Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 273 - 277<br />
<br />
DƯ LƯỢNG NITRAT (NO3-), KIM LOẠI NẶNG ASEN (As), CHÌ (Pb)<br />
VÀ CADIMI (Cd) TRONG RAU CẢI NGỒNG TRỒNG TẠI KHU VỰC<br />
XÓM ĐÔNG, XÃ ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Tuyết*, Nguyễn Văn Chung, Bùi Thanh Hà,<br />
Đàm Quang Luân, Phạm Thanh Bình, Hoàng Thị Hoa<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các mẫu rau cải ngồng được trồng tại khu vưc xóm Đông, xã<br />
Đồng Bẩm có hàm lượng NO3- nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu phân tích kim loại nặng As<br />
trong các mẫu rau cải ngồng đều đạt tiêu chuẩn an toàn của Bộ NN&PTNN (2008). Hàm lượng kim<br />
loại nặng Pb và Cd trong rau ở mức ô nhiễm nhẹ, nguyên nhân chủ yếu là do người dân vẫn sử dụng<br />
phân bón thuốc bảo vệ thực vệ chưa hợp lý và nguồn nước tưới chưa được đảm bảo trong canh tác rau.<br />
Từ khóa: Nitrat, Kim loại nặng, phân bón, tiêu chuẩn<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Rau xanh nói chung, rau cải nói riêng được sử<br />
dụng rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của<br />
người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời<br />
gian gần đây, sản xuất và tiêu thụ rau đang<br />
phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm trọng,<br />
đó là sự mất an toàn trong các sản phẩm rau.<br />
Hiện tượng rau không an toàn, chứa nhiều<br />
kim loại nặng, dư thừa hàm lượng nitrat,…<br />
trong sản phẩm rau là mối quan tâm đặc biệt<br />
của cộng đồng cũng như các cơ quan quản lí<br />
[5]. Đối với tỉnh Thái Nguyên trong những<br />
năm gần đây đời sống người dân ngày càng<br />
được nâng cao thì nhu cầu về rau, quả tươi<br />
ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.<br />
Xã Đồng Bẩm được quy hoạch là một trong<br />
những khu vực cung cấp rau chủ yếu cho<br />
thành phố Thái Nguyên. Đây không phải là<br />
vùng sản xuất rau sạch, việc canh tác rau chủ<br />
yếu vẫn theo kinh nghiệm truyền thống của<br />
người dân.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
- Hàm lượng nitrat (NO3-) và một số kim loại<br />
nặng (KLN) độc hại: Asen (As), Chì (Pb) và<br />
Cadimi (Cd) trong rau cải Ngồng<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thực địa<br />
*<br />
<br />
Tel: 0972 926508, Email: tuyetdhkh@gmail.com<br />
<br />
- Điều tra phỏng vấn: tiến hành lập phiếu điều<br />
tra và phỏng vấn trực tiếp người dân trồng rau<br />
về phương thức canh tác (sử dụng phân bón,<br />
nước tưới cho rau,…)<br />
- Lấy mẫu rau cải Ngồng: Chúng tôi tiến hành<br />
lấy 4 mẫu rau cải Ngồng ở ngoài đồng ruộng<br />
và một mẫu đối chứng (tại vườn nhà, trồng<br />
rau chỉ để phục vụ cho gia đình) vào vụ Đông<br />
(trên cánh đồng chỉ có 4 hộ trồng rau cải<br />
Ngồng) tại xóm Đông, xã Đồng Bẩm đây là<br />
xóm điển hình trồng rau của toàn xã Đồng Bẩm.<br />
- Mẫu rau sau khi lấy về được bảo quản theo<br />
đúng tiêu chuẩn và mang đi phân tích hàm<br />
lượng NO3- và một số KLN (As, Pb, Cd) tại<br />
phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản<br />
và vật tư nông nghiệp, viện khoa học sự sống<br />
Đại học Nông Lâm -Thái Nguyên.<br />
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm<br />
- Các mẫu rau cải Ngồng được phân tích tại<br />
Phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản<br />
và vật tư nông nghiệp, Viện Khoa học Sự<br />
sống, Đại học Nông Lâm -Thái Nguyên theo<br />
các phương pháp phổ biến hiện nay.<br />
- NO3-: Phân tích bằng phương pháp so màu<br />
bằng axit disunfophenic.<br />
- Phương pháp phân tích Pb, As, Cd (mg/kg):<br />
trên thiết bị cực phổ VA 797 Computrace của<br />
hãng METROHM, Thụy Sỹ, điện cực xuyến<br />
vàng xoay. Chế độ phân tích: Volt – Amper<br />
Stripping.<br />
273<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 273 - 277<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm và vị trí lấy mẫu rau cải Ngồng tại khu vực nghiên cứu<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
Ký hiệu<br />
mẫu<br />
MR1<br />
<br />
2<br />
<br />
MR2<br />
<br />
3<br />
<br />
MR3<br />
<br />
4<br />
<br />
MR4<br />
<br />
5<br />
<br />
MR5 (mẫu<br />
đối chứng)<br />
<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Phương thức canh tác<br />
<br />
Nước tưới<br />
<br />
Mẫu được lấy tại nhà Bác Nguyễn Thị Mão, sau khoảng 7<br />
ngày sử dụng phân đạm, phân lân và phân đầu trâu bón thúc<br />
cho rau. Sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Samole,<br />
Bassan 50EC, Bazan đặc trị bọ nhảy<br />
Mẫu được lấy tại ruộng nhà bác Nguyễn Thị Hằng. Sử dụng<br />
phân chuồng hoai mục, phân NPK bón lót. Sau gieo hạt 9<br />
ngày, bón đạm và phân lân. Sau khoảng 2 tuần bón đạm,<br />
phân đầu trâu. Sử dụng Thuốc BVTV Samole, Bassan 50EC,<br />
Bazan đặc trị bọ nhảy<br />
Mẫu được lấy tại ruộng nhà bác Trần Thị Thu. Sử dụng<br />
phân chuồng hoai mục bón lót. Sau khi gieo hạt khoảng 10<br />
ngày bón thúc bằng phân NPK, 10 ngày sau đó bón thêm<br />
phân đạm, kali. Sử dụng Thuốc BVTV Samole, Bassan<br />
50EC, Bazan đặc trị bọ nhảy<br />
Mẫu được lấy tại ruộng nhà bác Nguyễn Thị Thìn. Sử dụng<br />
phân chuồng hoai mục và phân NPK để bón lót. Bón theo<br />
tuần, 1 tuần 1 lần, sử dụng toàn bộ bằng phân 3 màu. Sử<br />
dụng Thuốc BVTV Samole, Bassan 50EC, Bazan đặc trị bọ<br />
nhảy<br />
Mẫu được lấy tại vườn rau nhà bác Trần Thị Nga. sử dụng<br />
phân chuồng hoai mục bón lót, không sử dụng phân bón vô<br />
cơ và thuốc BVTV<br />
<br />
Sử dụng nước<br />
mương<br />
<br />
Sử dụng nước<br />
mương và nước<br />
phân chuồng trại<br />
<br />
Sử dụng nước<br />
mương và nước<br />
phân Biogas<br />
<br />
Sử dụng nước<br />
mương và nước<br />
phân Biogas<br />
<br />
Sử dụng nước<br />
sinh hoạt của<br />
hộ gia đình<br />
<br />
Bảng 2: Hàm lượng bón phân vô cơ cho rau cải Ngồng<br />
Đơn vị: (kg/sào/vụ)<br />
Phân bón vô cơ<br />
Đạm<br />
Phân lân<br />
Kali<br />
Ký hiệu mẫu<br />
(mức bón Mức khuyến (mức bón Mức khuyến<br />
(mức bón<br />
thực tế)<br />
cáo (*)<br />
thực tế)<br />
cáo (*)<br />
thực tế)<br />
MR1<br />
MR2<br />
MR3<br />
MR4<br />
MR5<br />
<br />
4-5<br />
10-12<br />
5-7<br />
4-6<br />
5-6<br />
<br />
2-2,2<br />
<br />
30-35<br />
40-50<br />
35-40<br />
35-40<br />
30-35<br />
<br />
5-5,5<br />
<br />
0<br />
0<br />
1<br />
2<br />
1<br />
(*): Nguồn [6]<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Theo các nhà khoa học thì có nhiều yếu tố<br />
gây tồn dư nitrat trong nông sản như: nhiệt<br />
độ, ánh sáng, đất đai, nước tưới, biện pháp<br />
canh tác… nhưng nguyên nhân chủ yếu được<br />
các nhà nông học khẳng định đó là phân bón<br />
đặc biệt là phân đạm, do sử dụng không đúng<br />
như: bón với liều lượng quá cao, bón sát thời<br />
kỳ thu hoạch, bón không cân đối với lân, kali<br />
và nguyên tố vi lượng [4]. Còn đối với KLN,<br />
một trong những nguyên nhân gây tồn dư<br />
chúng trong rau xanh là từ sự nhiễm bẩn môi<br />
274<br />
<br />
trường đất, nước do bón phân hóa học và sử<br />
dụng thuốc BVTV thời gian cách ly ngắn; rau<br />
trồng ở những vùng đất, nước bị ô nhiễm (khu<br />
vực khai thác mỏ) hay nước tưới bị ô nhiễm<br />
như nước thải thành phố, nước thải công<br />
nghiệp,…); rau trồng gần nơi ô nhiễm không<br />
khí của các nhà máy,…[5]<br />
Trên cơ sở xác định nguyên nhân gây ra sự<br />
tích lũy NO3- và KLN trong rau cải Ngồng tại<br />
xóm Đông, xã Đồng Bẩm. Ở đây chúng tôi<br />
chỉ quan tâm đến yếu tố sử dụng phân bón<br />
đặc biệt là phân đạm và yếu tố nước tưới vì<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
vùng nghiên cứu là vùng canh tác truyền<br />
thống gần khu vực dân cư và lưu vực sông<br />
Cầu (nguồn tiếp nhận nước thải của khu dân<br />
cư và nhiều nhà máy)<br />
Thực trạng sử dụng phân bón vô cơ và<br />
nước tưới tại khu vực nghiên cứu<br />
Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân<br />
trồng rau về phương thức canh tác cho thấy<br />
thấy hầu hết bà con nông dân tại xóm Đông,<br />
xã Đồng Bẩm đều sử phân vô cơ trong đó sử<br />
dụng phân đạm, lân và kali kết hợp với phân<br />
đầu trâu bón cho rau cải Ngồng để đạt năng<br />
suất cao (Bảng 2).<br />
Qua bảng 2 cho thấy: Đối với phân vô cơ, tỷ<br />
lệ bón N:P:K còn chưa cân đối và hợp lý, đặc<br />
biệt là người dân trồng rau quá lạm dụng phân<br />
đạm và phân lân. Tất cả các mẫu rau nghiên<br />
cứu đều có hàm lượng bón phân đạm và phân<br />
lân vượt quy trình khuyến cáo [6] từ 2 đến 5,5<br />
lần (đối với đạm) và 6 đến 9 lần (đối với phân<br />
lân). Phân Kali hầu như không bón hoặc bón<br />
rất ít. Đây sẽ những nguyên nhân dẫn đến tình<br />
trạng ô nhiễm NO3- trong rau.<br />
Tại các ruộng trồng rau của xóm Đông, xã<br />
Đồng Bẩm sử dụng chủ yếu là nước sông Cầu<br />
dẫn về các kênh mương và được dự trữ trong<br />
các bể chứa. Chất lượng nước sông Cầu lại có<br />
sự biến đổi tuỳ theo mùa vụ và chịu ảnh<br />
hưởng trực tiếp bởi các nguồn thải. Nước<br />
sông Cầu vẫn được sử dụng để làm nguồn<br />
tưới nhưng cũng chưa có nghiều nghiên cứu<br />
để đánh giá chất lượng nguồn nước này có đạt<br />
tiêu chuẩn của Việt Nam để làm nguồn nước<br />
tưới cho rau hay không. Người dân hầu như<br />
<br />
96(08): 273 - 277<br />
<br />
không sử dụng nước giếng khoan để tưới cho<br />
rau, chỉ một số rất ít hộ dùng để tưới những<br />
ruộng rau dành riêng cho gia đình. Nhìn<br />
chung ở gần ruộng rau có nguồn nước kênh<br />
mương là được sử dụng để tưới, bất kể đó là<br />
từ nguồn nước nào. Theo quy trình sản xuất<br />
thực hành tốt cho rau quả tươi an toàn toàn<br />
của Bộ NN&PTNN thì một trong những quy<br />
định về nguồn nước tưới cho rau đó là không<br />
dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các<br />
khu dân cư tập trung, nước phân tươi,.. [6]<br />
Hàm lượng NO3- trong rau cải Ngồng tại<br />
khu vực nghiên cứu<br />
Trong hoạt động thương mại quốc tế, các<br />
nước nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra<br />
lượng nitrat trước khi cho nhập. Tổ chức Y tế<br />
thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu<br />
Âu (EC) giới hạn hàm lượng nitrat trong rau<br />
không quá 300 mg/kg rau tươi [3]. Kết quả<br />
phân tích hàm lượng NO3- trong các mẫu rau<br />
cải Ngồng thể hiện trong bảng 3.<br />
Qua bảng 3 cho thấy: Hàm lượng NO3- trong<br />
các mẫu cải Ngồng rau dao động từ 122.68<br />
mg/kg đến 336.38 mg/kg rau tươi. Trong 5<br />
mẫu rau thì có 4/5 mẫu (chiếm 80%) có hàm<br />
lượng NO3- nằm trong tiêu chuẩn cho phép<br />
của WHO. Riêng chỉ có mẫu rau MR2 có<br />
hàm lượng NO3- vượt tiêu chuẩn cho phép<br />
của WHO gấp 1,12 lần. Nguyên nhân có thể<br />
do đây là mẫu được lấy tại ruộng được bón<br />
quá nhiều phân chuồng, phân đạm và bón<br />
phân N, P, K không cân đối đã dẫn đến nguy<br />
cơ tích lũy NO3- cao trong rau.<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả phân tích hàm lượng NO3- trong các mẫu rau cải Ngồng (mg/kg)<br />
Ký hiệu mẫu<br />
<br />
NO3-<br />
<br />
MR 1<br />
<br />
141,79<br />
<br />
MR 2<br />
<br />
336,38<br />
<br />
MR 3<br />
<br />
245,77<br />
<br />
MR 4<br />
<br />
191,91<br />
<br />
MR 5<br />
<br />
122,68<br />
<br />
TCCP của WHO<br />
<br />
300<br />
<br />
275<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Dư lượng KLN trong rau cải Ngồng tại khu<br />
vực nghiên cứu<br />
Hàm lượng As trong rau<br />
1.2<br />
1<br />
H à m lư ợng (m g /kg )<br />
<br />
1<br />
0.8<br />
0.6<br />
0.4<br />
0.2<br />
<br />
0.17<br />
<br />
0.23<br />
<br />
0.19<br />
<br />
0.16<br />
<br />
0.11<br />
<br />
0<br />
MR1<br />
<br />
MR2<br />
<br />
MR3<br />
<br />
MR4<br />
<br />
MR5<br />
<br />
Hình 1: Biểu đồ giá trị As trong rau cải Ngồng<br />
Hàm lượng Pb trong rau<br />
0.4<br />
<br />
0.36<br />
<br />
H à m lư ợ n g ( m g /k g )<br />
<br />
0.35<br />
0.3<br />
0.25<br />
<br />
0.31<br />
0.25<br />
<br />
0.24<br />
<br />
0.2<br />
0.13<br />
<br />
0.15<br />
0.1<br />
0.05<br />
0<br />
MR1<br />
<br />
MR2<br />
<br />
MR3<br />
<br />
MR4<br />
<br />
MR5<br />
<br />
Hình 2: Biểu đồ giá trị Pb trong rau cải Ngồng<br />
<br />
H à m lư ợng (m g /kg )<br />
<br />
Hàm lượng Cd trong rau<br />
0.11<br />
0.1<br />
0.09<br />
0.08<br />
0.07<br />
0.06<br />
0.05<br />
0.04<br />
0.03<br />
0.02<br />
0.01<br />
0<br />
<br />
0.1<br />
0.09<br />
0.08<br />
0.06<br />
0.04<br />
<br />
MR1<br />
<br />
MR2<br />
<br />
MR3<br />
<br />
MR4<br />
<br />
MR5<br />
<br />
Hình 3: Biểu đồ giá trị Cd trong rau cải Ngồng<br />
Ghi chú: Đối với giá trị AS, tiêu chuẩn của BNN<br />
2010 : không quy định<br />
<br />
Kết quả phân tích Hàm lượng KLN độc hại<br />
As, Pb, Cd trong các mẫu rau cải Ngồng được<br />
thể (hình 1, 2, 3) cho thấy:<br />
Chỉ tiêu phân tích As trong rau cải Ngồng đều<br />
đạt tiêu chuẩn an toàn của BNN&PTNN<br />
(2008), mẫu thấp nhất có giá trị 0,11 mg/kg<br />
(MR5), mẫu cao nhất có giá trị 0,23 mg/kg<br />
276<br />
<br />
96(08): 273 - 277<br />
<br />
(MR2). Hàm lượng Pb trong các mẫu rau cải<br />
Ngồng có sự chênh lệch không đáng kể, dao<br />
động trong khoảng 0,13 –0,36 mg/kg. Trong<br />
đó 2/5 mẫu (MR2, MR3) vượt TCCP của<br />
BNN&PTNN (2010) từ 1,03 – 1,2 lần. Giá trị<br />
hàm lượng Pb trong mẫu MR5 (mẫu đối<br />
chứng) thấp nhất có thể do đây là mẫu được<br />
lấy tại vườn nhà, rau cải Ngồng được trồng để<br />
phục vụ gia đình nên hoàn toàn sử dụng<br />
nguồn nước sạch để tưới, không sử dụng<br />
thuốc BVTV. Điều này cho thấy, việc thực<br />
hiện quy trình sản xuất rau an toàn sẽ đảm<br />
bảo có một nguồn rau chất lượng tốt.<br />
Có dấu hiệu ô nhiễm Cd trong các mẫu rau<br />
cải Ngồng. Trong 5 mẫu nghiên cứu, chỉ có<br />
mẫu MR5 có hàm lượng dưới TCCP điều này<br />
cũng rất phù hợp vì đây là mẫu được lấy tại<br />
vườn nhà. 4/5 mẫu còn lại có hàm lượng vượt<br />
quá TCCP của BNN&PTNN (2010) từ 1,2 –<br />
2 lần. Nguyên nhân rau bị nhiễm bẩn Cd có<br />
thể do người dân bón nhiều phân lân, mà mối<br />
quan tâm lớn đối với phân lân khoáng là hàm<br />
lượng Cd tồn dư do quá trình sản xuất [4]<br />
Tuy nhiên, những kết quả ở trên để cho thấy<br />
nguy cơ tiềm ẩn của việc lạm dụng phân bón,<br />
thuốc BVTV, sử dụng nước tưới chưa đảm<br />
bảo sẽ làm giảm chất lượng nông sản. Để có<br />
kết luận chính xác về sự tích lũy KLN trong<br />
rau, theo chúng tôi cần phải tiến hành lẫy mẫu<br />
nhiều hơn, vào nhiều vụ sản xuất và theo dõi<br />
sự tích lũy của chúng qua nhiều năm.<br />
KẾT LUẬN<br />
Hầu hết các mẫu rau cải Ngồng đều có hàm<br />
lượng NO3- đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu<br />
phân tích As trong rau cải Ngồng đều đạt tiêu<br />
chuẩn an toàn của BNN&PTNN (2008). Hàm<br />
lượng Pb và Cd trong rau ở mức ô nhiễm nhẹ.<br />
Trong đó 2/5 mẫu rau cải Ngồng có hàm<br />
lượng Pb vượt TCCP của BNN&PTNN<br />
(2010) từ 1,03-1,2 lần; 4/5 mẫu có hàm lượng<br />
Cd vượt quá TCCP của BNN&PTNN (2010)<br />
từ 1,2-2 lần. Để có kết luận chính xác và đầy<br />
đủ về sự tích lũy KLN trong rau, theo chúng<br />
tôi cần phải tiến hành lẫy mẫu nhiều hơn, vào<br />
nhiều vụ sản xuất và theo dõi sự tích lũy của<br />
chúng qua nhiều năm.Tuy nhiên, những kết<br />
quả ở trên để cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của<br />
việc lạm dụng phân bón, thuốc BVTV, sử<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
dụng nước tưới chưa đảm bảo sẽ làm giảm<br />
chất lượng nông sản. Người trồng rau cần<br />
phải ý thức hơn và hiểu rõ về quy trình sản<br />
xuất rau đảm bảo chất lượng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. BNN 2010: Mức tối đa cho phép được quy<br />
định theo Thông tư số 68/2010/TT-BNN ngày<br />
3/12/2010 của BNN&PTNT<br />
[2]. BNN 2008: Mức tối đa cho phép được quy<br />
định theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày<br />
15/10/2008 của BNN&PTNT<br />
<br />
96(08): 273 - 277<br />
<br />
[3]. Hàm lượng nitrat trong rau an toàn<br />
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/122/21/52<br />
495/Ham-luong-nitrat-trong-rau-an-toan.aspx<br />
[4]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn<br />
Thế Truyền (2001). Nông Nghiệp và Môi trường.<br />
Nxb Giáo dục.<br />
[5].Phan Thị Thu Hằng (2008), Nghiên cứu hàm<br />
lượng Nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau<br />
và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của<br />
chúng trong rau ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ<br />
nông nghiệp.<br />
[6]. Quy trình sản xuất thực hành tốt cho rau quả<br />
tươi an toàn toàn (2008). Bộ NN&PTNN, số<br />
379/QĐ-BNN-KHCN<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESIDUE OF NITRAT (NO3-), HEAVY METALS ARSENIC (AS), LEAD (PB)<br />
AND CADMIUM (CD) IN BRASSICA INTEGRIFOLIA IN DONG VILLAGE,<br />
DONG BAM COMMUNE, THAI NGUYEN CITY<br />
Nguyen Thi Tuyet*, Nguyen Van Chung, Bui Thanh Ha,<br />
Dam Quang Luan, Pham Thanh Binh, Hoang Thi Hoa<br />
College of Science - TNU<br />
<br />
The research showed that most samples of Brassica integrifolia grown in Dong village, Dong Bam<br />
commune had NO3- concentration in the allowable standard. The content of As in Brassica<br />
integrifolia in the studied area was lower than threshold toxic level. However, some samples of<br />
vegetables were slight pollution sign of Pb and Cd. The main reason for contamination of Pb and Cd<br />
in Brassica integrifolia was related to the unsuitable use of fertilizers, pesticide and irrigating water.<br />
Key words: Nitrat, heavy metals, fertilizers, standards<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0972 926508, Email: tuyetdhkh@gmail.com<br />
<br />
277<br />
<br />