm của nghiên cứu là quy trình nuôi vỗ và sinh sản Nhông cát trong điều kiện bán hoang dã, ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh và Sổ tay chuyển giao quy trình. Thử nghiệm nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ. Trung tâm Khuyến nông thành phố đã hỗ trợ con giống và triển khai chuyển giao quy trình cho 30 hộ dân, đồng thời hỗ trợ kinh phí để triển khai mô hình nuôi cua bằng thức ăn tổng hợp cho các hộ dân tại huyện Cần Giờ. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối tại huyện Cần Giờ. Sản phẩm chính của nghiên cứu là quy trình sản xuất muối trải bạt thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Cần Giờ. Năng suất: 80 - 100 tấn/ha cùng với tài liệu hướng dẫn quy trình sản xuất muối theo phương pháp kết tinh trải bạt thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (FORMIS) cho Thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm nghiên cứu là Hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp bằng phần mềm FORMIS về các nội dung sau: cơ sở dữ liệu thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp; cơ sở dữ liệu chỉ thị liên ngành; rừng và rừng ngập măn; dữ liệu về các đề tài nghiên cứu khoa học; dữ liệu về luật và thủ tục hành chính, ... Đơn vị chủ trì nghiên cứu đã tập huấn sử dụng phần mềm cho các cơ sở quản lý lâm nghiệp thành phố. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sấy nâng cao chất lượng sản phẩm Cá Dứa khô tại Cần Giờ. Sản phẩm của nghiên cứu là quy trình công nghệ sấy khô Cá Dứa một nắng và Hệ thống sấy cá dứa sử dụng nguồn năng lượng kết hợp điện và năng lượng mặt trời năng suất 100 kg cá tươi/mẻ. Trong năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được hiện trạng và đề xuất được các giải pháp quản lý, khai thác hợp lý và bảo vệ thích 16
  20. hợp tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất ngập nước, tài nguyên nước mặt, tài nguyên sinh vật, nguồn lợi thủy sản. Thành phố đã triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng trên biển, đảo và vùng ven biển theo tinh thần Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, Ủy ban nhân dân thành phố đang thực hiện dự án Nâng cấp tuyến kè biển thành tuyến đê biển huyện Cần Giờ. Tính đến cuối năm 2016, thành phố đã xây dựng được tuyến kè đá bảo vệ bờ biển tại huyện Cần Giờ với tổng chiều dài 16km. Tuyến kè đang ổn định, phát huy tốt hiệu quả trong việc ngăn nước biển dâng do bão, triều cường, chống xâm thực, hạn chế xói lở bờ biển bảo vệ khu dân cư, đường giao thông và khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nhân dân. Trong hai năm (2016 - 2017) Thành phố đã chỉ đạo thực hiện Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển huyện Cần Giờ ; xin chủ trương quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đối với phạm vi toàn bộ khu vực ven biển tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, thuộc khu vực phía Nam của huyện Cần Giờ (trong đó có dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ 1.080ha tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) với quy mô nghiên cứu là 2.870ha. Trong lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong thời kỳ đổi mới nhiệm vụ, Thành phố còn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và phổ biến thông tin về biển, đảo. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của thành phố năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến kiến thức về động đất, sóng thần, phòng chống thiên tai; phổ biến Luật khí tượng thủy văn năm 2015; tuyên truyền về Ngày khí tượng thế giới năm 2016 với chủ đề “Đối mặt với tương lai: nóng hơn, khô hơn, mưa lũ nhiều hơn” cho đại diện các Sở ngành; Phòng Tài nguyên và Môi trường quận huyện; Quận đoàn; Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2