Dùng quan điểm toàn diện để phân tích hiện tượng sống thử của sinh viên Việt Nam hiện nay.
lượt xem 109
download
Hiện nay, Đất nước chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng đất nước theo công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.Đây là quá trình khó khăn , đầy thử thách mặc dù những năm vừa qua đã đạt được một số thành tựu khả quan. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức cao nhất so với các năm trước 7,24% ,đời sống nhân dân được ngày càng nâng cao về cả chất cũng như lượng và trong giai đoạn này - giai đoạn phát triển của đất nước ,thì không thể không kể đến vai trò của lớp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dùng quan điểm toàn diện để phân tích hiện tượng sống thử của sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Họ và tên:Lại Hoàng Sơn Lớp:QL14-17 MSV :09A28393N Chủ đề : Dùng quan điểm toàn diện để phân tích hiện t ượng s ống th ử c ủa sinh viên Việt Nam hiện nay. Lời mở đầu Hiện nay, Đất nước chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng đất nước theo công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.Đây là quá trình khó khăn , đầy thử thách mặc dù những năm vừa qua đã đạt được một số thành tựu khả quan. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức cao nhất so với các năm trước 7,24% ,đời sống nhân dân được ngày càng nâng cao về cả chất cũng như lượng và trong giai đoạn này - giai đoạn phát triển của đất nước ,thì không thể không kể đến vai trò của lớp trẻ mà cụ thể là sinh viên . Tuy nhiên.cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường hiện nay thì lối sống ,cách suy nghĩ của sinh viên cũng biến chuyển theo .Có rất nhiều sinh viên đã trưởng thành và phát huy mọi khả năng của mình để góp phần sức lực trong việc đổi mới đất nước .Đồng thời đó cũng không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các tệ nạn như :đua xe ma tuý cờ bạc … và đặc biệt là sống thử , ngày càng ăn sâu vào giảng đường . Tất cả những điều đó trở thành điều nhức nhối cho toàn xã hội.Trên hết ,tất cả chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến lực lượng chủ chốt này , phải làm sao cho sinh viên Việt Nam có lối sống đứng đắn, thực sự nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của đất nước. Qua một thời gian nghiên cứu , tìm hiểu và bản thân mình cũng là sinh viên, em đã chọn đề tài này để viết thành tiểu luận. Để đi sâu vào và do khuôn khổ bài viết có hạn , em chỉ nghiên cứu trong phạm vi nhỏ là dùng quan điểm toàn diện để phân tích hiện tượng sống thử của sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Nội Dung Chương I Lý Luận Chung Về Quan Điểm Toàn Diện Quan điểm toàn diện là nguyên tắc xem xét được rút ra từ nguyên lý về mối lien hệ phổ biến . Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng , quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật hiện tượng .Một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mối lien hệ qua lại giữa các bộ phận , các yếu tố , các thuộc tính khác nhau của chính sự vật , hiện tượng đó, mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối lien hệ giữa nó với các sự vật khác . Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện đòi hỏi , để nhận thức được sự vật, cần phải xem xét nó trong mối lien hệ với nhu cầu thực tiễn của con người . Để nhận thức được sự vật , cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ . “ cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng và khắc phục quan điểm phiến diện.” Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải làm nổi bật cái cơ bản , cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng , chứ không phải xem xét một cách dàn trải , liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hiện tượng.
- Chương II Sống thử và thực trạng của sống thử Trước hết , chúng ta có thể khẳng định một điều rằng sinh viên hiện nay rất năng động , sáng tạo và nhạy bén với cuộc sống..Với sự xâm nhập của lối sống hiện đại phương Tây,bên cạnh những đức tính hiện đại tốt đẹp cần thiết đó là không ít các sinh viên hiện nay đã tiếp thu luôn cả nhưng thói hư tật xấu của trào lưu sống thử-Đây là một trào lưu rất phổ biến ở phương Tây.Vậy để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta cần biết sống thử là gì? Khái niệm của sống thử 1) Có rất nhiều khái niệm khác nhau của mọi người cũng như của các chuyên gia về sống thử như : sống thử là hai người thoả thuận với nhau như ‘vợ chồng’ họ ‘chung’ với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau ,hoặc sống thử là một cách thử hội nhập vợ chồng là sự trải nghiệm và học cách hòa nhập trong các mối quan hệ của nhau, cùng quyết định chi tiêu,cùng nhượng bộ chấp nhận lẫn nhau và bày tỏ mong muốn của mình quan hệ tình dục khi mà trinh tiết của người con gái không phải là cái gì quý giá .Nhưng theo tôi sống thử - một trào lưu mới của giới trẻ hiện nay đang được xã hội quan tâm còn gọi là ‘sống chung với nhau trước hôn nhân’ là hai người thoả thuận với nhau như ‘ vợ chồng’ nhưng hoàn toàn chưa tiến hành kết hôn. Thực trạng của sống thử trong sinh viên hiện nay. 2) Có thể nói trên các diễn đàn hiện nay , tình trạng sống thử được bàn đến rất nhiều,nó được mổ xẻ và phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau. .
- Có thể thấy rằng ,hiện nay trào lưu sống thử diễn ra ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở các nhà trọ . Nguyễn Hồng Nhung (Sinh viên năm thứ 2, Phân viện BC&TT): Em ở ngoại trú, trong một khu nhà trọ. Ở nhà trọ, sinh viên sống thử khá nhiều. Mỗi khi chuyển đến một nơi trọ mới, em đều nhận thấy ở đó đều có những câu chuyện mới về các cặp sinh viên sống thử. Nhiều sinh viên nam có thể đến và ở lại nơi trọ của các bạn nữ. Cơn lốc “sống thử” từ lâu đã “quét’ đến Làng sinh viên Hacinco, khiến nhiều “dân làng” yêu nhau phải chuyển ra ngoài lập “gia đình sinh viên”. Một vài nữ sinh trong Làng sa ngã làm gái gọi đã khiến các bạn cùng phòng bức xúc: “Cả phòng có hai đứa như thế nhưng trong làng cứ đồn cả phòng mình là gái gọi, ảnh hưởng lắm”. Theo kết quả thăm dò trực tuyến của VnExpress năm 2005, trong số gần 14.000 người tham gia, hơn 56% trả lời đồng ý sống thử, trong đó 70% nam giới chấp nhận kiểu “góp gạo thổi cơm chung” này. Bạn có chấp nhận sống thử (câu hỏi dành cho bạn nữ) 1929 phiếu Có 61.1% 1134 phiếu Không 35.9% Ý kiến khác 95 phiếu 3,ô% Tổng cộng: 3158 phiếu Qua nhưng số liệu trên ta có thể dễ dàng thấy rằng , tình trạng sống thử là rất phổ biến ,dường như họ sống buông thả và không có trách nhiệm với bản thân. Có thể nói ,sống thử để lại rất nhiều hậu quả nhưng trước khi đi tìm hậu quả chúng ta hãy cùng nhau xem nguyên nhân tại sao họ lại ‘lao đầu ‘ vào sống thử? Nguyên nhân 3)
- Nguyên nhân nào khiến các bạn trẻ chấp nhận sống thử? Phải chăng, do "xu hướng" dựa vào nhau mà sống? Do học đòi phương Tây? Do cảm thấy mất lòng tin vào cuộc đời nên có nhu cầu tìm đến người có khả năng đồng cảm mà không bị ràng buộc bởi hôn nhân? Hoặc do, sống thử là dịp tốt nhất để những cặp "vợ chồng" thỏa mãn trí tò mò, muốn biết mùi vị cuộc sống... thật thế nào? v.v...và v.v... Giải thích lý do đồng tình với sống thử, bạn đọc Lê Văn Bình khẳng định "sống chung với người bạn của mình thì mới hiểu hết tính cách nhau, có như thế cuộc sống sau này mới tốt hơn". Một độc giả có nick neunhuvt22 viết: "Chỉ cần sống với người mình yêu cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc thì cứ sống thử, không việc gì phải lo lắng cả. Nếu không hợp thì cũng dễ dàng chia tay. Khi cưới nhau rồi thì việc chia tay sẽ khó, nhiều ràng buộc". Bạn đọc này còn tiếc nuối vì "hiện giờ chúng tôi đều sống phụ thuộc vào gia đình, nếu tôi và người đó có việc làm ổn định thì sẽ ở với nhau. Tôi sẽ không bao giờ ân hận vì tôi ý thức được việc mình làm".Hay Theo Chủ tịch Hội sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng, sống thử đang phổ biến ở lớp sinh viên sống xa nhà và không chịu sự quản lý của gia đình. Thực tế, ngoài lý do sống thử để hiểu biết thêm, sau này cưới không ân hận vì chọn lầm người, thì còn có nhiều nguyên nhân khác như: không bị ràng buộc về pháp lý, không nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân, trong khi lại được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Khi sống thử, hai bên có thể chia tay bất cứ khi nào cảm thấy không hợp để tìm đối tác khác, cho đến khi tìm được ý trung nhân để tiến tới hôn nhân. Ngoài ra , việc hiểu biết còn hạn chế về sức khoẻ giới tính cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sống thử. Quan điểm của mọi người về sống thử 4)
- Bạn Hoàng (sv trường ĐH Xây Dựng) nói: "Tôi ủng hộ sống thử! Yêu nhau cái gì chả đẹp, khi sống với nhau tất cả những thói xấu sẽ có cơ hội "phát tiết". Và, lúc ấy, nếu không chiều được thì cứ việc chia tay. Chẳng cần tòa án, chẳng phải cãi nhau, chẳng phải phân chia của cải... Tôi xin hỏi, trên đời này có gì chính xác và mầu nhiệm bằng phép thử thực tiễn? Sống thử là một phương pháp hoàn toàn có cơ sở... khoa học. Vì, không sống thử làm sao biết hai người có hợp nhau hay không? Hợp thì cưới! Thật hiệu quả, an toàn và...thú vị!". Ngược lại với những ý kiến "cấp tiến" trên, nhiều người cho rằng sống thử là một "loại hình" của suy đồi đạo đức. Đó là một trào lưu xấu, chạy theo tình dục. Đ.T.T.H - sinh viên Đại học Cần Thơ, tỏ ra bức xúc:"Tôi cực lực phản đối. Bởi, sống thử là lối sống ích kỷ, cực kỳ vô trách nhiệm!". Còn bạn T.H - công tác tại Khu Công nghiệp Linh Trung, Tp.HCM: " Đó là kiểu sống "coi thường nhau"! Sống hôm nay không cần biết đến ngày mai. Và, với cách sống đó người phụ nữ luôn luôn thiệt thòi. Ngoài ra, Khá đông độc giả không thích dùng từ sống thử vì "nghe nó tiêu cực, cứ như một tệ nạn xã hội", và ủng hộ việc chung sống trước hôn nhân với điều kiện đôi nam nữ yêu nhau mãnh liệt, muốn gắn bó thực sự bất chấp thời gian gắn bó có thể chỉ là vài tháng.Bạn Hồ Công Hoàng Giang, từng du học ở nước ngoài nói, sống chung trước hôn nhân chẳng có gì khủng khiếp, trái lại đó là những ngày hạnh phúc nhất, đáng nhớ nhất. "Chúng tôi không sống thử, mà sống thật, cùng nhau chia cơm sẻ áo, chia sẻ trách nhiệm, lo lắng vui buồn. Vì chỉ khi đã rất yêu nhau, cảm thấy không thể thiếu nhau, thì chúng tôi mới quyết định sống chung mà không cần chờ ngày cưới. Ngày cưới chỉ là một thủ tục". Như vậy ,có rất nhiều các ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, phản đối có và ủng hộ cũng có. Vậy hậu quả sống thử là gì? Chương III
- Tác động của sống thử với xã hội và sinh viên. 1)Trước hết , ta nói đến tác động của nó tới sinh viên. Có thể nói sống thử cũng có mặt tích cực của nó như thoả mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi phí sinh hoạt, có điều kiện chăm sóc lẫn nhau… Tuy nhiên ,hậu quả của sống thử để lại là rất lớn đối với các bạn sinh viên nhất là với các bạn nữ .Các bạn có thể mang thai ngoài ý muốn và kéo theo đó là hàng loạt các hệ luỵ như kết quả học tập giảm sút và đặc biệt là mất phương hướng trong cuộc sống. Ngoài ra ,các bạn nữ còn bị ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản sau này:như vô sinh, hay ung thư buồng chứng… và còn để lại nhưng điều tai tiếng cho mình sau này , khiến các bạn khó có thể cảm nhận được tình yêu và sự hạnh phúc. Nhưng không chỉ các bạn nữ phải chịu hậu quả mà các bạn nam cũng ít nhiều phải ghánh chịu . Các bạn nam cũng bị mang tiếng, nhiều người lâm vào hoàn cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’ : bỏ không được nhưng yêu thì cũng không xong. Thậm chí nhiều bạn sinh viên đã phải làm những ông bố trẻ khi còn ngồi trên giảng đường, họ lo cho mình còn chưa xong vậy mà phải kiếm tiền để nuôi con và cả bản thân.Và điều tất nhiên là việc học tập cũng bị ảnh hưởng . 2) Tác động của sống thử tới xã hội. Sống thử không thuận lợi cho sự phát triển của xã hội. Tiêu cực ở chỗ sống thử làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu - món quà thượng đế ban tặng.Sống thử làm mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo. Chúng ta biết hậu quả là như vậy , vậy chúng ta nên có biện pháp gi`? 3) Giải Pháp
- Với những người quả quyết sống thử "lợi ít , hại nhiều", từ lâu họ luôn tỏ ra lo lắng khi "phong trào" này ngày càng "bành trướng". Và, họ đã "chỉ ra" rằng: Cần phải giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục giới tính cũng như phổ biến kiến thức sức khỏe sinh sản... cho giới trẻ, nhất là trong các trường phổ thông và đại học. Ngoài ra, chúng ta nên tuyên truyền cho các bạn trẻ về tác hai của sống thử để khi các bạn có ý định sống thử thì có thể cân nhắc lại. KẾT LUẬN Với những hậu quả rõ rệt mà ta nhìn thấy từ việc sống thử thì không có gì phải đắn đo hay suy nghĩ gì nữa ,các bạn sinh viên hãy nói ‘ không ‘ với sống thử để sinh viên chúng ta có một cuộc sống lành mạnh hơn , tốt đẹp hơn . Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta hãy thực hiện những hoài bão, những ước mơ, để cống hiến cho Tổ Quốc hơn là ‘lao’ vào sống thử để rồi phải ghánh chịu hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.Tôi tin rằng những bạn sinh viên có thể làm được bởi vì chúng ta là những thế hệ tương lai của đất nước Việt Nam .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong part 1
11 p | 647 | 74
-
Những yêu cầu khi soạn thảo một bản báo cáo
5 p | 236 | 41
-
CRM - Customer Relationship Management ( Quản lý mối quan hệ khách hàng )
12 p | 162 | 41
-
Bạn có biết cách tổ chức công việc không?
4 p | 202 | 39
-
Triết lý lãnh đạo phục vụ
5 p | 186 | 30
-
Soạn thảo văn bản báo cáo
1 p | 265 | 22
-
Học cách "yêu" sếp
3 p | 107 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn