intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Chia sẻ: Nguyễn Trung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

609
lượt xem
183
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu sưu tầm đầy đủ về Đông trùng hạ thảo-một dược liệu quý hiếm bật nhất của đông y sánh ngang với nhân sâm. Tài liệu được biên soạn khoa học dễ xem và có các hình ảnh minh họa, nguồn thông tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO ( Sưu tầm ) ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Tên khoa học: Cordyceps sinenesis, thuộc nhóm Arcomycetes NHÂM SÂM NHUNG HƯƠU Tháng 01 năm 2009
  2. ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Tên gọi Đông trùng hạ thảo (Chinese caterpillar fungus), âm Tầu đọc là: “dong chong xia cao”; âm Nhật đọc là: “tochu kaso”, còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensic thuộc nhóm Ascomycetes trên cơ thể sâu Hepialus fabricius. Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensic. "Đông trùng hạ thảo" vào mùa hè Tên gọi "đông trùng hạ thảo" là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Riêng cái tên “Đông trùng hạ thảo” được ghi chép là vị thuốc xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Bản thảo cương mục” vào đời nhà Minh của danh y Lý thời Trân ( năm 1575), Đông Trùng Hạ Thảo được xếp ngang với nhân sâm về công năng chữa bệnh – thuộc vào loại toàn diện nhất. Nguồn gốc hình thành Vị thuốc này thực chất là hiện tượng loài sâu thuộc chi Hepialus trong tổng Họ Lepidoptera (Cánh bướm) bị kí sinh bởi một lòai nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) thuộc tổng Họ Ascomycetes (Nang Khuẩn). Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus Fabricius hoặc Hepialus Armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4000 đến 5000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam... Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Vào mùa đông, sâu ta đẻ trứng, trứng trở thành ấu trùng ở
  3. dưới đất nhưng lại bị xâm nhiễm bởi một bào tử của loài nấm. Nấm sinh sôi phát triển thành nhiều sợi nấm nhỏ gọi là khuẩn ty nhờ rút rỉa bao nhiêu chất bổ dưỡng từ mình con ấu trùng của sâu, khiến cho đến lúc mùa hè thì sâu chết khô mà nấm mọc lú trên mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử. Bởi thế, khi đào nấm lên làm thuốc, người ta thấy gốc nấm còn dính liền với đầu của xác sâu! Phân bố Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng), Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Cordyceps đã được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính. Việt nam cũng có đông trùng thảo, nhưng chỉ thấy ngoài Bắc miền cao như Lạng sơn, còn miền Trung và Nam, không thấy nói đến. (Thông tin này chưa được kiểm chứng) Mô tả Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Loài thứ hai được gọi là Nhộng trùng thảo. Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà. Thành phần Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe... trong đó cao nhất là phospho). Quan trọng hơn
  4. là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phải kể đến là cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...) v.v…ngoài ra còn có khoảng 25 - 30 % protein, 8% chất béo và đường mannitol. Sự khảo sát dược lý cho thấy đông trùng thảo có những hiệu lực sau: 1- làm dãn nở trên cuống phế quản 2- làm chuột thí nghiệm nằm yên và ngủ 3- Cordycepic acid có công năng chận các thứ vi khuẩn staphylococci, streptococci trong ống nghiệm 4- Chận đứng nhiều loài meo nấm 5- Trích ly của đông trùng thảo chích mạch máu cho chuột làm giảm huyết áp. Họat chất Cordycepin là chất hóa học 3' – deoxyadenosine được tìm thấy và ly trích lần đầu từ loại nấm goị là Cordyceps militaris cùng họ và cùng giống với nấm đông trùng thảo Cordyceps sinensis ( Trung dược đại tự điển, Thượng hải 1979). Theo Fox J. và các hợp tác viên (1966), Cordycepin là một thứ trụ sinh loại nucleosid đầu tiên được nói đến. Còn theo Klenow 1963, muối triphosphate của Cordycepin ( Cordycepin - 5' triphosphate hay 3' deoxy ATP) tác dụng chống sự thành lập của chất RNA, một chất hiện diện trong chứng ung thư Ehrlich ascites tumor. Công dụng Theo Đông Y, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, hơi độc. Nó nhập vào kinh Phế và kinh Thận. Tác dụng là bổ hư, kích phát nguyên khí, trừ ho, hóa đàm. Do đó, nó trị khó thở và ho do chứng đàm thấp; trị khó thở do hư nhược, ho do lao tổn, ho ra máu, đổ mồ hôi tự nhiên hay ra trộm về đêm; trị dương nuy hay bất lực tình dục và di tinh; trị đau thắt lưng và đầu gối, bổ hư trong thời gian bình phục một cơn bịnh. Các nghiên cứu hiện đại còn cho rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng an thần, chống ung thư, là chất kìm hãm vi khuẩn, kích thích chức năng miễn dịch với tác dụng tương tự như hoóc môn và ít tác dụng phụ.
  5. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. Liều uống ĐTHT an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45g/1kg thể trọng. Một phương thuốc có đông trùng hạ thảo chữa thận hư liệt dương: Đông trùng hạ thảo 100 g, đương quy 90 g, bạch thược 18 g, dâm dương hoắc 160 g, sao khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g. Ứng dụng lâm sàng đã được thí nghiệm: Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã nghiên cứu dùng Đông trùng hạ thảo điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipid máu (đạt hiệu quả 76,2%), viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận (đạt hiệu quả từ 44,4-70%), rối loạn nhịp tim (đạt hiệu quả 74,5%), tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính (đạt hiệu quả 70%), ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục (đạt hiệu quả từ 31,57- 64,15%). Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã dùng Đông trùng hạ thảo điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt. Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh được các tác dụng sau đây của ĐTHT: 1-Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận, thí dụ đối với độc tính của Cephalosporin A. 2-Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thưng do thiếu máu. 3-Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận 4-Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp 5-Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim 6- Giữ ổn định nhịp đập của tim 7-Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu 8- Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu 9-Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch 10-Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản. 11-Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm
  6. 12-Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể 13- Hạn chế bệnh tật của tuổi già 14-Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể 15- Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể 16- Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể 17- hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể 18- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh 19-Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu 20-Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch. 21-Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hormone). 22- Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng 23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao 23- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao 24- Kháng viêm và tiêu viêm 25- Có tác dụng cường dương và chống liệt dương Đối với hệ thống miễn dịch Những nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ĐTHT có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch dịch thể. Cụ thể là có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào NK, điều tiết phản ứng đáp của tế bào lympho B, tăng cường một cách có chọn lọc hoạt tính của tế bào T ức chế, làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh. Mặt khác, ĐTHT còn là một vị thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống sự bào loại tổ chức cấy ghép khá tốt. Đối với hệ thống tuần hoàn tim, não ĐTHT có tác dụng làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể M ở cơ trơn thành mạch. Mặt khác, ĐTHT còn có khả năng điều chỉnh lipit máu, làm giảm cholesterol và lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng xơ vữa động mạch. Đối với hệ hô hấp ĐTHT có tác dụng bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng. Điều này làm sáng tỏ quan điểm của cổ nhân cho rằng, ĐTHT có khả năng "bảo phế, ích thận" và "dĩ lao khái". Đối với hệ thống nội tiết
  7. Trên động vật thực nghiệm ĐTHT có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận và tăng tổng hợp các hormon tuyến này, đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hormon nam tính và làm tăng trọng lượng của tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục phụ trên động vật thực nghiệm. Ngoài ra, ĐTHT còn có tác dụng chống ung thư, chống viêm nhiễm, chống quá trình lão hóa và trấn tĩnh chống co giật. Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đã nghiên cứu dùng ĐTHT điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipit máu, viêm phế quản mãn và hen phế quản, viêm thận mãn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục. Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã dùng ĐTHT điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt. Như vậy, có thể thấy ĐTHT quả thực là một trong những vị thuốc đông y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ bồi bổ cơ thể. Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm. Theo các cuốn sách cổ, ĐTHT có vị ngọt, tính ấm vào hai kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh được dùng để trị phế hư khái xuyễn, thận suy dương nuy (liệt dương), di tinh, lưng đau gối mỏi. Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn Tây y Đông trùng hạ thảo không chỉ được Đông y coi là vị thuốc quý. Tây y cũng có rất nhiều nghiên cứu về loài nấm này và khẳng định, nó có thể nâng cao hệ miễn dịch, giải độc thận, tăng cường chức năng gan và khả năng tình dục. Các nghiên cứu lâm sàng của Tây Y cho thấy, đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng: * Tăng sức bền: Liều 3g đông trùng hạ thảo mỗi ngày cho kết quả tốt trong việc gia tăng năng lượng cơ thể cho người cao tuổi bị các bệnh mạn tính. Một thí nghiệm thực hiện năm 2004 tại Mỹ cho thấy những người ở độ tuổi 40-70 có sức khỏe tốt nếu được dùng trích tinh đông trùng hạ thảo trong 12 tuần đã có sự gia tăng sức bền thể lực so với nhóm đối chỉ dùng giả dược. * Cải thiện chức năng gan: Kết quả một nghiên cứu thực hiện trên 70 bệnh nhân viêm gan B hoặc xơ gan cho thấy, loại nấm này giúp cải
  8. thiện chức năng gan. Một thí nghiệm khác thực hiện trên 33 bệnh nhân viêm gan B cũng cho kết quả tương tự. * Giải độc cho thận: Thử nghiệm mù đôi được thực hiện trên 21 bệnh nhân cao tuổi theo liệu trình điều trị với amikacine (một kháng sinh rất độc cho thận), người ta quan sát thấy bệnh nhân có sử dụng nấm thì thận được bảo vệ tốt hơn, giảm tác dụng gây độc của kháng sinh so với nhóm đối chiếu dùng giả dược. Kết quả một nghiên cứu khác trên 51 bệnh nhân bị suy thận chỉ dùng nấm đông trùng hạ thảo thì thấy có cải thiện chức năng thận và hệ miễn dịch. Một thử nghiệm khác cũng được thực hiện trên 69 bệnh nhân ghép thận, kết quả là nấm đã làm giảm độc tính của cyclosporine trên thận. * Nâng cao khả năng miễn dịch: Một thí nghiệm kéo dài 5 năm trên 61 bệnh nhân bị bệnh lupus cho thấy, việc dùng đông trùng hạ thảo với liều 3-4 g/ngày và artémisinine (0,6 g/ngày) đã làm giảm sự tái diễn căn bệnh tự miễn này. Trong một thí nghiệm khác với các bệnh nhân bị ung thư giai đoạn tiến triển, người ta kết luận rằng các bệnh nhân được điều trị bằng loại nấm này đã được cải thiện chức năng miễn dịch và nâng cao chất lượng cuộc sống. * Kích thích chức năng tình dục: 5 nghiên cứu tại Trung Quốc với trên 1.000 người tham gia ở cả 2 phái với liều lượng 3 g/ngày cho thấy, nấm này có hiệu quả trong việc kích thích chức năng tình dục ở những người bị giảm sút. * Làm dịu triệu chứng bệnh hô hấp: Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, nấm đông trùng hạ thảo tỏ ra hữu hiệu trong việc làm dịu các triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp, cụ thể là viêm phế quản mạn tính. * Làm giảm LDL-cholesterol trong máu: Nghiên cứu trên 273 người tại Trung Quốc bị cao lipid máu với liều 3 g/ngày đã làm giảm lượng cholesterol toàn thể và giúp gia tăng cholesterol tốt. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Giới khoa học phương Tây bắt đầu nghiên cứu Đông trùng Hạ thảo vào năm 1993, khi họ nhận thấy trong thực đơn ăn kiêng của các vận động viên điền kinh Trung Quốc phá kỷ lục thế giới ở môn chạy có hai thành phần rất lạ. Thứ nhất là máu rùa, thứ hai chính là Đông Trùng Hạ Thảo. Tháng 10 năm 2004, trong một phóng sự đường trường về dãy Hymalaya do đài BBC (Anh Quốc) thực hiện, phóng viên Michael Palin đã tuyên bố với cả thế giới rằng “Đông Trùng Hạ Thảo” có thể trị được tất cả các bệnh” . Dược tính của Đông Trùng Hạ Thảo còn mạnh hơn nhân sâm nhiều lần: dùng 0.85 gam Đông Trùng Hạ Thảo có giá trị tương đương với 50 gam nhân sâm.
  9. Sử dụng Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu. Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong Đông y và các chất có dược tính được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp. Sau đây là một số cách sử dụng Đông trùng hạ thảo (ĐTHT): * Rượu trùng hạ thảo nhân sâm: ĐTHT và nhân sâm lượng bằng nhau, ngâm trong rượu tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ. - Công dụng: Bổ thận, tráng dương dùng cho người bị suy nhược, liệt dương. * Rượu lộc nhung trùng thảo: Nhung hươu 20g, ĐTHT 90g ngâm trong 1,5 lít rượu tốt trong 10 ngày, uống mỗi ngày 20-30ml. - Công dụng: ôn thận tráng dương, ích tinh, dưỡng huyết dùng cho người bị suy nhược, thiếu máu, liệt dương, suy giảm tình dục. * Rượu kỷ tử trùng thảo: Kỷ tử 30g, ĐTHT 30g ngâm trong 0,5 lít rượu trắng trong 10 ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 15 ml. - Công dụng: Bổ ích can thận, ích khí sinh tinh dùng cho người bị liệt dương, tảo tiết. * Trà trùng thảo nhân sâm: ĐTHT 5g, nhân sâm 3-5g, cho vào bình kín hãm với nước sôi trong 10 phút, uống thay nước trà trong 10 ngày. - Công dụng: ích khí tráng dương, dùng cho người liệt dương, di tinh. * Canh đông trùng hùng áp: Một con vịt mái, 10 g ĐTHT, mấy lát gừng tươi, gốc hành, 15 ml rượu, cùng các gia vị. Vịt mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi, vớt ra. Dùng nước ấm rửa sạch ĐTHT rồi nhét vào bên trong vịt, khâu lại, cho vào thố cùng các gia vị, tiêu. Đem thố chưng đến khi vịt chín. - Công dụng: Bổ hư, trợ dương dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, chống lão hóa, bổ phế thận, trị ho suyễn, suy nhược sau một cơn bệnh... * Canh đông trùng thai bàn: ĐTHT 10-18g, nhau thai tươi nửa cái, hầm nhừ rồi cho thêm gia vị ăn mỗi tuần một lần. - Công dụng: Bổ phế thận, ích nguyên khí dùng cho người bị suy nhược, mộng di hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm.
  10. *Cháo trùng thảo: ĐTHT 6g, bạch cập 10g, gạo ngon 50g, đường phèn, nước đủ dùng. ĐTHT và bạch cập sao khô, nghiền nhỏ thành bột. Gạo vo sạch, nấu thành cháo. Khi cháo chín đổ bột trùng hạ thảo và bạch cập vào nấu sôi rồi cho đường phèn vào. Ăn nóng, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn trong vòng 1 tuần. * Đông trùng hạ thảo nấu với thịt dê: 18 g ĐTHT, độ nửa ký thịt dê, 30 g hoài sơn, 15 g câu kỷ tử, 4 lát gừng tươi, 4 quả chà là, cùng gia vị vừa đủ. Thịt dê rửa sạch, cắt lát (hơi to một chút), rồi trụng qua nước sôi để khử mùi. ĐTHT, kỷ tử, chà là, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả cùng một lượng nước vừa đủ vào nồi đất, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ hầm tiếp trong 2 giờ. Dùng cả cái lẫn nước, một tuần có thể dùng 2 - 3 lần. - Công dụng: trị chứng tiểu đêm và hoạt tinh, tinh loãng. * Canh tôm nõn, Đông trùng hạ thảo: ĐTHT10g, tôm nõn 30g, gừng, muối, nước đủ dùng. Rửa sạch ĐTHT, tôm nõn, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi, chín trong vòng 30 phút rồi cho gừng, gia vị là dùng được. Khi dùng, ăn cả nước lẫn cái. Một số cách chế biến sau đây theo lương y Bàng Cẩm và Trần Duy Linh từ đông trùng hạ thảo: * Hầm với sườn heo: 6g - 9g (ĐTHT), nhân sâm, kỷ tử, đương quy (mỗi thứ 12g) và một lượng sườn heo vừa đủ, cùng các gia vị, tất cả đem hầm để ăn trong ngày. - Công dụng: Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, mất sức, thận hư lao, tinh thần kém minh mẫn, hay quên... * Hầm với chạch: Chạch 500g, thịt lợn nạc 160g, nhau thai một cái, ĐTHT 40g, trần bì 10g, ít nước. Chạch làm sạch nhớt, bỏ đầu rửa sạch cho dầu vào rán vàng rồi vớt ra. Các thứ còn lại đều rửa sạch. Đun nước sôi rồi bỏ vào. Đun sôi lại, hầm vài tiếng, nêm muối. - Công dụng: kiện tỳ, khai vị, bổ can thận, ích âm, lợi khí. Thích hợp với người bị ung thư gan, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức, ăn kém, ngại nói, đau lưng, mỏi gối... * Gan vịt, trùng thảo trị chứng tổng hợp kéo dài :10g ĐTHT, 60g gan vịt. Dùng nước lạnh ngâm ĐTHT 15 phút, rửa sạch, cùng với gan vịt bỏ vào nồi sứ, thêm vào 750ml nước sôi, dùng lửa nhỏ nấu 3 giờ là được. Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tiếp 5-7 ngày. - Công dụng : bổ thận dưỡng âm, chủ trị chứng tổng hợp kéo dài (lưng gối mỏi nhừ vô lực, sợ lạnh, hai mắt khô rít, đầu choáng tai ù.) * Trùng thảo - Gà: ĐTHT 4-6 nhánh, gà đen 1 con, làm sạch lông, moi hết phủ tạng, hầm chung húp nước, ăn cái.
  11. - Công dụng: bổ thận trợ dương, chữa trị các chứng đầu óc choáng váng, trí nhớ giảm sút, tim đập dồn dập, nhìn đồ vật mờ ảo, chập chờn, cơ thể suy nhược dễ cảm cúm, đổ nhiều mồ hôi, sợ lạnh... * Trùng thảo - Cơm: ĐTHT 1-2 nhánh, rửa sạch, hấp cơm chín, ăn. - Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng điều trị bệnh viêm gan B rất hiệu quả. Đọc thêm Lê Quý Đôn từng viết trong sách (?) rằng: "trên núi Tản, có mọc nhiều loại thuốc quý, trong đó có Đông trùng hạ thảo...". Tuy nhiên,những người làm về đông y tại Việt Nam cho rằng muốn mua được đông trùng hạ thảo thật thì phải sang Trung Quốc vì đông trùng hạ thảo hiện nay được coi là quý hiếm hơn cả nhân sâm, lộc hươu, giá của nó vì thế rất đắt và có thể bị làm giả. Tại một của hàng Đông dược có uy tín ở Côn Minh, Trung Quốc, giá cho 5g đông trùng hạ thảo lên tới gần 500 nhân dân tệ (khoảng 1 triệu đồng Việt Nam, năm 2005). * Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả Đông trùng hạ thảo thật do chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3-0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà. Còn đông trùng hạ thảo giả thường được làm từ thân củ của địa tàm và thảo thạch. Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3 cm, đường kính 0,1-1 cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng. Ngoài ra còn một loại giả đông trùng hạ thảo nữa được làm từ bột ngô, bột mạch hay thạch cao... Chúng được sản xuất bằng cách gia công ép màng nên bên ngoài có màu trắng ngà, hình sâu non nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt. Cầm thấy nặng, không nhẹ bông như thật, khi nhai lâu thì dính răng. Hàng giả thì sâu non không có chân, vị ngọt, dính. * Lòai người biết đến Đông trùng hạ thảo từ khi nào? Theo nhiều sách cổ ghi lại, khi các mục đồng sống lang bạt trên dãy Hymalaya nhận ra một vài con trâu Yark (loài trâu đặc biệt, chỉ có ở Tây Tạng) ăn một loại nấm lạ luôn
  12. khỏe mạnh và có khả năng tình dục cao hơn hẳn so với bầy đàn, họ đã quyết định hái loại nấm lạ đó về dùng thử. Và kết quả vượt quá sự mong đợi. Thời gian trôi qua, thứ nấm lạ này cũng theo chân các đoàn quân viễn chinh, những người hành hương từ cao nguyên Tây Tạng về tới Trung Thổ và các danh y ngay lập tức nhận ra những giá trị quý báu của nó. Nhân sâm đã là loài quý hiếm, Đông Trùng Hạ Thảo còn quý hiếm hơn. Ngoài “thánh địa” là dãy núi Trường Bạch ở vùng biên giới với Bắc Triều Tiên, nhân sâm còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên đất Trung Quốc. Nhưng Đông Trùng Hạ Thảo thì khác. Loài thuốc quý này chỉ mọc trên những đỉnh núi cao chót vót hơn 4000m của vùng Tứ Xuyên – Tây Tạng và việc tìm kiếm, thu hoạch là cả một chặng đường cam go vất vả. Lập tức, thứ nấm lạ này được tiến cung và trở thành một trong những loại dược liệu quý hiếm nhất, chỉ dùng cho Hoàng tộc và các đại thần. Ban đầu, người ta dùng nước sôi đun nó lên, pha với trà hoặc ăn nguyên cả cây cả rễ. Sau đó, nó được nhồi vào vịt để làm thức ăn bổ dưỡng, hỗ trợ khả năng tình dục cho cả nam và nữ, nấu với gà để ăn vào đầu mùa đông, đầu mùa xuân, giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi khí hậu. Rồi nó được bào chế và dùng để trị các chứng bệnh như ho lao, thiếu máu, đau lưng, làm chậm quá trình lão hóa, giúp tăng sức khỏe trong thời gian dưỡng bệnh…Và người Trung Quốc cổ đại coi nó như là một loại nhân sâm mới. Sau này, việc sử dụng loài “nấm” này trở nên rộng rãi, phổ biến hơn trong dân gian nhờ một số người có sáng kiến nuôi trồng và phát triển nó trên nền gạo, sau đó bào chế ra thành nhiều dạng sản phẩm như bột khô, thuốc nước, tuy nhiên, tác dụng cũng đã bị giảm đi đáng kể so với hàng “chính phẩm”. * Cấy ghép và nuôi trong thành công ĐTHT - một bước ngoặt quan trọng Trên trị trường hiện nay, thực tế, ĐTHT nguyên con đều là dạng Mua thuốc TASLY Hoàng Trùng Thảo tại nhà thuốc ĐTHT nuôi cấy chứ không phải ĐTHT thuần của vùng Tây Long Châu I, 404 CMT8. Tạng. Vì môi trường tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của ĐTHT thuần lại ở các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa xôi, nên ĐTHT từ thiên nhiên rất hiếm và khó có thể tới tay người tiêu dùng. Việc chiết xuất ĐTHT sử dụng dưới dạng viên nang vẫn bảo đảm tính năng công dụng của ĐTHT mà rất Ảnh: ĐỨC TRÍ an toàn là điều vô cùng cần thiết. Tập đoàn Dược phẩm đứng đầu Trung Hoa Tasly là nơi đầu tiên đề ra và thực hiện tiêu chuẩn nuôi trồng GAP: nhân giống ĐTHT thuần nguyên con ở vùng đầm lầy cao nguyên có độ cao trên 4.000m Thanh Tạng, Trung Quốc
  13. và nuôi trong môi trường đặc biệt phù hợp cho sự phát triển tự nhiên; sau đó bào chế theo tiêu chuẩn Đông dược GEP (công nghệ phân giải enzyme và bảo đảm những quy định nghiêm ngặt trong tất cả các công đoạn sản xuất). Nhờ đó, Tasly đã phân lập và chiết xuất được hết hoạt động sinh học có giá trị thần kỳ của ĐTHT, (như cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl - adenosine và đặc biệt là nhóm hoạt chất HEAA(Hydroxy - Ethyl - Adenosine - Analogs), tạo nên viên nang Tasly Hoàng Trùng Thảo với hàm lượng tinh chất Polisaccharid ĐTHT đa đường cao nhất hiện nay có những công dụng vượt trội: tăng cường tác dụng của các nội tiết tố (hormone) cả nam và nữ; có tác dụng cường dương và chống liệt dương, giúp tăng cường sinh lực phái Nam; tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh, giảm stress, căng thẳng kéo dài. Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận; bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu. Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận. Hỗ trợ chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim; giữ ổn định nhịp đập của tim; tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể. Hỗ trợ bảo vệ tế bào gan, điều hòa men gan. Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể; hạn chế bệnh tật của tuổi già. Thông tin: Tasly Hoàng Trùng Thảo 400mg được nhập khẩu và phân phối bởi: Công ty TNHH tiếp vận V.N.E.T; ĐC: TPHCM: Lầu 3, Building Trần Tuấn, Số 10 Phan Đình Giót, quận Tân Bình; HN: Lầu 6, tòa nhà Sông Thao, 69 Bà triệu. Bạn có thể gọi về số (08) 9971995 để được tư vấn. Những thông tin mới nhất cũng luôn được cập nhật trên các website: www.danong.com; www.cotsong.com. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TPHCM: Nhà thuốc (NT): Á Châu 1, 52 CMT8, Q3, ĐT 9304252; NT Á Châu 2, 356 CMT8, P6, Q3, ĐT: 9315901; Long Châu 1, 404A CMT8, Q3, ĐT: 9319712; Long Châu 2, 399 Hai Bà Trưng, Q3, ĐT: 8204334; Chuỗi cửa hàng Medicre TPHCM; Hồng Phúc, 533 - 535 Sư Vạn Hạnh, Q10; NT V – Phano, 396 – 398 CMT8, Q.TB; NT 42, 355 Hoàng Văn Thụ, Q.TB; NT Thanh Nam, 837 Kha Vạn Cân, Q.TĐ; NT Hữu Nghị, 309 Hoàng Diệu, Q4; NT Hiền Mai; 458 Kinh Dương Vương, Q.Bình Tân; NT Nhung Thành, 87 Nguyễn Văn Đừng, Q5; NT Bảo Anh, 82 Hải Thượng Lãn Ông, Q5; NT Khang Phúc, 557 Nguyễn Tri Phương, Q10; NT Ngọc Dũng, 612 Nguyễn Chí Thanh, Q11; Bảo Tín,
  14. 135 Đường Số 1, Bình Chánh; NT Hạnh Lâm, số 378 Chánh Hưng, Q8; NT Hoàng Khang số 131/1 Tô Hiến Thánh F15, Q10, lô D13, D14. Long An: CTDP Bạch Yến, 171 Hùng Vương, TX Tân An (072.822522). Tiền Giang: NT Phước Thành, 254 Trần Hưng Đạo – TP Mỹ Tho (073.870343). Bình Dương: NT Trúc Mai, 2A Nguyễn Du, TX Thủ Dầu Một (065.0823393). Cần Thơ: NT Mai Lưu, 178 nguyễn An Ninh, Q.Ninh Kiều; NT Trung Sơn, 88 Lý Tự Trọng, Q.Ninh Kiều. Vũng Tàu: NT Hiền Vinh, 79B Ba Cu; NT Ngọc Châu, 12 Lê Quý Đôn TX Bà Rịa: (0918074303 - anh Dũng). Đồng Nai: CT Dược Phẩm Sơn Minh (061.3826221), 77 Phan Đình Phùng, TP Biên Hòa; NT Quảng Chi Đường, 193/8 khu Phước Long - Long Khánh (061.3845403). Đà Nẵng: Hiệu thuốc chuyên doanh số 4, 76 Lê Hồng Phong (0511.565595). Huế: CTTM Dược phẩm Mạnh Tý, Việt Mỹ, 103 Xuân 68, Thuận lộc (054.511245). Gia Lai: NT Bảo Hưng, 65 Hùng Vương, Diên Hồng, TX Playku (0914170156 A. Hưng). Và các nhà thuốc Đông, Tây y lớn trên toàn quốc. (BS ỨNG MINH SƠN)
  15. TÓM TẮT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Tên thuốc: Cordyceps Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. Bộ phận dùng: nấm. Tính vị: vị ngọt, tính ấm. Qui kinh: Vào kinh Thận và Phế. Tác dụng: bổ Phế và Thận, ích khí, chỉ huyết và trừ đờm. Chủ trị: Trị ho lâu ngày, yếu mệt, thổ huyết, nhiều mồ hôi, di tinh, đau lưng mỏi gối. - Thận kém biểu hiện như bất lực, xuất tinh và đau lưng dưới và đầu gối: Dùng Đông trùng hạ thảo với Sơn thù du, Sơn dược và Thỏ ti tử, hoặc dùng độc vị Đông trùng hạ thảo. - Ho và hen mạn tính hoặc ho có đờm máu, do phế hư: Dùng Đông trùng hạ thảo với Sa sâm, A giao và Xuyên bối mẫu. - Ra mồ hôi nhiều và do cơ thể mệt, ốm: Ðông trùng hạ thảo nấu với thịt gà, vịt hoặc heo. Liều dùng: 5-10g. Bào chế: Khoảng tháng 5-6, đào lấy khối nấm, bỏ đất, sấy khô hoặc phơi khô để dùng. Thông tin tra cứu:  http://www.khampha24h.com/modules.php? name=News&opcase=detailsnews&mid=1067&mcid=94&menuid=  http://www.vnexpress.net/GL/Suc-khoe/2005/12/3B9E486A/  www.saga.vn/Giaitri/An_Choi_Dulich/bepdoanhnhan/2860.saga+ %22DONG+TRUNG+HA+THAO%22&hl=vi&ct=clnk&cd=8&gl=vn  http://www.hongchaurestaurant.com.vn/vn/index.php?view=article&id=51%3Aong- trung-h-tho&option=com_content
  16.  www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/baocheduoc/htmdocs/DongTrungHaThao.htm+ %22DONG+TRUNG+HA+THAO%22&hl=vi&ct=clnk&cd=9&gl=vn  http://www.suckhoe360.com/Nhung-bai-thuoc-hay/dong-trung-ha-thao/Page-5.php  http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/dongtrunghathao.htm  http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=29751&ChannelID=57  http://tintuc.timnhanh.com/doi_song/suc_khoe/20080915/35A832D3/  http://www.sggp.org.vn/yhoc/2007/8/117731/  BS Hoàng Xuân Đại, Sức Khỏe & Đời Sống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0