intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á

Chia sẻ: Yen Hong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

545
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á là một sáng kiến của chính phủ Úc do cardno Acil quản lý, phối hợp với trung tâm Giảm tác hại của Viện Burnet triển khai hoạt động tại Việt Nam, My-an-ma và Trung Quốc (hai tỉnh Vân Nam & Quảng Tây)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á

  1. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á
  2. Am a home pages to sister Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á Các Khuyến nghị Chiến lược cho công tác Vận động ủng hộ Giảm tác hại ở Việt Nam Tháng 12 năm 2006 Cơ quan quản lý Cộng tác với Cơ quan tài trợ
  3. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ARHP Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á AusAID Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Úc Cardno Acil Tên cũ: Công ty TNHH Acil Australia ĐHLĐXH (Trường) Đại học Lao động - Xã hội EAP Dự án Các Mô hình Hiệu quả HAARP Chương trình Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người LĐTBXH (Bộ/Sở) Lao động, Thương binh và Xã hội MIS Hệ thống thông tin quản lý MMT Liệu pháp điều trị duy trì bằng Mê-tha-đôn PHMO Phòng Quản lý Y tế khối Trại giam PSI Tổ chức Các Dịch vụ Dân số Quốc tế SODC Văn phòng Thường trực Phòng chống Ma tuý TOT Đào tạo giảng viên TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTGDTT Thông tin, Giáo dục và Truyền thông (Truyền thông) UNAIDS Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS UNODC Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc (Tên cũ UNDCP) VAAC Cục Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam VHTT (Bộ) Văn hoá và Thông tin Việt Nam Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam WHO Tổ chức Y tế Thế giới Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam i
  4. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................................................................... I MỤC LỤC ............................................................................................................................................................II TÓM TẮT Ý CHÍNH ........................................................................................................................................ III 1.0 GIỚI THIỆU......................................................................................................................................... 11 1.1 PHƯƠNG PHÁP .................................................................................................................................... 11 2.0 TÓM TẮT VÀ PHÂN TÍCH CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH................................................................ 13 2.1 TÓM TẮT VÀ PHÂN TÍCH CÁC CUỘC PHỎNG VẤN VỚI NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHÍNH............................................................................................................................................ 13 2.2 HIỂU VỀ GIẢM TÁC HẠI VÀ CÁC CAN THIỆP KHÁC NHAU ....................................................... 13 2.3 TIẾN ĐỘ CỦA VIỆC CHẤP THUẬN VÀ/HOẶC HỖ TRỢ GIẢM TÁC HẠI..................................... 13 2.4. QUY MÔ HAY MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TÁC HẠI CỤ THỂ....................... 13 2.5 CÁC THÁCH THỨC HOẶC TRỞ NGẠI TRONG VIỆC THÔNG QUA VÀ/HOẶC ỦNG HỘ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TÁC HẠI................................................................................................................ 14 2.6 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỂ GIẢM CÁC TÁC HẠI LIÊN QUAN ĐẾN MA TUÝ HOẶC CÁCH THỨC TỐT NHẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRỞ NGẠI VÀ THÁCH THỨC ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH................................................................................................ 16 2.7 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 17 3.0 CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ VẬN ĐỘNG CHIẾN LƯỢC ................................................................. 18 4.0 XÁC ĐỊNH CÁC NHU CẦU CẦN GIẢI QUYẾT KHÔNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG.................................................................................................................................................... 29 4.1 ĐÀO TẠO TẬP HUẤN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ........................................................................ 29 4.2 GIÁO DỤC ĐỒNG ĐẲNG VÀ TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG................................................................... 30 4.3 THEO DÕI KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................................................... 30 4.4 LẬP KẾ HOẠCH VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH Ở CẤP QUỐC GIA/TỈNH ........................................ 30 4.5 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC ............................................................................................................................ 31 5.0 CÁC BƯỚC ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VẬN ĐỘNG.................................. 32 5.1 BIÊN DỊCH VÀ PHỔ BIẾN BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VẬN ĐỘNG Ở VIỆT NAM .......................... 32 5.2 HỘI THẢO VỚI NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHÍNH .................................................. 32 5.3 CÁC HỘI THẢO VỀ VẬN ĐỘNG ........................................................................................................ 32 PHỤ LỤC A: DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN/BAN NGÀNH/TỔ CHỨC PHỤ LỤC B: CHỦ ĐỀ VÀ CÂU HỎI ĐÃ THẢO LUẬN PHỤ LỤC C: PHƯƠNG PHÁP CHI TIẾT PHỤ LỤC D: CÁC CÂU TRẢ LỜI CHI TIẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHÍNH Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam ii
  5. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) TÓM TẮT Ý CHÍNH Giới thiệu Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) là một sáng kiến của Chính phủ Úc do Cardno Acil quản lý, phối hợp với Trung tâm Giảm tác hại của Viện Burnet triển khai hoạt động tại Việt Nam, My-an-ma và Trung Quốc (hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây). Mục tiêu của dự án là giảm sự lây truyền HIV liên quan tới việc tiêm chích ma tuý. Chiến lược này là một tài liệu về vận động và chính sách cho ARHP, nhưng quan trọng hơn là nó cũng cung cấp các thông tin và khuyến nghị quan trọng cho Chương trình Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (HIV/AIDS Asia Regional Program [HAARP]) do AusAID tài trợ được xây dựng cho năm 2007, và cho các bên liên quan thuộc chính phủ và phi chính phủ khác. Mục đích của tài liệu Chiến lược Vận động là để xác định và nêu rõ các nhu cầu và mục tiêu vận động chủ đạo, kèm theo các khuyến nghị về các hoạt động. Phuơng pháp Các cuộc phỏng vấn và thảo luận được tiến hành với 29 người cung cấp thông tin chính, đại diện cho 22 cơ quan chính trong các ngành Y tế, Công an, Lao động Thương binh và Xã hội, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, và các tổ chức đoàn thể. Các phát hiện Các vấn đề liên quan tới giảm tác hại, tiến độ ủng hộ và quy mô đáp ứng Các nguyên tắc cơ bản của giảm tác hại được hầu hết những người cung cấp thông tin chính hiểu, nhưng ở tất cả các ngành chỉ có một số người đề cập đến gói các chính sách và chương trình toàn diện để giải quyết các hậu quả có hại của việc sử dụng ma tuý. Kể từ khi “Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người” (Luật Phòng chống HIV/AIDS) được Quốc hội thông qua năm 2006, tiến độ về hỗ trợ giảm tác hại đã được đẩy nhanh. Các chương trình bơm kim tiêm được thực hiện ở nhiều tỉnh khác nhau nhưng vẫn ở quy mô nhỏ và tính hiệu quả của hoạt động hiện nay vẫn là một câu hỏi. Tiếp cận cộng đồng và giáo dục đồng đẳng được xem là có độ bao phủ hạn chế. Các chương trình đào tạo về giảm tác hại là một lĩnh vực được xác định là còn yếu và việc phát triển các kỹ năng và năng lực kỹ thuật sẽ là công tác thiết yếu để đáp ứng với tình hình sử dụng ma tuý và HIV hiện nay ở Việt Nam. Các bước đi tiếp theo của giảm tác hại Rất cần thiết phải nêu lên những nét nổi bật về chuyển biến tích cực đang diễn ra trong việc giải quyết vấn đề sử dụng ma tuý và HIV. Sự ra đời của Luật Phòng chống HIV/AIDS đã tạo ra khung pháp lý để xúc tiến việc thực hiện các can thiệp giảm tác hại. Các chương trình bơm kim tiêm hiện hoạt động ở khoảng 25 tỉnh và nhìn chung có những dấu hiệu rất tích cực trong việc giới thiệu liệu pháp điều trị duy trì bằng mê-tha-đôn vào năm 2007. Tuy những bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc chấp thuận các biện pháp giảm tác hại là rất đáng đuợc công nhận, chúng ta cũng phải thừa nhận là sẽ có những thách thức trong thời gian sắp tới. Các thách thức và trở ngại đối với việc ủng hộ giảm tác hại Quán triệt Luật Phòng chống HIV/AIDS từ chính phủ cấp trung ương đến chính quyền cấp tỉnh và huyện được xác định là một thách thức nhưng được tiên đoán là sẽ giải quyết được bằng việc áp dụng các cơ chế đúng đắn. Trở ngại đối với việc chấp thuận giảm tác hại phần lớn bắt nguồn từ việc hiểu chưa đúng về giảm tác hại còn phổ biến ở nhiều nơi. Kỳ thị và phân biệt đối xử, đặc biệt là với người sử dụng ma tuý và những người sống chung với HIV vẫn còn rất phổ biến. Việc thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cả ở những vị trí thấp Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam iii
  6. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) và cao cấp ở tất các các ban ngành, đoàn thể là trở ngại to lớn để mở rộng các hoạt động nhằm giải quyết vấn đề sử dụng ma tuý và HIV. Việc thiếu kinh phí trong tất cả các ngành để giải quyết vấn đề sử dụng ma tuý và HIV là một thách thức. Rất nhiều người đồng ý rằng phổ biến và chia sẻ thông tin giữa các ngành và trong nhóm các nhà tài trợ vẫn còn thiếu. Ở tuyến cơ sở, vấn đề này còn nổi cộm hơn nữa. Nhiều người nhận xét rằng phối hợp và điều phối đáp ứng đa ngành vẫn còn yếu hoặc cần phải được cải thiện thêm. Độ bao phủ của việc cung cấp dịch vụ hướng tới người sử dụng ma tuý được cho là còn thấp. Một số người thừa nhận rằng các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng ma tuý và HIV đang góp phần thêm vào các trở ngại hiện có. Liệu pháp điều trị duy trì bằng mê-tha-đôn chưa được triển khai thực hiện, tuy nhiên đã thấy có sự ủng hộ của các ban ngành, mặc dù sự thận trọng và nghi ngờ về tác dụng của nó vẫn còn tồn tại. Tăng cường năng lực của chính phủ và cộng đồng để giảm tác hại có liên quan đến ma tuý Hiệu quả của Luật Phòng chống HIV/AIDS phụ thuộc phần lớn vào tính rõ ràng của nghị định để giải quyết các hiểu lầm có thể xảy ra. Việc tham gia nhiều hơn và cam kết của ngành công an để hỗ trợ Luật Phòng chống HIV/AIDS và nghị định kèm theo là cực kỳ quan trọng. Có nhu cầu về việc xây dựng các hướng dẫn khác nhau về các biện pháp giảm tác hại cho các ban ngành và tổ chức có liên quan. Sự cải thiện về cộng tác và phối hợp giữa các ban ngành sẽ làm hài hoà và sau đó sẽ dẫn đến kết quả là đáp ứng sẽ được điều phối tốt. Việc sử dụng các cơ chế như phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức đoàn thể, khuyến khích các nhà lãnh đạo cấp tỉnh và huyện để phổ biến thông tin, các tài liệu về giáo dục và truyền thông về giảm tác hại cần phải được coi là một ưu tiên. Các cơ hội giáo dục, đào tạo và tiếp tục nâng cao năng lực là nhu cầu cần thiết của tất cả các ban ngành ở tất cả các cấp. Các đáp ứng chương trình và kỹ thuật phù hợp đối với triển khai giảm tác hại là một yêu cầu đối với các cấp ra quyết định từ cấp trên đến những người ở cấp cơ sở. Vận động thường xuyên tất cả các ban ngành ở tất cả các cấp để khuyến khích và duy trì tinh thần của công tác giảm tác hại được coi là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, kỹ năng để thực hiện vận động vẫn còn thiếu và vấn đề này cần được giải quyết. Thiếu kinh phí cho công tác giảm tác hại cũng là điều đáng quan tâm. Việc sử dụng và phân bổ các nguồn kinh phí cũng như nhu cầu cho các biện pháp khác cần được khảo sát thêm. Các mục tiêu vận động chiến lược chủ yếu Các phát hiện trình bày trong báo cáo này nhấn mạnh vào nhu cầu của các mục tiêu vận động chủ yếu, chiến lược và các hoạt động được khuyến nghị. Có 7 mục tiêu vận động được xác định như sau: Mục tiêu 1 Tăng cường nhận thức và sự hiểu biết về các biện pháp giảm tác hại trong cộng đồng, đảng và chính quyền ở cấp tỉnh, huyện và xã. Mục tiêu 2 Làm giảm sự nghi ngại và hiểu lầm của cộng đồng, ban đảng và chính quyền về giảm tác hại nhằm làm giảm nguy cơ của HIV và các hậu quả về sức khoẻ đối với những người sử dụng ma tuý. Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam iv
  7. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) Mục tiêu 3 Vận động việc triển khai pháp luật, chính sách, hướng dẫn quốc gia hiện hành và mới được ban hành, các hướng dẫn và thực hành mà ủng hộ cho việc chấp thuận các biện pháp giảm tác hại toàn diện ở các tuyến tỉnh, huyện và xã. Mục tiêu 4 Cộng đồng, đảng và chính quyền ở các cấp tỉnh, huyện và xã thể hiện rõ việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người sử dụng ma tuý và người đang sống chung với HIV. Mục tiêu 5 Khuyến khích đáp ứng đa ngành đối với các vấn đề chung của HIV và sử dụng ma tuý thông qua việc điều phối và cộng tác nhiều hơn giữa các ngành hành pháp, y tế và xã hội. Mục tiêu 6 Tăng cường sự hỗ trợ của đảng và chính quyền ở trung ương và cấp tỉnh đối với các dự án giảm tác hại toàn diện, kể cả các dự án đang triển khai ở trong các trung tâm cai nghiện, cũng như đánh giá và mở rộng tiếp theo nhằm gia tăng tỷ lệ bao phủ. Mục tiêu 7 Cần phải có sự tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc cộng tác khu vực ở các cấp khác nhau của chính phủ thông qua ARHP, HAARP và các bên tham gia có liên quan khác. Các mục tiêu đã xác định sẽ được thực hiện dần thông qua các hoạt động ngắn, trung và dài hạn. Các hoạt động ngắn hạn sẽ là ưu tiên cụ thể cho ARHP trong khi trung hạn là để HAARP và các nhà tài trợ/cơ quan khác và Chính phủ Việt Nam cân nhắc. Các hoạt động dài hạn hơn là các khuyến nghị nhằm mục tiêu vào các cơ quan cấp cao hơn của Chính phủ Việt Nam. Xin xem phần Khung kế hoạch vận động để biết về tóm tắt các chiến lược và đối tượng đích. Báo cáo này là một sự nhắc nhở kịp thời về các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết. Nhiều trong số các nhu cầu này không thể được giải quyết chỉ bằng cách thông qua việc vận động. Các nhu cầu cần giải quyết mà không thông qua vận động có phạm vi rộng và bao gồm các lĩnh vực sau: Đào tạo và Nâng cao năng lực, Giáo dục Đồng đẳng và Tiếp cận Cộng đồng; Theo dõi và Đánh giá; Lập kế hoạch và Phân bổ Ngân sách ở cấp quốc gia/tỉnh; và những vấn đề được phân loại ở mục Các vấn đề Khác. Kết luận Cần phải vận động thường xuyên, bền bỉ để duy trì sự ủng hộ đối với giảm tác hại trong các ban ngành hữu quan và cộng đồng. Có một sự chuyển đổi tích cực không chối cãi được ở Việt Nam đối với vấn đề giảm tác hại. Luật Phòng chống HIV/AIDS lần đầu tiên đã cung cấp một khung pháp lý và một cơ hội để đáp ứng phù hợp. Mỗi nỗ lực đều cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các ban ngành luôn là những người tham gia tích cực trong quá trình phát triển và nhân rộng các can thiệp giảm tác hại. Điều quan trọng là các cấp chính quyền đại diện cho các quan tâm và quyền lợi của cộng đồng ở các tỉnh và cấp huyện cần có được sự động viên khuyến khích để tham gia vào quá trình ra quyết định về giảm tác hại. Các thách thức trước mắt vẫn còn và không nên đánh giá thấp những thách thức này. Tuy nhiên, các hỗ trợ kỹ thuật và tài chính phù hợp và một nỗ lực đa ngành được điều phối chặt chẽ sẽ đóng góp đáng Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam v
  8. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) kể cho việc tăng cường năng lực của chính quyền và cộng đồng để chấp thuận và áp dụng các biện pháp phòng chống HIV, từ đó làm giảm các tác hại có liên quan đến ma tuý. Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam vi
  9. Dự án phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) KHUNG KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG Các phát hiện chính Các mục tiêu vận động được Các chiến lược được xác định Đối tượng đích khuyến nghị Có sự thiếu hụt kiến thức về nội Mục tiêu 1: 1.1: Tiếp tục làm rõ và khuyến khích gói các biện pháp và can ARHP, Nhóm công tác kỹ dung của một “gói giảm tác hại Tăng cường nhận thức và sự thiệp giảm tác hại toàn diện bao gồm các nội dung sau: các chương thuật về HIV – Hà Nội, lực toàn diện.” hiểu biết về các biện pháp trình bơm kim tiêm; cung cấp bao cao su; phân phối tài liệu thông lượng hành pháp, cảnh sát giảm tác hại trong cộng đồng, tin – giáo dục - truyền thông; các chương trình điều trị thay thế; tiếp phòng chống ma tuý, các cơ đảng và chính quyền ở cấp cận cộng đồng; giáo dục đồng đẳng; tư vấn xét nghiệm HIV tự quan chính phủ cấp trung tỉnh, huyện và xã. nguyện; tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ ban đầu; điều trị các nhiễm ương, các tổ chức quốc tế và khuẩn qua đường tình dục và giáo dục về tình dục an toàn; hỗ trợ các nhà tài trợ, các tổ chức chăm sóc và điều trị cho những người sử dụng ma tuý sống chung phi chính phủ quốc tế/trong với HIV; và giải quyết kỳ thị và phân biệt đối xử. nước, Bộ Văn hoá Thông tin, các cơ quan truyền thông đại chúng, các đơn vị giáo dục, Bộ Y tế 1.2: Lôi cuốn các tổ chức đoàn thể có ảnh hưởng và lãnh đạo ở cấp Các tổ chức quốc tế và các tỉnh và huyện hỗ trợ cho việc phổ biến các tài liệu truyền thông về nhà tài trợ, các tổ chức phi giảm tác hại - từ Luật Phòng chống HIV/AIDS tới các nguyên tắc cơ chính phủ quốc tế/trong nước, bản của giảm tác hại cho cộng đồng chung. các nhóm có quan tâm đặc biệt, các cơ quan chính phủ cấp trung ương Có sự hiểu chưa đúng về phương Mục tiêu 2: 2.1: Tiếp tục khuyến khích sự hiểu biết khái niệm giảm tác hại tới ARHP, Văn phòng Thường châm/mục đích của giảm tác hại Làm giảm sự nghi ngại và tất cả các ban ngành chính phủ có liên quan ở tất cả các cấp (Bộ Y trực Phòng chống Ma tuý và các kết quả tiềm năng của nó; hiểu lầm của cộng đồng, ban tế, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ (SODC), lực lượng hành sự hiểu lầm này làm hạn chế sự đảng và chính quyền về giảm LĐTBXH) và ở cấp tỉnh bao gồm Sở Y tế, Sở Công an, Sở pháp, các tổ chức quốc tế và hỗ trợ đầy đủ của các bên hữu tác hại nhằm làm giảm nguy LĐTBXH, Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ). Cần chú trọng vào vai các nhà tài trợ, các cơ quan quan. Điều này dẫn đến việc chưa cơ của HIV và các hậu quả về trò quan trọng và thành công của giảm tác hại trong việc làm giảm chính phủ cấp trung ương, có sự chấp thuận và hỗ trợ đầy đủ sức khoẻ đối với những người sự lan truyền của vi rút lây qua đường máu và các tác hại liên quan các cơ quan truyền thông đại tất cả các can thiệp giảm tác hại. sử dụng ma tuý. đến việc sử dụng ma tuý. chúng 2.2: Vấn đề sử dụng ma tuý và HIV là cực kỳ phức tạp và không Các cơ quan chính phủ cấp có các giải pháp đơn giản nào đáp ứng được vấn đề này. Cần phải trung ương, các cơ quan nói rõ cho các bên tham gia và các cơ quan thực hiện về những gì có truyền thông đại chúng, lực thể đạt được một cách thực tế để giải quyết các vấn đề sử dụng ma lượng hành pháp, cán bộ y tế, tuý và HIV Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam vii
  10. Dự án phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) Các phát hiện chính Các mục tiêu vận động được Các chiến lược được xác định Đối tượng đích khuyến nghị 2.3: Nhìn chung, có sự ủng hộ trong nhóm người chung cấp thông Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, lực tin chính, và giữa các ban ngành khác nhau cho việc giới thiệu, triển lượng hành pháp, các tổ chức khai liệu pháp điều trị duy trì bằng mê-tha-đôn vào năm 2007. Tuy quốc tế và các nhà tài trợ, các nhiên cũng có một số đáng kể những băn khoăn nảy sinh ở cả ngành tổ chức phi chính phủ quốc tế hành pháp và y tế về khả năng sử dụng thuốc thay thế sai mục đích, chi phí, và tái nghiện sau khi thực hiện chương trình điều trị đó. Cần phải vận động nhóm thứ 2 này thường xuyên và cung cấp cho họ đầy đủ bằng chứng có cơ sở khoa học rõ ràng là các chương trình đó dẫn đến việc giảm tiêu thụ ma tuý bất hợp pháp, giảm tội phạm và làm tăng tính ổn định cuộc sống của người sử dụng ma tuý và làm giảm lây nhiễm HIV. 2.4: Có sự ủng hộ cho các chương trình bơm kim tiêm từ các ban Các cơ quan chính phủ, các tổ ngành của chính phủ và cộng đồng nhưng cũng có thể thấy vẫn còn chức quốc tế và các nhà tài rất nhiều băn khoăn nảy sinh. Thậm chí với việc ban hành Luật trợ, các tổ chức phi chính Phòng chống HIV/AIDS năm 2007, vẫn cần phải huy động sự hỗ trợ phủ, các cơ quan truyền thông thường xuyên của chính quyền và cộng đồng để triển khai thực hiện đại chúng thành công. Cần phải có việc vận động thường xuyên và cung cấp bằng chứng có cơ sở khoa học rõ ràng là chương trình bơm kim tiêm có hiệu quả trong việc làm giảm lây truyền HIV. Có nhu cầu cấp bách để triển khai Mục tiêu 3: 3.1: Cần sử dụng các nguồn lực, kiến thức về kỹ thuật, và trình độ Các tổ chức quốc tế và tổ thực hiện Luật Phòng chống Vận động việc triển khai pháp tinh thông về đào tạo để tăng cường nâng cao nhận thức và thực hiện chức phi chính phủ, lực lượng HIV/AIDS kèm theo nghị định luật, chính sách, hướng dẫn Luật Phòng chống HIV/AIDS mới và Kế hoạch Hành động Giảm hành pháp, Học viện Cảnh sát với trọng tâm là các can thiệp quốc gia hiện hành và mới tác hại. giảm tác hại ban hành tháng 1 được ban hành, các hướng năm 2007. Cần đẩy mạnh tốc độ dẫn và thực hành mà ủng hộ thực hiện giảm tác hại với việc cho việc chấp thuận các biện xây dựng một khung pháp lý mới pháp giảm tác hại toàn diện ở và cần thiết phải tăng cường tạo các tuyến tỉnh, huyện và xã. ra các cơ hội. 3.2: Tiếp theo việc công bố Luật Phòng chống HIV/AIDS, cần Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh phát động và duy trì việc vận động ở cấp cơ sở để công tác phòng niên, Uỷ ban Nhân dân cấp chống HIV/AIDS và vấn đề sử dụng ma tuý có vị trí ưu tiên trong địa phương chương trình nghị sự của địa phương. Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam viii
  11. Dự án phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) Các phát hiện chính Các mục tiêu vận động được Các chiến lược được xác định Đối tượng đích khuyến nghị Tình trạng ngờ vực và không Mục tiêu 4: 4.1: Nếu có thể và thích hợp, động viên sự tham gia của người ARHP, lực lượng hành pháp, thích người sử dụng ma tuý là phổ Cộng đồng, đảng và chính đang và đã sử dụng ma tuý vào các chính sách và chương trình có SODC, các tổ chức quốc tế và biến. Mọi người thường hiểu sai quyền ở các cấp tỉnh, huyện ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Điều này sẽ tăng cường tính hiệu các nhà tài trợ, các tổ chức về sự lệ thuộc vào ma tuý và và xã thể hiện rõ việc giảm kỳ quả của các chính sách và chương trình nhằm đáp ứng các nhu cầu phi chính phủ quốc tế, người người sử dụng ma tuý, do đó dẫn thị và phân biệt đối xử đối với của người sử dụng ma tuý. sử dụng ma tuý. đến việc nhóm người này liên tục người sử dụng ma tuý và bị định kiến nặng nề. người đang sống chung với HIV. 4.2: Động viên sự tham gia của phương tiện truyền thông đại Các cơ quan truyền thông đại chúng với sự cộng tác hoặc thông qua Ban Tư tưởng Văn hoá – chúng, các tổ chức phi chính Trung ương, Bộ Văn hoá và Thông tin, các cơ quan thông tấn cấp phủ quốc tế, các tổ chức quốc quốc gia và cả ở các địa phương để tạo điều kiện cho việc thông tin tế tốt hơn và cải thiện thông tin về khái niệm giảm tác hại trong công chúng Cộng tác và điều phối đa ngành Mục tiêu 5: 5.1: Các tài liệu và nguồn thông tin chủ yếu của ARHP và các tổ Ngành y tế và hành pháp, các của việc đáp ứng vẫn còn yếu và Khuyến khích đáp ứng đa chức quốc tế như UNAIDS, Tổ chức Y tế Thế giới cần được phân cơ quan chính phủ, các tổ cần được cải thiện ngành đối với các vấn đề phát tới tất cả các bên có liên quan để đảm bảo sự hiểu biết nhất chức phi chính phủ quốc tế, chung của HIV và sử dụng ma quán về các biện pháp giảm tác hại và để cung cấp các công cụ thiết các tổ chức quốc tế tuý thông qua việc điều phối yếu cho các hoạt động giảm tác hại và cộng tác nhiều hơn giữa các ngành hành pháp, y tế và xã hội. 5.2: Phạm vi và quy mô của các chương trình giảm tác hại và tỷ lệ Các tổ chức phi chính phủ bao phủ vẫn còn hạn chế. Điều này làm tăng sự cần thiết phải động quốc tế, các tổ chức quốc tế, viên việc phát triển các chương trình dựa vào cộng đồng kết hợp với Bộ LĐTBXH các cơ quan chính quyền địa phương để có đáp ứng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng ma tuý. Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam ix
  12. Dự án phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) Các phát hiện chính Các mục tiêu vận động được Các chiến lược được xác định Đối tượng đích khuyến nghị Các chương trình giảm tác hại Mục tiêu 6: 6.1: Xây dựng các chương trình “thực hành tốt nhất” về giảm tác Cán bộ y tế, lực lượng hành trên toàn quốc còn bị hạn chế về Tăng cường sự hỗ trợ của hại mà sẽ được sử dụng như các điểm trung tâm về học tập để có thể pháp, các tổ chức phi chính số lượng và cần được mở rộng. đảng và chính quyền ở trung cung cấp cơ sở bằng chứng cho việc tăng cường hỗ trợ cho các sáng phủ quốc tế, các nhà tài trợ Tỷ lệ bao phủ của các dịch vụ để ương và cấp tỉnh đối với các kiến về giảm tác hại. Các chương trình như vậy cung cấp cơ hội cho giải quyết vấn đề sử dụng ma tuý dự án giảm tác hại toàn diện, các nhà cung cấp dịch vụ được đi thăm, học tập và được các nhân và HIV còn thấp, và không có sự kể cả các dự án đang triển viên của trung tâm trợ giúp, chỉ bảo như một phương thức tăng mở rộng này thì tác động đối với khai ở trong các trung tâm cai cường năng lực và chuyển giao kỹ năng và thực hành. Trong thời dịch HIV sẽ rất hạn chế. nghiện, cũng như đánh giá và gian ngắn, các trung tâm đào tạo của ARHP tại Trung Quốc cũng có mở rộng tiếp theo nhằm gia thể được sử dụng cho các chuyến tham quan về vận động và xây tăng tỷ lệ bao phủ. dựng năng lực 6.2: Xây dựng năng lực cho các giảng viên của trường Đại học ARHP, Trường Đại học Lao Lao động – Xã hội (ĐHLĐXH) để tạo khả năng hỗ trợ nhằm mở động Xã hội rộng các hoạt động tại các trung tâm 05 - 06. 6.3: Thảo luận và đánh giá các mô hình thay thế về điều trị cai Bộ LĐTBXH nghiện ma tuý và phục hồi (ngoài các mô hình đang tồn tại như một phần của các trung tâm 06) sẽ được hỗ trợ như một phần của việc đánh giá và rà soát chương trình quốc gia. 6.4: Cộng tác cùng với các cơ quan quốc tế khác vận động thường Các tổ chức phi chính phủ xuyên để bảo đảm rằng chính phủ huy động kinh phí cho giảm tác quốc tế, các tổ chức quốc tế, hại, phân bổ kinh phí một cách hợp lý và cụ thể cho giảm tác hại, và Bộ LĐTBXH, SODC mức độ kinh phí cần có này sẽ được duy trì để đáp ứng các vấn đề một cách thoả đáng. Cần thiết phải có sự cộng tác Mục tiêu 7: 7.1: ARHP cần tiếp tục tạo điều kiện và tăng cường các hoạt động Các tổ chức quốc tế và nhà tài thường xuyên trong khu vực để Cần phải có sự tiếp tục hỗ trợ khu vực tập trung vào việc vận động ủng hộ các biện pháp giảm tác trợ, lực lượng hành pháp, cán vận động cho các biện pháp giảm và tạo điều kiện cho việc cộng hại, thu hút các cá nhân chủ chốt và các cơ quan chính quyền của bộ y tế tác hại ở các cấp chính quyền tác khu vực ở các cấp khác Trung Quốc, Việt Nam và My-an-ma đến với nhau (cũng như các khác nhau, và để cho các nước nhau của chính phủ thông qua nước khác trong khu vực) để học tập kinh nghiệm của nhau. Đông Nam Á học tập kinh ARHP, HAARP và các bên nghiệm lẫn nhau tham gia có liên quan khác. Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam x
  13. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) 1.0 GIỚI THIỆU Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) hoạt động ở Việt Nam, My-an-ma và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây) với mục tiêu giảm thiểu các tác hại của HIV liên quan tới tiêm chích ma tuý. Các hoạt động của Dự án hướng tới các hoạt động khu vực để tăng cường năng lực cho các nước thực hiện biện pháp tiếp cận có tính chiến lược hơn và dựa vào bằng chứng hơn trong việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và lập chương trình đối phó với HIV và tiêm chích ma tuý. Dự án trị giá 14.48 triệu đô la này kéo dài trong 5 năm và có trên 220 nhân viên tham gia tại khoảng 20 địa bàn. ARHP là một sáng kiến của Chính phủ Úc do Cardno Acil quản lý, phối hợp với Trung tâm Giảm tác hại của Viện Burnet. Việc phát triển một tài liệu Chiến lược Vận động là một hoạt động chính của Dự án trong năm cuối cùng và được xây dựng dựa trên công tác vận động bền vững mà ARHP đã thực hiện. Tài liệu này cung cấp thông tin và các khuyến nghị chủ yếu cho hoạt động của ARHP, cho Chương trình Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (HIV/AIDS Asia Regional Program [HAARP]) được lập kế hoạch cho năm 2007, và cho các bên có liên quan của chính phủ và phi chính phủ. Tài liệu Chiến lược Vận động cố gắng để đóng góp vào công tác vận động việc chấp thuận các biện pháp giảm tác hại trong khu vực. Nó không phải là bản sao hoặc thay thế bất kỳ kế hoạch phòng chống HIV/AIDS quốc gia nào hiện đang được sử dụng hoặc đang được xây dựng. Mục đích của tài liệu Chiến lược Vận động cho Việt Nam là nhằm xác định và nêu rõ các nhu cầu vận động chủ đạo và các mục tiêu với những khuyến nghị hướng tới việc thông qua các biện pháp nhằm giảm thiểu sự lan tràn của HIV trong nhóm người tiêm chích và không tiêm chích ma tuý. Chiến lược sẽ hướng dẫn việc triển khai thực hiện công tác vận động của ARHP cho phần còn lại của dự án, và trong thời gian từ ngắn đến trung hạn và dài hạn Chiến lược này sẽ hướng dẫn công tác vận động của HAARP và các bên có liên quan khác của chính phủ, phi chính phủ và khu vực. Các cuộc phỏng vấn và thảo luận đã được thực hiện với các bên có liên quan trong Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, và các tổ chức đoàn thể để đánh giá việc chấp thuận và/hoặc hỗ trợ cho chính sách và thực hành giảm tác hại; xác định các thách thức/trở ngại đã gặp phải; và xem xét cân nhắc các gợi ý về việc thúc đẩy sự chấp thuận và thực hiện các biện pháp giảm tác hại. Thông tin này đã được phân tích để đóng góp vào việc xây dựng Chiến lược Vận động. Chính bản thân quá trình xây dựng Chiến lược đã là một một cơ hội vận động có giá trị với các cá nhân chủ chốt; vận động ủng hộ cho các kết quả phát hiện của ARHP về các biện pháp giảm tác hại có hiệu quả và cung cấp thông tin, khi thích hợp, về các công cụ và sản phẩm về giảm tác hại đã có sẵn. Một kết quả khác của quá trình xây dựng chiến lược vận động là việc xác định các bên có liên quan để kết nối vào một mạng lưới thông tin liên lạc nhằm khuyến khích sự tham gia thường xuyên trong xây dựng chính sách và thực hành hỗ trợ cho các phương pháp giảm tác hại. 1.1 PHƯƠNG PHÁP Những người cung cấp thông tin chính và các tổ chức có liên quan tham gia vào công tác giảm tác hại hầu hết là ở Hà Nội, và một số ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hai mươi chín (29) người cung cấp thông tin chính đại diện cho 22 cơ quan có liên quan được lựa chọn từ các ban ngành của chính phủ như y tế, công an, lao động xã hội, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 11
  14. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) và Chương trình Phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), các tổ chức phi chính phủ quốc tế, và các tổ chức đoàn thể chính. Các cuộc phỏng vấn và thảo luận với những người cung cấp thông tin chính đã được thực hiện trong khoảng thời gian giữa tháng 9 và tháng 11 năm 2006 (xem Phụ lục A về danh sách các cơ quan/ban ngành/ hoặc tổ chức đã tham gia). Để khuyến khích việc đối thoại cởi mở, các cuộc phỏng vấn đã không được ghi âm và tất cả những người tham gia đã được thông báo rằng báo cáo sẽ không ghi lại tên của bất kỳ cá nhân nào mà có thể chỉ để cập đến tên ban ngành, cơ quan hoặc tổ chức. Ghi chép của mỗi cuộc gặp gỡ được hoàn thành nhằm giúp đỡ cho việc phân tích cuối cùng. Hầu hết các cuộc phỏng vấn đều cần có phiên dịch do Điều phối viên Quốc gia của Dự án ARHP Việt Nam thực hiện. Chủ đề được khai thác bao gồm: hiểu biết/kiến thức về giảm tác hại và các biện pháp can thiệp giảm tác hại; đo lường tiến trình về ủng hộ/hỗ trợ và chấp thuận công tác giảm tác hại; đánh giá quy mô thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhau bao gồm cả các chương trình đào tạo, xác định các thách thức và trở ngại tác động tới việc chấp thuận các sáng kiến giảm tác hại; và các gợi ý về cách thức hỗ trợ và chấp thuận giảm tác hại (xem Phụ lục B về Chủ đề và câu hỏi đã thảo luận). Các cuộc phỏng vấn kéo dài từ 60 – 120 phút (xem Phụ lục C về Phương pháp chi tiết). Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 12
  15. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) 2.0 TÓM TẮT VÀ PHÂN TÍCH CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH 2.1 TÓM TẮT VÀ PHÂN TÍCH CÁC CUỘC PHỎNG VẤN VỚI NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHÍNH Một loạt các cuộc phỏng vấn và thảo luận với những người cung cấp thông tin chính từ các cơ quan ban ngành của chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức đoàn thể đã cung cấp một nguồn thông tin quý giá về hiện trạng của công tác giảm tác hại ở Việt Nam. Họ đại diện cho nhiều ý kiến, quan điểm về các vấn đề liên quan đến phong trào giảm tác hại đang phát triển ở Việt Nam. 2.2 HIỂU VỀ GIẢM TÁC HẠI VÀ CÁC CAN THIỆP KHÁC NHAU Nhìn chung, những người cung cấp thông tin chính có thể mô tả được các nguyên tắc cơ bản của giảm tác hại nhằm giảm thiểu sự lây lan của HIV trong nhóm người sử dụng ma tuý. Tuy nhiên, ở tất cả các ban ngành, chỉ có một số ít đã nói tỷ mỷ về sự cần thiết phải cung cấp một gói các chính sách và chương trình toàn diện để giải quyết các hậu quả về y tế, xã hội và kinh tế của việc sử dụng ma tuý. Cần chú trọng hơn nữa việc khuyến khích, thúc đẩy gói các dịch vụ giảm tác hại toàn diện. Các chiến luợc giảm tác hại được nhắc tới nhiều nhất là chương trình bơm kim tiêm, phân phát bao bao su, tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông và các chương trình liệu pháp điều trị thay thế, đặc biệt là mê-tha-đôn. Ở tất cả các ban ngành, chỉ có một số người đưa ra ý kiến về hoạt động tiếp cận cộng đồng và giáo dục đồng đẳng. Khó có thể suy đoán được các lý do đằng sau điều này nhưng có thể mọi người cho rằng các biện pháp đó được kết hợp vào, và là các can thiệp không tách rời của chương trình bơm kim tiêm. Một số người đã đưa ra nhận xét về tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho người sử dụng ma tuý, giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử, và các cơ hội việc làm. Một số người đã gợi ý đưa những người sử dụng ma tuý vào các trung tâm cai nghiện phục hồi như là một hình thức của giảm tác hại. Trong bối cảnh của Việt Nam, việc cai nghiện này thường xảy ra như một hệ quả của sự cưỡng ép hoặc bắt buộc. Tài liệu về tỷ lệ tái nghiện cao trong các cơ sở khép kín này, con số chính thức là 70% - 80% trên toàn quốc, và tỷ lệ mắc HIV thường xuyên cao tới 50% cho thấy rằng các trung tâm cai nghiện sẽ không thể cho một kết quả đầu ra như mong muốn về giảm tác hại. Cần khuyến khích việc khảo sát các lựa chọn thay thế cho việc điều trị phục hồi cai nghiện và việc thực hiện giáo dục giảm tác hại lồng ghép với cai nghiện. 2.3 TIẾN ĐỘ CỦA VIỆC CHẤP THUẬN VÀ/HOẶC HỖ TRỢ GIẢM TÁC HẠI Tiến độ về việc hỗ trợ và chấp thuận giảm tác hại đã từng là một quá trình chậm chạp, thường là do các xung đột pháp lý và sự không sẵn sàng chấp thuận giảm tác hại. Tuy nhiên, tiến độ tăng nhanh sau khi Quốc Hội thông qua Luật Phòng chống HIV/AIDS năm 2006. Cần tăng cường và liên tục vận động để hỗ trợ cho sự tiến triển của tiến độ. 2.4. QUY MÔ HAY MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TÁC HẠI CỤ THỂ Số lượng các chương trình bơm kim tiêm được xác định có tổng số từ 30 đến 100, hoạt động ở khoảng 25 đến 30 tỉnh trên toàn quốc. Sự đảm bảo chất lượng cho các hoạt động của chương trình bơm kim tiêm là không thể khẳng định được và một số người đã đặt câu hỏi về sự thực hiện có hiệu quả và tác động của chương trình bơm kim tiêm. Việc không thiết lập Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 13
  16. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) được một môi trường hỗ trợ cho các hoạt động như vậy được viện dẫn như là một nhân tố có thể dẫn đến sự hạn chế hoạt động của chương trình này. Trong khi trọng tâm được hướng về chương trình bơm kim tiêm, không có ai nhận xét về các điểm thay thế phân phối dụng cụ tiêm chích như các nhà thuốc. Có lẽ rất cần phải thừa nhận vai trò của các nhà thuốc và những người buôn bán cơ hội trên quy mô nhỏ đã đem đến sự sẵn có của dụng cụ tiêm chích tại hoặc gần các thị trường ma tuý sôi động. Cần phải có sự khảo sát kỹ hơn về cách thức người sử dụng ma tuý tiếp cận với dụng cụ tiêm chích và thông tin này sẽ đóng góp hơn nữa vào việc đáp ứng cho giảm tác hại. Các chương trình Tiếp cận cộng đồng và Giáo dục đồng đẳng: tuy hiếm khi được những người cung cấp thông tin chính coi đó là một phần của chiến lược giảm tác hại, các chương trình này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi khi Cố vấn của ARHP về Chính sách và Vận động nêu lên trong lúc thảo luận. Mọi người tỏ ra đều hiểu là có các chương trình như vậy nhưng thường cho rằng các chương trình này có tỷ lệ bao phủ hạn chế. Hơn nữa, các kỹ năng thông thường của những người tham gia vào can thiệp HIV được coi là còn bị thiếu. Đây là một lĩnh vực cần phải có đầu tư thêm kinh phí, nỗ lực và mở rộng thêm vì cả hai chương trình đều là then chốt cho việc cung cấp các đáp ứng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng ma tuý. Vai trò của các trung tâm truyền thông và trao đổi (Drop in Centres “DIC”) chưa được tìm hiểu rộng rãi nhưng một số người không coi chúng là hữu hiệu vì người sử dụng ma tuý có thể coi chúng là không an toàn vì có sự can thiệp của lực lượng hành pháp. Mặc dù các trung tâm này có hình thức như một “nhà câu lạc bộ” và có quy mô hạn chế, nó tỏ ra phổ biến với một số người sử dụng ma tuý ở một vài quận huyện và đồng thời được sự chấp thuận của chính quyền địa phương. Các chương trình đào tạo tập huấn về sử dụng ma tuý, HIV và giảm tác hại được xác định là một lĩnh vực còn yếu. Phát triển các kỹ năng và năng lực kỹ thuật cho các ban ngành khác nhau sẽ là điều quan trọng để đáp ứng một cách phù hợp, hiệu quả và để có tác động đối với tình hình dịch HIV và việc sử dụng ma tuý hiện nay. 2.5 CÁC THÁCH THỨC HOẶC TRỞ NGẠI TRONG VIỆC THÔNG QUA VÀ/HOẶC ỦNG HỘ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TÁC HẠI Pháp chế, chính sách và thực hành Còn tồn tại một số bất cập về pháp lý với việc thực hiện Luật Phòng chống HIV/AIDS. Cũng có một số thách thức trong việc quán triệt các nội dung và thực hành từ chính quyền trung ương đến cấp tỉnh và huyện. Hầu hết mọi người đều nhấn mạnh rằng theo thời gian các khó khăn này có thể được giải quyết nếu Luật Phòng chống HIV/AIDS và nghị định kèm theo là rõ ràng, được ủng hộ và được coi là một ưu tiên cho việc triển khai thực hiện. Cần phải vận động thường xuyên để khuyến khích và hỗ trợ cho quan hệ đối tác giữa các ngành y tế và hành pháp nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện Luật Phòng chống HIV/AIDS. Hiểu về khái niệm giảm tác hại Ngần ngại trong việc chấp thuận và ủng hộ công tác giảm tác hại phần lớn là do hầu hết mọi người hiểu chưa đúng về khái niệm này. Vấn đề này không những chỉ có trong cộng đồng mà còn ở các ban ngành chính quyền khác nhau có trách nhiệm trong việc tạo điều kiện thuận lợi để chấp thuận rộng rãi hơn khái niệm giảm tác hại. Cần phải có các nỗ lực vận động thường xuyên để tăng sự hiểu biết về giảm tác hại. Kỳ thị và phân biệt đối xử Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người sử dụng ma tuý và những người sống chúng với HIV còn phổ biến. Cộng đồng phần lớn đều không tin và không thích người sử dụng ma tuý Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 14
  17. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) và thường cho rằng họ là xấu xa và không tuân theo các hành vi được xã hội chấp nhận một cách truyền thống. Việc hiểu biết hơn về vấn đề lệ thuộc ma tuý và người sử dụng ma tuý nói chung có thể hỗ trợ để giải quyết vấn đề này. Nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ và năng lực kỹ thuật Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ ở các vị trí từ cao đến thấp trong tất cả các ban ngành đã được xác định là một trở ngại đáng kể cho việc mở rộng quy mô để giải quyết vấn đề sử dụng ma tuý và HIV. Hầu hết mọi người đều quan tâm đến vấn đề thiếu lao động có kỹ năng và trình độ cả về số lượng và chất lượng để thực hiện công việc cụ thể về giảm tác hại, thu nhận kinh nghiệm phù hợp và tham gia vào việc phát triển chuyên môn. Kinh phí Tất cả các ban ngành đều thiếu kinh phí để giải quyết vấn đề sử dụng ma tuý và HIV, bao gồm việc giải quyết tình trạng sử dụng ma tuý và HIV trong các trung tâm điều trị cai nghiện trên toàn quốc. Trọng tâm của vấn đề không chỉ là đáp ứng đối với các vấn đề trước mắt mà còn về việc duy trì kinh phí cho đáp ứng mà không cần trợ giúp của các nhà tài trợ quốc tế. Phổ biến và chia sẻ thông tin Phổ biến và chia sẻ thông tin giữa các ban ngành và các nhà tài trợ nhìn chung được coi là thiếu và vấn đề này càng nổi cộm ở cấp cơ sở. Các vấn đề xung quanh việc sử dụng ma tuý và HIV có liên quan tới nhiều ngành, cụ thể là hành pháp và y tế, nhưng có vẻ có một quan điểm ở trong các ban ngành là hoặc không chia sẻ thông tin hoặc là ngành này không quan tâm đến thông tin của ngành khác. Trong thực tế, việc chia sẻ thông tin tập thể có thể tạo điều kiện cho một đáp ứng có hiệu quả và hiệu suất hơn cho việc giải quyết các vấn đề sử dụng ma tuý và HIV. Hợp tác và điều phối đáp ứng đa ngành Nhiều người nhận xét rằng cộng tác và điều phối đáp ứng đa ngành còn yếu kém hoặc cần phải được cải thiện. Đây là một vấn đề được thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới và không chỉ riêng của Việt Nam. Cộng tác, điều phối đa ngành đã gây được ấn tượng trong quá trình xây dựng và tán thành Luật Phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng còn nhiều việc cần phải làm hơn. Cần phải có một nỗ lực có điều phối để thúc đẩy quan hệ làm việc gần gũi hơn giữa các ban ngành để đảm bảo có thể đạt được tầm nhìn đã vạch ra trong Luật Phòng chống HIV và nghị định kèm theo. Tỷ lệ bao phủ Tỷ lệ bao phủ của việc cung cấp dịch vụ với mục đích giải quyết vấn đề sử dụng ma tuý và HIV trên toàn quốc được tất cả mọi người đánh giá là thấp. Những lý do đưa ra là kinh phí hạn chế, thiếu các nhân viên có kỹ năng, yếu kém về điều phối và quản lý các chương trình, và các cản trở pháp lý để mở rộng hoạt động. Cũng cần phải thừa nhận rằng nếu không có việc mở rộng các dịch vụ giảm tác hại để kết nối với số lượng lớn hơn những người sử dụng ma tuý, thì tác động đối với dịch HIV sẽ bị hạn chế. Cần thiết phải vận động ủng hộ cho việc đổi mới các thực hành giảm tác hại và tăng cường các nỗ lực để giải quyết vấn đề tỷ lệ bao phủ. Các yếu tố kinh tế- xã hội Một số đã nhấn mạnh vào vấn đề đói nghèo, thiếu việc làm, thu nhập thấp, và việc tăng số người phải đối mặt với sự bấp bênh về kinh tế - xã hội, vì chúng góp phần làm nảy sinh các vấn đề sử dụng ma tuý và HIV. Thách thức cho chính quyền và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề này đã được thừa nhận và có thể cần phải có một nỗ lực tập thể để đưa ra Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 15
  18. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) các giải pháp. Cần khuyến khích việc tăng cường nhận thức về môi trường rủi ro và các kết nối với việc sử dụng ma tuý và HIV. Các chương trình về liệu pháp thay thế - liệu pháp điều trị duy trì bằng mê-tha-đôn Việc triển khai thực hiện liệu pháp điều trị duy trì bằng mê-tha-đôn chưa được Bộ Y tế hoàn toàn thông qua. Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận đã thấy rõ sự chấp thuận việc áp dụng biện pháp này, dù một số người cũng tỏ ra thận trọng đối với chi phí, việc dùng sai mục đích sử dụng của thuốc thay thế và việc tái nghiện của những người sử dụng ma tuý. Cần phải nỗ lực để vận động liên tục về các lợi ích của mê-tha-đôn. 2.6 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỂ GIẢM CÁC TÁC HẠI LIÊN QUAN ĐẾN MA TUÝ HOẶC CÁCH THỨC TỐT NHẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRỞ NGẠI VÀ THÁCH THỨC ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH Pháp chế, chính sách và thực hành Tính hiệu quả của Luật Phòng chống HIV/AIDS phần lớn phụ thuộc vào tính rõ ràng của nghị định để giải quyết những hiểu lầm có thể có. Điều quan trọng là cần phải có các cơ chế để quán triệt Luật Phòng chống HIV/AIDS và nghị định tới những ai cần phải hiểu ý nghĩa và hệ lụy của chúng. Sự tham gia và cam kết của ngành hành pháp là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của Luật Phòng chống HIV/AIDS và nghị định. Cần có các nỗ lực vận động thường xuyên để đảm bảo sự cam kết từ cấp trung ương tới cấp huyện. Hướng dẫn Các hướng dẫn cho các biện pháp giảm tác hại khác nhau có thể khuyến khích một sự chuyển đổi có đầy đủ thông tin, xuôn xẻ hơn và tốt hơn trong quá trình triển khai thực hiện mở rộng và cũng để giải quyết các thiếu hụt đang tồn tại. Những người cung cấp thông tin chính đều mong muốn có hướng dẫn tốt hơn và một “lộ trình” để cho mọi người biết cách thức phát triển và từng bước tiến lên theo đúng phương hướng. Chia sẻ gánh nặng, chịu trách nhiệm, cộng tác và điều phối Thực tế là vì vấn đề sử dụng ma tuý và HIV có tác động đến nhiều ngành khác nhau nên chia sẻ trách nhiệm là điều cần thiết. Sự ủng hộ chân thành của ngành hành pháp mang tính quyết định cho việc thực hiện thành công các dịch vụ giảm tác hại. Sự tham gia của lực lượng này để hiểu các vấn đề tốt hơn và đáp ứng một cách thích hợp hơn được xác định là một mảng cần có nhiều nỗ lực tập thể hơn. Tăng cường sự cộng tác giữa các ban ngành có thể dẫn tới sự hài hoà hơn, và kết quả là sẽ có được một đáp ứng được điều phối một cách tốt hơn. Phổ biến Thông tin, Giáo dục, Truyền thông (TTGDTT) Sử dụng các cơ chế như truyền thông đại chúng và các tổ chức đoàn thể, và động viên các nhà lãnh đạo cấp tỉnh và huyện để phổ biến các tài liệu TTGDTT cần được coi như một ưu tiên. Cần phải thừa nhận tính nhạy cảm đối với các tài liệu TTGDTT về giảm tác hại vì Việt Nam vẫn còn là một xã hội mang tính truyền thống. Cần đảm bảo chất lượng cao cho các tài liệu TTGDTT bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Cần nỗ lực để tăng cường số lượng tài liệu TTGDTT bằng tiếng Việt với nội dung chính tập trung vào vấn đề giảm tác hại. Giáo dục, đào tạo, và nâng cao năng lực Tất cả các ban ngành ở tất cả các cấp đều có nhu cầu về các cơ hội giáo dục, đào tạo và nhu cầu về nâng cao năng lực. Yêu cầu về các chủ đề đào tạo là rất khác nhau: từ các vấn đề nền tảng kiến thức khái niệm về giảm tác hại đến việc nâng cao năng lực để thực hiện công tác Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 16
  19. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) vận động. Xây dựng các kỹ năng cần có sự đổi mới, phát triển đầu tư và mở rộng các gói đào tạo cũng như các cơ hội đào tạo phù hợp với các đối tượng đích cụ thể. Đáp ứng chương trình và kỹ thuật Cần phải có một đáp ứng chương trình và kỹ thuật phù hợp cho việc triển khai thực hiện giảm tác hại từ các cấp ra quyết định đến cấp cơ sở. Bất kỳ đáp ứng được mở rộng nào cũng cần được xem xét cẩn thận và sự mở rộng sẽ dần phát triển dựa trên thành công và bài học kinh nghiệm đã rút ra. Không được đánh giá thấp sự luân chuyển nhân viên – những người làm việc chặt chẽ với người sử dụng ma tuý như tiếp cận viên cộng đồng, và cần phải xem xét thật nghiêm túc vấn đề này để đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của đáp ứng. Vận động ủng hộ Nhu cầu cho việc vận động thường xuyên để khuyến khích, thúc đẩy và duy trì giảm tác hại là thiết yếu và phải được hướng tới tất cả các ban ngành và tất cả các cấp của cộng đồng. Các kỹ năng để thực hiện công tác vận động vẫn còn thiếu và điều này cần được giải quyết. Có sự chia rẽ ý kiến về nơi cần tập trung các nỗ lực vận động. Một số người gợi ý rằng các nỗ lực vận động cần được chuyển từ cấp trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện nơi nhiều hoạt động đang, hoặc sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, một số cũng cho rằng các nỗ lực vận động vẫn cần phải có ở các cấp cao hơn của Chính phủ Trung ương. Phân tích kinh phí và kinh tế Hầu hết những người được phỏng vấn đều quan tâm tới sự thiếu hụt kinh phí để thực hiện các can thiệp giảm tác hại. Cần phải khảo sát việc kinh phí được sử dụng và phân bổ như thế nào, và nhu cầu về các phương pháp thay thế. Cần tiếp tục khuyến khích việc xem xét liệu các nguồn lực tài chính có thể được đầu tư vào các can thiệp có hiệu quả hơn để kiểm soát dịch HIV trong những người sử dụng ma tuý hay không. 2.7 KẾT LUẬN Cần vận động thường xuyên, bền bỉ để duy trì sự ủng hộ và chấp thuận giảm tác hại trong các ban ngành hữu quan và cộng đồng. Hiện nay ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của chính phủ, đang có sự chuyển biến tích cực để đáp ứng với các vấn đề sử dụng ma tuý và HIV. Luật Phòng chống HIV/AIDS lần đầu tiên đã cung cấp một khung pháp lý và cơ hội để đẩy mạnh việc triển khai và có đáp ứng phù hợp với vấn đề ma tuý và HIV. Tuy nhiên, mỗi nỗ lực đều cần thiết để đảm bảo tất cả các ban ngành đều là các thành viên tích cực trong việc xây dựng và mở rộng các can thiệp giảm tác hại. Điều quan trọng là các cấp chính quyền địa phương đại diện cho các mối quan tâm và quyền lợi của cộng đồng ở cấp tỉnh và huyện cần được khuyến khích để tham gia vào các cuộc thảo luận và quá trình ra quyết định về giảm tác hại. Không nên đánh giá thấp các thách thức trước mắt. Tuy nhiên, các hỗ trợ kỹ thuật và tài chính phù hợp và một nỗ lực đa ngành được điều phối chặt chẽ, sáng suốt sẽ đóng góp đáng kể cho việc tăng cường năng lực của chính phủ và cộng đồng để chấp thuận các biện pháp phòng chống HIV, từ đó làm giảm các tác hại có liên quan đến ma tuý. Xin xem Phụ lục D về chi tiết các câu trả lời của những người cung cấp thông tin chính. Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 17
  20. Dự án Phòng chống HIV/AIDS Khu vực Châu Á (ARHP) 3.0 CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ VẬN ĐỘNG CHIẾN LƯỢC Các kết quả phát hiện trong nghiên cứu này đã nêu rõ nhu cầu của các chiến lược vận động cần được thực hiện tăng dần thông qua các hoạt động trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc triển khai thực hiện các hoạt động ngắn hạn sẽ là ưu tiên cho ARHP và cho HAARP trong thời gian chuyển tiếp. Các hoạt động trung hạn được trình bày như các khuyến nghị để đưa ra các thông tin cho việc thiết kế chương trình linh hoạt của HAARP ở Việt Nam và để các nhà tài trợ/cơ quan và chính phủ Việt Nam cân nhắc. Các hoạt động dài hạn là các khuyến nghị hướng tới cấp cao hơn của chính phủ Việt Nam. Các phát hiện là sự phản ánh của các tóm tắt và phân tích các cuộc phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính. Mỗi hoạt động được kết nối với một đối tượng đích cụ thể đã được xác định nếu phù hợp. Mục tiêu vận động 1 Phát hiện: Có sự thiếu hụt kiến thức về nội dung của một “gói giảm tác hại toàn diện.” Mục tiêu: Tăng cường nhận thức và hiểu biết về các biện pháp giảm tác hại toàn diện trong cộng đồng, đảng và chính quyền ở cấp tỉnh, huyện và xã. Chiến lược 1.1: Tiếp tục làm rõ và khuyến khích một gói các biện pháp và can thiệp giảm tác hại toàn diện bao gồm các nội dung sau: các chương trình bơm kim tiêm; phân phát bao cao su; phân phối tài liệu thông tin – giáo dục - truyền thông; các chương trình điều trị thay thế; tiếp cận cộng đồng; giáo dục đồng đẳng; tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện ; tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ ban đầu; điều trị các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và giáo dục về tình dục an toàn; hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho người sử dụng ma tuý sống chung với HIV; và giải quyết kỳ thị và phân biệt đối xử Các hoạt động được khuyến nghị: • Tiến hành rà soát lại việc biên dịch và phiên dịch các tài liệu hiện hành bằng tiếng Việt của ARHP để giải quyết bất kỳ sự hiểu lầm nào của người đọc Việt Nam trước khi phân phát một cách rộng rãi (Ngắn hạn) (Đối tượng đích: ARHP) • Phổ biến tài liệu “Hành pháp và Giảm tác hại: Vận động ủng hộ và Hành động” tới lực lượng cảnh sát chủ chốt ở cấp trung ương và cấp tỉnh cũng như cảnh sát ở cấp thấp hơn (huyện và cấp cơ sở) sau khi đã được dịch ra tiếng Việt. Các lớp tập huấn hoặc các chương trình định hướng cần đi kèm theo tiến trình này. Các lớp tập tuấn này cần được chia thành các giai đoạn gắn liền với các đại diện của ngành y tế và các cơ quan chính quyền khác. Tài liệu cần được cung cấp cho các đối tượng làm công tác (hoặc vận động cho) giảm tác hại đang làm việc cùng với lực lượng hành pháp (Ngắn hạn và trung hạn) (Đối tượng đích: ARHP, Nhóm công tác kỹ thuật về HIV – Hà Nội, cán bộ hành pháp cấp cao, cán bộ làm công tác phòng chống ma tuý, cảnh sát cấp cơ sở, Học viện Cảnh sát) • Tổ chức các lớp tập huấn/hội thảo về vận động ủng hộ giảm tác hại cho đại diện chính quyền và đảng tại địa phương (tại cấp huyện có thể đó là Phó chủ tịch UBND và các cán bộ UBND, Hội đồng Nhân dân với Chủ tịch, Phó chủ tịch và cán bộ, và cuối cùng là Chi bộ Đảng địa phương) tại các tỉnh được lựa chọn. Tài liệu về giảm tác hại cũng có thể được phân phát cho họ. (Ngắn hạn và trung hạn) (Đối tượng đích: Các cơ quan Chiến lược Vận động ủng hộ của Dự án ARHP – Việt Nam 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2