E - learning (Phần 2)
lượt xem 19
download
Theo ISO- chuẩn là “Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng”. Mỗi hệ thống khác nhau có cách trao đổi thông tin khác nhau trên mạng. Nhờ có các chuẩn mà chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng một cách nhanh chóng. Chuẩn Internet bao gồm các chuẩn được...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: E - learning (Phần 2)
- CHƯƠNG 3 - CHUẨN E-LEARNING 3.1. Chuẩn là gì? Theo ISO- chuẩn là “Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng”. Mỗi hệ thống khác nhau có cách trao đổi thông tin khác nhau trên mạng. Nhờ có các chuẩn mà chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng một cách nhanh chóng. Chuẩn Internet bao gồm các chuẩn được IEEE công nhận: HTTP, HTML, FTP, TCP/IP, SMTP… Trong hệ thống E-Learning cũng có các chuẩn và trong lĩnh vực này chuẩn rất quan trọng. Bởi vì nếu không có chuẩn chúng ta không thể trao đổi thông tin với nhau hay sử dụng lại các đối tượng. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường E-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp. Các chuẩn hỗ trợ tính linh hoạt trong hệ thống học tập. Danh sách các khoá học Thi trắc nghiêm. người sản xuất Hình 1.3: Các chuẩn trong hệ thống E-Learning Người sản xuất tạo ra các module đơn lẻ (hoặc đối tượng học) rồi tích hợp thành một khoá học thống nhất. • Các chuẩn cho phép ghép các khoá học tạo bởi các công cụ, các nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩn đóng gói (packaging standards). Chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo ra một bài học, khóa học, hay các
- đơn vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS). Các chuẩn này đảm bảo hàng trăm hoặc hàng nghìn file được đóng gói và cài đặt đúng vị trí. Chuẩn đóng gói bao gồm: − Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các khóa học, các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất. − Thông tin mô tả tổ chức của một khoá học hoặc modul sao cho có thể nhập vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mô tả cấu trúc của khoá học và học viên sẽ học dựa trên menu đó. • Các chuẩn kĩ thuật hỗ trợ chuyển các khoá học hoặc modul từ hệ thống quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong. Các chuẩn này cho phép các hệ thống quản lý đào tạo có thể hiển thị từng bài học đơn lẻ. Và có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá trình học tập của học viên được gọi là chuẩn trao đổi thông tin (communication standards), trong E-Learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các modul. Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ liệu. Giao thức xác định các luật quy định cách mà hệ thống quản lý và các đối tượng học tập trao đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho quá trình trao đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của học viên... • Các chuẩn quy định cách các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các khoá học và các modul của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần thiết được gọi là chuẩn metadata (metadata standards): Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với E-Learning, metadata mô tả các khoá học và các module. Các chuẩn metadata cung cấp các cách để mô tả các module E- Learning mà các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy modul họ cần.Metadata giúp nội dung E-Learning hữu ích hơn đối với người bán, người mua, học viên và người thiết kế. Metadata cung cấp một cách chuẩn mực để mô tả các khóa học, các bài, các chủ đề và media. Những mô tả đó sẽ được dịch ra thành các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng. Với metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp. Metadata có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng ngay hơn là phải phát triển từ đầu. Các thành phần cơ bản của metadata (trong chuẩn IEEE 1484.12): − Title: tên chính thức của khoá học. − Language: Xác định ngôn ngữ được sử dụng trong khoá học − Description: mô tả về khoá học − Keyword: bao gồm từ khoá hỗ trợ cho việc tìm kiếm
- − Structure: mô tả cấu trúc bên trong của khoá học tuần tự, phân cấp và nhiều hơn nữa. Aggregation Level xác định kích thước của đơn vị − Version: xác định phiên bản của khoá học. − Format: quy định các định dạng file được dung trong khoá học. − Size: Kích thước tổng của toàn bộ các file có trong khoá học. − Lacation: ghi địa chỉ website mà học viên có thể truy cập khoá học. − Requirement: liệt kê các thứ như trình duyệt và hệ điều hành cần thiết để có thể chạy được khoá học. − Duration: quy định cần bao nhiêu thời gian để tham gia khoá học. − Cost: ghi học phí của khoá học. • Các chuẩn đánh nói đến chất lượng của các modul và các khoá học được gọi là chuẩn chất lượng (quality standards), chuẩn này kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế khoá học cũng như khả năng hỗ trợ của khoá học với những người tàn tật. Các chuẩn này đảm bảo nội dung của chương trình có thể dùng được, học viên dễ dàng đọc và hiểu nội dung đó. − Chuẩn thiết kế E-Learning:chính là chuẩn E-Learning Courseware Certification Standards của Viện ASTD1 (E-Learning Certification Institute). Viện này cấp chứng nhận cho các khoá học E-Learning tuân thủ một số chuẩn nhất định như thiết kế giao diện, tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, chất lượng sản xuất và thiết kế giảng dạy. − Chuẩn về tính truy cập được (Accessibility Standards): Các chuẩn này liên quan tới làm như thế nào để công nghệ thông tin có thể truy cập được với tất cả mọi người.Hiện tại, không có các chuẩn dành riêng cho E-Learning, tuy nhiên E-Learning có thể tận dụng các chuẩn dùng cho công nghệ thông tin và nội dung Web. • Ngoài ra còn một số chuẩn khác như: − Test Questions: Đây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra. − Enterprise Information Model: tìm một cách để xác định các định dạng cho phép trao đổi các dữ liệu quản lý gì các hệ thống. − Learner Information Packaging: xác định một định dạng chung về thông tin học viên. 3.2. SCORM 3.2.1 SCORM là gì? (Nội dung có thể chia sẻ đối tượng-mô hình tham chiếu) SCORM (The Sharable Content Object Reference Model) do U.S.Department of Defense (DoD) phát triển đầu tiên. E-Learning có nội dung được phát triển trên nhiều nền khác nhau, sử dụng nhiều chuẩn và đặc tả khác nhau và gây nên những khác biệt trên những hệ thống không tương thích. DoD 1 http://www.astd.org/
- liên kết chặt chẽ cùng các kỹ sư chi tiết kỹ thuật E-Learning Aviation Industry CBT Committee (AICC) phát triển trong thập kỷ trước. Kết quả là mô hình tham khảo thực nghiệm chung được Advance Distributed Learning (ADL) xuất bản, đó là sự nỗ lực cộng tác giữa chính phủ, ngành công nghiệp và giới học viện được bảo trợ bởi Office of the Secretary of Defence. Chuẩn SCORM là trọng tâm trên sự cho phép plug-and-play thao tác giữa các thành phần, khả năng truy cập và khả năng dùng lại của nội dung học tập Web- based , với mục đích tốt nhất của sự bảo đảm cơ hội cao nhất cho chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân, phân phát có hiệu quả mọi nơi mọi lúc. Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn công nghệ đã được thừa nhận bao gồm XML và JavaScript, SCORM trở nên bền vững, trên thực tế tiêu chuẩn công nghệ E-Learning ngày nay đã được bao quát rộng và được hỗ trợ bởi các tập đoàn hàng đầu thế giới , các trường đại học, hệ thống nhà cung cấp và các đại lý. SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các đặc tính sau: ♦ Tính truy cập được (Accessibility): Khả năng định vị và truy cập các nội dung giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác. ♦ Tính thích ứng được (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức. ♦ Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy. ♦ Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại. ♦ Tính linh động (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay nền (platform) và sử dụng chúng tại một nơi khác với một tập các công cụ hay nền. ♦ Tính tái sử dụng (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau. 3.2.2. Các thành phần trong SCORM SCORM Packaging: SCORM dùng đặc tả Content o Packaging, cốt lõi của đặc tả Content Packaging là một file manifest. File manifest này phải được đặt tên là imsmanifest.xml. Như phần đuôi file đã đưa ra, file này phải tuân theo các luật XML về cấu trúc bên trong và định dạng. Thành phần chính trong Package Interchange File:
- − Phần metadata ghi các thông tin cụ thể về gói tin. − Phần Organizations là nơi mô tả cấu trúc nội dung chính của gói. Nó gần như một bảng mục lục. Nó tham chiếu tới các các tài nguyên và các manifest con khác được mô tả chi tiết hơn ở phần dưới. − Phần Resources bao gồm các mô tả chỉ tới các file khác được đóng cùng trong gói hoặc các file khác ở ngoài (như là các địa chỉ Web chẳng hạn). − Sub-manifests mô tả hoàn toàn các gói được gộp vào bên trong gói chính. Mỗi sub-manifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data, Organizations, Resources và Sub-manifests. Do đó manifest có thể chứa các sub-manifest và các sub-manifest có thể chứa các Sub-manifes khác nữa. Hình 1.4: SCORM Packaging Đặc tả này cho phép đóng gói nhiều khoá học và các thành phần cao cấp khác từ những bài học đơn lẻ, các chủ đề và các đối tượng học. Đặc tả này cũng cung cấp các kĩ thuật đóng gói manifest và các file thành một gói vật lý. Các định dạng file được ghép các file riêng rẽ là PKZIP (ZIP) file, Jar file (JAR), hoặc cabinet (CAB) file. Phương pháp thực thi một chuẩn theo một công nghệ cụ thể được gọi là binding và không phải là phần lõi của chuẩn.
- SCORM RTE (Run Time Environment): Trong SCORM o đặc tả Runtime Environment (RTE) quy định sự trao đổi giữa hệ thống quản lý đào tạo và các SCO (Sharable Content Object - Đối tượng nội dung có thể chia sẻ được) tương ứng với một modul. SCORM Runtime Environment xác định một giao thức và mô hình dữ liệu dùng cho trao đổi thông tin giữa các đối tượng học tập và các hệ thống quản lý. Trong quá trình thực thi, những người soạn bài tạo các trang HTML, HTML trao đổi với một hệ thống quản lý bằng cách sử dụng các hàm JavaScript nằm trong file APIWrapper.js. Chuẩn trao đổi thông tin cung cấp rất nhiều cách thức mà hệ thống quản lý và modul có thể trao đổi thông tin. Sau đây là 5 phương thức quan trọng nhất trong SCORM RTE 2004: Initialize, Terminate, GetValue, SetValue và Commit. SCORM metadata: bao gồm toàn bộ thông tin của nội o dung E-Learning, ví dụ như thông tin vể tác giả, thông tin về giá, danh mục, nhu cầu kỹ thuật cho sự hoạt động của khoá học, chỉ tiêu phấn đấu của học viên, các từ khoá giúp ích cho việc tìm kiếm nội dung trên website… 3.2.3. Lợi ích kinh doanh của SCORM Nhìn từ góc độ một doanh nghiệp, các chuẩn là có ích bởi vì chúng cần thiết cho sự phát triển và mở rộng của nền công nghiệp dựa vào công nghệ. Liệu rằng chuẩn 802.11 cho hệ thống mạng không dây, HTML cho Web, hoặc chuẩn hoá khoảng cách đường ray tàu hoả cho hệ thống chuyên chở bằng xe lửa có thoả mãn không, các chuẩn thúc đẩy năng suất và tính điều phối cho phép thị trường tăng trưởng. Các mục đích này tất nhiên áp dụng cho các chuẩn E-Learning, cho phép các tổ chức thông qua SCORM tạo nên năng suất, hạ giá thành, giảm bớt sự rủi ro và sự tăng trưởng hiệu quả của học tập và vốn đầu tư (ROI). • Năng suất cao và hạ giá thành: SCORM cung cấp cơ hội cho sự cải tiến quan trọng trong doanh nghệp và sự phát triển năng suất và sinh lợi nhuận. − Tính tái sử dụng: Phát triển nội dung một lần, sau đó dùng lại chúng cho các học viên và bối cảch khác nhau sẽ giảm bớt thời gian cho sự phát triển. − Dùng chung nội dung giữa các hệ thống với nhau: SCORM tạo nên sự tích hợp dễ dàng giữa các hệ thống đang tồn tại và trong tương lai, sự bảo hộ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và làm yếu quyền sở hữu giá thành của bạn. − Tính giảm chi phí: Bằng cách cho phép tổ chức của bạn duy trì nội dung tiến hành trong tổ chức, sử dụng công cụ lựa chọn mà không cần quan tâm đến hệ thống hoặc nội dung cung cấp. SCORM làm giảm đi giá thành của sự duy trì nội dung.
- − Giảm hoá vốn đầu tư công nghệ nhiều nhất. − Tránh giữ độc quyền các công cụ soạn bài điện tử. − Người phát triển được đào tạo chắc chắn. Giảm bớt sự rủi ro o − Giảm đi sự độc quyền trên các công cụ và công nghệ. − Giảm chi phí rủi ro khi phải chuyển đổi về mặt công nghệ. − Hạ thấp rủi ro cho sự lỗi thời. − Đầu tư sẵn cho tương lai. Kinh nghiệm của người học được cải thiện. o 3.2.4. SCORM trong tương lai SCORM tiếp tục mở rộng và phát triển về chức năng tự động cần thiết của những người phát triển, người học và nhà quản trị E-Learning. Ví dụ như, gần đây SCORM đã phát hành phiên bản 1.3 bao gồm sự sắp xếp về chức năng. Những lĩnh vực mà SCORM còn phải cải thiện trong tương lai: Tích hợp giữa các hệ thống tốt hơn. o Hỗ trợ cho việc giả lập, tự động điều khiển cách trình o bày và cho phép tìm kiếm trong kho lưu trữ các đối tượng nội dung chia sẻ được (SCO). Hỗ trợ kĩ năng soạn bài điện tử. o Các chuẩn phương pháp truy cập từ xa các tài nguyên o kiến thức thông qua mang máy tính. CHƯƠNG 4 - CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG 4.1. Công nghệ và ứng dụng . E-Learning ngày càng trở nên quan trọng trong các lĩnh vực của giáo dục bao gồm cả sự giáo dục bổ sung dữ liệu chuyên nghiệp. Tài liệu học tập trực tuyến, những công cụ truyền thông trực tuyến, Computer-Based Training và những hội thảo giáo dục được hoà trộn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho nền giáo dục và đào tạo phát triển đang được quan tâm thích hợp. Công nghệ phục vụ giáo dục được chuẩn bị tốt cho sự phát triền từ nhiều năm trước. Một trong những sự phát triển quan trọng trong phạm vi của công nghệ học tập là hệ thống quản lý học tập -Learning Management Systems (LMS). LMS hỗ trợ việc cung cấp tài liệu học đa phương tiện
- trực tuyến và đơn giản hoá học tập trực tuyến như là truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến. Tuy nhiên, từ những vấn đề thuộc về công nghệ, ở đây có một vài vấn đề lớn chưa được giải quyết: • Sự thúc đẩy- Làm thế nào công nghệ có thể sử dụng để thúc đẩy mọi người học trực tuyến? • Sự cá nhân hoá- những thứ mà dữ liệu phải lựa chọn về quy trình học tập của một người học và làm thế nào để sử dụng thông tin này để tạo cho môi trường học tập chuyên nghiệp hơn và đặc trung cho từng người học một ? Làm thế nào chúng ta thích ứng nội dung học tập và quy tắc lên lớp đối với một sinh viên? • Lý luận dạy học đa phương tiện và tài liệu học đa phương tiện - Làm thế nào tài liệu đa phương tiện được phát triển, hiện diện để mà phát triển và đảm bảo với mọi người học ? Sự chú thích Nói chung, những lời chú thích được sử dụng để cung cấp thêm thông tin trong tài liệu. Cái này cũng được áp dụng cho những tài liệu đa môi trường và có thể được tận dụng cho ba nhiệm vụ: đầu tiên, với sự giúp đỡ của lời chú thích, tác giả của của tài liệu nâng cao được chất lượng tài liệu với sự thêm thông tin vào, cũng tương tự chú thích ở cuối mỗi trang. Hơn nữa những người dạy với tư duy của mình cũng có thể thêm vào những lời chú thích . Xử lý từ phần nào đẩy mạnh sự xây dựng tri thức (xu hướng tạo dựng). Cuối cùng, những lời chú thích có thể được sử dụng như một con đường của môi trường truyền thông được nhúng vào trong các tài liệu. Đó là một nét đặc biệt thú vị của nhóm học tập trong LMS. Một mô hình sử dụng lời chú thích cho LMS được phát triển và được thi hành nguyên mẫu cho môi trường E- Learning là CMS-W3. Bản đồ chủ đề Bản đồ chủ đề được sử dụng để hình dung cấu trúc của mối quan hệ giữa các tài liệu điện tử. Hợp nhất với LMS và phần phụ lục bằng các tiêu chuẩn tương thích bản đồ chủ đề của chúng ta được tận dụng ảnh hưởng và điều khiển quá trình học tập và là con đường quan trọng của sự học tập hiện nay. 4. 2 Giới thiệu công nghệ thích ứng Mobile-Learning(M-Learning) . Trong vài năm gần đây sự tăng trưởng của công nghệ di động tăng theo cấp số nhân, các thiết bị mạng có băng thông rộng ngày càng có tính sẵn dùng, sự cải tiến của công nghệ mạng không dây và thiết bị cầm tay ngày càng phổ biến, đã mở ra cơ hội mới cho khả năng truy cập của giáo dục. Khả năng thực sự của E-Learning giống như là “mọi lúc, mọi nơi” cuối cùng đã được thực hiện với sự ra đời của mobile learning (m-Learning). M-Learning được định nghĩa như “mọi dịch vụ hoặc điều kiện dễ dàng cung cấp cho người học với những thông tin điện tử phổ biến và nội dung có tính giáo dục để giúp đỡ trong
- việc thu thập những kiến thức mà không cần quan tâm đến không gian và thời gian ”– theo Lehner&Nosekabel. Vavoula và Sharples đã đề xuất ba giải pháp nơi mà sự học tập có thể được cân nhắc di động như “…sự học tập là di động trong điều kiện không gian; nó là di động trong các phần khác nhau của cuộc sống; nó là di động đối với thời gian…”.Định nghĩa này nói lên rằng hệ thống m-Learning cần có sự chuyển giao nội dung có tính giáo dục mọi lúc mọi nơi khi người học cần đến. Về mặt công nghệ hiện nay, những dịch vụ cầm tay giống như những máy tính cầm tay và personal digital assistants (PDAs) ngày nay có đủ khả năng hơn trước đây. Những nhà kinh tế học trong năm 2001 dự đoán rằng trong năm 2003 số lượng máy cầm tay có khả năng kết nối Internet sẽ vượt qua số lượng của máy tính cá nhân với những trình duyệt Internet của máy tính cá nhân. Theo sự đánh giá từ Microsoft, đến cuối năm 2002, sẽ có gần 100 nghìn PDAs trên toàn thế giới. Hiện nay m-Learning có triển vọng lớn trở thành một môi trường học tập nổi bật cho qua trình học tập lâu dài của mỗi người . Những thiết bị di động cũng có nhiều lợi ích như: Kích cỡ nhỏ và tính di động cao; - Ngay lập tức truy nhập mà không phải đợi khởi động; - Tính linh hoạt hỗ trợ một phạm vi rộng của những hoạt động học tập; - Sinh viên có thể tương tác với nhau và thực hành thay vì ngồi cạnh một cái màn hinh vi tính - lớn. Các thiết bị di động sử dụng thuận tiện, dễ dàng trong lớp học hơn là các máy để bàn. - PDAs hoặc tablets và e-book rất tiện dùng, nó không to lớn và dễ dàng vận chuyển hơn cả - một túi đựng đầy tài liệu, báo, sách giáo khoa, hoặc laptop. Phần mềm công nhận chữ viết tay trong PDAs và Tablet giúp sinh viên cải thiện kỹ năng viết - tay của mình. Viết tay với bút điện tử tự nhiên hơn là bằng chuột và phím. Giá thành của công nghệ tương đối rẻ… - Tuy vậy công nghệ di động cũng có nhiều nhược điểm: Màn hình nhỏ giới hạn số lượng và loại thông tin cần được hiển thị (mobiles và PDAs). - Bộ pin phải nạp một cách đều đặn, dữ liệu có thể bị mất trên các thiết bị nếu như nó không - phù hợp. Không mạnh bằng máy tính để bàn. - Khó khăn khi dùng ảnh động, đặc biệt với điện thoại di động. - Độ bảo mật không cao khi truy cập mạnh không dây qua các thiết bị di động. - Băng thông có thể bị suy biến với số lượng lớn người dùng khi truy cập vào mạng không dây. - Rất khó khăn khi in, trừ khi có kết nối với mạng máy tính. -
- Tóm lại, nhờ có công nghệ di động đã mở ra một hướng mới cho quá trình giáo dục và đào tạo. Giờ đây để được học tập ta không cần phải quan tâm nhiều đến việc thi đại học hay không có thời gian đến trường nữa, với m-Learning mọi người có thể học mọi nơi mọi lúc và không giới hạn về khoảng cách. 4. 3 Mô hình E-Learning P3 (The People–Process–Product Continuum in E-Learning) Hình 1.5: Mô hình E-Learning P3 The People–Process–Product Continuum hoặc Mô hình P3 có thể sử dụng một bức tranh toàn diện để sắp đặt tài liệu E-Learning.Ví dụ, người gặp khó khăn trong quá trình tạo tài liệu E-Learning có thể tham khảo lược đồ sắp đặt và tạo thành những đội E-Learning, chịu trách nhiệm cho sản phẩm của mình (Hình 1.5). Quy trình E-Learning có thể phân tách thành hai giai đoạn lớn : Phát triển nội dung. - Chuyển giao và duy trì nội dung. -
- Đặc trưng quy trình E- Learning là lập kế hoạch, thiết kế, phát triển, đánh giá, phát tán, giai đoạn cho công việc duy trì.Quy trình E- Learning được lặp đi lặp lại trong trạng thái tự nhiên. Mặc dầu việc đánh giá có giai đoạn riêng biệt trong quy trình E- Learning (Hình 1.5), nhưng để tạo đánh giá cho việc cải tiến nên nhúng trong mỗi giới hạn phạm vi hoạt động của quy trình E- Learning. Đặc biệt phức tạp trong phạm vi hoạt động khác nhau của quy trình E-Learning phải liên hệ với mỗi quy trình trên hợp thức cơ bản và xem lại những tài liệu bất cứ lúc nào cần thiết. Dựa trên cơ sở tầm cỡ và phạm vi của dự án mà số lượng thành viên tham gia trong từng giai đoạn khác nhau của một dự án E-Learning có khả năng thay đổi. Một dự án E-Learning cỡ lớn phụ thuộc vào những cá thể khác nhau. Trong một dự án E-Learning cỡ trung bình và nhỏ, một vài cá thể sẽ có thể thi hành luật lệ phức tạp. Khi một khoá học E- Learning được thiết kế đầy đủ, được phát triển, dạy và quản lý bởi một cá thể và thành viên khác: người thiết kế kiến thức, người lập trình, người thiết kế đồ hoạ, người quản lý dự án, …Đó là một ví dụ cho một dự án E-Learning cỡ nhỏ. Các giai đoạn của quy trình E-Learning : Hình 1.6: Các giai đoạn trong quy trình E-Learning Giai đoạn phát triển: • Lập kế hoạch (Planning) • Thiết kế (Design) • Sản xuất (Production) • Đánh giá (Evaluation) • Chuyển giao và duy trì (Delivery and Maintenance) • Giai đoạn hướng dẫn (Instruction stage) • Tiếp thị (Marketing) Giai đoạn lập kế hoạch Trong giai đoạn này, nhóm kế hoạch (nhóm bao gồm nhiều cá nhân như giám đốc, người quản lý, người thiết kế…) nên phát triển một kế hoạch dự án bằng cách phân tích diệm mạo khác nhau của con người, những quy trình và các sản phẩm phức tạp trong sáng kiến E-Learning. Kế hoạch này cần thiết có giáo dục và hợp lý về mặt tài chính và nên có chỉ dẫn cho mỗi đội trong E-Learning (sự
- sản xuất, đánh giá, phát tán, duy trì, dạy và các dịch vụ hỗ trợ) cho việc tham gia vào các hoạt động phân công theo thứ tự đã định sẵn của họ. Trong suốt giai đoạn lập kế hoạch, nhóm tạo một bản kế hoạch dự án rõ ràng nhân dạng con người, quá trình và sản phẩm của mỗi giai đoạn trong quy trình E-Learning, kể cả thiết kế, phát triển, đánh giá, phân phát và duy trì. Bản kế hoạch cũng chỉ ra sự đánh giá về thời gian hoàn thành của mỗi nhiệm vụ. Sản phẩm của quy trình lập kế hoạch E-Learning là một kế hoach dự án E-Learning hợp lý (Hình 1.6).Kế hoạch dự án E-Learning cung cấp những hướng dẫn trong suốt giai đoạn khác nhau của quy trình E-Learning. Những người thiết kế người phát triển, người đánh giá, dạy E-Learning và những nhân viên hỗ trợ phải đi theo nguyên tắc chỉ đạo của kế hoặch dự án E-Learning sẽ cung cấp môi trường có ý nghĩa cho người học. Giai đoạn thiết kế Trong giai đoạn thiết kế, nhân lực bao gồm điều phối viên nghiên cứu và thiết kế, người lãnh đạo khoá học thiết kế quy trình E-Learning. Với sự cần thiết những trí tuệ thông minh của những người học, năng lực của các tổ chức và kinh nghiệm trong nghiên cứu và thiết kế E-Learning, điều phối viên nghiên cứu và thiết kế chịu trách nhiệm xem lại nội dung khoá học giáo dục hoàn hảo và sự chọn lựa môi trường trung gian thích đáng. Sản phẩm lớn nhất của quá trình thiết kế quy trình E- Learning là storyboard (Hình 1.6). Nhà thiết kế bài giảng am hiểu về cách sử dụng các thuộc tính và nguồn tài nguyên khác nhau của Internet và công nghệ kỹ thuật số để thiết kế hoạt động E-Learning. Dựa trên cơ sở các kiểu nội dung, họ có thể kết hợp chặt chẽ chiến lược bài giảng và phương pháp kỹ thuật tốt nhất phuc hợp với sự lựa chọn của học viên. Với kiến thức của những người thiết kế bài giảng, rất nhiều tổ chức có thể thiết kế bài giảng của họ là bài giảng trực tuyến. Trong việc phát triển nội dung khoá học, các nhà chuyên môn chủ đề có thể quyết định sử dụng các tài liệu được đảm bảo quyền tác giả từ nguồn bên ngoài. Nhà thiết kế bài giảng sẽ làm việc với các điều phối viên bản quyền để đàm phán về việc cho phép sử dụng các tài liệu có bản quyền này. Nhà thiết kế giao diện chịu trách nhiệm cho bản trình bày của nội dung E-Learning. Họ phải chắc chắn rằng những người học có thể sử dụng các tài liệu trong môi trường người dùng thân thiện nhất. Họ làm việc với những nhà thiết kế bài giảng để tạo nên một cái nhìn tổng quan phù hợp cho tất cả nội dung của E-Learning. Giai đoạn sản xuất Trong giai đoạn tạo khoá học, đội sản xuất tạo ra khoá học trực tuyến từ khoá học bằng chuỗi hình ảnh (storyboard) trong suốt giai đoạn này. Điều phối viên lãnh đạo sản xuất quy trình sản phẩm E-Learning. Kể cả các thành viên trong đội: người hợp nhất khoá học, lập trình viên, người thiết kế
- đồ hoạ, chuyên viên thiết kế multimedia, nhiếp ảnh gia / nhà quay phim, người biên tập, chuyên gia dự án học tập và người đảm bảo chất lượng. Điều phối viên sản phẩm làm chắc chắn rằng timeline được duy trì cho toàn bộ sự chuyển giao. Sản phẩm của quy trình E-Learning là cần nhiều thời gian. Đó là một quy trình công tác của mỗi thành viên cho nhiệm vụ cụ thể của họ cho khoá học. Ví dụ, quy trình hợp nhất không thể để tất cả các phần của một bài học cùng nhau nếu mỗi thành phần trong chúng không thể cung cấp cho họ từng phần của nhiệm vụ một cách đúng giờ. Trong E-Learning, các thành viên trong đội phát triển có thể nằm ở rất xa. Chuyên viên sản phẩm sẽ bảo đảm chắc chắn rằng các thành viên trong môi trường truyền thông tốt với mỗi người khác và trong sự bằng lòng với kì hạn cho nhiệm vụ tương ứng của mỗi người. Tất cả thành viên phải có sự kiên trì, bởi vì liên tục xuất hiện sản phảm có thể đòi hỏi những thay đổi mới và sửa đổi trong quy trình E-Learning, những việc này lần lượt giao cho các thành viên trong nhóm thực hiện. Các thành viên nên thêm vào phạm vi chỉ rõ trong công việc của họ trên máy chủ trung tâm (cái được gọi là “development server”). Development server trở thành không gian cộng tác công việc cho các thành viên E-Learning. Vai trò của cá nhân Trách nhiệm Quản lý những sáng kiến E-Learning. Phát triển kế Giám đốc hoạch và chiến lược E-Learning. Giám sát toàn bộ quy trình E-Learning, bao gồm: thiết Quản lý dự án kế, sản xuất, chuyển giao, đánh giá, ngân sách, nhân viên và lập trương trình. Làm việc với điều phối viên của các đội E-Learning khác. Phát triển kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing Chuyên viên thiết kế kinh và kế hoạch quảng cáo. Phối hợp sự cộng tác chiến lược giữa nội bộ và bên ngoài. doanh Người cố vấn Độc lập cung cấp, lời khuyên về mặt chuyên môn và dịch vụ trong suốt các giai đoạn của E-Learning. Nội dung của quy trình phát triển Phối hợp sự nghiên cứu E-Learning và thiếp kế quy Điều phối viên nghiên cứu và trình. Khai báo ban quản lý và các đội thiết kế về dữ thiết kế liệu gần đây nhất của hoạt động học tập và sự nghiên cứu trực tuyến. Thảo ra nội dung khoá học và xem lại những tài liệu Chuyên gia nội dung hoặc chủ của khoá học hiện tại (nếu có thể) cho sự chính xác đề và sự lưu hành. Cung cấp sự tham khảo trên chiến lựơc dạy học và
- Trình thiết kế dạy phương pháp kỹ thuật cho nội dung và tài nguyên E- Learning. Giúp đỡ chọ lựa dạng mẫu phân phát và chiến lược hành động đánh giá của E-Learning. Chịu trách nhiệm thiết kế website, điều hướng, khả NgườI thiết kề giao diện năng truy cập và sự kiểm tra tiện lợi. Chịu trách nhiệm xem xét thiết kế giao diện và nội dung tài liệu và phục tùng mệnh lệnh với nguyên tắc khả năng truy cập quôc tế. Chịu trách nhiệm dàn xếp giấy phép sử dụng bản Điều phối viên giữ bản quyền quyền những tài liệu bao gồm bài báo, books chapters, tác giả music, animations, graphics, web pages.. Từ người giữ bản quyền. Chịu trách nhiệm đánh giá và dự kiến số tiền ấn Chuyên viên ước lượng định phải trả, phương pháp luận. Hướng dẫn, quản lý hành động đánh giá sinh viên và đánh giá của môi trường E-Learning. Chuyên viên sản xuất Phối hợp quy trình sản xuất E-Learning. Chịu trách nhiệm thu hoạch tất cả bộ phận của E- Chuyên viên hợp nhất khoá Learning (Trang Web, Chat rooms, Java applets, E- học commerce) làm việc cùng nhau dưới hệ thống quản lý học tập Chương trình bài học E-Learning tiếp theo storyboard Lập trình viên được tạo ra trong quy trình thiết kế. Xem lại sự rõ ràng của tài liệu E-Learning, tính chắc Người biên tập chắn của kiểu dáng, ngữ pháp, chính tả, sự giới thiệu thích hợp và bản quyền thông tin. Sử dụng óc sáng tạo và phong cách nghệ thuật để Chuyên viên đồ hoạ thiết kế hình ảnh đồ hoạ cho bài học E-Learning. Chịu trách nhiệm tạo ra đề án học tập đa phương Chuyên viên thiết kế tiện, giống như âm thanh, video, 2D/3D animations, Multimedia simulations. Nhiếp ảnh/Quay phim Chịu trách nhiệm cho kỹ thuật chụp ảnh và quay phim có liên quan đến nội dung học. Người hướng dẫn thiết kế, sản xuất, lưu trữ có ý Chuyên gia đối tượng học tập nghĩa của dự án học tập bằng các chuẩn được quốc tế công nhận. Chịu trách nhiệm điều khiển chất lượng trong E- Bảo hiểm chất lượng Learning.
- Chủ đề thí điểm Tham gia vào kiểm tra thí điểm trong E-Learning. Sắp xếp quá trình thực thi của khoá học E-Learning Điều phối viên phân phát và các tài nguyên. Chuyển giao nội dung và duy trì quy trình Quản lý LMS server, tài khoản người dùng và bảo Quản trị viên hệ thống mật mạng. Chịu trách nhiệm về máy chủ và cơ sở dữ liệu có liên Lập trình viên máy chủ và cơ quan đến lập trình đặc biệt là theo dõi và ghi lại hoạt sở dữ liệu động của người học. Phối hợp nhân viên dạy và nhân viên hỗ trợ cho khoá Điều phối viên khoá học trực học học trực tuyến. tuyến Người dạy Dạy học trực tuyến. Trợ giảng Giúp đỡ người dạy trong việc truyền đạt kiến thức. Giáo viên phụ đạo Giúp đỡ người học trong thao tác học. Người làm hướng dẫn hoặc Làm cho cuộc thảo luận trực tuyến thuận tiện và ôn trung gian sự thảo luận hoà. Hỗ trợ thích đáng những dịch vụ dựa trên cơ sở sự Dịch vụ khách hàng cần thiết riêng biệt của mỗi khách hàng. Cung cấp sự giúp đỡ kỹ thuật cả phần cứng và phần Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật mềm có liên quan. Tương tác dịch vụ thư viện cho người học người Dịch vụ thư viện cần đặt những câu hỏi cho quản lý thư viện vềnghiên cứu của họ, cả hai đều thiếu đồng bộ và thời gian thực qua Internet. Cung cấp sự hướng dẫn những kỹ năng học, kỷ luật Dịch vụ hướng dẫn tự giác, trách nhiệm cho chính sự học của mình. Ban quản lý Gồm trường học và kế hoạch làm việc. Chịu trách nhiệm cho có hiệu quả và đảm bảo quy Dịch vụ đăng ký trình đăng ký cho E-Learning. Chịu trách nhiệm tạo cơ hội cho sự tiếp thị E- Marketing Learning. Bảng 1.2: Những vai trò và trách nhiện trong E-Learning Giai đoạn đánh giá Riêng giai đoạn đánh giá có thể được kiểm soát trong suốt quy trình E-Learning. Những đánh giá này được kiểm soát cải tiến sự có hiệu lực của các tài liệu E-Learning. Có hai cách đánh giá là formative và summative. Giai đoạn chuyển giao và duy trì
- Tất cả tài liệu khoá học trực tuyến sẽ được sử dụng bởi người học tại mọi lúc từ mọi nơi trên thế giới. Tất cả các tài liệu bổ sung trong khoá học (ví dụ: CD, DVD, audio và video cassette, sách, course pack, ...) sẽ được chuyển giao cho người học. Giai đoạn chyển giao và duy trì hoặc D&M đội gồm có các cá nhân giống như quản trị viên hệ thống, lập trình viên server/database, Webmaster,… , những người chịu trách nhiệm cho việc duy trì một môi trường học tập có hiệu suất cao, với vai trò và trách nhiệm được phân công. Đội D&M duy trì hệ thống quản lý học tập (LMS) và cơ sở dữ liệu, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho sinh viên, những người dạy, nhân viên hỗ trợ, quản lý tài khoản người dùng và bảo mật hệ thống mạng LMS. Họ cũng cung cấp sự hỗ trợ kĩ thuật cho đội thiết kế và sản xuất trong phạm vi của phần mềm và phần cứng có quan hệ tới E-Learning. Họ chịu trách nhiệm nhân đôi và chuyển giao tài liệu học tập, cài đặt và duy trì khoá học. Sự cập nhật và kiểm tra việc đang phát triển là phần lớn nhất của công việc duy trì quy trình E-Learning. Đặc biệt phức tạp trong việc duy trì nên giữ tài liệu E-Learning cập nhật một cách chuẩn mực cơ sở. Và cũng nên kiểm tra xem tất cả các liên kết và nguồn tài nguyên luôn hoạt động. Trong một số cơ quan, tài liệu E-Learning cung cấp từ bên ngoài. Toàn bộ, đội D&M thẹc hiện công việc bao gồm cập nhật và kiểm tra nhiệm vụ đang thi hành trong môi trường E-Learning, gồm cả tiêu chuẩn bảo mật cho điều khiển truy cập và sự cẩn mật thông tin. Không cơ quan nào thoát khỏi các hacker. Các mạng máy tính có thể là mục tiêu của các hacker, nếu sự bảo mật la không tốt. Sản phẩm của sự phát tán khoá học và duy trì là một sự thiết lập duy trì tốt các tài liệu học sẵn dùng cho sự đăng kỹ (Hình 1.6). Giai đoạn hướng dẫn
- Hình 1.7: Môi trường E-Learning Tại tiến trình hướng dẫn (Hình 1.7), hệ thống nhân viên dạy và hỗ trợ (ISS) là những người để hết tâm trí vào sự phân phát sản phẩm dạy. Hệ thống nhân viên dạy và hỗ trợ bao gồm: điều phối viên của khoá học, người dạy, giáo viên phụ đạo, course facilitator, người điều tiết quá trình thảo luận, hỗ trợ kỹ thuật, người quản lý thư viện, người cố vấn, dịch vụ khánh hàng, đăng ký và nhân viên hành chính … Khi một khoá học được cung cấp, ISS tại vị trí tiền tuyến. Những sinh viên thoả thuận với ISS. Họ mong đợi những môi trường học liên tục và có ý nghĩa. Điều phối viên khoá học trực tuyến nên chắc chắn rằng những sinh viên đã được đăng ký nhận sự định hướng cho khoá học và sự hỗ trợ ISS là sẵn dùng như sự hứa hẹn. Điều phối viên khoá học phải luôn có tin tức về đội chuyển giao và duy trì giải quyết các vấn để thuộc về công nghệ (đội ISS có thể bắt gặp trong suốt khoá học). Giai đoạn tiếp thị Sự nổi trội của Internet tạo nên một đấu trường E-Learning hấp dẫn với cả các cơ quan thuộc trường đại học và không thuộc trường đại học. Những cơ quan này hi vọng nhìn thấy sự trở lại to lớn trên sự đầu tư trong E-Learning. Giống như kết quả, ngày càng tăng số lượng các cơ quan hiện nay đang cung cấp khoá học/chương trình E-Learning. Bây giờ, người học có nhiều quyền lựa chọn để chọn từ những trạng thái khác nhau của các khoá học hoặc chương trình mọi nơi trên thế giới. Đó là điều tốt cho những người học, nhưng lại tạo ra thị trường E-Learning cạnh tranh ở mức độ cao. Tóm lại, mô hình E-Learning P3 cung cấp một bức tranh toàn diện của tiến trình E-Learning và giúp đỡ nhận ra những vai trò và trách nhiệm của công việc thiết kế, phát triển, định giá, thi hành, quản lý của toàn bộ hệ thống E-Learning và tài liệu phục vụ cho công việc học tập.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn cách thức sử dụng các phần mềm trong bộ Hiren's boot bằng hình ảnh_Chương 2
5 p | 353 | 186
-
Tài liệu MCSA 70-290 Phần 2 - part 5
6 p | 235 | 125
-
Hướng dẫn crack phần mềm
1 p | 662 | 115
-
Giáo trình Thiết kế cơ sở dữ liệu: Phần 2 - Trịnh Minh Tuấn (biên soạn)
133 p | 241 | 78
-
Bài giảng Cơ sở dữ liệu - Chương 2: Mô hình thực thể kết hợp
18 p | 223 | 27
-
Cấu hình Máy chủ Mail nâng cao (Windows 2003 Server) – Phần 2
7 p | 146 | 25
-
Áp dụng công nghệ MPLS trong mạng men (Man-E): Phần 2
87 p | 174 | 25
-
Áp dụng công nghệ MPLS trong mạng men (Man-E): Phần 1
80 p | 166 | 19
-
Truyền dữ liệu giữa 2 from
6 p | 111 | 17
-
Mùa Mưa trên Đường Phố (phần 2)
8 p | 79 | 14
-
Hướng dẫn lập trình SQL căn bản: Phần 2
80 p | 38 | 10
-
Các hệ thống khóa công khai thác phần 6
5 p | 76 | 8
-
Thủ thuật đơn giản để “triệu hồi” e-mail đã gửi
5 p | 64 | 7
-
Giáo trình Tin học đại cương: Phần 2 - ĐH Kinh tế Quốc Dân
278 p | 40 | 6
-
Bài giảng Hệ cơ sở dữ liệu: Chương 2.2 - TS. Lê Thị Tú Kiên
86 p | 14 | 6
-
Giáo trình Microsoft windows 2000: Phần 2
134 p | 46 | 5
-
.Chọn máy tính bảng hay e-reader để đọc sách?
7 p | 76 | 5
-
Bài giảng Cơ sở dữ liệu (Database) - Chương 2: Mô hình thực thể - liên kết
120 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn