CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
______________________<br />
<br />
Dự thảo<br />
<br />
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA<br />
BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN<br />
GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030<br />
------------------------------------------------<br />
<br />
Hà Nội, tháng 7/2011<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Trong thập kỷ qua, với sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước,<br />
sự nỗ lực của ngành y tế và sự tham gia tích cực của các ban ngành và toàn xã<br />
hội, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể trong việc cải thiện tình trạng sức<br />
khỏe của nhân dân. Hầu hết các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược chăm sóc,<br />
bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010 đã hoàn thành và hoàn thành vượt<br />
mức kế hoạch. Tỷ số chết mẹ, chết trẻ em đã giảm đáng kể, khả năng đạt trước<br />
Mục tiêu Thiên niên kỷ đề ra vào năm 2015. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân)<br />
ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững. Các bệnh dịch, lây nguy hiểm<br />
đã được khống chế.<br />
Mặc dù đạt được các thành tựu đáng ghi nhận, nhưng Việt Nam vẫn phải<br />
đương đầu với những khó khăn thách thức to lớn trong giai đoạn tới về gánh<br />
nặng bệnh tật kép, về tỷ số giới tính khi sinh, về an toàn vệ sinh thực phẩm, về<br />
môi trường cũng như về thể lực của người Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp<br />
còi của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao, gia tăng thừa cân-béo phì ở trẻ em<br />
lứa tuổi học đường cùng với một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh<br />
dưỡng. Các thách thức trong bối cảnh mới tiếp tục đòi hỏi những nỗ lực cao trong<br />
hành động, bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao,<br />
hướng tới tăng cường sức khỏe cho cộng đồng.<br />
Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho phát triển, góp phần xây dựng nguồn<br />
nhân lực có chất lượng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br />
nước. Cải thiện tình trạng sức khoẻ, nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam<br />
là một vấn đề then chốt và cấp bách hiện nay.<br />
Chiến lược Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân<br />
là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất<br />
nước. Trên cơ sở kết quả thực hiện Chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân<br />
dân giai đoạn 2001-2010 và những vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh, việc xây dựng<br />
Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn<br />
2011-2020 là hết sức cần thiết, định hướng cho các can thiệp nhằm cải thiện chất<br />
lượng cuộc sống, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam, góp<br />
phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đất nước khi Việt Nam trở thành<br />
nước công nghiệp.<br />
<br />
ii<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Phần I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC,<br />
BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2001-2010: THÀNH TỰU VÀ<br />
KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ............................................................................. 0<br />
1. Tình trạng sức khỏe nhân dân ....................................................................... 0<br />
1.1 Các chỉ số sức khỏe cơ bản ............................................................................ 0<br />
1.2 Mô hình bệnh tật và tử vong .......................................................................... 2<br />
2. Cung ứng dịch vụ y tế ................................................................................... 3<br />
2.1. Cung ứng dịch vụ Y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm ........................ 3<br />
2.2 Cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng ..................... 4<br />
2.3. Dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản ...................................... 7<br />
2.4. Truyền thông-giáo dục sức khỏe ................................................................... 8<br />
3. Nhân lực y tế................................................................................................. 9<br />
4. Hệ thống thông tin y tế................................................................................ 10<br />
5. Dược, trang thiết bị y tế và công trình y tế .................................................. 11<br />
5.1 Thuốc, vắc-xin, máu và sinh phẩm khác....................................................... 11<br />
5.2 Trang thiết bị và công trình y tế ................................................................... 14<br />
6. Tài chính y tế .............................................................................................. 15<br />
7. Quản lý và quản trị hệ thống y tế ................................................................ 17<br />
8. Thực hiện các chỉ tiêu y tế .......................................................................... 19<br />
9. Tồn tại, khó khăn, thách thức ...................................................................... 20<br />
9.1 Tồn tại.......................................................................................................... 20<br />
9.2 Nguyên nhân ................................................................................................ 21<br />
Phần II: CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE<br />
NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ........................ 23<br />
1. Dự báo tình hình dịch bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe............. 23<br />
1.1 Dự báo tình hình dịch bệnh và mô hình bệnh tật .......................................... 23<br />
1.2 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ................................................. 24<br />
2. Quan điểm phát triển................................................................................... 29<br />
3. Mục tiêu và giải pháp .................................................................................. 29<br />
3.1 Mục tiêu ....................................................................................................... 29<br />
3.2. Các giải pháp chính ..................................................................................... 32<br />
Phần III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..................................................................... 40<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
BHXH<br />
BHYT<br />
CSSK<br />
CSSKBĐ<br />
CSSKSS<br />
CBYT<br />
DRG<br />
DS-KHHGĐ<br />
DALY<br />
GDP<br />
GNI<br />
HMIS<br />
IMR<br />
JAHR<br />
KCB<br />
KHHGĐ<br />
NVYT<br />
MDG<br />
MMR<br />
MTQG<br />
NSNN<br />
ODA<br />
PPP<br />
SARS<br />
SAVY<br />
TT-GDSK<br />
TTBYT<br />
U5MR<br />
UBND<br />
UNFPA<br />
UNICEF<br />
YTDP<br />
YDHCT<br />
WHO<br />
<br />
Bảo hiểm xã hội<br />
Bảo hiểm y tế<br />
Chăm sóc sức khỏe<br />
Chăm sóc sức khỏe ban đầu<br />
Chăm sóc sức khỏe sinh sản<br />
Cán bộ y tế<br />
Nhóm chẩn đoán<br />
Dân số-Kế hoạch hóa gia đình<br />
Tổng số gánh nặng bệnh tật<br />
Tổng sản phẩm quốc nội<br />
Tổng thu nhập quốc gia<br />
Hệ thống thông tin quản lý y tế<br />
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi<br />
Báo cáo chung hàng năm ngành y tế<br />
Khám chữa bệnh<br />
Kế hoạch hóa gia đình<br />
Nhân viên y tế<br />
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ<br />
Tỷ suất chết mẹ<br />
Mục tiêu quốc gia<br />
Ngân sách nhà nước<br />
Hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài<br />
Tương đương sức mua<br />
Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng<br />
Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam<br />
Truyền thông-giáo dục sức khỏe<br />
Trang thiết bị y tế<br />
Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi<br />
Ủy ban Nhân dân<br />
Quỹ Dân số Liên hợp quốc<br />
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc<br />
Y tế dự phòng<br />
Y Dược học cổ truyền<br />
Tổ chức Y tế Thế giới<br />
<br />
iv<br />
<br />
PHẦN I<br />
BỐI CẢNH BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC<br />
I - KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC, BẢO VỆ<br />
SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2001-2010<br />
Ngày 19/3/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số<br />
35/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân<br />
(CSBVSKND) giai đoạn 2001-2010. Trong gần 10 năm thực hiện Chiến lược,<br />
công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu<br />
quan trọng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được tiếp cận với các dịch vụ<br />
y tế cơ bản; phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của người dân cao hơn so<br />
với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Việt Nam có thể đạt<br />
các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDG) trước từ 2-5<br />
năm. Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố, mở rộng và phát triển; nhiều bệnh dịch<br />
mới, nguy hiểm đã được phát hiện, khống chế và đẩy lùi, không có dịch lớn xẩy<br />
ra; bước đầu ngăn chặn được sự xuống cấp các cơ sở y tế, cải thiện được tình<br />
trạng thiếu hụt giường bệnh; nhiều kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại đã được<br />
nghiên cứu, ứng dụng thành công; một số kỹ thuật chuyên môn cao đã trở thành<br />
thường quy, được thực hiện tại nhiều bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh. Chất<br />
lượng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao; chính sách bảo hiểm y<br />
tế, khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách xã hội đã được thực hiện tốt<br />
hơn. Mức độ thụ hưởng các dịch vụ y tế của người dân tăng lên rõ rệt. Công tác y<br />
tế đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển<br />
kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010.<br />
1. Tình trạng sức khỏe nhân dân<br />
1.1 Các chỉ số sức khỏe cơ bản<br />
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,<br />
sự quan tâm đầu tư của Đảng và Chính phủ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ<br />
nhân dân, tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam đã có những cải thiện rõ<br />
rệt, thể hiện ở một số chỉ số sức khỏe cơ bản như tuổi thọ trung bình, tỷ suất chết<br />
trẻ em, tỷ suất chết mẹ, suy dinh dưỡng...<br />
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên<br />
đáng kể. Tổng điều tra Dân số và nhà ở 1/4/2009 cho thấy tuổi thọ trung bình của<br />
người Việt Nam đã đạt 72,8 tuổi (nam đạt 70,2 tuổi, nữ đạt 75,6 tuổi), vượt chỉ<br />
tiêu đề ra trong Chiến lược bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010 là<br />
72 tuổi. Với kết quả này, Việt Nam có tuổi thọ trung bình cao hơn so với nhiều<br />
nước có cùng mức thu nhập GDP trên đầu dân.<br />
<br />