intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Động tác sờ chạm của Thầy Thuốc (A Doctor's Touch)

Chia sẻ: Big Big | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

92
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sờ chạm khi thăm khám là một động tác quan trọng mà thầy thuốc cần và được phép thực hiện. Chú thích hình: Y Khoa vào Thế Kỷ thứ 19th: Động Tác Sờ Chạm của Thầy Thuốc (The Touch) Hình cổ điển mô tả thầy thuốc khám lâm sàng cho một bệnh nhân nữ. Nhiều sách y khoa thế kỷ thứ 19 sử dụng bức hình này để mô tả cách thức thăm khám đúng đắn một bệnh nhân nữ. Mắt thầy thuốc phải nhìn đi hướng khác để không làm cho bệnh nhân phải e thẹn, ngại ngùng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Động tác sờ chạm của Thầy Thuốc (A Doctor's Touch)

  1. Động tác sờ chạm của Thầy Thuốc (A Doctor's Touch) Sờ chạm khi thăm khám là một động tác quan trọng mà thầy thuốc cần và được phép thực hiện. Chú thích hình: Y Khoa vào Thế Kỷ thứ 19th: Động Tác Sờ Chạm của Thầy Thuốc (The Touch) Hình cổ điển mô tả thầy thuốc khám lâm sàng cho một bệnh nhân nữ. Nhiều sách y khoa thế kỷ thứ 19 sử dụng bức hình này để mô tả cách thức thăm
  2. khám đúng đắn một bệnh nhân nữ. Mắt thầy thuốc phải nhìn đi hướng khác để không làm cho bệnh nhân phải e thẹn, ngại ngùng. Tuy hiện nay không còn được tiến hành theo cung cách mô tả như hình trên đây của sách Y Khoa thế kỷ thứ 19 nữa, nó vẫn còn là một động tác mà chúng ta đang giảng dạy cho các sinh viên y khoa, như là kinh nghiệm đầu tiên của họ trong mối quan hệ với bệnh nhân, trước đó vẫn còn là một người xa lạ. Sờ chạm bệnh nhân, bước đầu có thể là một cái bắt tay, sẽ tạo được mối liên kết với người bệnh. Nó có thể được xem như đánh dấu sự khởi đầu của mối liên hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, với hy vọng sẽ tiếp tục đem lại lợi ích cho người bệnh.
  3. Chất lượng của cái bắt tay, ngay từ bước đầu, đã có thể cho hai bên hiểu biết một phần nào về người đối diện của mình. Kế đến, khi bệnh nhân kể lại tiền sử bệnh và những điều họ cảm nhận, động tác của người thầy thuốc khi đặt bàn tay của mình lên cánh tay hoặc vai của bệnh nhân vào thời điểm họ biểu lộ các xúc cảm mạnh mẽ, cho thấy người thầy thuốc hiểu rõ nỗi lo âu của họ và đang có mặt để hỗ trợ. Động tác sờ chạm sẽ tiếp diễn sang việc thăm khám lâm sàng, và lúc đó sẽ được gọi là ấn chẩn.
  4. Thông thường, động tác sờ chạm đầu tiên trong thăm khám lâm sàng diễn ra khi người thầy thuốc chứ không phải người điều dưỡng đo các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp của bệnh nhân.
  5. Nó cũng có thể là thời điểm đầu tiên khi thầy thuốc và người bệnh tiếp cận nhau, trở thành chỉ điểm cho những gì sẽ tiếp diễn trong suốt quá trình thăm khám, sau đó phát triển thành một mối liên hệ gắn bó hơn. Ấn chẩn thường được dùng nhiều trong thăm khám lâm sàng. Sinh viên y khoa thường được hướng dẫn rằng việc làm ấm đôi bàn tay của mình là điều quan trọng khi thăm khám bệnh nhân, vì sờ vào cơ thể bệnh nhân với đôi tay lạnh giá sẽ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh và đem đến những kết quả sai lệch. Động tác sờ chạm khi thăm khám của thầy thuốc không chỉ phát hiện ra những vùng đau khi ấn chẩn trên cơ thể bệnh nhân mà còn giúp hiểu rõ về nhiệt độ, cấu trúc, độ ẩm và độ đàn hồi của da. Ngoài ra, động tác sờ chạm còn giúp phát hiện xem có những tiếng nổ lép bép, lách tách ở mô dưới da hoặc các khớp, biểu hiện cho tình trạng bệnh lý.
  6. Động tác sờ chạm còn giúp phát hiện những rung động âm thanh ở phổi, rung miêu ở tim, hoặc các khối u trong da, dưới da, trong khung xương hoặc trong các hốc tự nhiên của cơ thể người bệnh.
  7. Động tác sờ chạm của bác sĩ tiếp tục trong suốt thời gian thăm khám lâm sàng, chỉ ngừng khi việc thăm khám đã chấm dứt và bắt đầu tiến hành bàn luận các kết quả. Lúc đó, việc chạm nhẹ nhưng liên tục trên cánh tay hoặc bàn tay bệnh nhân, nhất là trong những tình huống phải thông báo cho họ biết những kết quả não lòng, có thể biểu hiện cho thấy người thầy thuốc vẫn chủ tâm giữ mối liên hệ để giúp đỡ người bệnh khi bắt đầu hoặc tiếp tục sự chăm sóc y khoa.
  8. Sờ chạm đơn thuần có thể đem đến cảm xúc cho bệnh nhân và đôi khi cả cho người thầy thuốc. Tuy nhiên động tác sờ chạm chỉ có thể là một phần của toàn bộ hoạt động mà dự định duy nhất của thầy thuốc là đem lại lợi ích cho người bệnh.
  9. Để kết luận, như chúng ta đã thấy, động tác sờ chạm của thầy thuốc nếu được sử dụng một cách thông minh và chuyên nghiệp có thể đem lại những lợi ích đa dạng về cả hai mặt tâm lý tiếp xúc lẫn chẩn đoán. Ngoài ra, có thể thấy rõ là động tác tiếp xúc sờ chạm sẽ không thể diễn ra khi mối liên hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân được tiến hành thông qua điện thoại, video hoặc các thư từ điện tử.
  10. Có thể hiểu được tại sao những giảng viên y khoa của chúng ta luôn nhấn mạnh rằng ấn chẩn là một lợi khí y khoa quan trọng với tất cả những khía cạnh đa dạng của nó. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2