JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0234<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 139-146<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÔI NÉT VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN<br />
KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CHO TRẺ 18 - 24 THÁNG<br />
<br />
Nguyễn Lan Dung1 , Nguyễn Thị Thanh Bình2<br />
1 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh<br />
2 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Tóm tắt. Kĩ năng vận động tinh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ mầm non.<br />
Cụ thể, vận động của đôi tay được phát triển tốt sẽ thúc đẩy trẻ phát triển trí não, ngôn ngữ,<br />
kĩ năng tự phục vụ và các kĩ năng sống khác. Bài viết trình bày đặc điểm phát triển kĩ năng<br />
vận động tinh, cũng như đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ<br />
lứa tuổi 18 - 24 tháng.<br />
Từ khóa: Kĩ năng vận động tinh, trẻ 18-24 tháng, kĩ năng sống<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong những năm gần đây, vấn đề về những biện pháp nhằm phát triển kĩ năng vận động<br />
tinh cho trẻ nhỏ đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.<br />
Cụ thể là đã có nhiều công trình khoa học, ấn phẩm liên quan đến vấn đề này.<br />
Maria Montessori - một bác sĩ đồng thời là một nhà giáo dục người Ý cho rằng trẻ nhỏ, đặc<br />
biệt là trong giai đoạn trước 3 tuổi cần “làm việc” trong môi trường có học cụ là vật thật thu nhỏ,<br />
nhằm hướng đến việc trẻ tự mình chăm sóc bản thân và tham gia lao động vừa sức qua đó phát<br />
triển kĩ năng vận động tinh [4].<br />
Moira Pieterse (1989) đã nghiên cứu về vận động tinh tập trung vào việc can thiệp và trị<br />
liệu. Tài liệu “Từng bước nhỏ một-Kĩ năng vận động tinh” của tác giả dùng cho trẻ bị suy yếu thị<br />
lực hoặc bị hạn chế khả năng điều khiển vận động. Tài liệu này cung cấp cách đánh giá, nguyên lí<br />
thực hiện các bài tập đảm bảo trẻ được thực hành mọi lúc mọi nơi [5].<br />
Tiến sĩ Đặng Hồng Phương đã tổng hợp một số công trình nghiên cứu ngoài nước về kĩ<br />
năng vận động tinh cho trẻ nhỏ. Tiêu biểu như công trình Joanne M. Landy, Keith R. Buridge với<br />
các hoạt động vận động tinh thú vị dành cho trẻ gặp khó khăn về kĩ năng vận động tinh lẫn trẻ có<br />
sự phát triển bình thường; Audrey C. Rule và Roger A. Stewart cùng với nghiên cứu chứng minh<br />
việc luyện tập trên công cụ có ngay trong gia đình có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển kĩ năng vận<br />
động tinh; Mojgan Farahbod Asghar Dadkhah với thực nghiệm khẳng định sự tác động tích cực<br />
của trò chơi học tập đến tốc độ thực hiện thao tác vận động tinh ở trẻ [1].<br />
Julie Bullard, tác giả của sách mang tựa đề “Creating Environments for Learning: Birth to<br />
Age Eight” (2013) (Xây dựng môi trường học tập cho trẻ từ sơ sinh đến 8 tuổi) coi việc phát triển<br />
Ngày nhận bài: 15/8/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.<br />
Liên hệ: Nguyễn Lan Dung, e-mail: landung0810@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
139<br />
Nguyễn Lan Dung, Nguyễn Thị Thanh Bình<br />
<br />
<br />
kĩ năng vận động tinh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ thơ. Vì vậy tác giả đã đưa<br />
ra những gợi ý trong cách thiết kế môi trường và tổng hợp những trò chơi phát triển từng khả năng<br />
riêng lẻ của kĩ năng vận động tinh cho trẻ mầm non [3].<br />
Tại Việt Nam, quan tâm đến sự phát triển những kĩ năng vận động tinh cho trẻ có tiến sĩ Hồ<br />
Lam Hồng. Bài báo của tác giả mang tên “Trò chơi ngón tay với sự phát triển trẻ mầm non”, nêu<br />
bật ý nghĩa của trò chơi ngón tay, cũng như một số loại trò chơi tiêu biểu nhằm phát triển cơ tay<br />
cho trẻ [2].<br />
Là một người nghiên cứu quan tâm đến trẻ ấu nhi, tác giả Phùng Thị Tường đã cho ra đời<br />
quyển sách “Các trò chơi và hoạt động cho trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi theo chủ đề”. Tác giả đã thiết<br />
kế bốn bài tập luyện khéo léo của bàn tay, ngón tay cho trẻ 18 - 24 tháng bao gồm lật giở sách,<br />
cài cúc áo, xé lá, giấy, đếm các ngón tay và ba trò chơi dân gian luyện cơ tay như “Chi chi chành<br />
chành”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Con sên”; một số trò chơi khác liên quan đến việc luyện tập vận động<br />
của đôi tay được thực hiện trong hoạt động với đồ vật như: lắp cây nấm, xếp chồng; xếp đường đi,<br />
xâu vòng, lồng hộp [6].<br />
Nhìn chung, có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến việc phát triển kĩ<br />
năng vận động tinh cho trẻ có nhu cầu đặc biệt và trẻ mầm non, họ đã tổng hợp được các trò chơi,<br />
các hoạt động giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động tinh, nhưng đến nay vấn đề về biện pháp cụ thể<br />
nhằm phát triển kĩ năng vận động tinh ở trẻ 18 - 24 tháng vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy<br />
đủ. Do đó, bài báo này sẽ tiến hành tổng hợp những biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh<br />
cho trẻ 18 - 24 tháng trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về những vấn đề có liên quan.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Sự phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 18- 24 tháng<br />
Trong công trình nghiên cứu “Creating environments for learning: Birth to age eight”, Julie<br />
Bullard đã đưa ra nhận định rằng kĩ năng vận động tinh bao gồm sự chuyển động phối hợp khéo léo<br />
của các ngón tay, bàn tay và cánh tay; đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo và sự kiểm soát của trí óc [3].<br />
Moira Pieterse đã chỉ ra rằng kĩ năng vận động tinh là sự kết hợp các vận động của các cơ<br />
nhỏ ở mắt và ở tay. Kĩ năng vận động tinh còn là kĩ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón<br />
tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như là: viết, vẽ, may hoặc cởi nút áo. Như vậy,<br />
kĩ năng vận động tinh là khả năng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác [5].<br />
Trên cơ sở những khái niệm nên trên, bài viết này chỉ đi vào phân tích kĩ năng vận động<br />
tinh của trẻ 18 - 24 tháng ở mức độ là năng lực thực hiện hành động bằng các nhóm cơ nhỏ của<br />
bàn tay, ngón tay phối hợp với cơ mắt một cách tinh tế và chính xác.<br />
Nhằm tìm hiểu về đặc điểm phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 18 - 24 tháng ở trường<br />
mầm non, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận và tiến hành quan sát 30 trẻ 18 - 24 tháng và phỏng<br />
vấn giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Bambi-K300,<br />
Mầm Non 1 (quận Tân Bình); mầm non Nhiêu Lộc; mầm non Phượng Hồng (quận Tân Phú); mầm<br />
non Con Mèo Vàng (quận 10) từ tháng 1 đến tháng 4/2015. Những cơ sở lí luận và thực tiễn đã<br />
cho thấy kĩ năng vận động tinh của trẻ 18 - 24 tháng phát triển như sau:<br />
Đầu 18 tháng, trẻ có khả năng phối hợp hai bàn tay để điều khiển các vật ở mức độ đơn<br />
giản, chẳng hạn như khi lật sách, trẻ biết dùng một tay giữ sách, tay còn lại lật sách; kéo khóa bằng<br />
thao tác một tay cầm ví, một tay kéo khóa để mở và đóng ví trong điều kiện đầu khóa kéo dài để<br />
trẻ cầm không bị tuột tay. Vào giai đoạn đầu này, trẻ có khả năng sử dụng lực của bàn tay, ngón tay<br />
tay để bóp đồ chơi chút chít. Trẻ chưa có khả năng xoay, vặn nắp chai, hộp bánh, mà chỉ mới đặt<br />
<br />
140<br />
Đôi nét về việc phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 18 - 24 tháng<br />
<br />
<br />
được nắp lên miệng chai, hộp.<br />
Khi trẻ càng lớn, trẻ càng thực hiện được các vận động phối hợp khéo léo của tay như: tập<br />
co, duỗi ngón tay, đan ngón tay; cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật; đóng mở nắp có ren; tháo lắp, lồng hộp<br />
tròn, vuông; xếp chồng 4 - 5 khối; vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay. Khi trẻ được khoảng<br />
20 tháng, trẻ bước đầu đã biết cách sử dụng công cụ đơn giản như cầm muỗng xúc ăn, đập búa,<br />
cầm chặt bút sáp để vẽ nguệch ngoạc. Tuy nhiên trẻ còn cầm bút màu bằng cả năm ngón tay và<br />
thường cầm ở vị trí đuôi bút.<br />
Khi gần lên hai, trẻ biết phối hợp hai tay trong hoạt động như dùng một tay vịn giấy, một<br />
tay cầm bút vẽ; xếp giấy đơn giản, trong đó trẻ phải sử dụng hai tay theo một loạt các động tác để<br />
đạt được kết quả như mong muốn. Cũng liên quan đến khả năng tiền tạo hình, nếu cho trẻ nhiều<br />
bút sáp màu thì trẻ với được màu nào thì sẽ dùng màu đó. Hiện tượng này là do trẻ chưa quan tâm<br />
đến công dụng của bút vẽ và chỉ tập trung vào sự vận động để biến đổi các đường nét. Các bé cầm<br />
bút còn sai tư thế như cầm chặt bằng năm ngón tay và các ngón tay đặt trên cán bút. Ở giai đoạn<br />
này, khả năng lật sách có sự tiến bộ ở việc trẻ không còn lật một lúc nhiều trang mà lật riêng từng<br />
trang sách. Đây cũng là lúc trẻ có thể sử dụng kĩ năng vận động tinh vào lao động tự phục vụ như<br />
kéo quần lên - xuống để đi vệ sinh; vặn nắp chai, lọ; vặn mở tay nắm cửa, đổ nước vào li; cầm<br />
muỗng để xúc thức ăn hoặc múc vật nhỏ từ vật chứa này sang vật chứa khác. Ở tuổi lên hai, trẻ có<br />
thể sử dụng ngón tay cái và ngón tay khác để nhặt những đồ vật nhỏ một cách chính xác - đơn cử<br />
như nhặt được cây kim gút lên bằng cách kẹp ngón tay cái và ngón tay trỏ. Lúc này, sự phối hợp<br />
mắt và tay của trẻ đã có sự tăng cường về độ chính xác trong vị trí chẳng hạn trẻ xếp được một tháp<br />
ngay ngắn gồm sáu khối vuông; xếp chồng được 2 - 3 khối trụ; tháo lắp; lồng được 3 - 4 hộp tròn.<br />
Khi trẻ gần hai tuổi, cùng với sự phát triển của tri giác, trí nhớ, trẻ dần dần thực hiện một loạt thao<br />
tác như khi muốn uống nước, trẻ có thể lấy li, ấn vòi nước, bưng li bằng hai tay, uống xong úp li.<br />
Trẻ có thể nghe hiểu và thực hiện theo yêu cầu của người lớn cần đến kĩ năng vận động tinh [5].<br />
Những đặc điểm phát triển trên cho thấy, chỉ trong vòng sáu tháng, kĩ năng vận động tinh<br />
của trẻ được tăng lên một cách đáng kể và nhanh chóng. Nhờ đó, các quá trình nhận thức, ngôn<br />
ngữ cùng các kĩ năng sống của trẻ được hình thành và phát triển theo.<br />
<br />
2.2. Vai trò của kĩ năng vận động tinh đối với sự phát triển của trẻ 18 - 24 tháng<br />
Kĩ năng vận động tinh có sự liên hệ với sự phát triển của não bộ. Khi các cơ nhỏ di chuyển,<br />
các tế bào não được kích thích và củng cố, và tăng cường sự phối hợp giữa các tế bào thần kinh và<br />
giữa các bộ phận của não. Thực tế là trong các ngón tay rất nhiều đầu dây thần kinh gửi các xung<br />
động trực tiếp đến não. Các trò chơi với bàn tay - ngón tay tác động đến các đầu dây thần kinh ảnh<br />
hưởng đến não bộ của trẻ và hoạt động của não sẽ được kích hoạt. Nhờ trò chơi với các ngón tay,<br />
trẻ thu nhận được các cảm giác, từ đó phát triển khả năng chú ý. Trong quá trình người lớn tương<br />
tác, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ, các mối quan hệ giữa người lớn và trẻ sẽ ngày càng tốt<br />
hơn. Nhiều công trình khoa học đã chỉ ra rằng vùng não cần cho việc học toán, đọc và các chức<br />
năng nhận thức khác được kích hoạt khi trẻ sử dụng kĩ năng vận động tinh [3]. Những trẻ em gặp<br />
khó khăn trong việc phối hợp cả hai bên trái - phải thì có thể gặp khó khăn khi hoàn thành nhiệm<br />
vụ sinh hoạt hàng ngày, các nhiệm vụ vận động thị giác và các hoạt động vận động thô. Hơn nữa,<br />
kĩ năng vận động tinh mang lại cho trẻ khả năng dùng dụng cụ để tự giải quyết các vấn đề đơn<br />
giản để đạt mục đích chẳng hạn dùng gậy để lấy vật, cũng như những vấn đề thưc tế xảy ra hàng<br />
ngày [5].<br />
Khi kĩ năng vận động tinh phát triển mạnh, trẻ sẽ dễ dàng sử dụng kĩ năng này trong hoạt<br />
động với đồ vật. Khi trẻ thao tác với đồ vật có chủ đích, trẻ sẽ dần dần tiếp thu các biểu tượng<br />
<br />
<br />
141<br />
Nguyễn Lan Dung, Nguyễn Thị Thanh Bình<br />
<br />
<br />
về hình dạng, kích thước và trọng lượng các đồ vật. Song song đó, trẻ sẽ nhận ra rằng so với vật<br />
nhẹ thì vật nặng sẽ đòi hỏi cần nhiều lực hơn để di chuyển; đối với các vật có kích thước nhỏ, trẻ<br />
nhận ra rằng chỉ cần dùng các ngón tay đã có thể di chuyển được. Một điều trẻ dễ dàng rút ra là trẻ<br />
có thể tháo rời hoặc ráp các bộ phận của một vật lại. Điều đó giúp trẻ khám phá chức năng, công<br />
dụng của các đồ vật trong thế giới xung quanh. Không dừng lại ở đó, vận động tinh giúp trẻ tăng<br />
khả năng sử dụng đồ vật như khả năng sử dụng kéo, muỗng, bút vẽ... Hơn nữa, nếu trẻ bị hạn chế<br />
về vận động tinh thì không chỉ các kĩ năng tiền học đường mà các kĩ năng học tập ở lớp 1 sẽ khó<br />
được hình thành. Chẳng hạn như kĩ năng viết, vẽ, lắp ráp, làm thủ công. . . cũng cần có nền tảng<br />
của kĩ năng vận động tinh [3]. Như vậy, kĩ năng vận động tinh càng phát triển, càng giúp trẻ tham<br />
gia đa dạng các hoạt động phức tạp từ đó nhận thức của trẻ sẽ được mở rộng hơn. Như vậy, tầm<br />
quan trọng của kĩ năng vận động tinh không chỉ khu trú trong lứa tuổi ấu nhi và mẫu giáo mà đây<br />
còn là tiền đề để hình thành các kĩ năng học tập ở bậc phổ thông.<br />
Kĩ năng vận động tinh là cơ sở hình thành kĩ năng tự phục vụ. Khi trẻ tự mình cài cúc áo,<br />
sử dụng bút vẽ, kéo khóa cặp, tự xúc cơm cũng là lúc nhiều hoạt động của tay, các ngón tay, và<br />
cổ tay đều tham gia vào các vận động đó [3]. Khi trẻ bước sang tuổi mẫu giáo cùng lúc với sự tự<br />
ý thức được phát triển, nếu trẻ không tự mặc áo, không tự xúc ăn được, không biết mang giày. . . ,<br />
trẻ sẽ có mặc cảm mình thất bại và không bằng bạn. Từ đó, trẻ càng ngại thực hiện hành động tự<br />
phục vụ và khi không được luyện tập như vậy, thì kĩ năng vận động tinh của trẻ càng mai một và<br />
trẻ sẽ thiếu kinh nghiệm chăm sóc bản thân và phải phụ thuộc vào người khác. Vô hình trung, trẻ<br />
bị vướng vào vòng luẩn quẩn không biết làm - ngại làm - từ đó càng không biết làm và kết quả là<br />
trẻ sẽ thua kém bạn bè. Như vậy, kĩ năng vận động tinh sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển<br />
tính tự trọng của trẻ.<br />
Trong sự phát triển của ngôn ngữ, hoạt động đôi tay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ,<br />
chất lượng của ngôn ngữ thu được. Sự phát triển vận động tinh thúc đẩy sự phát triển của mối liên<br />
kết giữa các bán cầu não. Khi đó, bán cầu não phải thu nhận một loạt các hình ảnh của các sự vật-<br />
hiện tượng và bán cầu não trái sẽ diễn đạt bằng lời và quá trình này xảy ra do sự gắn kết trên. Khi<br />
sự gắn kết này mạnh hơn, thì các xung thần kinh sẽ được truyền đi nhanh hơn, thường xuyên hơn,<br />
từ đó quá trình tư duy tích cực hay khả năng chú ý cao hơn. Hơn nữa khi trẻ thực hiện một vận<br />
động tinh nào đó với người lớn, trẻ sẽ được mở rộng vốn từ, rõ nhất là những động từ như xâu,<br />
xoay, vặn, xếp chồng,. . . và khả năng hiểu lời nói khi người lớn yêu cầu trẻ thực hiện vận động<br />
tinh.<br />
<br />
2.3. Đề xuất biện pháp phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 18 - 24 tháng<br />
Qua phỏng vấn, Cô T. T (lớp Sóc Nâu, Trường mầm non Con Mèo Vàng) và cô N.C. (lớp<br />
Sơn Ca 1, Trường mầm non Bambi-K300) có cùng ý kiến là nếu phụ huynh không phối hợp với<br />
nhà trường trong việc rèn luyện kĩ năng cho trẻ thì hiệu quả phát triển sẽ không cao. Vì vậy phát<br />
triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 18-24 tháng là một việc làm đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng<br />
bộ của nhà trường và gia đình. Các biện pháp sau đây được đề xuất dành cho giáo viên và phụ<br />
huynh.<br />
- Xây dựng môi trường đồ dùng-đồ chơi kích thích trẻ hoạt động<br />
+ Về việc trang bị đồ dùng - đồ chơi:<br />
Trang bị đồ dùng - đồ chơi bao gồm việc bổ sung và cất đồ dùng đồ chơi nếu không cần<br />
thiết. Những cơ sở để trang bị đồ dùng, nguyên vật liệu giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động tinh:<br />
Đồ dùng-đồ chơi được cung cấp cần tính đến khả năng kích thích trẻ thực hiện chuyển động<br />
đơn giản như vuốt, cầm nắm đến những thao tác cao hơn như đặt vào, lấy ra ngăn xếp lại, đổ qua<br />
<br />
142<br />
Đôi nét về việc phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 18 - 24 tháng<br />
<br />
<br />
đổ lại, chẳng hạn như các khối nhỏ, xô, li nhựa và nước. Đồ chơi - đồ vật phát triển vận động tinh<br />
cần có ở trong nhà và ngoài trời. Các nguyên vật liệu cần đa đạng để đáp ứng nhu cầu của từng cá<br />
nhân trẻ [3]. Nói cách khác, môi trường sẽ cung cấp nhiều sự lựa chọn với từng trẻ có những khả<br />
năng khác nhau.<br />
Lao động tự phục vụ có thể giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động tinh. Nhằm kích thích trẻ<br />
tự thực hiện dạng lao động này, các vật dụng đều phải nhỏ gọn, dễ di chuyển và phù hợp với chiều<br />
cao, tầm với của trẻ, trẻ có thể lấy bấy kì lúc nào. Điều đó không những khuyến khích trẻ nỗ lực<br />
tự lao động phục vụ bản thân vừa hạn chế sự chống đối vì phải bị động tiếp nhận sự chăm sóc của<br />
người lớn.<br />
Khi trẻ lên hai, trẻ không còn bị thu hút bởi hình dáng và màu sắc tươi mới của vật thể nữa.<br />
Ngược lại, trẻ lại có hứng thú với những vật thể nhỏ hoặc những đồ vật không mấy nổi trội [4].<br />
Điều đó có nghĩa là trong môi trường của trẻ 18-24 tháng nên có thêm những vật dụng nhỏ từ thiên<br />
nhiên như đậu phộng để trẻ tập bóp vỏ, trứng cút chín để trẻ lột vỏ, vỏ sò để trẻ dùng ngón tay lật<br />
úp ngửa, sỏi để trẻ tập cắp lên bằng ngón tay trỏ của hai bàn tay. . .<br />
Môi trường ở đây còn là áo quần, giày dép mà trẻ được mặc. Vì vậy, ngoài việc trang bị đồ<br />
chơi và sắp xếp môi trường đồ dùng, đồ chơi như trên, phụ huynh cần cho trẻ mặc các loại quần<br />
áo, giày dép mà trẻ dễ mang vào, cởi ra.<br />
Ngoài những đồ chơi có bán trên thị trường, giáo viên vào phụ huynh có thể tự tạo đồ chơi<br />
từ các nguyên vật liệu có sẵn hoặc đã qua sử dụng. Chúng tôi đã thử nghiệm cho trẻ 18 - 24 tháng<br />
đang học tại Trường mầm non Bambi - K300, quận Tân Bình thực hiện một số hoạt động giúp trẻ<br />
phát triển kĩ năng vận động tinh với những đồ chơi tự tạo. Chẳng hạn như cho trẻ dùng ống hút to<br />
cắm sâu vào đất sét như ở hình 1, đặt tăm bông vào hộp qua lỗ được tạo sẵn trên nắp hộp như ở<br />
hình 2, đặt que tính vào chai nhựa như ở hình 3. Ngoài ra, có một vật liệu mà trẻ rất thích thú, đó<br />
là nam châm được bọc nhựa bên ngoài, trẻ sẽ thực hiện thao gỡ ra - gắn vào nam châm lên cửa sắt<br />
hoặc tủ sắt. Nam châm cũng là nguyên liệu phù hợp để trẻ tập múc qua múc lại từ tô này sang tô<br />
khác bởi chúng có độ to đảm bảo cho trẻ không nuốt được. Chúng tôi đã cho trẻ chơi những sách<br />
vải tự tạo với những trò chơi chuyên về việc phát triển kĩ năng vận động tinh như kéo dây kéo, câu<br />
cá bằng nam châm, bóp kẹp phơi đồ để treo quần áo tí hon... Những trẻ được trải nghiệm thao tác<br />
trên loại sách này rất thích thú hưởng ứng như ở hình 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Bé A.N. cắm ống hút vào đất sét Hình 2. Bé A.N đặt tăm bông vào hộp qua lỗ<br />
được khoét sẵn trên nắp hộp<br />
<br />
<br />
<br />
143<br />
Nguyễn Lan Dung, Nguyễn Thị Thanh Bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Trẻ chơi đặt que tính vào chai nhựa, Hình 4. Bé H.P tập múc với nam châm<br />
đặt nam châm vào khe<br />
được khoét sẵn trên nắp hộp<br />
<br />
<br />
+ Sắp xếp đồ dùng - đồ chơi:<br />
Việc sắp xếp đồ dùng - đồ chơi được<br />
thực hiện như sau:<br />
Ở trường cũng như tại gia đình, đồ<br />
chơi cần được sắp xếp gọn gàng, đa dạng<br />
về chủng loại và đáp ứng đủ cho số lượng<br />
trẻ. Những đồ vật, đồ chơi được đặt ở vị trí<br />
vừa tầm với của trẻ và các bé được tự do<br />
lấy-cất. Chẳng hạn như khăn lau nên để sẵn<br />
trên bàn nhỏ, để bất cứ khi nào trẻ thấy vật<br />
dụng bị dơ hoặc dính nước, trẻ cũng có thể<br />
đến lấy khăn và lau. Đồ dùng phục vụ cho<br />
nhu cầu cá nhân cần bố trí nơi thuận tiện, Hình 5. Các bé lớp Sơn Ca 2 trường mầm non<br />
có dán hình ảnh để trẻ nhận ra đồ của mình, Bambi-K300 đang chơi với sách vải<br />
tạo cơ hội cho trẻ tự lấy sử dụng khi cần thiết.<br />
Mỗi một tuần trẻ được chơi ít loại (1 - 2 loại) đồ chơi nhưng đảm bảo đủ số lượng để trẻ<br />
chuyên tâm chơi cho đến khi thuần thục. Lúc ban đầu, để đơn giản hóa thao tác, trẻ được chơi với<br />
số lượng ít trong cả bộ đồ chơi. Chẳng hạn, khi trẻ bắt đầu làm quen với xâu hạt, chúng tôi không<br />
khuyến khích trẻ thực hiện hết tất cả các hạt trong một bộ xâu hạt, mà chỉ xâu 1 - 2 hạt. Hay như<br />
bộ lồng hộp, ban đầu giáo viên và phụ huynh chỉ nên cho trẻ lồng từ 2-3 hộp. Sau đó khi trẻ đã<br />
làm được với số lượng ít, thành phần trong bộ đồ chơi sẽ được tăng dần cho phù hợp với khả năng<br />
của từng cá nhân trẻ.<br />
Trong quá trình quan sát thực tế, một số trẻ 18-24 tháng thường xuyên giành giật đồ chơi<br />
của bạn nếu như bạn có trong tay món đồ mà trẻ không có. Đó là hạn chế do số lượng trẻ đông mà<br />
đồ chơi không đủ cho tất cả trẻ. Do đó, sắp xếp đồ chơi nên để riêng từng bộ, trong từng rổ riêng<br />
cho từng trẻ. Để khắc phục số lượng trẻ đông mà không đủ đồ chơi, giáo viên nên cho trẻ thao tác<br />
trên các đồ vật, đồ chơi luân phiên, cụ thể là khi trẻ đã chơi được 10 phút, giáo viên có thể chuyển<br />
đồ chơi cho trẻ khác. Sau khi trẻ đã thao tác tốt trên đồ chơi thì giáo viên có thể đổi những món<br />
đồ chơi đó bằng những món đồ chơi khác theo cách thức trên. Lưu ý cần hạn chế đưa nhiều bộ đồ<br />
chơi vào một góc dành cho nhiều trẻ vì trẻ sẽ tranh giành lẫn nhau.<br />
<br />
144<br />
Đôi nét về việc phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 18 - 24 tháng<br />
<br />
<br />
- Người lớn tham gia chơi cùng trẻ<br />
+ Cầm tay trẻ để hướng dẫn hành động đúng cách.<br />
+ Nâng dần độ khó của bài tập, trò chơi phát triển kĩ năng vận động tinh.<br />
+ Để kích thích cơ bàn tay, ngón tay được vận động thì các trò chơi dân gian đòi hỏi sự<br />
chuyển động của tay kèm với đồng dao sẽ phù hợp với hứng thú trẻ nhỏ. Một số trò chơi tiêu biểu<br />
là tay chạm tay, cắp cua bỏ giỏ, chi chi chành chành, tập tầm vông, ngón tay nhúc nhích. . .<br />
+ Sử dụng bài hát, thơ có sử dụng vận động của tay để minh họa.<br />
Những bài thơ, bài hát ngắn, chứa nhiều động từ cũng sẽ kích thích vận động của tay. Tất cả<br />
những sản phẩm văn hóa này đều cần có sự chủ động khởi xướng của giáo viên để trẻ làm theo. Sẽ<br />
rất thiếu sót nếu giáo viên chỉ phát triển kĩ năng vận động tinh không tận dụng cơ hội phát triển kĩ<br />
năng vận động tinh cho trẻ mọi lúc mọi nơi.<br />
Biện pháp chung là lặp lại nhiều lần để trẻ học được sự nhịp nhàng của vận động. Sau đó<br />
dần dần giảm bớt sự giúp đỡ bằng hành động và bằng lời của người lớn đến khi chỉ cần làm mẫu<br />
một lần là trẻ cũng có thể thực hiện được [5].<br />
- Tạo cơ hội cho trẻ vận động với tay mọi lúc mọi nơi<br />
Khuyến khích trẻ làm việc với đôi tay mọi lúc, mọi nơi và tích cực giao nhiệm vụ cho trẻ<br />
thực hiện.<br />
Người lớn cần tạo cơ hội cho trẻ tự mình thực hiện những công việc đơn giản hàng ngày.<br />
Những việc cụ thể trẻ có thể làm ở lứa tuổi 18 - 24 tháng là: tự mang giày dép quai dán, kéo quần<br />
xuống và kéo quần lên, tập cài cúc áo to, mở tiếp khóa kéo của ba lô đã được kéo sẵn một ít, tập<br />
tự xúc ăn bằng muỗng, bưng chén đi dẹp, một tay cầm li, một tay vặn vòi nước để uống, ấn nút xả<br />
nước sau khi đi vệ sinh, cầm rác đi bỏ theo yêu cầu của cô. . .<br />
+ Đưa lên bảng tuyên truyền hình ảnh những gì trẻ làm được.<br />
Qua phỏng vấn phụ huynh có trẻ học trong nhóm lớp 18 - 24 tháng, chúng tôi nhận thấy<br />
phụ huynh không thường xuyên rèn luyện sự khéo léo của tay qua việc thực hiện những lao động<br />
tự phục vụ. Một trong những lí do đó là họ nghĩ trẻ còn quá nhỏ, những việc như tự xúc ăn, uống<br />
nước, tự kéo quần xuống để đi vệ sinh,. . . là quá sức đối với trẻ. Vì vậy giáo viên mầm non cần<br />
chụp hình lại những khoảnh khắc trẻ tự phục vụ. Có như vậy thì những thao tác trẻ thực hiện được<br />
không chỉ gói gọn ở trên lớp mà còn được củng cố ngoài lớp học. Thông qua đó, đôi tay của trẻ<br />
mới được luyện tập thường xuyên.<br />
+ Giáo viên cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của<br />
kĩ năng vận động tinh phụ huynh và trao đổi về các biện pháp nhằm phát triển loại kĩ năng này.<br />
Có thể nói, toàn bộ thế giới đồ vật xung quanh đều có thể là đối tượng hoạt động trẻ 18-24<br />
tháng nói riêng. Hơn nữa, trẻ càng nhỏ thì việc thường xuyên luyện tập dưới nhiều hình thức và<br />
thời điểm khác nhau là điều cần thiết để phát triển kĩ năng cho trẻ.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Kĩ năng vận động tinh ở trẻ 18-24 tháng là một kĩ năng quan trọng không chỉ đối với trẻ<br />
lứa tuổi này mà còn theo trẻ suốt cuộc đời. Nếu trẻ được người lớn quan tâm và luyện tập để tăng<br />
cường kĩ năng này thì trẻ sẽ phát triển tốt về mọi mặt. Không như các lứa tuổi khác, các khả năng<br />
này ở độ tuổi ấu nhi có đặc điểm phát triển nhanh chóng theo sự trưởng thành của trẻ. Chính vì vậy,<br />
khi tổ chức và đánh giá các vận động của trẻ cần cân nhắc đến tính vừa sức và tính phát triển. Trẻ<br />
18-24 tháng đang ở vào giai đoạn vàng của sự phát triển vận động nói chung cũng như vận động<br />
<br />
145<br />
Nguyễn Lan Dung, Nguyễn Thị Thanh Bình<br />
<br />
<br />
tinh nói riêng. Vì vậy phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ 18-24 tháng là một phần không thể<br />
thiếu trong công cuộc giáo dục trẻ. Những biện pháp được đề xuất cho thấy việc phát triển kĩ năng<br />
vận động tinh không nhất thiết phải được tổ chức công phu, tốn kém mà chỉ đơn giản là sự chung<br />
tay của giáo viên mầm non và phụ huynh, cùng tạo điều kiện cho trẻ tham gia những việc vừa sức,<br />
dưới nhiều hình thức, ở các thời điểm khác nhau trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường<br />
mầm non và tại gia đình. Thiết nghĩ, để phát triển kĩ năng vận động tinh cho trẻ lứa tuổi này, ngoài<br />
nắm rõ khả năng của trẻ, điều kiện trường lớp còn cần sự hiểu biết và kiên nhẫn của giáo viên và<br />
phụ huynh.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Đặng Hồng Phương, 2012. Phương pháp hình thành kĩ năng vận động cho trẻ mầm non.<br />
NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.<br />
[2] Hồ Lam Hồng, 2004. Trò chơi ngón tay với sự phát triển trẻ mầm non. Tạp chí Giáo dục Mầm<br />
non, số 3, tr.19–20.<br />
[3] Julie Bullard, 2013. Creating Environments for Learning: Birth to Age Eight (2nd Edition).<br />
USA.<br />
[4] Maria Montessori, 2008. Dạy con trước tuổi lên 3. Nxb Lao Động, Hà Nội.<br />
[5] Moira Pieterse, 1989. Từng bước nhỏ một- quyển 5- Kĩ năng vận động tinh (Tôn Nữ Thùy<br />
Nhung dịch). Chương trình can thiệp sớm, Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
[6] Phùng Thị Tường, 2011. Các trò chơi và hoạt động cho trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi theo chủ đề.<br />
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Developing fine motor skills in children 18 to 24 months of age<br />
<br />
Fine motor skills are important in young children’s lives. By enhancing fine motor skills,<br />
children’s cognition, speech, self-help skills and other living skills will be enhanced. The main<br />
aim of this article is to describe the development of fine motor skills and suggest ways in which<br />
the fine motor skills of children 18 to 24 months of age can be improved.<br />
Keywords: Fine motor skills, children 18 to 24 months of age, living skills.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
146<br />