ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ<br />
<br />
Kế toán quản trị không những được áp dụng cho các doanh nghiệp mà còn được áp dụng cả <br />
cho những tổ chức nhà nước, các đoàn thể... Dưới đây chỉ đề cập đến đối tượng của kế toán <br />
quản trị trong doanh nghiệp các tổ chức vì mục tiêu lợi nhuận.<br />
1. Kế toán quản trị phản ánh đối tượng của kế toán nói chung dưới dạng chi tiết theo yêu <br />
cầu quản trị doanh nghiệp.<br />
Là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, tất nhiên đối tượng của kế toán quản trị cũng là <br />
đối tượng của kế toán nói chung. Tuy nhiên, nếu kế toán tài chính phản ánh sản nghiệp và <br />
kết quả của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát thì kế toán quản trị phản ánh chi tiết của sự <br />
tổng quát đó:<br />
Kế toán quản trị phản ánh sản nghiệp của doanh nghiệp một cách chi tiết. Sản nghiệp <br />
của một pháp nhân (hay thể nhân) là hiệu số giữa tổng số tài sản của họ với các khoản nợ <br />
phải trả:<br />
Sản nghiệp = Tài sản Nợ phải trả (1)<br />
Kế toán quản trị phản ánh, tính toán giá phí của từng loại tài sản cố định, tài sản lưu <br />
động, phản ánh chi tiết từng khoản nợ phải trả đối với các chủ nợ, từ đó có thể tính toán chi <br />
tiết được sản nghiệp (hay nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp) dưới dạng chi tiết nhất.<br />
Kế toán quản trị phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả của doanh nghiệp dưới dạng <br />
chi tiết.<br />
Kết quả (lãi, lỗ) = Doanh thu Chi phí (2)<br />
Kế toán quản trị tính toán xác định doanh thu, chi phí của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch <br />
vụ, xác định chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí (từng trung tâm chi phí), cũng như <br />
theo từng đối tượng gánh chịu chi phí (từng loại sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ...). Từ <br />
đó nhà quản trị có thể xác định được kết quả hoạt động kinh doanh một cách chi tiết nhất <br />
theo yêu cầu quản lý.<br />
2. Kế toán quản trị phản ánh hoạt động của doanh nghiệp.<br />
Kế toán quản trị dựa trên cách thức huy động và tiêu dùng (sử dụng) các nguồn lực. Như <br />
vậy, kế toán quản trị gắn liền với tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp.<br />
Mô hình tổ chức của doanh nghiệp trong quản trị cổ điển, các chi phí được phân bổ cho các <br />
bộ phận của doanh nghiệp. Các bộ phận này (phân xưởng, bộ phận hành chính, bộ phận kinh <br />
doanh...) được gọi chung là trung tâm chi phí sẽ tiêu dùng (sử dụng) các chi phí. Sau đó chi <br />
phí của từng trung tâm được phân bổ cho các sản phẩm, công việc, lao vụ và dịch vụ liên <br />
quan.<br />
Trong mô hình này, khái niệm "hoạt động" không xuất hiện, vì mô hình này được xây dựng <br />
trong thời kỳ sản xuất theo kiểu Taylor công nghiệp cơ khí. Mỗi phân xưởng, bộ phận sản <br />
xuất được tổ chức để thực hiện một hoạt động duy nhất, hay nói cách khác, đã có sự trùng <br />
lập giữa khái niệm "hoạt động" với khái niệm "bộ phận".<br />
Từ cuối năm 1980, mô hình tổ chức doanh nghiệp trở lên chung hơn. Người ta có xu hướng <br />
biểu diễn doanh nghiệp bằng những "qui trình" hoặc là những "hoạt động" hơn là thông qua <br />
sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp. Do đó, các "hoạt động" của các bộ phận được đưa vào <br />
trọng tâm của sơ đồ kế toán quản trị. Mô hình này được gọi là mô hình ABC xác định giá <br />
phí trên cơ sở hoạt động (xem bảng số 1) <br />
Theo mô hình này, các bộ phận huy động các nguồn lực (việc này tạo ra nhu cầu tài trợ), sau <br />
đó sẽ tiêu dùng những nguồn lực này (việc này làm phát sinh chi phí). Để bù vào, các bộ phận <br />
này sản sinh ra các hoạt động. Những hoạt động này cấu thành nên những quy trình cho ra <br />
sản phẩm.<br />
Dưới đây sẽ đề cập đến các yếu tố của mô hình ABC mô hình bao trùm tất cả các mô hình <br />
kế toán quản trị:<br />
A Các bộ phận tiêu dùng nguồn lực.<br />
Có thể phân biệt thành hai loại hình bộ phận:<br />
a Trung tâm trách nhiệm: Là các trung tâm có một số quyền tự chủ trong việc sử <br />
dụng nguồn lực được cấp nhằm để đạt được một mục đích cụ thể. Đó chính là những bộ <br />
phận cơ sở của kế toán quản trị và kiểm soát xử lý.<br />
b Trung tâm thực hiện: Là các trung tâm mà tại đó tiến hành thực hiện những nhiệm vụ cụ <br />
thể. Các trung tâm thực hiện không có quyền tự chủ như các trung tâm trách nhiệm. Điều đó <br />
không có nghĩa là người ta không quy trách nhiệm cho các trung tâm này. Ở các trung tâm <br />
thực hiện, vẫn được kiểm soát và vẫn có thể đánh giá hiệu năng của chúng thông qua việc so <br />
sánh mức doanh thu (hoặc chi phí) dự kiến (định mức, kế hoạch) với doanh thu (hoặc chi phí) <br />
thực tế của trung tâm đó.<br />
Một trung tâm trách nhiệm bao gồm một số trung tâm thực hiện, nhưng không có điều ngược <br />
lại.<br />
Như vậy, khái niệm chi phí kiểm soát được chỉ gắn với một trung tâm trách nhiệm nào <br />
đó, không gắn với một trung tâm thực hiện.<br />
B Các bộ phận cung cấp hoạt động.<br />
Một hoạt động là một chuỗi những công việc phải làm, tương ứng với một mục tiêu đã định <br />
(ví dụ: Lập hoá đơn, kiểm tra tài khoản nhà cung cấp, thanh toán, sản xuất...).<br />
Toàn bộ các hoạt động bổ sung cho nhau hình thành nên một quy trình (VD: Phát triển một <br />
loại sản phẩm mới, hiệu chỉnh mẫu mã một loại sản phẩm...).<br />
Như vậy, hoạt động ngày càng trở nên phức tạp, khi người ta chuyển từ quan sát một trung <br />
tâm thực hiện sang quan sát một trung tâm trách nhiệm.<br />
Cần chú ý là một hoạt động cụ thể không nhất thiết phải tương ứng với phạm vi của <br />
một trung tâm thực hiện hay trung tâm trách nhiệm. Việc phân tích những hoạt động cho thấy <br />
mối liên hệ nhân quả theo chiều ngang (đối với hoạt động 1) nhưng có thể xuất hiện mối <br />
quan hệ nhân quả của hoạt động 2 và hoạt động 3 trong trường hợp hoạt động này kéo theo <br />
việc thực hiện một hoạt động kia hoặc khi mà hiệu quả hoạt động này tác động đến hiệu <br />
quả của hoạt động khác.<br />
C Sản phẩm của việc tiêu dùng các nguồn lực.<br />
Sản phẩm là kết quả của quá trình liên kết một số tác nghiệp cần thiết trong việc thiết <br />
kế, sản xuất và bán sản phẩm này. Như vậy, sản phẩm là sự kết tinh một nhóm các hoạt <br />
động.<br />
Khái niệm này dẫn đến hai hệ quả:<br />
Để biết được giá phí, giá thành của một loại sản phẩm, cần phải tập hợp giá phí của <br />
các hoạt động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm này.<br />
Để tác động lên giá phí của sản phẩm, cần phải tác động lên chính giá phí của các <br />
hoạt động tạo nên sản phẩm.<br />
Như vậy, hoạt động có hai chức năng:<br />
Cho phép thực hiện phân bổ chi phí vào sản phẩm;<br />
Hoạt động là đối tượng nội tại của công tác quản lý.<br />
3. Kế toán quản trị phản ánh quá trình chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.<br />
3.1 Mạng lưới phân tích các luồng chí phí.<br />
Thực chất, đối tượng của kế toán quản trị là quá trình chi phí của doanh nghiệp. Việc mô tả <br />
doanh nghiệp theo cách thức nói trên dẫn đến xuất hiện một mạng lưới chu chuyển các <br />
luồng chi phí, hay còn được gọi là mạng lưới phân tích thể hiện qua bốn giai đoạn (Bảng 2).<br />
Nguồn lực (chi phí được phân loại theo tính chất kinh tế). Bộ phận (Trung tâm phân tích <br />
và trung tâm thực hiện). Hoạt động. Sản phẩm<br />
Mạng lưới phân tích các luồng chi phí.<br />
3.2 Xây dựng các mô hình trong mạng lưới phân tích các luồng chi phí.<br />
a Phân bổ nguồn lực đã tiêu dùng (chi phí) cho các bộ phận và các hoạt động:<br />
Phần lớn chi phí thường có thể quy nạp trực tiếp cho các trung tâm chi phí hoặc các <br />
hoạt động liên quan. Tuy vậy, một số chi phí liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều hoạt động.<br />
Kế toán quản trị đứng trước 3 lựa chọn:<br />
Không phân bổ các chi phí chung cho các bộ phận hoặc các hoạt động, nghĩa là không phân <br />
bổ các chi phí này cho sản phẩm. Điều này không cho nhà quản trị biết được giá thành đầy <br />
đủ của sản phẩm. Vấn đề là ở chỗ tính mục đích và lợi ích của các thông tin này. Cần lưu ý <br />
là không phân bổ các chi phí chung không có nghĩa là không quản lý các chi phí này.<br />
Sử dụng một cơ sở phân chia (tiêu chuẩn phân bổ) để phân bổ các chi phí chung cho các đối <br />
tượng liên quan. Cách này chỉ có thể được chấp nhận nếu tiêu chuẩn phân bổ này phản ánh <br />
được quy luật kinh tế của các chi phí đang xem xét.<br />
Đầu tư hoặc tổ chức lại để có thể quy nạp trực tiếp các chi phí cho các đối tượng sử <br />
dụng chi phí. Cách làm này đặt ra vấn đề là phải xem xét khả năng sinh lời và chi phí cơ hội <br />
của hoạt động đầu tư hoặc tổ chức lại các bộ phận trong doanh nghiệp.<br />
Khi thực hiện sự lựa chọn này, cần phân biệt rõ ràng hai mục tiêu khác nhau (thậm chí có thể <br />
mâu thuẫn nhau) là:<br />
Mục tiêu kỹ thuật: Xác định được giá phí, giá thành của một loại sản phẩm, công việc hoặc <br />
lao vụ nhất định.<br />
Mục tiêu kiểm soát chi phí: Tác động lên chi phí bằng cách sử dụng các nhân tố nguồn phát <br />
sinh chi phí cho phép kiểm soát và quản lý được các chi phí này.<br />
Việc sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ chi phí gián tiếp có thể cho phép đạt được mục tiêu thứ <br />
nhất, nhưng khó có thể cho phép đạt được mục tiêu thứ hai.<br />
b Các tiêu chuẩn phân bổ chi phí và yếu tố phát sinh nguồn chi phí:<br />
Việc phân bổ chi phí có thể xảy ra bốn trường hợp sau đây: (Bảng 3)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Việc phân bổ chi phí phát sinh tại một bộ phận cho những hoạt động và sản phẩm của bộ <br />
phận này rất đơn giản trong trường hợp mỗi bộ phận chỉ thực hiện một hoạt động và hoạt <br />
động này chỉ liên quan đến một loại sản phẩm duy nhất (trường hợp 1). Trong trường hợp <br />
này, toàn bộ chi phí của bộ phận được tính hết cho sản phẩm đang xem xét mà không phải <br />
qua các bước tính toán, phân bổ trung tâm.<br />
Nếu bộ phận chỉ thực hiện một loại hoạt động và hoạt động này phục vụ cho việc sản <br />
xuất nhiều loại sản phẩm (trường hợp 2) thì cần phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp <br />
để phân bổ chi phí của bộ phận và hoạt động đó cho các sản phẩm liên quan. Đại lượng của <br />
tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn gọi là đơn vị công.<br />
Nếu một bộ phận thực hiện nhiều loại hoạt động nhưng chỉ để sản xuất một loại sản <br />
phẩm duy nhất (trường hợp 3) thì việc tập hợp chi phí cho sản phẩm rất đơn giản. Tuy <br />
nhiên, nhà quản trị vẫn mong muốn biết được chi phí của từng hoạt động mà bộ phận đó <br />
thực hiện. Khi đó cần phân biệt hai trường hợp:<br />
Các nguồn lực (phương tiện) được sử dụng riêng rẽ cho từng hoạt động: Các chi phí <br />
cho từng loại hoạt động được tập hợp một cách trực tiếp.<br />
Các nguồn lực (phương tiện) đầu vào có liên quan đến nhiều hoạt động của bộ phận:<br />
Trường hợp này cũng phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ các chi phí cho từng loại hoạt động.<br />
Trường hợp một bộ phận tiến hành nhiều hoạt động và các hoạt động này lại liên quan <br />
đến nhiều loại sản phẩm khác nhau (trường hợp 4) thì cần phải phân bổ chi phí của mỗi loại <br />
hoạt động cho từng loại sản phẩm.<br />
Cách thức phân bổ chi phí như sau (Thông qua 1 ví dụ cụ thể). (Bảng 4)<br />
Cần nhấn mạnh là đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ (đơn vị công) là một biến số mô tả <br />
biến động của chi phí trong mạng lưới phân tích chi phí nhưng không phải là nguyên nhân <br />
làm phát sinh chi phí. Một đơn vị công không nhất thiết là một yếu tố nguồn gốc phát sinh chi <br />
phí và ngược lại. Đơn vị công là một biến số có tương quan đến những biến động về chi phí, <br />
điều đó không dẫn đến việc đơn vị công này có tác động lên chi phí. Chẳng hạn, nếu chi phí <br />
lập kế hoạch sản xuất có mối liên hệ tương quan với số lượng lệnh sản xuất phải thực <br />
hiện, thì nhà quản trị cũng còn cần phải biết tại sao doanh nghiệp phải thực hiện một số <br />
lượng lệnh sản xuất như vậy. Câu trả lời chính là yếu tố phát sinh nguồn chi phí của chi phí <br />
lập kế hoạch sản xuất.<br />
c Phương pháp bộ phận đồng nhất lựa chọn một tiêu chuẩn phân bổ cho nhiều loại <br />
chi phí:<br />
Khi một bộ phận (trung tâm thực hiện, trung tâm trách nhiệm) có nhiều loại chi phí <br />
khác nhau, về nguyên tắc mỗi loại chi phí được phân bổ cho các hoạt động và sản phẩm theo <br />
một tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Tuy nhiên, nếu như vậy thì khối lượng công việc tính toán <br />
phân bổ sẽ rất lớn, các mạng lưới phân tích chi phí sẽ rất phức tạp. Vấn đề đặt ra là nên và <br />
có thể lựa chọn một tiêu chuẩn phân bổ cho cùng nhiều loại chi phí hay không và điều kiện <br />
nào thì thực hiện được điều đó.<br />
Ví dụ: Chi phí sản xuất chung của một phân xưởng bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau<br />
(chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí <br />
dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác...). Về nguyên tắc, mỗi loại chi phí này cần phải <br />
được phân bổ cho từng loại hoạt động vả sản phẩm của phân xưởng theo từng tiêu chuẩn <br />
phân bổ khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo kết quả tính toán chính xác hơn nhưng cũng phức <br />
tạp và nặng nề hơn là phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng liên quan <br />
theo một tiêu chuẩn phân bổ duy nhất. Điều này được gọi là phương pháp bộ phận đồng <br />
nhất. Phương pháp này gán đơn vị công cho từng bộ phận của tổ chức.<br />
Lợi ích của phương pháp này là rất rõ ràng. Tuy nhiên để thực hiện được, phải làm sao cho <br />
tất cả các loại chi phí được tập hợp phải có cùng ảnh hưởng đối với một sản phẩm làm phát <br />
sinh các hoạt động và tiêu dùng các chi phí đang cần phải phân bổ. Phương pháp này chỉ áp <br />
dụng thích hợp khi các hoạt động trung gian phân bổ chi phí cho các sản phẩm phải đồng <br />
nhất và chỉ có thể bao gồm một chuỗi rất hạn chế các tác nghiệp. Trong trường hợp khác, <br />
nếu áp dụng phương pháp này (xử lý chi phí theo khối) sẽ có thể gặp các rủi ro về thông tin. <br />