Đổi mới nội dung giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ theo hướng tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
lượt xem 1
download
Bài viết "Đổi mới nội dung giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ theo hướng tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế" khẳng định vai trò của môn học Kiểm toán nội bộ, khái quát về các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế Kiểm toán nội bộ, trình bày thực trạng nội dung giảng dạy học phần Kiểm toán nội bộ tại một số trường Đại học Việt Nam và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế vào nội dung giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới nội dung giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ theo hướng tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế
- ĐỔI MỚI NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC KIỂM TOÁN NỘI BỘ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỨNG CHỈ NGHỀ NGHIỆP QUỐC TẾ ThS. Trần Ngọc Lan1 TS. Nguyễn Thị Cẩm Thúy2 Tóm tắt Bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập kinh tế quốc tế , nền giáo dục thế giới đang có sự chuyển biến nhanh theo xu thế thời đại. Đương đầu với sự cạnh tranh, các trường đại học ở Việt Nam đang đứng trước những vận hội, thời cơ và thách thức mới. Do vậy, các trường đại học phải luôn đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo để khẳng định vị thế bằng việc cung ứng cho thị trường lao động những sản phẩm đào tạo chất lượng cao. Việc xây dựng, đổi mới mô hình, nội dung chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh mới là cấp thiết hiện nay. Bài viết này khẳng định vai trò của môn học Kiểm toán nội bộ, khái quát về các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế Kiểm toán nội bộ, trình bày thực trạng nội dung giảng dạy học phần Kiểm toán nội bộ tại một số trường Đại học Việt Nam và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế vào nội dung giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ. Từ khóa: kiểm toán, kiểm toán nội bộ, tích hợp, chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế 1. Giới thiệu Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một bộ phận của khoa học kiểm toán, có vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp, là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập nhằm gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ. KTNB giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu đề ra nhờ vào việc áp dụng các phương pháp, thiết kế các hệ thống và nâng cao hiệu quả các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị. Khác với kiểm toán độc lập hướng mục tiêu đến việc làm tăng thêm sự tin cậy và tín nhiệm của các cổ đông và các bên liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp bằng cách đưa ra các ý kiến độc lập về báo cáo tài chính, KTNB có mục tiêu đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát. KTNB là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của doanh nghiệp. KTNB chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và 1 Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh 2 Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh 465
- hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro. Hơn nữa, KTNB giúp chủ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp doanh nghiệp hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Điều này cung cấp cho Hội đồng quản trị, các quản lý cấp cao sự đảm bảo giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với tổ chức và các bên liên quan. Vì vậy, KTNB được ví như ngọn hải đăng soi đường cho con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng giữa những cơn bão biển thị trường kinh doanh. Trên thế giới, KTNB đã có mặt từ rất lâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thế giới, sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý kinh tế đã đánh giá lại các mô hình và thấy được vai trò của quản trị rủi ro cũng như vai trò của KTNB đã trở nên ngày càng quan trọng. Tại Việt Nam, khi mà nền kinh tế càng ngày càng hội nhập và cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao năng lực thì KTNB đang được xem là xu hướng. KTNB trong doanh nghiệp không chỉ là việc lập báo cáo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản trị rủi ro của doanh nghiệp mà KTNB còn có trách nhiệm kiểm soát, đánh giá rủi ro, tư vấn và báo cáo toàn bộ các rủi ro và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiến thức về KTNB là hết sức cần thiết trong chương trình đào tạo cả theo hướng nghiên cứu học thuật tại các trường Đại học, Cao đẳng và theo hướng ứng dụng thực tiễn tại các Tổ chức nghề nghiệp. Để nhân lực ngành kế toán - kiểm toán có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng tốt và thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và toàn cầu hóa, việc gắn kết giữa đào tạo học thuật và đào tạo nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán là cần thiết. KTNB là một ngành học có tính thực tế cao, vấn đề tích hợp các nội dung đào tạo mới và hiện đại trong chương trình đào tạo sẽ giúp các Trường Đại học nhanh chóng đạt được mục tiêu là hội nhập quốc tế trong giáo dục; đào tạo kiến thức chuyên sâu, phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế; đem đến cơ hội có thêm chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế song song với bằng cử nhân khi kết thúc khóa học nhằm gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. 2. Khái quát về các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế đào tạo về kiểm toán nội bộ Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đã được giới thiệu ở Việt Nam. Có thể kể đến như: Chứng chỉ Kế toán quốc tế ICAEW ACA do Viện Kế toán công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales cấp, Chứng chỉ Kế toán quốc tế ACCA do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc cấp, Chứng chỉ Kế toán quản trị công chứng Anh quốc CIMA do Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh quốc cấp, … Đào tạo về KTNB, có chứng chỉ Kiểm toán nội bộ công 466
- chứng CIA được cấp bởi Hiệp hội Kiểm toán nội bộ IIA. Chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế này có các đặc điểm như sau: Một là, chứng chỉ nghề nghiệp này được cấp bởi tổ chức uy tín trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trên thế giới. Cụ thể, chứng chỉ KTNB công chứng CIA và chứng chỉ KTNB ứng dụng AIA được cấp bởi Hiệp hội Kiểm toán nội bộ IIA, là tổ chức nghề nghiệp duy nhất được thế giới công nhận về KTNB. IIA được thành lập năm 1941 và hiện có hơn 185.000 hội viên đến từ hơn 190 quốc gia. Hai là, nội dung chương trình học CIA bao gồm 3 học phần riêng biệt. Chúng tách biệt nhau và không nhất thiết phải học theo thứ tự. Học phần 1: Internal audit basics. Học phần này nhằm mục đích trang bị các kiến thức căn bản về kiểm toán nội bộ. Bao gồm các môn học như: IIA mandatory guidance, Internal control and risk, Conducting internal audit engagement-audit tools and techniques, Revision and mock exams. Học phần 2: Internal audit practice. Học phần 2 cung cấp những kiến thức thực tế trong quá trình làm việc tại vị trí kiểm toán nội bộ. Bao gồm các môn học như: Managing internal audit function, Managing individuals engagement, Fraud risks and controls, Revision and mock exams Học phần 3: Internal audit knowledge elements. Học phần này giúp trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan đến môi trường kinh doanh, quản trị rủi ro, cấu trúc tổ chức doanh nghiệp, các kỹ năng cần thiết để trở thành một kiểm toán viên nội bộ quốc tế. Các môn học trong học phần 3: Governance/ business ethics, Risk management, organizational structures/business processes and risks communication, Management /leadership principles, It/business continuity, Finance management, Global business environment, Revision and mock exams. Ba là, để nhận chứng chỉ Kiểm toán nội bộ công chứng CIA, học viên cần hoàn tất các môn học trong chương trình đào tạo. Người học có thể học offline, online hoặc qua các trung tâm đào tạo đạt chuẩn do Hiệp hội Kiểm toán nội bộ công nhận. Tài liệu học gồm sách giáo trình là tài liệu gốc CIA Learning System và các nguồn học liệu trực tuyến, ngân hàng đề thi được cập nhật hàng năm do Hiệp hội IIA phát hành. Ngoài những buổi học bồi dưỡng kiến thức, lớp học còn tổ chức những buổi học định hướng, hướng dẫn ngoài giờ, hỗ trợ thi thử và phần tự học. Bốn là, điều kiện tham gia thi cấp chứng chỉ này đều đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, quản trị với thời gian ít nhất là 2 năm. Với phương thức đào tạo như vậy đã giúp người học mở rộng kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp theo 467
- tiêu chuẩn hành nghề quốc tế. Góp phần gia tăng thu nhập cá nhân đáng kể với cơ hội nghề nghiệp rộng mở tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia trên thế giới cho những người nhận chứng chỉ KTNB công chứng CIA. 3. Thực trạng giảng dạy Kiểm toán nội bộ tại một số trường Đại học ở Việt Nam Theo tìm hiểu của Tác giả, Kiểm toán nội bộ là môn học bắt buộc trong các chương trình đào tạo chuyên ngành Kiểm toán của một số trường Đại học ở Việt Nam như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại... Về nội dung giảng dạy, ở bậc Đại học, sinh viên chuyên ngành Kiểm toán các trường được trang bị kiến thức khá đầy đủ về các vấn đề cơ bản của Kiểm toán nội bộ như: (1) Khái quát những vấn đề cơ bản của kiểm toán nội bộ, sự ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đối với kiểm toán nội bộ trong tổ chức và vai trò của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động kiểm soát cũng như vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị công ty; (2) Giới thiệu bản chất, các chuẩn mực nghề nghiệp của KTNB; vai trờ, chức năng của KTNB và Kiểm toán viên nội bộ; (3) Các vấn đề về tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp như Tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ (Mô hình tổ chức bộ phận KTNB trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa bộ phận KTNB và Ủy ban kiểm toán trong doanh nghiệp, yêu cầu và lựa chọn kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp), Thiết lập cơ sở thực hiện chức năng KTNB (Xác định phạm vi của KTNB, lựa chọn cách tiếp cận của KTNB, phát triển chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán cho chức năng KTNB); (4) Nội dung và trình tự kiểm toán nội bộ (chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, giấy làm việc trong KTNB); (5) Thu thập bằng chứng kiểm toán trong KTNB (bằng chứng kiểm toán và yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán nội bộ); (6) Lập báo cáo kiểm toán nội bộ (khái quát về báo cáo KTNB như mục đích, phân loại, phương pháp tiếp cận viết báo cáo KTNB và nguyên tắc lập báo cáo KTNB); nội dung và trình tự viết báo cáo KTNB; cải thiện hiệu quả quá trình lập báo cáo kiểm toán. Như vậy, nội dung giảng dạy học phần Kiểm toán nội bộ trong các trường Đại học hiện nay được thiết kế tương đối đầy đủ, bao quát các nội dung cơ bản của Kiểm toán nội bộ, tiếp cận gần với nội dung đào tạo của chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Đây sẽ là điều kiện tiền đề giúp sinh viên có khả năng được miễn một số môn trong học phần 1: Internal audit basics, từ đó có thể rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình đào tạo. Về phương pháp giảng dạy, đào tạo trình độ đại học hiện nay phần lớn giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống là truyền thụ kiến thức. Sau khi học lý thuyết, sinh viên luyện tập thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập. Việc nghiên cứu, thảo 468
- luận tình huống hoặc làm việc nhóm thường được thực hiện không thường xuyên do hạn chế về thời gian và ý thức, tinh thần học tập của sinh viên. Từ những khái quát về nội dung và phương pháp giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ cho thấy định hướng đào tạo chưa được phân chia rõ ràng theo mục tiêu là định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng. Theo định hướng nghiên cứu, chương trình đào tạo cần chú trọng chủ yếu vào các kiến thức nền tảng và phương pháp luận từ đó tạo thành cơ sở vững chắc để giải quyết các vấn đề của thực tế. Theo định hướng ứng dụng, người học cần được trang bị đầy đủ các kỹ năng chuyên môn cần thiết để có thể làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp. Vì vậy, việc xác định rõ mục tiêu đào tạo từ đó xây dựng chương trình đào tạo và nội dung, phương pháp giảng dạy từng học phần cụ thể là hết sức quan trọng. Nếu mục tiêu đào tạo là tăng cường khả năng ứng dụng ở bậc Đại học, nội dung và phương pháp giảng dạy các học phần chuyên ngành kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng cần được đổi mới theo hướng tăng cường tích hợp với các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. 4. Một số đề xuất nhằm tăng cường tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế vào giảng dạy học phần Kiểm toán nội bộ trong các trường Đại học Qua tìm hiểu chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế và so sánh với thực tiễn giảng dạy môn học Kiểm toán nội bộ tại các trường Đại học, Tác giả xin đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như sau: Thứ nhất, về mục tiêu đào tạo: Các trường đại học cần xác định rõ ràng mục tiêu đào tạo cử nhân chuyên ngành Kiểm toán theo định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng để phù hợp với định hướng đào tạo của Nhà trường và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Thứ hai, về phương pháp dạy và học: Các trường đại học cần đề cao phương pháp dạy học tích cực bằng cách tăng cường các bài tập tình huống, trao đổi đa chiều giữa người dạy và người học, giữa các người học với nhau để nắm vững kiến thức lý luận và biết cách vận dụng vào thực tế công việc. Cùng với đó, các trường cần nâng cao vai trò của Tiếng Anh trong chương trình đào tạo. Cụ thể, nhà trường cần sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy các học phần chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán nói chung và Kiểm toán nội bộ nói riêng, áp dụng chuẩn ngoại ngữ đầu vào như là một điều kiện để theo học các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh. Khi đó, sinh viên dễ dàng tiếp cận được với các tài liệu học tập quốc tế của các Hiệp hội nghề nghiệp và trung tâm đào tạo cung cấp và khả năng ngoại ngữ chuyên ngành của nâng cao. 469
- Thứ ba, về đội ngũ giảng viên: các trường đại học cần chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và trình độ ngoại ngữ. Cùng với đó, trường cần có cơ chế thích hợp để thu hút sự phối hợp của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm thực tế, có chứng chỉ hành nghề quốc tế tham gia giảng dạy một số chuyên đề trong chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán. Điều này sẽ tạo hứng thú hơn cho người học và có sự gắn kết việc học với thực tiễn. Thứ tư, về việc hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp: Các trường đại học cần tăng cường hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ giảng viên, trang bị kỹ năng chuyên môn cần thiết cho sinh viên cũng như mang lại cơ hội trải nghiệm và thực hành trong môi trường thực tế. Cùng với đó, các đơn vị đào tạo cần kết nối với các doanh nghiệp để đưa sinh viên đến thực tập, nhằm nâng cao kiến thức thực tế. Ngoài ra, có thể mở các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, các khóa đào tạo kỹ năng mềm,…đễ hỗ trợ sinh viên thể hiện tốt khả năng của bản thân. Kết luận Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các học phần Kế toán, Kiểm toán nói chung và Kiểm toán nội bộ nói riêng theo hướng tích hợp với các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, đáp ứng nhu cầu về lao động chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng là hết sức cần thiết. Bài viết của Tác giả hi vọng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chứng chỉ Kiểm toán nội bộ CIA, https://kiemtoannoibo.org.vn/chung-chi-kiem-toan-noi-bo-cia/ 2. Đại học Bách khoa Hà Nội, Đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội, https://www.hust.edu.vn/hung-bai-viet-ht-n/- /asset_publisher/AKFI5qRls1e8/content/-oi-moi-chuong-trinh-ao-tao-ap-ung-nhu- cau-cua-nguoi-hoc-va-xa-hoi?inheritRedirect=false 3. Đức Việt (2021), Kế toán, kiểm toán trong hội nhập kinh tế quốc tế, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ke-toan-kiem-toan-trong-hoi-nhap-kinh-te- quoc-te-97658.html 4. PWC, Kiểm toán nội bộ, https://www.pwc.com/vn/vn/services/risk-assurance/internal-audit.html 5. Smarttrain, Vai trò và chức năng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, https://smarttrain.edu.vn/vai-tro-va-chuc-nang-cua-kiem-toan-noi-bo-trong-doanh-nghiep/ 6. Thuỳ Lê (2021), Nâng tầm ảnh hưởng của kiểm toán nội bộ, http://baokiemtoannhanuoc.vn/kiem-toan-trong-nuoc/nang-tam-anh-huong-cua- kiem-toan-noi-bo-148931 470
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Đỗ Thiên Anh Tuấn
22 p | 315 | 79
-
Bài giảng môn học Kế toán hành chính sự nghiệp - Lương Thị Thu Phương
142 p | 116 | 24
-
Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
122 p | 33 | 14
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
42 p | 169 | 13
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tìm hiểu phương pháp tính giá
88 p | 156 | 13
-
Tài liệu giảng dạy môn Tín dụng ngân hàng: Phần 2 - Trường ĐH Trà Vinh
42 p | 16 | 11
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
50 p | 133 | 8
-
Tài liệu giảng dạy môn Tín dụng ngân hàng: Phần 2 - Trường ĐH Trà Vinh (2015)
46 p | 14 | 6
-
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán theo yêu cầu hội nhập: Phần 2
128 p | 14 | 6
-
Ứng dụng kỹ thuật KLW vào dạy học phần bảo hiểm xã hội
7 p | 34 | 5
-
Bài giảng Lập kế hoạch ngân sách và quản lý tài chính: Phân tích báo cáo tài chính
20 p | 14 | 4
-
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại các trường đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế
10 p | 14 | 4
-
Bài giảng Kế toán: Chương 2 - Chứng từ số sách kế toán
28 p | 13 | 3
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Kế toán thuế
88 p | 43 | 3
-
Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học Kế toán tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
5 p | 9 | 3
-
Sự cần thiết về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ 4.0
7 p | 12 | 3
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Kế toán thuế theo hướng tiếp cận thực tiễn
8 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn