Động vật
lượt xem 32
download
Động vật là một nhóm sinh vật chính, được phân loại là giới Động vật (Animalia) trong hệ thống phân loại 5 giới. Nhìn chung, động vật là các cơ thểđa bào hoặc đơn bào, có khả năng di chuyển và đáp ứng với môi trường, có thức ăn là các sinh vật khác (dị dưỡng). Sơ đồ cấu tạo cơ thể động vật đã được quy định nghiêm ngặt trong quá trình phát triển cơ thể (ontogeny) từ giai đoạn phôi đến các giai đoạn phát sinh hình thái (metamorphosis) sau đó. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Động vật
- Động vật là một nhóm sinh vật chính, được phân loại là giới Động vật (Animalia) trong hệ thống phân loại 5 giới. Nhìn chung, động vật là các cơ thểđa bào hoặc đơn bào, có khả năng di chuyển và đáp ứng với môi trường, có thức ăn là các sinh vật khác (dị dưỡng). Sơ đồ cấu tạo cơ thể động vật đã được quy định nghiêm ngặt trong quá
- trình phát triển cơ thể (ontogeny) từ giai đoạn phôi đến các giai đoạn phát sinh hình thái (metamorphosis) sau đó. Ngoài ra, một số sinh vật thuộc giới Metazoa có khả năng di chuyển và dị dưỡng như trùng đế giày, trùng roi xanh cũng đôi lúc được gọi là "động vật" (động vật nguyên sinh). Môn học về động vật là động vật học. Động vật được phân chia thành nhiều "chủng loại" hay còn gọi là "giống", những "chủng loài" giống nhau tập hợp lại thành "loài", những "loài" giống nhau tập hợp lại thành "họ", những "họ" giống nhau
- tập hợp lại thành "bộ", rồi "bộ" lại tập hợp thành "lớp", cuối cùng "lớp" tập hợp thành "loại"."loại" là đơn vị lớn nhất trong phân loại.Hiện nay, giới động vật được phân thành hơn 20 loài. Động vật Thời điểm hóa thạch: Kỷ Ediacara – gần đây
- Theo chiều kim đồng hồ từ phía trên mé trái: Mực ống châu Âu (Loligo vulgaris - động vật thân mềm),Chrysaora quinquecirrha - sứa lông châm), Aphthona flava - động vật chân khớp), Eunereis longissima(giun đốt), hổ (Panthera tigris - động vật có dây sống).
- Phân loại khoa học Vực (domain): Eukaryota (không phân Opisthokonta hạng) (không phân Holozoa hạng) (không phân Filozoa hạng) Giới (regnum): Animalia Linnaeus, 1758 Các siêu ngành/ngành Phân giới Parazoa Porifera (tùy chọn) Calcarea Silicarea
- Phân giới Eumetazoa Placozoa Radiata (không phân hạng) Ctenophora (Sứa lược) Cnidaria (Sứa lông châm) Trilobozoa † Bilateria (không phân hạng) Orthonectida Dicyemida (Rhombozoa) Acoelomorpha Chaetognatha Siêu ngành Deuterostomia Chordata (Dây sống)
- Hemichordata (Bán dây sống) Echinodermata Xenoturbellida Vetulicolia † Siêu ngành Ecdysozoa Kinorhyncha Loricifera Priapulida Nematoda Nematomorpha Lobopodia † Onychophora Tardigrada Arthropoda Siêu ngành Platyzoa Platyhelminthes
- Gastrotricha Rotifera Acanthocephala Gnathostomulida Micrognathozoa Cycliophora Siêu ngành Lophotrochozoa Sipuncula Hyolitha † Nemertea Phoronida Bryozoa Entoprocta Brachiopoda Mollusca Annelida
- Echiura Thế giới động vật đa dạng, phong phú Biển là cái nôi của sự sống, vì mầm sự sống (giọt coa-xéc-va) đã hình thành và phát triển thành các sinh vật ngày nay. Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Hiện biết khoảng 1,5 triệu loài, từ loài có kích thước hiên vi đến loài cho kích thước to lớn: - Só lượng cá thể trong một loài rất lớn........
- Tài nguyên động vật ở Việt Nam Việt Nam có biển rộng, phong phú các loại hình thủy vực nước ngọt, có nhiều rừng núi trùng điệp và các đồng bằng xen giữa, ... nghĩa là có môi trường sống thích hợp cho đại diện của hầu hết các ngành động vật. Hơn nữa Việt Nam còn có khí hậu đa dạng, thay đổi theo chiều bắc - nam và theo độ cao so với mặt biển, thích hợp cho động vật từ nhiều nguồn sinh sống. Vì vậy một số động vật như khướu đầu đen, gà lôi trắng đã trở thànhđộng vật đặc hữu của Việt Nam, không có ở các nước khác, nên nước này trở thành một khu
- vực nghiên cứu khoa học hấp dẫn đối với nhiều nhàđộng vật học. Đặc điểm chung của động vật Động vật là giới sinh vật lớn thứ hai sau thực vật nên phân bố rất rộng. Dù vậy chúng vẫn có các đặc điểm chung cơ bản để xét xem một sinh vật có phải là động vật không như có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, dị dưỡng (dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác). Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc,mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà,
- lợn, bò, ...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), da (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ...), thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ...), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh (chó); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ... Phân biệt động vật với thực vật +Tế bào động vật không có thành< xen-lu-lô-zơ>. +Động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn. +Động vật có khả năng di chuyển. +Động vật có hệ thần kinh với giác quan.......
- Phân loại giới Động vật Hệ thống động vật Theo cách phân loại của Sách giáo khoa Sinh học lớp 7 Việt Nam (cách này hiện không còn được dùng trên thế giới), hệ thống động vật hiện nay được chia làm 3 phân giới được thể hiện như sau: 1. Phân giới Động vật đơn bào(Protozoa) gồm ngành động vật nguyên thủy nhất là ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa) 2. Phân giới Động vật cận đa bào(Parazoa) gồm một ngành Thân lỗ (Porifera).
- 3. Phân giới Động vật đa bào chính thức(Eumetazoa) gồm 2 nhóm lớn: Động vật có đối xứng tỏa tròn (Radiata) chỉ gồm ngành Ruột khoang (Coelenterata) Động vật có đối xứng hai bên(Bilateria) lại được chia làm các nhóm: Động vật chưa có thể xoang (Acoelomata) gồm các ngành Giun dẹp (Plathelminthes), Giun tròn (Nemathelminthes). Động vật có thể xoang (Coelomata) còn được phân ra thành:
- Động vật có miệng nguyên sinh (Protostomia) gồm các ngành Giun đốt (Annelida), Thân mềm (Mollusca) và Chân khớp (Arthropoda). Động vật có miệng thứ sinh (Deuterostomia) gồm 2 ngành là Da gai (Echinodermata) và Động vật có dây sống (Chordata). Các ngành động vật chính Giới Động vật hiện biết khoảng 1,5 triệu loài được sắp xếp trong hơn 30 ngành và khoảng 100 lớp. Có những ngành mang số loài rất lớn, chiếm đa số các động vật hiện biết
- như Ruột khoang, Chân khớp, Động vật có dây sống, ... nhưng cũng có những ngành mang số loài chỉ tính bằng hàng trăm, thậm chí là hàng chục loài mà thôi như Sứa lược, Hải tiêu, Động vật hình tấm, ... Sách giáo khoa Sinh học 7 của Việt Nam chỉ nhắc đến 8 ngành đa dạng nhất và được sắp xếp theo thứ tự tiến hóa dần: Động vật nguyên sinh (Protozoa) Ruột khoang (Coelenterata) Các ngành giun: Giun dẹp (Plathelminthes), Giun tròn (Nemathelminthes), Giun đốt (Annelida). Thân mềm (Mollusca)
- Chân khớp (Arthropoda) Động vật có dây sống (Chordata) Ngành Động vật nguyên sinh Động vật nguyên sinh là những động vật có cấu tạo cơ thể từ một tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta (Đại Nguyên sinh), nhưng khoa học lại phát hiện ra chúng tương đối muộn. Mãi đến thế kỉ XVII, nhờ sáng chế ra kính hiển vi, Lơ-ven Húc (người Hà Lan) là người đầu tiên nhìn thấy động vật nguyên sinh. Đây là ngành động vật tổ tiên của các ngành động vật khác sau này. Từ "nguyên sinh" có nghĩa là vẫn như lúc ban đầu, vì
- đã trải qua hơn 2600 triệu năm tồn tại, động vật nguyên sinh vẫn giữ nguyên đặc điểm cơ thể như lúc chúng vừa xuất hiện. Chúng phân bố ở khắp nơi: đất, nước, mặn, nước ngọt, ... kể cả trong cơ thể của các sinh vật khác. Ngày nay, người ta có xu hướng không coi động vật nguyên sinh là động vật nữa, nên xếp chúng vào một giới khác. Cùng với tảo đơn bào, chúng tạo nên giới Nguyên sinh (Protista). Động vật nguyên sinh có hơn 30 nghìn loài, chia trong 6 lớp: Trùng chân giả, Trùng roi, Trùng bào tử, Trùng bào tử gai, Trùng vi bào tử và Trùng cỏ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Động vật học - Lê Trọng Sơn
500 p | 833 | 225
-
Động vật nguyên sinh
6 p | 1048 | 117
-
Sự thích nghi của động vật có xương sống
44 p | 251 | 88
-
Giáo trình Động vật học không xương sống - Nguyễn Văn Thuận, Lê Trọng Sơn
316 p | 443 | 83
-
Động vật có xương sống - Động vật học: Phần 1
114 p | 426 | 77
-
Động vật học
5 p | 269 | 67
-
Giáo trình động vật học part 6
50 p | 183 | 51
-
Bài giảng Động vật chuyển gen
34 p | 114 | 20
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 1 - Nguyễn Hữu Trí
23 p | 159 | 19
-
Bài giảng Động vật học - Chương 1: Động vật nguyên sinh
33 p | 188 | 18
-
Bài giảng Chương 1: Giới thiệu về giới động vật và tổ chức cơ thể động vật
23 p | 136 | 8
-
Bài giảng Sinh lý học người và động vật
131 p | 15 | 6
-
Bài giảng Sinh lý người và động vật (Tập 1): Phần 1
79 p | 10 | 4
-
Thực tập động vật có xương sống - Giai đoạn 2
47 p | 12 | 3
-
Bài giảng Sinh lý người và động vật (Tập 1): Phần 2
91 p | 10 | 3
-
Bài giảng Sinh học động vật: Chương 1 - TS. Nguyễn Hữu Trí
56 p | 51 | 2
-
Nghiên cứu địa lý động vật học: Phần 1
183 p | 9 | 2
-
Quá trình phát triển chi của động vật bốn chân
72 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn